Lá thư gửi Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Society –NGS) của ba nhà khoa học người Việt

Ngô Vĩnh Long - Tạ Văn Tài - Vũ Quang Việt

Ngày 10-3-2010, BVN nhận được lá thư của nhóm ông Nguyễn Hùng ở Australia gửi về thông báo việc Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ (SNG) có việc làm sai trái là ghi chú chữ “China” dưới địa danh quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi theo cách gọi Trung Quốc là Tây Sa, trong tập bản đồ thế giới do họ mới phát hành kèm theo với thư gửi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và thư gửi đến SNG phản đối việc làm sai trái đó. Sau khi nhận được ý kiến tham vấn của các khoa học gia người Việt tại Hoa Kỳ là các ông Lê Xuân Khoa, Phùng Liên Đoàn và Thái Văn Cầu, chúng tôi đã cho đăng lên cùng lúc với bản tin trên báo Thanh niên và báo Tuổi trẻ phản ánh dư luận của rất nhiều người Việt trong nước không đồng tình với việc làm thiếu cẩn trọng của NGS (Xin xem: http:// www.boxitvn.net/bai/1938http://www.boxitvn.net/bai/1948). Chỉ sau một ngày, nhà báo Đoan Trang có đăng trên báo Pháp luật TP HCM một bài viết cho biết, trước làn sóng phản ứng mạnh mẽ của đông đảo công chúng Việt Nam, NGS đã lập tức “sửa lỗi”. Nhưng kỳ thực đó là một tin mừng hụt, như chính bài đính chính của tác giả ngay cùng ngày trên blog của chị http://trangridiculous.blogspot.com/.
Dưới đây, BVN trân trọng đăng tiếp lá thư gửi tới Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ của GS Ngô Vĩnh Long, TS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt, đều đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ, trong ngày 12-3-2010.
Xin được cám ơn TS Phùng Liên Đoàn đã có nhã ý dịch lá thư ra tiếng Việt và kịp thời chuyển về cho chúng tôi.
Bauxite Việt Nam
March 12, 2010
NATIONAL GEOGRAPHIC SOCIETY
1145 17th St, NW
Washington, D.C  20036-4688
nationalgeographic.com/magazine

ngsforum@ngm.com
Attn: Mr. Chris Jones, Editor in Chief
Dear Mr. Chris Jones,
The new World Political Map (Item 22005C, 2009), published  by the National Geographic Society (NGS), shows the Paracel Islands in Southeast Asia (SEA) as belonging to China, in contrary to the 1943 and 1994 maps.  This must be an error that puts the NGS as taking side on the disputed status of the archipelago whose legal status has not been arbitrated by any international legal body.  In the interest of scholarship and fairness, we ask you to consider corrective actions based on the following facts:
  1. Both China and Vietnam have presented historic evidences of their possession of the Paracels dating back to the 15th century. In the 19th and 20th century, the Paracels were identified as part of Vietnam when it was a protectorate of France. It was returned to South Vietnam in 1954 and the South Vietnamese posted garrisons and exploited natural resources there. In 1974, taking advantage of the American withdrawal from South Vietnam, China attacked the South Vietnamese and took the archipelago over by force. Since then Vietnam never ceded rights to the archipelago and international scholars classed it as “disputed”. There are numerous documents regarding these facts. Due to lack of space, we cite only the following:
  1. China has claimed practically the entire SEA waters bordered by Hainan, Vietnam, Malaysia, Indonesia, Brunei and the Philippines as its maritime territory (see map). It uses Paracels and some islands of the Spratly archipelagos, which it also took over by force in a 1988 bloody invasion, as centerpieces of the claim. It is building a nuclear navy base on Hainan and several airfields on the Paracels and Spratlys in order to patrol this vast expanse of international water; claiming all mineral rights; forbidding the fishing activities of Southeast Asian countries; and controlling the vital sea routes between Singapore and Japan. In fact, it has challenged the presence of the United States in the area by harassing U.S. signals surveillance planes and research ships (e.g., April 1, 2000, incident regarding the US Navy 1EP-3 aircraft and the March 8, 2009, incident regarding the US Navy ship Impeccable.)


         Map : From UNCLOS and CIA, published by BBC News: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090602_viet_malay_claim.shtml

  1. Currently SEA countries and China have submitted papers with the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) governing body, outlining competing claims and professing adherence to the convention. While an international effort to mediate and arbitrate the claims appears rational, China insists on dealing with the smaller nations one-on-one, leaving interested parties such as the United States, India, Japan, Russia and other SEA nations out of the talks. The disputed nature of the Paracels and Spratlys is clear and potentially dangerous to world peace.
The NGS publications and maps are widely read and consulted all over the world for references. Your corrective actions for the hopefully inadvertent error will confirm the reputation of the NGS that it does not take side in disputed geopolitical matters.
We request that you return the annotation in National Geographic’s 2006 Atlas of the World, which states that: “Paracels Islands:administered by China, claimed by Vietnam”, which is more accurately representing current situation.
Thank you for your attention.
Sincerely,
Ngo Vinh Long, Ph.D., Professor of Asian Studies and US-Asian Relations, University of Maine.
Tai Van Ta, Ph.D., former Saigon Law School professor and Law lecturer and Research associate, Harvard Law School, Attorney at law.
Vu Quang Viet, Ph.D., former Chief of National Accounts Statistics, United Nations. Author of several papers presented at Workshop “South China Sea Disputes in Vietnamese Context” on November 18, 2009 at the Council of Southeast Asian Center, Yale University.

Bản phỏng dịch của TS Phùng Liên Đoàn

Ngày 12 tháng 3, năm 2010
NATIONAL GEOGRAPHIC SOCIETY
1145 17th St, NW
Washington, D.C  20036-4688
nationalgeographic.com/magazine

ngsforum@ngm.com

Xin lưu ý: Ông Chris Jones, Tổng Biên Tập
Thưa Ông Chris Jones,
Bản đồ Chính Trị Thế Giới mới (Số 22005C, 2009), do Hội Địa Dư Quốc Gia (NGS) phổ biến, ghi chú Quần Đảo Paracel  trong biển Đông Nam Á (SEA) là thuộc Trung Quốc, khác hẳn với các ghi chú trong các bản đồ NGS phổ biến năm 1943 và 1994. Đây chắc là một lầm lẫn, có thể làm mọi người cho rằng hội NGS đã thiên vị trong vấn đề còn đang trong vòng tranh chấp, bởi lẽ quần đảo này chưa hề được bất cứ một cơ quan quốc tế có thẩm quyền  nào phán quyết là thuộc về nước nào. Với tinh thần tôn trọng khảo cứu và công bằng, chúng tôi đề nghị NGS sửa sai vì các sự kiện sau:
  1. Cả Trung Quốc và Việt Nam đã trình bầy chứng cớ là quần đảo này thuộc về mình từ thế kỷ 15. Vào thế kỷ 19 và 20, Việt Nam nằm dưới sự bảo hộ của nước Pháp, và quần đảo Paracels thuộc lãnh thổ Việt Nam. Khi người Pháp rút khỏi Việt Nam sau năm 1954, quần đảo này được trao trả Nam Việt Nam, và chính phủ này có cho khai khẩn tài nguyên cùng là đặt quân đội trú phòng trên đảo. Năm 1974, lợi dụng quân đội Mỹ rút quân khỏi Nam Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công quân trú phòng Việt Nam và chiếm đóng quần đảo này. Từ đó tới nay, Việt Nam chưa bao giờ nhường quần đảo này cho ai, và các học giả quốc tế đều ghi chú là chủ quyền còn đang bị “tranh chấp”. Có rất nhiều tài liệu về những sự kiện này, nhưng chúng tôi chỉ nêu ba tài liệu dưới đây để thư này không quá dài.
  1. Trung Quốc tuyên bố dành chủ quyền hầu hết biển SEA mà các nước sau đây bao quanh: dảo Hải Nam, Việt Nam, Mã Lai, Nam Dương, Brunei, và Phi Luật Tân (xem bản đồ). Năm 1988, Trung Quốc cũng lại tàn sát binh lính hải quân Việt Nam để chiếm một vài đảo thuộc quần đảo Spratly, và nay dùng Paracel va Spratly để tuyên bố hầu hết biển SEA là lãnh hải của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang xây một trung tâm hải quân có tầu ngầm nguyên tử tại đảo Hải Nam, cùng nhiều phi trường trên quần đảo Paracel và Spratly để duy trì quyền kiểm soát toàn thể tài nguyên dầu khí và ngư sản trên vùng biển mênh mông này, cùng là kiểm soát các hải lộ quan trọng giữa Singapore và Nhật Bản. Thậm chí, Trung Quốc đã thách đố sự có mặt của Hoa Kỳ tại SEA bằng các sự kiện như theo dõi và xua đuổi các phi cơ do thám và các tầu khảo cứu của Hải Quân Mỹ (ví dụ, sự kiện phi cơ 1EP-3 bị chiến đấu cơ Trung Quốc va đụng ngày 1 tháng 4 năm 2000 và tầu hải dương học Impeccable bị xua đuổi ngày 8 thảng 3  năm 2009.)

Map : From UNCLOS and CIA, published by BBC News: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090602_viet_malay_claim.shtml Trung Quốc đòi làm chủ toàn thể Biển Đông Nam Á trong hình vẽ lưỡi bò
  1. Các nước chung quanh biển SEA và Trung Quốc đều đã nộp hồ sơ tới cơ quan quản trị Thỏa Ước về Luật Đại Dương của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), trình bầy chủ quyền của mình và tuyên bố sẽ tuân thủ Thỏa Ước. Mặc dù ai cũng thấy cần phải có một cố gắng dàn xếp và phán xử các tranh chấp này, Trung Quốc lại cương quyết đòi đàm phán tay đôi với từng nước nhỏ và gạt ra rìa các nước rất quan tâm đến vấn đề như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga và các nước Đông Nam Á. Rõ ràng là sự tranh chấp về chủ quyền về quần đảo Paracel và Spratly là rất rắc rối và có cơ nguy cho hòa bình thế giới.
Các ấn phẩm và bản đồ của NGS đã được rất nhiều người đọc và tham khảo khắp thế giới. Chúng tôi hi vọng lỗi ghi chú như đã nói ở trên là vô tình và NGS sẽ có cách chỉnh sửa thích ứng. Các chỉnh sửa này sẽ khẳng định việc NGS không bao giờ thiên vị trong các vấn đề tranh chấp địa chính trị.
Chúng tôi mong rằng NGS dùng lại ghi chú của Atlas Thế Giới do NGS xuất bản năm 2006, có biên : “Quần đảo Paracel hiện do Trung Quốc quản trị nhưng Việt Nam đòi chủ quyền.” Ghi chú này là phản ánh sự thật hiện tại.
Chúng tôi cảm ơn sự chú ý của Ông.
Kính thư,
TS Ngô Vĩnh Long, Giáo Sư Nghiên cứu Á Châu và Liên hệ Á Châu – Hoa Kỳ , Đại học Maine
TS Tạ Văn Tài, Giảng viên và Nghiên cứu viên, Đại học Luật Harvard; Luật sư; Cựu Giáo sư , Đại học Luật Sài Gòn
TS Vũ Quang Việt, Tư vấn Liên Hiệp Quốc; Cựu Trưởng ban Thống kê các Quốc gia thành viên LHQ, tác giả nhiều bài tham luận về Tranh chấp Biển Đông tại Trung tâm nghiên cứu ĐNA, Yale University, 18 tháng 11, 2009.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn