Bài học của Chiến tranh thế giới thứ II – Kẻ đốt lửa cuối cùng sẽ chết cháy!

Hà Hiền

BVN đã trình bạn đọc một bài viết sặc mùi hiếu chiến đăng rộng rãi trên nhiều trang mạng chính thống của Trung Quốc và đương tồn tại nhởn nhơ trên đó (Xem: http://www.bypassproxy.us/browse.php?u=Oi8vd3d3LmJveGl0dm4ubmV0L2JhaS8zNjgw&b=13). Đây chỉ là một trong vô số bài mang giọng điệu khiêu khích kiểu ấy (mà chúng tôi sẽ lần lượt cung cấp đến quý bạn một vài bài kế tiếp, lời lẽ còn nhờm tởm hơn), nó vừa cho thấy thái độ rất coi thường của những kẻ cầm chịch ĐCS và Nhà nước Trung Hoa đối với những đối tác đang tỏ ra quá nhũn nhặn đến mức cúi thấp cái đầu trước họ, vừa báo hiệu nguy cơ kích động của một thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan bên trong xã hội Trung Quốc có thể đưa đến những hành động bột phát điên rồ.

Nhưng ta hãy cứ đặt giả thuyết nếu có một cuộc chiến tranh giới hạn nào đó xẩy ra thì tình thế sẽ thế nào? Bạn Hà Hiền, trong bài viết vừa gửi đến chúng tôi đưa ra một giải đoán sơ bộ:

“Trong tương lai nếu có chiến tranh, rất nhiều khả năng vẫn chỉ là xung đột giữa các nước bằng chiến tranh quy ước để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, giải quyết các “mối hận” riêng rẽ (như trường hợp xung đột Nga – Grudia) vào thời điểm mà kẻ gây chiến thấy thuận lợi và với cách thức tiến hành sao cho tránh đến mức thấp nhất việc “quốc tế hóa”, nhất là sự can thiệp bằng quân sự của các nước khác.

Xin được trở lại vấn đề cụ thể được nhiều người quan tâm là quan hệ Việt – Trung.  Một cuộc chiến tranh quy ước như vậy nếu xảy ra giữa VN và TQ thì chắc chắn VN sẽ bị thiệt hại nặng hơn về nhân mạng, và có thể thua về quân sự trong thời gian đầu nhưng thắng lợi cuối cùng không thuộc về TQ cả về quân sự lẫn chính trị, cả về đạo lý và văn hóa. Lịch sử hàng nghìn năm quan hệ Việt – Trung và cuộc chiến gần đây nhất xảy ra năm 1979 mà mỗi bên đều đã dạy cho bên kia một bài học là những minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Việt Nam khác với Grudia. Một cuộc chiến tranh như vậy cũng sẽ làm TQ suy yếu và là cơ hội cho các cường quốc khác”.

Đúng hay sai, xin mời bạn đọc xem xét và suy ngẫm, kết hợp với các bài “Giải quyết vấn đề Biển Đông, then chốt là hành động” của Hoàn cầu thời báo, và “Mỹ - Trung cuộc chiến thế kỷ” của Ian Bremmer mà chúng tôi mượn lại trên một vài trang mạng vào ngày 9-5-2010 để đưa lên BVN trong cùng một cụm chủ đề.

Bauxite Việt Nam

Hôm nay ngày 9/5, kỷ niệm 65 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II bằng thất bại thảm hại của nước Đức Quốc xã. Đây là bài học cho bất kỳ kẻ nào còn có ý định gây chiến nhằm thay đổi trật tự thế giới trừ khi kẻ đó muốn là “kẻ đốt đền”, muốn ghi tên mình vào lịch sử như là những kẻ cuối cùng phải nhận lấy cái chết nhục nhã nhất và bị chính nhân dân nước mình trong thời đại văn minh này nguyền rủa như Hitle.

Vì thế những “học giả” vô công rồi nghề nhưng lại loạn chữ ngồi nghĩ ra những thứ đại loại  như “Kịch bản Huntington” (*) hoặc bất kỳ một “kịch bản” nào khác về một cuộc Chiến tranh thế giới thứ III có lẽ cũng muốn tên mình trở thành nổi tiếng bởi sự ngu xuẩn mang tầm cỡ quốc tế vượt xa sự ngu xuẩn ở cấp độ quốc gia kiểu “Đỗ Ngọc Bích”!

Trong thời đại ngày nay, nếu có Chiến tranh thế giới thứ III thì gần như chắc chắn vũ khí hạt nhân sẽ được dùng đến và điều này đồng nghĩa với việc cả nước gây chiến cũng bị hủy diệt. Không có kẻ nào giành thắng lợi tuyệt đối trong một cuộc chiến như vậy mà cả nhân loại sẽ thua tuyệt đối. Tất nhiên nguy cơ này vẫn còn dù chỉ với xác suất 1% vì trong nhân loại vẫn còn 1% những kẻ điên rồ muốn tự sát. Còn nếu có những kẻ gây chiến chỉ nghĩ đến bản thân chúng thì chúng cũng đừng ảo tưởng rằng chúng chỉ việc hy sinh hàng triệu nhân dân nước chúng còn chúng thì sẽ an toàn ngồi rung đùi trong các boongke chống bom hạt nhân. Chúng có chui xuống cống thì cũng không thoát khỏi cái chết! Cái chết nhục nhã của  Hitle và những tên quốc xã đầu sỏ khác là một bài học nhãn tiền!

Nhưng chẳng lẽ nhân loại văn minh bây giờ lại chịu bị hủy diệt và chết theo 1 kẻ mất trí giống như Hitle?

Vì vậy trong tương lai nếu có chiến tranh, rất nhiều khả năng vẫn chỉ là xung đột giữa các nước bằng chiến tranh quy ước để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, giải quyết các “mối hận” riêng rẽ (như trường hợp xung đột Nga – Grudia) vào thời điểm mà kẻ gây chiến thấy thuận lợi và với cách thức tiến hành sao cho tránh đến mức thấp nhất việc “quốc tế hóa”, nhất là sự can thiệp bằng quân sự của các nước khác.

Xin được trở lại vấn đề cụ thể được nhiều người quan tâm là quan hệ Việt – Trung.  Một cuộc chiến tranh quy ước như vậy nếu xảy ra giữa VN và TQ thì chắc chắn VN sẽ bị thiệt hại nặng hơn về nhân mạng, và có thể thua về quân sự trong thời gian đầu nhưng thắng lợi cuối cùng không thuộc về TQ cả về quân sự lẫn chính trị, cả về đạo lý và văn hóa. Lịch sử hàng nghìn năm quan hệ Việt – Trung và cuộc chiến gần đây nhất xảy ra năm 1979 mà mỗi bên đều đã dạy cho bên kia một bài học là những minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Việt Nam khác với Grudia. Một cuộc chiến tranh như vậy cũng sẽ làm TQ suy yếu và là cơ hội cho các cường quốc khác.

Theo 1 bài viết trên Bauxite Việt Nam,   một số trang mạng chính thống và không chính thống của Trung Quốc đang tuyên truyền một cách vô trách nhiệm và điên rồ về 1 cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc. Tôi không tin là các nhà lãnh đạo có thừa thông minh như lãnh đạo TQ lại  nghe theo những kịch bản xui dại một cách ngu xuẩn như vậy! Nhưng cũng có thể chính vì các nhà lãnh dạo TQ thừa thông minh nên họ đang thực hiện một chính sách chơi bài ngửa là không ngừng gia tăng áp lực của họ chủ yếu trên Biển Đông theo chiến lược “cái gậy và củ cà rốt”, trong đó “gậy” được dùng cho các… ngư dân VN đang hàng ngày phải lo kiếm ăn trên các ngư trường truyền thống của mình, còn “cà rốt” là “16 chữ vàng” hay “4 tốt” gì đó thì họ giơ ra để nhử những người đang nắm quyền điều hành đất nước, kèm theo việc “đánh võ mồm” kiểu chiến tranh tâm lý trên cả các kênh chính thống và không chính thống.

Mục đích khá lợi hại của kiểu “diễn biến” chiến tranh chẳng ra chiến tranh, hòa bình chẳng phải hòa bình này là lấn dần từng bước bằng cách làm suy yếu VN cả từ bên trong và bên ngoài với chi phí bỏ ra là không đáng kể.  Nhưng liệu cái trò này có tạo ra hiệu quả như ý muốn hay lại tạo ra thêm những phản ứng “tự diễn biến” chết người nằm ngoài sự tính toán của những kẻ đầu têu ra cái trò đó thì xin… để hồi sau sẽ rõ.

HH

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn