Chuyện giáo dục ở Việt Nam: Xin đừng bao che lầm lỗi

Nguyễn Đình Cống

Đó là việc bà Bùi Trân Phượng có ý bao che cho những người phải chịu trách nhiệm chính về sự lạc lối, sự suy thoái của nền giáo dục Việt Nam.

Trước đây trong bài “Xin mạnh dạn chen ngang ý kiến của TS Bùi Trần Phượng”, nói về việc bà Phượng trình bày rất hay về tự do, về khai phóng trong giáo dục, tôi có đưa ra nhận xét: “Tôi cảm phục và kính trọng bà Phượng, hình dung bà như con chim Phượng cất tiếng hót hay giữa bầu trời giông bão, nhưng trong tiếng hót ấy hình như ẩn chứa tâm trạng ‘kinh cung chi điểu’ (Phải cung rày đã sợ làn cây cong – Nguyễn Du)”.

Lại rút kinh nghiệm với cái giá ngàn tỷ!

RFA - 2024.04.18

Tuyến buýt nhanh - BRT (Bus Rapid Transit ) Kim Mã - Yên Nghĩa với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2016, sắp bị thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị số 11 với lý do được nêu là “còn nhiều hạn chế”. Đây là dự án được thực hiện bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới với mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông công cộng.

Tuyến buýt nhanh số 1 Kim Mã -Yên Nghĩa vận hành chính thức ngày 1/1/2017. Photo: baochinhphu.vn

Bơm 24 tỷ cứu SCB: để làm gì, có trả cho người mua trái phiếu?

BBC - 19 tháng 4 2024

Câu hỏi được nhiều người đặt ra trong vụ án Vạn Thịnh Phát là tiền của người dân ở SCB sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo lãnh ra sao, sau khi có thông tin 24 tỷ USD đã được chi để cứu ngân hàng này.

Chụp lại hình ảnh: Sau phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát, thông tin Chính phủ Việt Nam bơm 24 tỷ USD cứu SCB tiếp tục gây chấn động dư luận.

Hai tàu chiến Trung Quốc thường trực ở quân cảng Ream, Việt Nam có nên lo?

BBC 

Theo hình ảnh vệ tinh, hai tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã có mặt tại Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia trong phần lớn thời gian của hơn bốn tháng qua.

Chụp lại hình ảnh: Hai tàu chiến Trung Quốc neo ở quân cảng Ream, Campuchia. Ảnh chụp vệ tinh của Viện Nghiên cứu Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), ngày 7/4/2024. Nguồn hình ảnh: CSIS/ASIA Maritime Transparency Initiative/MAXAR 2024

Kênh đào Phù Nam Techo: Mỹ nhấn mạnh phải minh bạch, Việt Nam họp tham vấn chuyên gia

BBC - 19 tháng 4 2024

Mỹ đã chính thức lên tiếng về dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo) của Campuchia. Việt Nam sẽ tổ chức cuộc họp tham vấn chuyên gia vào ngày 23/4. Campuchia vẫn quyết tâm thúc đẩy dự án.

Chụp lại hình ảnh: Thủ tướng Campuchia Hun Manet từng trấn an Thủ tướng Phạm Minh Chính về kênh đào Phù Nam Techo trong chuyến thăm Hà Nội hồi năm ngoái. Giờ đây, phía Việt Nam đã lần đầu tiên chính thức lên tiếng công khai. Nguồn hình ảnh: BBC, Getty Images

Lịch sử bị bóp méo của biển Đông trước thế kỷ 20 (Phần dẫn nhập)

Người dịch: Phan Văn Song

Bản dịch lời giới thiệu cuốn sách “Biển không tranh chấp, Lịch sử bị bóp méo của biển Đông trước thế k 20” của Tiến sỹ Lê Oa Đằng, Đài Loan.

Thông tin sách:

Tên sách: 被扭曲的南海史二十世紀前的南中國海 (Biển không tranh chấp, Lịch sử bị bóp méo của biển Đông trước thế k 20)

Tác giả: 黎蝸藤 (Lê Oa Đằng)

NXB: 五南圖書出版股份有限公司 (Ngũ Nam Đồ thư)

Năm xuất bản: 2016 ; ISBN, 9571184578, 9789571184579

‘Vành đai và Con đường’ tạo ra hơn 500 tòa nhà ma tại Sihanoukville, Campuchia

Vương Quân

Vision Times 18/04/2024

Hiện nay, các công ty bất động sản Trung Quốc ồ ạt rút chạy khỏi sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường”. Sihanoukville, thành phố ven biển của Campuchia, có hàng trăm dự án dang dở. Theo dữ liệu từ chính quyền thành phố, số tòa nhà chưa hoàn thiện lên đến khoảng 360 và có 170 tòa nhà khác đã hoàn thành nhưng bị bỏ trống. Ước tính phải đầu tư 1,1 tỷ USD để hoàn thành phần xây dựng còn dang dở.

Bức ảnh này chụp vào ngày 25/9/2022 cho thấy những tòa nhà trống của khu phố Tàu ở Sihanoukville, tỉnh Preah Sihanouk, Campuchia. Sihanoukville là một thành phố lớn được chính quyền Bắc Kinh đầu tư và phát triển đã xây dựng đường sá, sân bay, tòa nhà chọc trời, khách sạn, sòng bạc, nhà hàng và căn hộ mới. (Ảnh của STR/AFP qua Getty Images)

Cầu mưa...

Thái Hạo

17-4-2024

Cầu mưa là một thực hành văn hóa - tâm linh phổ biến của nhân loại trong quá khứ. Ngày nay, nhiều vùng trên thế giới vẫn còn duy trì truyền thống này, ngay cả ở các nước hiện đại. Ở Việt Nam, nhiều sắc tộc thiểu số hiện vẫn còn lưu giữ.

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

RFA - 2024.04.15

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ - Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á”. Bản tuyên bố chung ba bên nói Hoa Kỳ và Nhật Bản đã và sẽ tăng cường phát triển hành lang kinh tế Luzon của Philippines, kết nối các trung tâm kinh tế ở Vịnh Subic, Clark, Manila và Batangas của nước này.

Mỹ và Việt Nam quan ngại về dự án kênh đào do Trung Quốc tài trợ ở Cam Bốt

Thanh Phương

15/04/2024 

Nhật báo Thái Lan Bangkok Post hôm nay, 15/04/2024, có đăng lại bản tin của hãng Bloomberg News, cho biết Hoa Kỳ và Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về một dự án kênh đào ở Cam Bốt có tài trợ của Trung Quốc, vì dự án này có thể được sử dụng vào mục đích quân sự, gây ra một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh của Việt Nam và các nước láng giềng khác. 

Tại sao việc xoa dịu Trung Quốc sẽ không bao giờ có tác dụng

Hiroyuki Akita Nikkei Assia ngày 30 tháng 3 năm 2024

Biên dịch: Lê Bá Nhật Thắng

Bài học cay đắng từ Philippines và sự trỗi dậy của hợp tác Hoa Kỳ-Nhật Bản-Philippines.

Kinh nghiệm của Philippines có thể mang lại những hiểu biết có giá trị cho các quốc gia khác. Nói một cách đơn giản, bài học rút ra là chiến lược nhượng bộ Trung Quốc về các vấn đề lãnh thổ và chủ quyền khác sẽ không bao giờ có hiệu quả. Như thường được chỉ ra, Trung Quốc tin vào logic của quyền lực và cách duy nhất để xây dựng mối quan hệ ổn định với nước này là tăng cường khả năng bảo vệ lãnh hải và duy trì trật tự của bạn

Lý giải những vụ lưu học sinh Trung Quốc ‘tự bắt cóc’ chính mình

Magnus FiskesjöSelf-kidnappings by Chinese Students Abroad: Mystery Solved, The Diplomat, 08/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bí ẩn đặt ra bởi những sự kiện này chỉ có thể được hiểu trong bối cảnh của sự tàn bạo và đàn áp xuyên quốc gia ngày càng gia tăng của cảnh sát Trung Quốc.

GDP Việt Nam trong bức tranh tương phản

Trn nguyên Thao

Ba Đình vừa công bố tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I là 5,66% do xuất cảng hàng hóa tăng cao. Số liệu này thật ra chưa diễn tả được tình trạng Kinh tế - Xã hội Việt Nam và không đủ “trấn an” doanh nghiệp âu lo về khủng hoảng tại thượng tầng kiến trúc quốc gia do đấu đá nội bộ. Trong lúc bức tranh xuất cảng được điểm tô bằng gần ¾ màu hồng do “tài khéo” của người ngoài, phần khiêm tốn còn lại đang chuyển thành “góc tối” nơi doanh nghiệp trong nước, 95% thuộc loại nhỏ và vừa (DNNVV) phải gồng mình giãy giụa với nỗi… tuyệt vọng!

Thử đi tìm đường cứu … nước

Nguyễn Huy Cường

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mê Kông đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mê Kông ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Loại khó khăn này sẽ là thường trực, kéo dài.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn