Trung Quốc điều tàu tới Trường Sa

BBC

Trong những ngày này, Trung Quốc đang điều 2 tàu tuần ngư đến vùng biển Trường Sa.
Và cũng trong những ngày này, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Binh Minh viếng thăm Trung Quốc để “Hai bên cam kết củng cố sự hiểu biết và tin cậy giữa 2 nước, thúc đẩy quan hệ Việt – Trung không ngừng phát triển theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” ( vietnamnet.vn).

Một cái tát vỗ mặt vào Bộ Ngoại giao Việt Nam, mà cụ thể là ông Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói riêng, lãnh đạo VN nói chung.
Ông Phạm Bình Minh đã nói những gì, sẽ nói những gì? Lãnh đạo tối cao của Đảng  và Nhà nước VN đã nói những gì, sẽ nói những gì với ông bạn 16 vàng 4 tốt kia?
Và rồi họ – Lãnh đạo tối cao Việt Nam – sẽ phải nói những gì với nhân dân VN khi  thăm thì cứ thăm để củng cố 16 vàng 4 tốt, còn Trung Quốc tuần tra thì cứ việc tuần tra cho rõ nghĩa 16 vàng 4 tốt (?)
Hay họ lại cứ việc âm thầm tiếp tục bán nốt đất rừng đất biển cho người ta, lo toan tiếp đón hậu hỹ những đoàn cựu chiến binh từ bên kia qua biên giới viếng mồ “liệt sĩ”, mặt khác hối thúc cơ quan chức năng năng nổ hơn trong việc ký giấy mời, giấy triệu tập để “hỏi thăm” những công dân vì yêu quý mảnh đất này mà lên tiếng phản đối lũ cướp nước.
Chờ xem.
Bauxite Việt Nam



Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tiếp Thứ trưởng Phạm Bình Minh. Ảnh: TTXVN
Trung Quốc vừa điều hai tàu tuần ngư tới vùng biển Trường Sa để làm công việc “bảo vệ ngư dân và chống cướp biển”.
Hãng thông tấn Trung Quốc (China News Agency) nói lễ khai trương đợt tuần tra chung tại Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) đã được Bộ Nông nghiệp nước này tổ chức vào sáng thứ Năm 01/04/2010 tại thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam.
Hãng này cho biết: “Trọng tâm của đợt tuần tra là chống cướp biển, chống nước ngoài xâm phạm nguồn lợi và bảo vệ tính mạng cùng công việc sản xuất của ngư dân Trung Quốc”.

Tham gia tuần tra có hai tàu ngư chính số 311 và 202 thuộc hai lực lượng tuần ngư khác nhau của Trung Quốc. Tàu 311 là tàu lớn nhất và mạnh nhất trong hải đội ngư chính Trung Quốc.
Việc điều hai tàu chủ lực được cho là bắt đầu “chương mới” trong chiến lược tuần tra nghề cá của Trung Quốc.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nói đợt tuần tra kéo dài một tháng, nhưng “có khả năng kéo dài hơn tùy hoàn cảnh thực tế”.
Quyết định điều tàu ra Trường Sa cho thấy động thái ngày càng mạnh bạo của chính quyền Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và nguồn lợi ở Biển Đông.
Hiện chưa có phản ứng từ các nước láng giềng nhưng hoạt động của tàu Trung Quốc tại khu vực không thể không khiến các lân bang e ngại.
Tháng Tư là thời gian biển lặng, thuận tiện cho việc ra các đảo ngoài khơi xa và Việt Nam thường tổ chức các đoàn ra thăm các đảo tại Trường Sa vào dịp này.
Khẳng định chủ quyền
Động thái mạnh mẽ mới của Trung Quốc
Hãng thông tấn Trung Quốc tuyên bố quần đảo Trường Sa và vùng Biển Đông xung quanh đã được người Trung Quốc khai thác từ thế kỷ thứ hai, đặt hiện diện tại hơn 110 đảo và bãi ngầm.
Tàu 311 là tàu lớn nhất và mạnh nhất trong hải đội ngư chính Trung Quốc. Việc điều hai tàu chủ lực được cho là bắt đầu “chương mới” trong chiến lược tuần tra nghề cá của Trung Quốc.
Kể từ năm 1985, khi Trung Quốc bắt đầu chương trình khôi phục nghề cá ở Trường Sa, hải đội của nước này tại đây tăng từ 13 lên tới hơn 600 tàu thuyền vào năm 2009, có lúc tới 900 tàu, sản lượng hải sản đánh bắt được tới 50.000 tấn.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tăng cường tuần tra ngư chính, “bảo vệ nghề cá” tại Trường Sa từ tháng Hai năm nay.
Nó nằm trong kế hoạch công bố hồi tháng 03/2009 trong có việc xây dựng thêm tàu tuần dương từ số tàu chiến cũ để điều tới Nam Hải (Biển Đông) hỗ trợ các tàu đánh cá.
Hồi tháng 11/2009, Trung Quốc cử tàu ngư chính tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến Việt Nam phải lên tiếng phản đối.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn