Bộ máy kiểm duyệt của Trung Quốc tấn công và vấp ngã trên mạng Internet

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
Từ The New York Times


Một quán cà phê internet ở Bắc Kinh. Nhiều quán cà
phê và trường học sử dụng phần mềm kiểm duyệt
internet, và một phiên bản dành cho điện thoại di
động của phần mềm này đang được phát triển...
BẮC KINH - Hãy thử nhập các ký tự Trung Quốc cho chữ "cà rốt" vào công cụ tìm kiếm của Google ở Trung Quốc đại lục, bạn sẽ được một phần thưởng không phải là một danh sách các nối kết mạng, mà là một màn hình trống trơn.

Tuy nhiên, đừng đổ lỗi cho Google, lỗi này thuộc về sự kiểm duyệt của Trung Quốc - đất nước này đang không ngừng trở nên một mô hình cho các quốc gia trên thế giới muốn kiểm soát mạng internet không giới hạn.

Kể từ cuối tháng Ba, khi Google chuyển các hoạt động tìm kiếm của mình ra khỏi Trung Quốc đại lục tới Hong Kong, mỗi yêu cầu tìm kiếm của một công dân Trung Quốc sẽ được giải quyết tại biên giới các máy tính của nhà nước, được lập trình sẵn để kiểm duyệt bất kỳ thông tin bị cấm có thể hiển thị lên với Google.
Từ ngữ "Củ cà rốt" - nói theo tiếng Trung quốc "huluobo" – nghe có vẻ vô thưởng vô phạt. Nhưng từ này có chứa cùng các ký tự Trung Quốc với họ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Và các máy tính, từ lâu đã đưọc lập trình dài để ngăn chặn các tìm kiếm tiếng Trung về người lãnh đạo nhà nước, đã lập tức chuyển đổi thành một thông báo lỗi cho kết quả tìm kiếm trước khi nó có thể lẻn vào một máy tính ở đại lục.



Đây là bộ máy kiểm duyệt của Trung Quốc, một phần giống [miêu tả của] George Orwell, một phần giống Rube Goldberg: một lưới lọc thông tin của một bề rộng và tinh tế đáng kinh ngạc, nhưng vẫn đầy các lỗ hổng; được điều hành không những bởi một ngân hàng các máy tính tiên tiến, mà còn bởi hàng ngàn con người nô lệ cho Đảng Cộng sản; hết sức tinh vi trong một số phương diện và thô bạo đáng kể trong một số phương diện khác.

Điều không hề thay đổi là tầm quan trọng ngày càng tăng của nó. Kiểm duyệt đã từng là một bộ phận nhà quê và buồn tẻ của Ban Tư tưởng trung ương Đảng Cộng sản, bộ phận có nhiệm vụ chính là chỉ đạo các Tổng biên tập không được phép in ấn hay phát sóng về vấn đề gì hay sự kiện nào. Trong hệ thống mạng mới của Trung Quốc, kiểm duyệt là một ngành công nghiệp phát triển mạnh, được sự giám sát - và giành giật - của không dưới 14 bộ ngành thuộc Chính phủ.

"Kiểm soát báo chí đã thực sự trở thành trung tâm của chương trình nghị sự", David Bandurski, một nhà phân tích thuộc Dự án Truyền thông Trung Quốc (China Media Projetc) của Đại học Hong Kong đã nhận xét. "Internet là yếu tố quyết định ở đây. Đó là phương tiện làm thay đổi cuộc chơi trong sự kiểm soát báo chí, và các nhà lãnh đạo đảng đều biết điều này".

Ngày nay, Trung Quốc kiểm duyệt tất cả mọi thứ từ các báo in theo lối truyền thống đến các trang mạng trong nước và nước ngoài; từ tin nhắn trên điện thoại di động đến các dịch vụ mạng xã hội, từ các phòng chat trực tuyến đến các nhật ký mạng, phim ảnh và điện thư. Thậm chí họ còn kiểm duyệt cả những trò chơi trực tuyến.

Không phải chỉ có thế. Không chỉ đơn thuần ngăn chặn các nội dung có quan điểm chói tai, Chính phủ còn tăng cường sử dụng các "điệp viên" để rao bán quan điểm của mình trên mạng trực tuyến, những người giả dạng như các blogger khách quan và các cư dân trên chat-room. Và nhà nước ngày càng ủng hộ các bản sao chép có tính thân thiện với nhà nước của Twitter, Facebook và YouTube, tất cả các trang web phương Tây này đã bị ngăn chặn ở Trung Quốc trong khoảng một năm gần đây.

Chiến lược của Chính phủ, theo ông Bandurski và những người khác, không chỉ là để ngăn chặn sự lan truyền của các bản tin xấu, mà còn để dội ngược lại với những khía cạnh tích cực và những lời bác bỏ.

Chính phủ không hề cảm thấy có lỗi vì cái mà họ gọi là "hướng dẫn dư luận". Kiểm duyệt là điều cần thiết, họ tuyên bố, để giữ cho Trung Quốc khỏi trượt vào hỗn loạn và để bảo vệ sự độc quyền quyền lực của đảng.

"Liệu chúng ta có đối mặt được với mạng Internet hay không là một vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa xã hội chủ nghĩa, của việc bảo mật thông tin, và sự ổn định của nhà nước", Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố như vậy vào năm 2007.

Theo quan điểm của Trung Quốc, các sự kiện diễn ra sau tuyên bố đó - bao gồm sự lan rộng trên mạng trực tuyến của tuyên ngôn dân chủ được gọi là Hiến chương 08 và vụ bạo loạn ở khu vực Tây Tạng và Tân Cương, được cho là nhờ hỗ trợ của điện thoại di động và truyền thông Internet - chỉ khiến làm tăng cường lập trường ấy.

Trong năm qua, việc kiểm duyệt đã tăng lên rõ rệt, bằng chứng là sự đóng cửa hàng ngàn trang blog và các trang mạng được che đậy dưới danh nghĩa của các chiến dịch chống khiêu dâm, và việc bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, những người từng sử dụng Internet để truyền bá quan điểm của họ. Sự ra đi của công cụ tìm kiếm của Google hồi tháng Ba chỉ là việc đậy nắp lại những tháng trời không khoan dung ngày càng tăng của bài phát biểu tháo bỏ gông xiềng.

Điều nghịch lý - ít nhất là ngay khi mới nhìn vào - là ngay cả với những hạn chế phổ biến như vậy, báo chí và internet của Trung Quốc vẫn có năng lực phê bình xã hội và tranh cãi tự do.

Báo chí, nhât ký mạng và các cuộc trò chuyện trực tuyến đã tung ra các sỉ nhục quốc gia trên một loạt các chủ đề, bao gồm thực phẩm, thuốc men ô nhiễm và nạn tham nhũng ở địa phương. Các blogger liên tục luồn lách được kiểm duyệt, thoát khỏi được các trật tự của chúng để tạo ra được một lãnh thổ trực tuyến của các sinh vật huyền thoại ẩn danh để tránh khỏi các khía cạnh của bàn tay áp bức từ nhà nước.

Một số biểu lộ và châm biếm rơi vào phía chấp nhận được của một lằn ranh vô hình và linh động khiến nổi bật được những gì có thể và không thể nói lên một cách tự do ở Trung Quốc. Còn ở phía kia là những tuyên ngôn thách thức rất công khai đến sự nắm giữ quyền lực của Đảng Cộng sản, nhằm tấn công hay làm bỉ mặt các chính khách có quyền lực hoặc để dẫm chân lên một danh sách dài của các chủ đề cấm, từ tình trạng bất ổn ở Tây Tạng đến các cuộc khủng hoảng chính trị như cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.

Các nhà báo và những người xuất bản Internet thường chỉ khám phá ra là mình đã vượt quá lằn ranh giới hạn sau khi hiện diện trực tuyến của họ bị ngăn chặn, các tên người viết bài của họ bị đưa vào danh sách đen, bị giam giữ hay được triệu tập đến "uống trà" với các nhân viên an ninh Chính phủ, những kẻ thường mang đến các loại cảnh cáo dễ thương lịch sự nhưng không thể hiểu nhầm được.

Với 384 triệu người sử dụng ở Trung Quốc, căn cứ vào số đếm mới đây hồi tháng Giêng - cùng 180 triệu trang blog - mạng Internet đã đặt ra một tình trạng khó khăn thực sự khó giải quyết cho việc kiểm duyệt. Các tổ chức nước ngoài hoạt động bên ngoài Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề kiểm duyệt hơn. Nguyên nhân là dễ hiểu: việc truy cập Internet ở Trung Quốc từ thế giới bên ngoài là có hạn, và tất cả các giao thông truy cập phải đi qua một trong ba trung tâm máy tính lớn tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.

Tại các trung tâm đó, các máy tính Chính phủ - cái gọi tên là Bức Vạn lý tường lửa (Great Firewall) – đã ngăn chặn các dữ liệu đến (inbound data) và so sánh chúng với một danh sách luôn thay đổi về các từ khóa và các địa chỉ mạng bị ngăn cấm.

Khi phát hiện ra, các máy tính có thể ngăn chặn các dữ liệu vào bằng nhiều cách, từ việc từ chối tức khắc đến việc xén tỉa cho có sắc thái hơn. Ví dụ, công dân Trung Quốc tìm kiếm qua Google bằng cách sử dụng các từ ngữ nhạy cảm như "Thiên An Môn" có thể nhận được một tóm lược đầy đủ của những trang web có liên quan. Nhưng nếu các trang web đó bị cấm, thì không thể liên kết với chúng được.

Tuy nhiên, trong phạm vi Trung Quốc, các dữ liệu không thể bị bóp cổ ở một số ít các cổng mạng. Vì vậy, Chính phủ sử dụng một loạt các kiểm soát, kể cả việc thuyết phục, hợp tác và cưỡng chế, để giữ trật tự các trang mạng Web. Tự kiểm duyệt là phương pháp đầu tiên của sự sàng lọc và là nghĩa vụ của các nhà điều hành trang mạng ở Trung Quốc.

Các trang mạng lớn của Trung Quốc như Baidu, Sina.com và Sohu, sử dụng các đám đông mang tên là các quản trị mạng để theo dõi công cụ tìm kiếm, các phòng chat, blog của họ và các nội dung khác cho tài liệu sỉ nhục đường hướng tuyên truyền. Trong suốt bốn năm, Google đã phải tuân thủ phù hợp trong công cụ tìm kiếm Trung Quốc Google.cn của mình.

Nhân viên các công ty Internet không ngừng tiên đoán những gì được phép và những gì sẽ lập tức đưa đến một cú điện thoại từ ban bộ kiểm duyệt của Chính phủ. Một chiến thuật được sử dụng là kiểm duyệt khắt khe các nội dung nguy hiểm trước tiên, sau đó tuần này qua tuần khác sẽ dần dần mở rộng quyền truy cập, hy vọng sẽ không va vấp vào đường dây kiểm duyệt.

Những người kiểm soát ngồi chàng hảng như một con bạch tuộc nhà nước rộng lớn và nối dài đến tận những thị trấn xa xôi nhất của Trung Quốc "Mỗi thành phố đều có một đơn vị giám sát và kiểm soát Internet, bất cứ nơi nào bạn có được một kết nối vào Internet", ông Xiao Qiang, một nhà phân tích của hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc, tại Đại học California, Berkeley cho biết. "Thông qua hệ thống đó, họ kiểm soát được mọi nội dung của các trang mạng lớn”.

Theo một quy định năm 2005 của Hội đồng Nhà nước, các blog cá nhân, máy tính các bản tin và thậm chí cả tin nhắn văn bản điện thoại di động được coi là một phần của các phương tiện thông tin, là đối tượng bị quét dọn về nội dung của mình.

Trong thực tế, rất nhiều những hạn chế như thế đã được áp dụng không đồng đều. Nhưng các nhắc nhở rằng ai đó đang theo dõi được vạch rõ và thường xuyên.

Một bài viết không thích hợp được đăng tải trên diễn đàn thảo luận máy tính có thể đem lại một tin nhắn chối từ, quở mắng tác giả vì những "nội dung không thích hợp", và đường liên kết đến bài viết có thể bị xóa bỏ. Các tin nhắn bị cấm có thể được gửi đến điện thoại di động bằng một màn hình trống trơn.

Mặc dù vậy, sàng lọc các hoạt động điện tử của hàng trăm triệu người là một nhiệm vụ gần như bất khả. Hơn nữa, người dùng ngày càng tìm đến các mưu mẹo công nghệ như hệ thống mạng ảo riêng và các máy chủ proxy để cùng lách ra ngoài sự ngăn chặn các trang mạng bị ngăn cấm của chế độ kiểm duyệt. Theo một số báo cáo, một triệu người hiện nay đang gây trở ngại cho bức Vạn lý tường lửa (Great Firewall) bằng những luồn lách như vậy - một con số vẫn còn là một phần nhỏ đối với tất cả số người sử dụng, nhưng con số đó đã tăng vọt lên trong năm qua.

Vì vậy, kiểm duyệt đã phải dùng đến chiến thuật khác để xiết chặt vòng kềm của mình.

Một chiến thuật được dùng đến là sự tự động hóa. Dịch vụ nhắn tin nhanh hàng đầu của Trung quốc, gọi tên là QQ, đã tự động cài đặt một chương trình trên máy tính của người sử dụng để theo dõi các thông tin liên lạc của họ và ngăn chặn các văn bản bị kiểm duyệt.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin năm ngoái đã cố gắng để mở rộng sự kiểm duyệt tự động trên toàn quốc thông qua phần mềm bắt buộc Green Dam vốn có thể tự cập nhật danh sách các chủ đề bị cấm. Sau những phản đối kịch liệt từ những người dùng Internet và các tập đoàn, nhà nước đã lùi lại, nhưng Green Dam hoặc phần mềm lọc khác vẫn còn được cài đặt trên máy tính ở một số quán cà phê Internet và trường học. Tháng trước, Chính phủ đã báo hiệu rằng một phiên bản dành riêng cho điện thoại di động đang được thực hiện.

Một chiến lược khác là bóp méo thao tác. Trong những năm gần đây, các quan chức địa phương và các tỉnh đã thuê một đội quân những nhà bình luận được trả lương thấp để theo dõi các vấn đề nhạy cảm trên các blog và các phòng chat, để xoay trở các bình luận trực tuyến có lợi cho Chính phủ.

Ông Xiao của Berkeley trích dẫn một ví dụ: Tiêu Tác, một thành phố về phía Tây Nam Bắc Kinh, sử dụng 35 nhà bình luận Internet và 120 nhân viên cảnh sát để xoa dịu cuộc tấn công trực tuyến vào các cảnh sát địa phương sau một cuộc tranh chấp giao thông. Bằng cách tuôn lũ vào các phòng chat với những ý kiến ủng hộ cảnh sát, đội nhóm này đã biến giai điệu của các bình luận trực tuyến từ phủ định thành tích cực chỉ trong vòng 20 phút.

Theo một biên tập viên của một tờ báo chính thức, từ chối không cho biết tên, các cơ quan tuyên truyền bây giờ tính toán rằng khi phải đối đầu với một cuộc tranh cãi công khai, các quan chức địa phương có một giới hạn khoảng hai giờ đồng hồ để ngăn chặn thông tin và cơn lũ trên mạng Web bằng cách thức riêng của mình trước khi phản ứng của người dân vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Zhang Shihe, một nhà báo công dân, một blogger tự xác định với bút danh Tiger Temple, nói rằng Chính phủ xếp hạng các blogger khác nhau căn cứ vào mối nguy hại mà họ đưa ra. "Những trang blog nguy hiểm nhất sẽ bị dập tắt, và những trang khác sẽ nhận được các cảnh báo từ Chính phủ", ông nói.

Các bài viết trên mạng blog riêng của ông Zhang đôi khi đã bị xóa. Cách tránh né của ông là phát hành sáu trang blog, lưu trữ trên các trang Internet khác nhau: bởi vì các quy tắc kiểm duyệt thì không rõ ràng và những người kiểm duyệt chỉ đơn thuần là một con người, do đó một bài viết có thể bị ngăn chặn ở trang này có thể được bỏ qua hay được xem nhẹ ở một trang khác.

Điều đó có thể không tồn tại lâu. Sự đồng thuận chính là Chính phủ đang nhanh chóng trở nên giỏi hơn trong công việc của mình.

Hãy xem xét: Một quy định mới ớn lạnh xương sống đã giới hạn người được điều hành trang mạng web trên tên miền .cn của Trung Quốc cho các doanh nghiệp có đăng ký, và đòi hỏi những người điều hành trang mạng phải xuất trình căn cước Trung Quốc "Trong trường hợp cần thiết phải đóng cửa trang mạng của bạn vì một số nội dung có tính lật đổ, họ cần phải biết tìm bạn ở đâu", Giám đốc điều hành một công ty ở Bắc Kinh có trang web đã cho biết như thế.

Những thành phố lớn như Bắc Kinh - mà năm ngoái từng quảng cáo cho 10.000 người kiểm soát Internet tự nguyện - đang ngày càng giữ lấy sự kiểm duyệt trong chính tay mình.

Đọ sức với điều này là những người cho rằng các loại xiết cổ của Chính phủ trên Internet không thể thành công. Blogger như ông Zhang cho rằng các hạn chế ngày càng nhiều về ngôn luận trên mạng Internet chỉ gây căm giận đến những người sử dụng bình thường, và cứ từng chút từng chút một như thế “người dân sẽ húc trả lại".

Hoặc ít nhất là thử cố gắng. Tại một cuộc họp gần đây của các nhà lãnh đạo Internet Trung Quốc ở phía Nam thành phố Thâm Quyến, Ding Jian, người đứng đầu Công ty Internet AsiaInfo, đã đề xuất rằng Thâm Quyến được làm thành một khu vực không kiểm duyệt như là một thử nghiệm để xác định xem Trung Quốc có thể tiêu hóa được sự hỗn loạn của một mạng Internet không xiềng xích hay không. Một doanh nhân cho rằng, bóp nghẹt tự do ngôn luận, cũng tương tự như xiết cổ sáng kiến vậy.

Mạng NetEase công bố một tường thuật về cuộc họp ấy. Đã lập tức bị xóa bỏ.

Nguồn: http://danluan.org/node/4657

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn