Chính sách hòa bình và phát triển của Trung Quốc 20 năm qua đã đi đến đầu cuối

Thượng tướng Trì Hạo Điền
Nguyên Phó Chủ tịch quân ủy kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc

clip_image002Bài viết sau đây là của Thượng tướng Trì Hạo Điền, nguyên Phó Chủ tịch quân ủy kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Tác giả xác định: “Để tranh thủ quyền phát triển không gì chính đáng hơn (trừ phi người Trung Quốc mãi mãi muốn yên ổn trong nghèo nàn, ngay cả quyền phát triển cũng từ bỏ) thì Trung Quốc phải chuẩn bị chiến tranh […]”, từ đó công khai hô hào: “[…] không đánh thì thôi, đã đánh là phải tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế, điều này chỉ có chiến tranh hạt nhân mới làm tròn nhiệm vụ”. Đáng lưu ý là tác giả nói thẳng rằng trong cái “quyền phát triển” đó, có chuyện “bảo vệ quyền lợi” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trì Hạo Điền đã về hưu. Nay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, một ông Thượng tướng khác, là Lương Quang Liệt. Cái óc hiếu chiến có thay đổi chăng? Cách đây hai năm, vừa lên chức Bộ trưởng, ông Lương đã tuyên bố: “Ba ngày, tôi sẽ lấy xong Đài Loan

(http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12712&rb=0402). Cần nhắc rằng Lương Quang Liệt từng là trợ lý của Dương Đắc Chí tại cánh quân phía Tây, trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam năm 1979.

Lời lẽ của của hai ông tân và cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, không hề là chuyện nói nhịu. Việt Nam cản đường phát triển của Trung Quốc, do đó phải khống chế Việt Nam, đó là chủ trương nhất quán của nhà cầm quyền Trung Quốc. Và tất nhiên “khống chế” không chỉ giới hạn trong “quyền lực cứng”, mà cả “quyền lực mềm”. Đó là một âm mưu tổng lực: kinh tế, văn hóa, chính trị, v.v. Đã đến lúc phải nhận rõ rằng để thực hiện chiến lược “khống chế”, cùng lúc với việc cho tàu ngư chính “tuần tra” Biển Đông, cho binh lính bắt giữ, tra tấn, đòi tiền chuộc ngư dân Việt Nam, Trung Quốc đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.

Đúng như Dương Danh Dy, nhà ngoại giao kỳ cựu, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nhận định: “Trung Quốc hiện đại cũng chưa bao giờ từ bỏ tác động vào nội bộ ta”.

(http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai8/200608_DuongDanhDy.htm)

Anh Hoàng

I. Chiến tranh đang hướng tới chúng ta

Khi viết bài này, tâm tư tôi rất nặng nề, bởi vì tiến trình Trung Quốc hoá nhiều lần bị sự đả kích và xâm lược trực tiếp của thế lực nước ngoài mà gián đoạn, trong đó điển hình là cái gọi là “mười năm hoàng kim” 1927-37, nhưng xem ra cái gọi là nhãn quan mười năm hoàng kim một chút vàng cũng không có, ở giữa thời gian này có sự rơi vào tay giặc của Đông Bắc ngày 18-9-1931, có sự thành lập chính quyền nguỵ đông Hà Bắc, thế nhưng nói một cách tương đối, từ 1927-37 phát triển kinh tế Trung Quốc tương đối nhanh, xây dựng hạ tầng cơ sở có tiến triển tương đối, xây dựng quân đội cũng có khởi sắc, Trung Quốc có chút hy vọng.

Thế nhưng đó là điều Nhật Bản không thể tha thứ được, đã nuốt ba tỉnh Đông Bắc rồi nhưng vẫn chưa thoả mãn, và đã vội vàmg phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc toàn diện, Trung Quốc buộc phải dùng chính sách tiêu thổ kháng chiến khổ chiến 8 năm, mặc dù Trung Quốc thắng một cách thảm hại và đã mất Ngoại Mông, nguyên khí bị thương tổn lớn, tổn thất của cải tới hơn 600 tỷ USD, qua 8 năm bị ngọn lửa chiến tranh tàn phá Trung Quốc vốn đã nghèo yếu lại thêm một nghèo hai trắng, có thể nói xâm lược của Nhật Bản đặc biệt là cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc toàn diện đã làm chậm rất lớn tiến trình Trung Quốc hoá.

Không cho phép Trung Quốc phát triển, cản trở tiến trình Trung Quốc hoá luôn là quốc sách trước sau không thay đổi của các cường quốc đặc biệt là Nhật Bản, chúng ta phải học bài học lịch sử đau khổ nhất từ đó. Giữa các nước với nhau có sự hợp tác, nhưng bản chất hơn là cạnh tranh, xung đột và chiến tranh – hình thức cực đoan của xung đột. Hợp tác là tạm thời, cạnh tranh là có điều kiện và xung đột là tuyệt đối, là cái trục chính của lịch sử, vì vậy cách nói cái gọi là hoà bình và phát triển là chủ đề đương đại là hoàn toàn sai lầm (nhiều nhất cũng chỉ có thể coi như một quyền nghi chi kế), cách nói này vừa không có căn cứ lý luận gì có thể chịu nổi sự sàng lọc lại càng không phù hợp với sự thực và kinh nghiệm lịch sử. Chẳng cần nói hai nước Trung Nhật là kẻ thù không đội trời chung về địa lý về lịch sử mà chỉ việc Trung Xô chia rẽ trong những năm 60 cũng đủ để thuyết minh, bất kỳ nước nào đều lấy theo đuổi lợi ích quốc gia làm chuẩn tắc hành động duy nhất, chứ không lưu lại bất kỳ khoảng trống nào cho đạo đức cả. Năm đó Trung Xô có hình thái ý thức chung, đối mặt với kẻ thù chung, hơn nữa trình độ khoa học kỹ thuật thấp khiến Trung Quốc không thể hình thành sự đe dọa với Liên Xô, thế nhưng Trung Xô vẫn chia rẽ, hơn nữa còn tiến tới đối kháng gay gắt.

Có rất nhiều đầu mối, nhưng một nguyên nhân căn bản là Liên Xô không muốn nhìn thấy một Trung Quốc ngày càng phát triển, ngày càng lớn mạnh cùng đứng sát cánh với họ, mà sợ rằng dù đó chỉ là một xu thế còn lâu mới thành hiện thực cũng không được. Nếu như Trung Xô có chung hình thái ý thức có cùng kẻ thù, một mạnh một yếu mà còn có thể chia rẽ thì cái gọi là hoà bình và phát triển là đầu đề thử nghiệm đương đại, thì tính hư ảo, tính yếu đuối tính nguy hiểm của chính lược, chiến lược và ngoại giao dưới sự chủ đạo của lời chú của cái gọi là hoà bình và phát triển là vấn đề thử nghiệm đương đại càng lộ ra rõ ràng hơn. Chính vì thế mới nói, cách nói hoà bình và phát triển là chủ đề đương đại là hoàn toàn sai lầm, là một học thuyết có hại có tác dụng làm người ta mê muội, nguyên nhân như sau: từ kinh nghiệm, bài học của lịch sử cận đại Trung Quốc, và kinh nghiệm lịch sử và bài học của 50 năm nước cộng hoà có thể thu được một qui luật lịch sử như thế này, các cường quốc đả kích (kể cả việc dùng thủ đoạn chiến tranh toàn diện) tiến trình Trung Quốc hoá là quốc sách nhất quán của họ. Trong 160 năm quá khứ đã như vậy, trong 160 năm từ nay trở đi cũng vẫn như vậy.

II. Phát triển có nghĩa là nguy hiểm và đe dọa, không có “quyền chiến tranh” thì sẽ không có quyền phát triển

Phát triển có nghĩa là nguy hiểm, đe dọa, đó là qui tắc thông thường lịch sử thế giới, nhưng điều này trpng lịch sử Trung Quốc lại có ngoại lệ đặc biệt, như vương triều Đại Hán trong cực hạn địa lý đương thời sau khi đánh bại mọi đối thủ đã có thể “đóng cửa lại” phát triển, và tiến tới sản sinh ra “chủ nghĩa thiên hạ”. Bởi vì bất kể so sánh về bất kỳ phương diện nào từ dân số, quân sự, kinh tế, văn hoá, không có bất kỳ quần thể dân tộc nào có thể bằng vai sát cánh với tộc Đại Hán thậm chí nhìn không thấy bất kỳ nhóm dân tộc nào có loại tiềm năng kề vai sát cánh đó.

Trong thời Chiến Quốc, sự phát triển của một nước có nghĩa là sự đe dọa đối với một nước khác, điều này mới là qui tắc thông thường của lịch sử thế giới, cũng là hạt nhân và nền tảng của ngoại giao phương tây. Thuỷ tổ của ngoại giao phương tây là Hồng y giáo chủ Pháp Richelieu, chính ông ta là người đầu tiên đi ra khỏi sự “mông muội” trung thế kỷ về ngoại giao, mở ra việc ngoại giao vứt bỏ bất kỳ sự ràng buộc nào về đạo đức và tôn giáo, tất cả đều lấy lợi ích quốc gia làm trục chuyển động. Chính sách ngoại giao do ông ta chế định đã làm cho nước Pháp được hưởng lợi hơn 200 năm, làm chúa tể châu Âu, còn việc ông ta hoạch định 30 năm chiến tranh đã làm cho sinh linh Đức khốn khổ, nước Đức chia ra thành nhiều nước nhỏ, ở trong sự xáo động lâu dài, mãi cho đến khi Bismarck thống nhất nước Đức mới thôi. Tiến trình thống nhất Đức cho thấy rõ, nếu không có “quyền chiến tranh” của Bismarck thì sẽ không có thống nhất quốc gia, càng không có quyền phát triển.

III. Hoá dưới lưỡi lê, sự lựa chọn duy nhất của Trung Quốc

Luận điểm Trung Quốc đe dọa là hoàn toàn chính xác, đó đang là tư duy phương tây điển hình. “Tôi đóng cửa lại phát triển kinh tế của mình, mời gọi ai, làm phiền ai?” Phương thức tư duy kiểu Trung Quốc đó không chỉ là ngu xuẩn mà cũng không thể “hoà nhập quốc tế”. Trong thời Chiến Quốc, trước lợi ích quốc gia một cái tàn nhẫn không dung thứ cho bất kỳ tình cảm ôn hoà nào, kẻ nào chỉ cần ôm ấp một chút ảo tưởng là kẻ đó sẽ bị sự trừng phạt vô cùng tàn nhẫn của đại lịch sử, sự phát triển của Trung Quốc đương nhiên là sự đe dọa đối với các nước như Nhật Bản, tự Trung Quốc có thể không thấy như vậy, thế nhưng Trung Quốc không thể thay đổi được tư duy có gốc sâu rễ chắc của các cường quốc như Nhật Bản, v.v. loại đã “hoà nhập quốc tế”. Vì vậy cơ sở tư duy của chúng ta nên là và cũng phải là: sự phát triển của Trung Quốc là sự đe dọa các nước như Nhật Bản, v.v.

Nói theo “lý” thì mỗi nước mỗi dân tộc đều có quyền sinh tồn, quyền phát triển, ví dụ như kinh tế Trung Quốc đã phát triển thì cần phải nhập khẩu dầu mỏ, để bảo vệ sinh thái Trung Quốc cần trồng cây đóng cửa rừng, như thế phải nhập khẩu nguyên vật liệu như gỗ, v.v. đó là việc rất tự nhiên, rất có “lý”, thế nhưng các cường quốc có “lý” của các cường quốc, một nước lớn như Trung Quốc nếu năm 2010 phải nhập khẩu 100 triệu tấn dầu mỏ, năm 2020 phải mua tới 200 triệu tấn, các cường quốc liệu có thể chịu được không?

Tranh cướp tài nguyên sinh tồn có tính cơ bản (bao gồm đất đai, biển) là nguồn gốc của tuyệt đại đa số cuộc chiến tranh trong lịch sử, trong thòi đại thông tin này sẽ có thay đổi, nhưng không thể có sự thay đổi về bản chất. Phát triển, tiên tiến, văn minh như Israel vì một vùng đất lớn hơn (bao gồm cả tranh cướp nguồn nước) đã đánh nhau với Ai Cập, Palestin 50 năm, và vẫn chưa một ngày ngừng đánh nhau? Để tranh thủ quyền phát triển không gì chính đáng hơn (trừ phi người Trung Quốc mãi mãi muốn yên ổn trong nghèo nàn, ngay cả quyền phát triển cũng từ bỏ) thì Trung Quốc phải chuẩn bị chiến tranh, điều này không phải do chúng ta quyết định càng không phải do nguyện vọng thiện lương của một số nhân sĩ thiện lương trong chúng ta quyết định, trên thực tế điều này do “thông lệ quốc tế” và các cường quốc quyết định.

Chính sách hoà bình phát triển của Trung Quốc 20 năm qua đã đi đến đầu cuối (tận đầu) môi trường quốc tế đã phát sinh thay đổi về chất, tức các cường quốc đã chuẩn bị một lần nữa làm đứt đoạn tiến trình hiện đại hoá Trung Quốc, Trung Quốc muốn phát triển, muốn bảo vệ quyền phát triển của mình thì phải chuẩn bị chiến tranh, chỉ có chuẩn bị đánh trận mới giành được sự phát triển có không gian và thời gian, sự phát triển kiểu bài ca chăn cừu đã đến câu kết thúc.

IV. Ngoại giao (lớn) quyết định nội chính

Ngay phái diều hâu nhất của Trung Quốc hiện nay cũng không nhất định chủ trương hiện tại phải đánh nhau, mặc dù chúng ta có lý do đầy đủ, ví dụ như chiến tranh thống nhất quốc gia, ví như vì mục đích bảo vệ quyền lợi Biển Đông. Vì quyền phát triển, cái đáng quí mà 160 năm nay Trung Quốc ít có, tất cả vì quyền phát triển cực kỳ quí báu đó, thế nhưng vào lúc quyền phát triển này ngày càng bị đe dọa, cũng có nghĩa là lúc chúng ta phải cầm vũ khí bảo vệ quyền phát triển của người Trung Quốc.

Nội chính quyết định ngoại giao, không sai, nhưng không nên quên rằng trong thời đại Chiến quốc này ngoại giao (lớn) cũng quyết định nội chính. Đó không chỉ là trình bày thể hiện về lý luận, mà đó càng là sự trình bày thể hiện những kinh nghiệm lịch sử của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, chi phí quốc phòng của Trung Quốc trong những năm 70 vượt hơn tổng mức chi cho khoa học, giáo dục, văn hoá, y tế (do đời sống nhân dân còn tương đối nghèo nàn). Tất nhiên tôi không hy vọng chi phí cho quân sự của Trung Quốc ngày nay vượt quá tổng mức chi cho khoa học, giáo dục, văn hoá, y tế, vì trên thực tế cái Trung Quốc cần đầu tư nhất là giáo dục. Thế nhưng các cường quốc có cho phép không? Chẳng lẽ lại không muốn đầu tư nhiều tiền hơn vào khoa học, giáo dục, văn hoá, y tế sao?

Có người nói, căn cứ vào cái gọi là văn kiện giải mật của Liên Xô, chứng minh trong những năm 60, 70 Liên Xô không có kế hoạch xâm nhập Trung Quốc toàn diện, giả sử những văn kiện giải mật này là chính xác thì cũng không thể thuyết minh “sự chân thực của lịch sử” cục diện bàn cờ là tác động lẫn nhau, không có sự chuẩn bị tinh thần và vật chất đầy đủ nhất mà Trung Quốc làm được dưới sự lãnh đạo của Mao chủ tịch, đã gia tăng cực đại rủi ro và giá thành của việc Liên Xô xâm nhập Trung Hoa toàn diện, lịch sử cũng hoàn toàn có thể chuyển ngoặt theo một hướng khác, kẻ yếu đuối chỉ có thể thu hút xâm lược, nói từ góc độ đó mới là kẻ bảo vệ hoà bình chân chính.

V. Cầu thiện được ác, 10 năm tới Trung Quốc có thể hoà bình không?

Cắt đứt tiến trình Trung Quốc hoá, tước đoạt quyền phát triển của người Trung Quốc, các cường quốc có nhiều con bài để chơi, ba con bài nổi bật nhất là “ba đảo”, trong đó con bài Đài Loan có hiệu quả nhất. Lúc nào cuộc chiến ở eo biển Đài Loan bùng nổ, quyền quyết định vừa không ở trong tay chúng ta cũng không ở trong tay phần tử Đài Loan đòi độc lập, mà ở trong tay Mỹ Nhật. Nếu bùng nổ cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, thì không chỉ là cuộc chiến thống nhất, mà ở tầng nấc sâu xa hơn là Mỹ Nhật quyết tâm tước đoạt quyền phát triển của người Trung Quốc, là một lần nữa làm đứt đoạn tiến trình Trung Quốc hoá, đúng như cuộc chiến năm Giáp Ngọ trong lịch sử, Nhật Bản toàn diện xâm lược Trung Quốc, không chỉ là cắt đất đòi tiền bồi thường mà bản chất hơn là Nhật Bản làm đứt đoạn tiến trình Trung Quốc hoá, giống như tước đoạt quyền phát triển của người Trung Quốc

Vì thế chúng ta phải lấy cao độ quyết chiến chiến lược để đối xử với cuộc chiến tranh ở eo biển Đài Loan, mà với trình độ vũ lực của chúng ta hiện nay thì đối với Mỹ Nhật mà nói còn chưa bàn được chuyện quyết chiến chiến lược, đặc biệt với Mỹ càng không xứng là quyết chiến chiến lược, bởi vì Trung Quốc chỉ có không nhiều tên lửa vượt lục địa, trong khi Mỹ đã quyết tâm phát triển NMD.

Để ngăn cản, làm chậm thời gian bùng nổ cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, trước tiên phải đưa cuộc chiến ở eo biển Đài Loan lên mức “quyết chiến chiến lược đối xứng”, vừa là trình tự cá chết thì lưới cũng rách, nếu chúng ta không thắng được trong cuộc chiến ở eo biển Đài Loan thì hậu quả chiến bại còn thê thảm hơn cuộc chiến tranh Giáp Ngọ. Vì vậy không đánh thì thôi, đã đánh là phải tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế, điều này chỉ có chiến tranh hạt nhân mới làm tròn nhiệm vụ.

Cầu thiện được ác, đó là kết cục cuối cùng của chính sách hiện nay của chúng ta, cầu ác được thiện, chỉ có năng lực tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế thì mới giành được hoà bình, nếu không vấn đề eo biển Đài Loan kéo không nổi 10 năm, trong 10 năm tất có đại chiến.

VI. Bá quyền là đặc trưng bản chất của sự tồn tại của nước lớn

Thế nào là nước lớn?Có bá quyền thì là nước lớn, không có bá quyền thì bị người ta chia cắt xâu xé, số phận bị người khống chế như con rối, bá quyền trong cái thời đại Chiến quốc này là tồn tại khách quan “là không thể dùng ý cho con người chuyển rời”, vấn đề chỉ là anh ý thức được hay không, là chủ động theo đuổi hay là bị động tới gần, mọi vấn đề của Trung Quốc bao gồm vấn đề ba đảo vấn đề phát triển ngành sản xuất chiến lược, vấn đề điều chỉnh lợi ích các tầng lớp giai cấp trong nước, cuối cùng đều là vấn đề vì dân tộc tranh cướp bá quyền.

Muốn tranh bá quyền thì không thể đấu tranh nội bộ không thôi, nội bộ phải ổn định đoàn kết, nước Anh do lợi ích khổng lồ của thuộc địa hải ngoại nên đã sớm thực hiện “quí tộc hóa giai cấp công nhân”, từ Trung Quốc Nhật Bản thu được khoản bồi thường to lớn và thị trường, không chỉ có lợi cho tầng lớp trên, mà còn khiến tầng lớp dưới của Nhật thu được lợi ích to lớn. Thời đại đã bất đồng, tình hình đất nước cũng không giống nhau, nhưng về thực chất không thay đổi, chúng ta không chỉ cần dùng con mắt bá quyền để nhìn nhận đối xử với vấn đề quân sự ngoại giao, mà càng cần dùng con mắt bá quyền để nhìn nhận đối xử cới các tầng lớp giai cấp trong nội bộ, và vấn đề điều chỉnh lợi ích giai cấp, giai cấp tinh anh tầng lớp trên chỉ hạn chế bóc lột tầng lớp dưới nước mình thì trong cái thời đại Chiến quốc này không thể đại biểu được lợi ích dân tộc, chúng sẽ hủ bại, đồi truỵ, không có tiền đồ, nên bị hạn chế, bị tiêu diệt. Tầng lớp trên thành thục, trí tuệ mới có thể đại biểu cho lợi ích dân tộc tức thực hiện “chính sách nhượng bộ” đối nội, lãnh đạo tầng lớp dưới cùng thu được lợi ích ở nước ngoài.

Đến đây mạng Milchina.com viết thêm: thượng tướng Trì Hạo Điền nói như vậy và cũng làm như vậy, khi tại chức ông là phái diều hâu, phái hàng không mẫu hạm, phái tàu ngầm chiến lược hạt nhân, phái không quân hoá hải quân, phái chủ chiến kiên định. Khi tại chức ông đã dùng khoản kinh phí không nhiều trong tay, làm mạnh thêm không quân lục quân, lữ đoàn hải quân lục chiến, đại đội binh chủng đặc biệt, bộ đội tên lửa chiến lược, từ Israel, châu Âu, Nga, thu được rất nhiều trang bị tiên tiến, v.v.

Dương Danh Dy (gt)

* Những dòng in nghiêng là theo nguyên văn

Dịch từ http:// www.milchina.com, ngày 14/05/2010

Nguồn: http://www.viet-studies.info/kinhte/ChinhSachTQ20NamQua.htm

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn