Lá thư chung của Hội Sinh thái Việt, Trung tâm Khuyến khích tự lập và Trung tâm Tác động khả năng Đông Nam Á gửi đến ông Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN

Phạm Phan Long – Phùng Liên Đoàn – Lê Xuân Khoa

BVN xin đăng dưới đây lá thư của ba khoa học gia liên danh gửi đến ông Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nhằm đề xuất những giải pháp cấp bách về hậu quả biến đổi môi trường sinh thái rất nguy hiểm mà cư dân vùng hạ lưu sông Mekong đang gánh chịu do việc xây các đập thủy điện trên thượng nguồn gây nên. Lá thư cũng đề cập đến vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trên vùng biển Đông Nam Á (Biển Đông) mà nguyên nhân là tham vọng bành trướng lộ liễu của Trung Quốc.
Xin mời bạn đọc ngẫm nghĩ về những lời tâm huyết của ba người con gốc Việt,  dù ở cách xa nửa vòng trái đất vẫn luôn luôn tâm niệm về sự trường tồn bất di bất dịch của lãnh thổ Việt Nam, cũng như mong mỏi cuộc sống an lành hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
Bauxite Việt Nam

————————————————-
April 5, 2010
The Honorable President of the 2010 ASEAN Summit
Heads of Delegations of ASEAN Member Countries
(c/o embassies of the respective country in Hanoi and Washington, DC)
Your Excellency:
We, the undersigned, are representatives of the above-cited nongovernmental organizations (NGOs) and North American citizens with roots in Southeast Asia. As we live in relative peace and economic security, we are very concerned about the welfare of the 600 million fellow ASEAN people who are facing the following imminent threats:
  1. The construction of 4 dams and plans for 15 more on the Mekong (Figure 1 and Table 1) will irreversibly alter the hydrology and ecology of this river and affect the 65 million people whose livelihood depends on it. The 4 large hydroelectric dams already built and operated by China have caused adverse impacts along the 2500-km river valley in Myanmar, Laos, Thailand, Cambodia, and Vietnam. Yet there seems to be little determination as to the causes and how to bring about transnational environmental and economic justice. We urge you to lead and partake in efforts to engage China and riparian countries to arrive at a comprehensive impacts mitigation that is just for the affected people.
  2. Extractive activities in ASEAN countries, such as strip-mining of minerals and clear-cutting of natural forests by companies that place profits above long-term national and people’s welfare, have and will further cause great damages to the environment. We urge you to champion a program requiring these companies to publically prove that their developments improve the livelihood of people now and in the future.
  3. The unilateral sovereignty claim by China of the more than 2,000,000 square kilometers of the South China Sea (Figure 2) is a grave threat to the future of ASEAN countries and their people. This vast area of the Pacific Ocean should be more aptly called Southeast Asian Sea because it is bordered by the Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia, and Vietnam.  For ages, governments and citizens of these countries sailed this sea and exploited resources there without much similar activities from China or any outside power. We urge you to champion the Southeast Asian name for the sea and seek regional and international cooperation to protect its shipping lanes and ASEAN exploitation of its marine and undersea resources.
While we are aware you are fully abreast of the above issues, we write because we genuinely care for the welfare of ASEAN countries and people vis-à-vis the rest of the world.
Thank you for your attention to our concerns and your efforts to address them.
Sincerely,
Long P. Pham, Chairman, Viet Ecology Foundation, Portland, Oregon; longp@cox.net
Doan L. Phung, President, Center for the Encouragement of Self-Reliance, Oak Ridge, Tennessee; doanlphung@gmail.com
Le Xuan Khoa, President Emeritus, Southeast Asia Resource Action Center, Washington, D.C.; le.khoa@cox.net

Figure 2: China’s claim of ownership of portion of the Asean Sea inside the red dotted line
Figure 2: China’s claim of ownership of portion of the Asean Sea inside the red dotted line
————————————————-
Ngày 5 tháng Tư, 2010
Kính gửi Ngài Chủ Tịch Nghị Hội Thượng Đỉnh ASEAN 2010
Đồng kính gửi quí vị Trưởng Phái Đoàn các nước hội viện ASEAN
(qua địa chỉ tòa Đại Sứ Quán của từng phái đoàn tại Hà Nội và Washington, DC)
Thưa Ngài:
Chúng tôi ký tên dưới đây là đại diện của các tổ chức phi chính phủ liệt kê ở trên và công dân của các nước ở Bắc Mỹ với gốc gác là người Đông Nam Á (ĐNÁ). Mặc dầu được sống trong khung cảnh tương đối an bình và đầy đủ, chúng tôi rất quan tâm tới an sinh của 600 triệu người đồng loại tại ĐNÁ hiện phải đối mặt với những đe dọa sau:
1. Sự kiện 4 đập nước đã xây xong và 15 đập khác đang xây hoặc dự kiến xây trên dòng sông Mekong (Hình 1bảng 1) sẽ vĩnh viễn làm thay đổi thủy tính và môi sinh của dòng sông, làm ảnh hưởng tới đời sống của 65 triệu người mưu sinh nhờ con sông này. Bốn đập nước to lớn do Trung Quốc xây và đưa vào sử dụng đã gây nhiều ảnh hưởng xấu suốt 2.500 cây số hạ lưu thuộc Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cambốt và Việt Nam. Vậy mà chẳng có sự đánh giá nào về nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng đó cùng là việc bồi thường công bằng cho những mất mát về môi trường và kinh tế của các quốc gia liên quan. Chúng tôi thỉnh nguyện Ngài hãy khởi xướng và tham gia việc mời Trung Quốc và các quốc gia quanh sông nghiên cứu tổng thể cách giúp đỡ công bằng cho người dân phải đối mặt với các ảnh hưởng trên.
2. Những hoạt động khai mỏ lộ thiên và đốn rừng sạch nhẵn tại các nước ASEAN bởi các công ty đặt lợi nhuận trên quyền lợi quốc gia và an sinh của người dân cũng đang gây thiệt hại lớn cho môi trường và còn gây nhiều thêm nữa trong tương lai. Chúng tôi thỉnh nguyện Ngài ủng hộ một chương trình đòi hỏi các công ty này phải chứng minh công khai là các công trình của họ làm tốt cho đời sống của người dân ngày nay và trong tương lai.
3. Việc Trung Quốc đơn phưong đòi chủ quyền hơn 2,000,000 km2 trên biển Nam Hải (Hình 2) là một đe dọa lớn cho tương lai của các nước ĐNÁ và người dân ĐNÁ. Vùng biển to lớn này của Thái Bình Dương chính ra phải có tên là Biển ĐNÁ bởi vì nó được bao quanh bởi Phi Luật Tân, Brunei, Nam Dương, Mã Lai, và Việt Nam. Từ ngàn xưa, chính phủ và người dân các nước này đã đi tầu và khai thác tài nguyên trên vùng biển này mà không thấy có nhiều hoạt động tương tự của Trung Quốc và các cường quốc bên ngoài khác. Chúng tôi thỉnh nguyện Ngài hãy cổ vũ dùng tên Biển ĐNÁ và kêu gọi sự cộng tác toàn vùng và toàn thế giới để bảo vệ các hải lộ và khai thác các tài nguyên trong biển và dưới đáy biển.
Mặc dầu biết rằng Ngài rất am tường các vấn đề trên, chúng tôi vẫn viết thư này bởi vì chúng tôi thật sự rất quan tâm tới sự thịnh vượng của các nước ĐNÁ và an sinh của người dân ĐNÁ so với thế giới.
Xin cảm ơn sự quan tâm của Ngài đến các ưu tư của chúng tôi cùng là các cố gắng của Ngài giải quyết các vấn đề đó.
Kính thư,
Phạm Phan Long, Chủ Tịch, Hội Sinh Thái Việt, Portland, Oregon; longp@cox.net
Phùng Liên Đoàn, Tổng Giám Đốc, Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập, Oak Ridge, Tennessee; doanlphung@gmail.com
Lê Xuân Khoa, Tổng Giám Đốc Nghỉ Hưu, Trung Tâm Tác Động Khả Năng ĐNA, Washington, D.C.; le.khoa@cox.net


Hình 1: Những đập nước trên dòng chính Lan Thương Mekong

Figure 2: China’s claim of ownership of portion of the Asean Sea inside the red dotted line
Figure 2: China’s claim of ownership of portion of the Asean Sea inside the red dotted line
Hình 2: Trung Quốc đòi chủ quyền khu biển trong vùng có chấm đỏ

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn