Đối thoại chiến lược Hoa Kỳ - Trung Quốc kết thúc với bảy thỏa thuận

imageBắc Kinh – Hôm thứ ba, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã kết thúc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược qua việc ký các thỏa thuận về biến đổi khí hậu và cung cấp lò phản ứng hạt nhân Mỹ, nhưng không đạt được bất kỳ đột phá nào về vấn đề tranh cãi tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ.

Hai bên cũng không đạt được sự đồng thuận về vấn đề áp đặt lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn về việc tấn công tàu hải quân Nam Hàn, với Bắc Kinh dường như không sẵn sàng để đứng ra chống lại đồng minh ẩn dật của mình.

Trong khi đối thoại chiến lược được tổ chức giữa Ngoại trưởng Hillary Clinton và ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, đối thoại kinh tế đã diễn ra giữa ông Timothy Geithner, Bộ trưởng Ngân khố và ông Vương Kỳ Sơn, Phó Thủ tướng Trung Quốc.

Hai nước cũng ký bảy thỏa thuận bao gồm cung ứng an ninh và tạo thuận lợi, và các hoạt động tài trợ thương mại bên cạnh một biên bản ghi nhớ về sự an toàn của lò phản ứng hạt nhân AP 1.000 Westinghouse, sẽ được sử dụng ở nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc.

Một biên bản ghi nhớ khác với việc thực hiện Cơ cấu về Đối tác Kinh tế - hỗ trợ hành động toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu. 

Tuy nhiên, Trung Quốc và Hoa Kỳ không đạt được bất kỳ tuyên bố về thỏa thuận cụ thể nào trong các vấn đề chính của mối bất hòa như định giá tiền tệ của Trung Quốc so với đồng đô la Mỹ.

Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc cố ý ghìm tỷ giá đồng Nhân dân tệ xuống thấp để được lợi trong xuất khẩu. Trong các cuộc hội đàm, Trung Quốc được hiểu là bảo đảm với Hoa Kỳ rằng họ sẽ tăng trị giá [đồng Nhân dân tệ] với tốc độ của riêng mình.

Về việc thực hiện sự trừng phạt Bắc Hàn qua việc tấn công tàu hải quân Nam Hàn vẫn còn nhiều bất đồng, Bắc Kinh dường như không sẵn sàng bước ra chống lại đồng minh ẩn náu của mình. 

Hai bên cũng hiểu việc thảo luận nhận thức của họ về Nam Á, các vấn đề Ấn Độ - Pakistan và kế hoạch của Trung Quốc xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân 650 mw ở Pakistan.

Bà Clinton và ông Geithner dẫn đầu đoàn đại biểu chính thức gồm 200 thành viên tới cuộc hội đàm, đây là lần đối thoại thứ hai như thế với Trung Quốc. 

Trong những tháng gần đây, lần đầu tiên, các quan chức quân sự của cả hai nước cũng đã gặp bên lề cuộc đối thoại. 

Ông Mã Hiểu Thiên, phó Tổng Tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc,  đã gặp ông Robert Willard, Tổng Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương hôm nay và thảo luận hợp tác quân sự.

Cuối cuộc đàm phán, bà Clinton, người đã cố gắng để Trung Quốc hỗ trợ lệnh trừng phạt  Bắc Hàn ẩn dật, đã gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Hôm qua, ông Hồ Cẩm Đào đã hứa giải quyết yêu cầu của Mỹ gia tăng giá trị đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc so với đồng đô để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Mỹ, cho biết cả hai bên nên nghiêm túc thực hiện “những điều đạt được”.

Bà Clinton nói, bà đánh giá cao bài “phát biểu quan trọng” của ông Hồ tại phiên khai mạc cuộc đối thoại.

"Hai bên làm việc cật lực để nhận rõ tầm nhìn giữa Tổng thống Obama và ông”, bà Clinton nói với ông Hồ. Bà nói rằng hai bên đã hợp tác sâu đậm ở vòng đàm phán thứ hai với đoàn đại biểu đông nhất từ trước tới giờ.

Ông Hồ nói Trung Quốc muốn làm việc với Hoa Kỳ để giữ mối quan hệ song phương đi đúng hướng.
Họ cũng thảo luận về bán đảo Triều Tiên, tình hình hạt nhân, vấn đề hạt nhân Iran và các vấn đề trong khu vực và quốc tế, tin tức từ phương tiện truyền thông chính thức ở đây cho biết.

Trong cuộc gặp với phái đoàn Hoa Kỳ, ông Ôn gọi đối thoại là một thành công khi bà Clinton và ông Geithner yêu cầu ông ta. "Tốt hơn cho Trung Quốc và Hoa Kỳ có cuộc đối thoại hơn là tham gia vào cuộc đối đầu”, ông nói thêm rằng đối thoại với quy mô lớn như thế liên quan đến rất nhiều bộ phận và đụng đến hàng loạt các chủ đề bao la, hiếm khi được thấy trên thế giới.

Ông Geithner nói rằng các cuộc đối thoại thể hiện "các cam kết hiệu quả đáng kể" để hợp tác giữa hai quốc gia.

"Do hành động mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và bởi vì chúng tôi cam kết hợp tác, kinh tế của chúng tôi mạnh mẽ hơn. Thế giới đang chuyển động theo hướng cân bằng hơn", ông Geithner nói.
Hoa Kỳ sẵn sàng tham gia với Trung Quốc hành động nhiều hơn để đối phó với các vấn đề như cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, biến đổi khí hậu, và duy trì sự ổn định và hòa bình toàn cầu và trong khu vực, ông Geithner cho biết.

Trên mặt trận thương mại, Trung Quốc hy vọng Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu công nghệ cao, đặc biệt công nghệ xanh (*) để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.
Suốt cuộc đối thoại, các quan chức cao cấp hai bên cũng đã ký một kế hoạch làm việc về nghiên cứu khí đá phiến và các thỏa thuận tín dụng cho thiết bị y tế Hoa Kỳ, cáp viễn thông và xuất khẩu các thiết bị khác vào Trung Quốc.

Trong cuộc đối thoại hai ngày, Bộ Y tế của hai nước đã ký một biên bản ghi nhớ về chương trình hợp tác về các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và tái xuất hiện.

----------

(*) Công nghệ xanh: tức công nghệ môi trường hay công nghệ sạch, chẳng hạn như năng lượng mặt trời.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: Zeenews

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn