Trung Quốc đang treo 4 tỷ quả bom nguyên tử trên đầu cư dân hạ lưu sông Mekong

Thanh Hà

Các đập thủy điện của Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong trước mắt đã tác động ảnh hưởng không nhỏ tới con sông và nhiều người dân sống dọc hai bờ sông. Những ảnh hưởng đó đã thấy ngay trước mắt, nhưng một nguy cơ không thể lường trước đối với các quốc gia lưu vực sông Mekong là trong trường hợp xấu nhất những đập thủy điện này bị vỡ.

Đập thủy điện của Trung Quốc xây trên thượng nguồn sông Mekong
Những yếu tố tác động ảnh hưởng trước mắt khi Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong như: Sức khỏe dinh dưỡng và an ninh lương thực của con người; làm thay đổi dòng chảy; ảnh hưởng giao thông đường thủy; làm cạn kiệt lượng nước tưới tiêu; làm thay đổi căn bản chu kỳ khô hạn – lũ lụt tự nhiên của sông Mekong, ngăn chặn vận chuyển trầm tích, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sinh kế của hàng triệu người dân vùng hạ nguồn; làm giảm khả năng cản dòng của toàn bộ dòng chảy chính sông Mekong khu vực dưới Vân Nam. Nước sẽ chảy nhanh hơn ra biển, gây mất khả năng trữ nước. Hậu quả là khiến lượng nước thoát đi trong dòng chính của Mekong lớn hơn bao giờ hết, trong cả mùa khô lẫn mùa mưa… và nhiều ảnh hưởng khác.
Nhưng nguy cơ khủng khiếp nhất là liệu Trung Quốc có đảm bảo được về độ an toàn của các con đập này. Trong trường hợp xấu nhất khi động đất xảy ra hay do yếu tố kỹ thuật xây dựng mà những con đập này bị vỡ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các quốc gia ở hạ lưu?
Được biết, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng tám đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong (Trung Quốc gọi là sông Lan Thương)… Tới thời điểm này, ba dự án đã hoàn thành. Dự án thứ tư, cũng là một trong những công trình thủy điện lớn nhất đại lục từ trước tới nay – đập Tiểu Loan cao 300 mét với hồ chứa dài 169 km dự kiến hoàn thành và bắt đầu chứa nước vào năm 2010. Đập Nuozhadu cao 254 mét (hồ chứa nước dài 226km) dự kiến hoàn thành sớm nhất vào năm 2017. Ước tính mỗi hồ tại đập cần ít nhất 10 năm để chứa đủ lượng nước cao 248m và 205m tương ứng.
Chỉ đơn thuần với hai đập Tiểu Loan và Nuozhadu tạo nên hai hồ chứa nước khổng lồ lên tới hàng vài chục tỷ m3 nước, đặc biệt nguy hiểm hơn lại nằm ở độ cao lên tới 1.000 mét (năng lượng tương đương với 4 tỷ quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima). Bên cạnh đó sông Lan Thương chảy trong một cái khe sâu giữa hai bờ cao hàng trăm mét.

Toàn bộ phần sông Mekong chảy qua phần Trung Quốc là chảy giữa khe núi sâu lòng máng.
Trong trường hợp xảy ra vỡ đập thì lượng nước 40 tỷ m3 ở các hồ khổng lồ này sẽ đổ từ độ cao 1.000m xuống tạo sóng thần cao tới hàng trăm mét, với độ cao và tốc độ này sức quét của các sóng thần do nước tạo ra có một sức phá hủy dây chuyền khủng khiếp làm cho tất cả các đập cùng bị vỡ. Nếu trường hợp xấu nhất này xảy ra, thì bắt đầu từ khu vực Tam Giác Vàng gồm các quốc gia như Lào, Thái lan, Miến Điện các đợt sóng xung kích, về bản chất là các sóng dài dạng soliton khổng lồ có chiều cao hàng chục mét sẽ bắn ra với tốc độ rất lớn nhấn chìm một vùng rộng hàng chục nghìn km2 dưới cột nước cao hàng chục mét. Đây sẽ là một thảm họa, không đơn thuần là diệt chủng mà, nơi những cột nước này lao qua sẽ không thể còn lại bất kỳ một dấu vết nào của nền văn minh con người.
Các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong cũng không thể không cảnh giác. Suốt hai thập niên qua, quan ngại về những kế hoạch xây dựng đập nước lớn khắp vùng Mekong ngày một gia tăng. Ngày 14/3/2009, Liên minh Cứu Mekong đã bắt đầu một chiến dịch mới bảo vệ sông Mekong. Đây là một mạng lưới gồm các nhóm hoạt động xã hội, các nhà học giả, báo chí, hiệp hội ngư dân, ngôn dân, những người dân bình thường từ các nước Mekong và cộng đồng quốc tế… sẽ làm việc cùng nhau để bảo vệ sông Mẹ, tài nguyên của sông và sinh kế của người dân.
Kể từ khi bắt đầu, Liên minh cứu Mekong đã thu thập được hơn 16.000 chữ ký của những người dân các nước Mekong và khắp thế giới, thúc giục các nhà lãnh đạo chính trị khu vực “giải phóng” dòng chảy của sông và theo đuổi chọn lực cung cấp điện ít tổn thất hơn.
Nguồn điện năng ở các đập thủy điện trên sông Mekong sẽ mang lại cho Trung Quốc những lợi nhuận to lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó những hậu quả ảnh hưởng nặng nề từ các đập này đã và đang đổ xuống đầu những quốc gia ở hạ lưu. Hơn thế nữa những nguy cơ mang tính tiềm ẩn cũng đang rình rập những người dân định cư bên hai bờ con sông này.
Nguồn: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA74907/default.htm

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn