Thư bạn đọc: Kính gởi Anh Viêt Ngoc

Lê Văn Quân
 Hà Nội, ngày 20 tháng 05, năm 2010





Thân gửi: Anh Viêt Ngoc

http://brucefong.files.wordpress.com/2009/08/writing.jpgThưa anh Viêt Ngoc, tôi rất đồng cảm và ngưỡng mộ anh sau khi tôi đọc bài “Góp ý với Kỹ sư Vi Toàn Nghĩa” của anh trên trang mạng Bauxite Việt Nam. Kiến thức rộng và sự sâu sắc của anh quả ít người bì kịp. Qua lá thư này, xin được chia sẻ với anh vài điều.

Thứ nhất. Ngộ nhận về khái niệm bí mật quốc phòng. Theo hiểu biết nông cạn của tôi thì những thông số (hay chỉ số) kỹ thuật về độ sâu vận hành cho phép của tàu ngầm Kilo của Nga mà anh Nghĩa đưa ra tuy có vẻ sơ sài nhưng tương đối chính xác. Không cần gì phải “cộm cán” hay kỹ nghệ quốc phòng Nga phải phá sản khi ai đó biết những thông số kỹ thuật này [1].

http://www.dassault-aviation.com/en/defense/rafale/aircraft-characteristics.html?L=1

http://www.lockheedmartin.com/products/f22/f-22-specifications.html

Kính mời anh vào hai đường dẫn trên đây để xem qua cho biết những thông số kỹ thuật của hai loại máy bay chiến đấu tối tân hiện nay của Pháp và Mỹ. Và tin tức này là của chính hãng sản xuất chứ không phải tin chợ trời bá láp. Nếu anh có thể làm cho hai công ty kỹ nghệ quốc phòng này “vỡ nợ” hay có thể dùng những tin tức này để giúp ích cho nền công nghệ quốc phòng nước nhà thì thật là trên cả “tuyệt vời”!

Vậy thì, cái bí mật của tàu ngầm Kilo là quy trình chế tạo ra con tàu ngầm Kilo chứ không phải những thông số kỹ thuật mà anh Nghĩa đã đưa ra trong bài viết của anh ấy. Và tất nhiên về quy trình chế tạo bí mật này thì anh Nghĩa không thể nào biết và anh Nghĩa cũng không có một lời, một chữ liên quan đến cái quy trình tuyệt mật này.

Còn nếu với cái giá 250-300 triệu đô la mà Việt Nam chúng ta mua được tàu ngầm Kilo của Nga có thể lặn 600 mét hoặc hơn vì đây là một đặc thù biệt mật quốc phòng người Nga không cho người ngoài biết được thì quả là một phúc lớn cho nước nhà, cho Tổ quốc. Ngoài ra, tôi cũng xin được làm một con ếch lớn trong cái giếng chật hẹp tối om.

Thứ hai. Ngộ nhận về khái niệm lòng yêu nước. Có lẽ anh Nghĩa đã chủ quan khi dùng bản đồ dân sự biển và từ đó đã nhận định sai về độ nông sâu của Vịnh Bắc Bộ. Do vậy, sự lo lắng về giới hạn tác chiến cũng như sự an nguy của những con tàu ngầm Kilo trong tương lai của anh Nghĩa là thừa thãi.

Tuy nhiên, quả là buồn cười khi bảo rằng anh Nghĩa nghi ngờ các Bác, Chú, cùng các Anh – những người con của Đất mẹ đang gìn giữ Biên Cương cho Tổ quốc. Bởi vì, mua tàu ngầm là thương vụ đầu tư khí tài. Nó cũng như thương vụ đầu tư bauxite, đường xe lửa cao tốc… vân vân. Nếu tính sai thì Chính phủ sẽ thiệt hại to lớn và đó cũng là chuyện bình thường. Hơn nữa, người dân trong một nước thì có quyền trình bày ý kiến của mình trước những sự kiện trọng yếu của quốc gia họ đang sống. Trừ phi là ở những quốc gia của những thể chế độc tài quân phiệt cũng như những thể chế phi dân chủ. Trình bày ý kiến và “chuyển niềm tin” là hai phạm trù khác biệt hoàn toàn.

Nhân anh nhắc đến hai chữ “niềm tin”. Thật quý hóa và đáng mừng. Vậy thì, anh Viêt Ngoc nghĩ sao kiểu đưa tin những người con của Tổ quốc hy sinh trong lúc bảo vệ sự vẹn toàn lãnh tổ của nước nhà trong trận chiến Trường Sa năm 1988 bởi vũ khí, súng đạn của “người nước ngoài – hay người lạ”? Anh nghĩ sao khi báo QĐND đưa tin Bộ Trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh “báo cáo” với Từ Hậu?

So với sự băn khoăn của anh Nghĩa và những chuyện này thì quả là một trời một vực và thật là đau lòng. Phải không thưa anh?

Thứ ba. Ngộ nhận về quy ước chiến tranh. Quy ước chỉ là những điều mà hai bên tự nguyện tôn trọng. Quy ước chưa phải là luật. Mà dẫu là luật thì đã sao? Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã không có đủ luật dành cho con người đó sao? Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều là thành viên của LHQ, nhưng có biết bao nhiêu thể chế độc tài, phi dân chủ đang đi ngược lại những luật lệ tốt đẹp của LHQ để chà đạp lên chính công dân của mình. LHQ đã làm gì được những thể chế độc tài và phi dân chủ kia?

Khi hai nước giao chiến, điều trước tiên là hai đối thủ đều muốn đối phương chịu nhiều thiệt hại. Mỹ đã không từng tính đến chuyện đánh bom đê sông Hồng hay sao? Nếu QH Mỹ phê chuẩn thì liệu chúng ta có chịu nổi chăng? Rất may là QH Mỹ không phải là một QH “đồng thuận” và người Mỹ còn có tính người. Nếu không thì có lẽ tôi và anh hôm nay đã làm mồi cho tôm cá rồi chứ đâu còn ngồi đây trò chuyện. Phải không thưa anh?

[….Vì vậy không đánh thì thôi, đã đánh là phải tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế, điều này chỉ có chiến tranh hạt nhân mới làm tròn nhiệm vụ…]

Trên đây là lời của ông Trì Hạo Điền. Nhật đang ở đâu, Mỹ đang ở đâu, và Việt Nam ta đang ở đâu? Vậy thì, lẽ nào ông Điền muốn đánh Mỹ, Nhật tàn phế nhưng lại “thương hại” Việt Nam? Vì vậy, khả năng tấn công vào những khu vực quan trọng như Sài Gòn, Hà Nội, hay nhà máy điện hạt nhân là có thể lắm chứ.

Trừ phi anh Viêt Ngoc là người “cộm cán” để biết được “nước lạ” đánh chỗ nào nếu chiến tranh xảy ra. Điều tồi tệ nhất và chỉ là giả thuyết, nhưng không gì là không thể. Bởi vì, miệng thì lúc nào cũng có 16 chữ vàng và tinh thần 4T túc trực, nhưng luôn cấm đánh cá, bắt tàu cá để đòi tiền chuộc, đâm tàu cá của ngư dân ta là chuyện thường ngày ở ở nước lạ. Chỉ có những người kém trí mới tin được “người lạ”.

Có lẽ anh Viet Ngoc học cao biết rộng tựa biển Đông nên quên đi vài chi tiết nhỏ nhặt và từ đó ngộ nhận ý của anh Nghĩa. Âu cũng là điều dễ hiểu và thường xảy ra với những người thông thái.

LVQ

(1) http://vovnews.vn/Home/Tuong-niem-cac-chien-sy-hy-sinh-tai-quan-dao-Truong-Sa/20105/143339.vov

(2) http://www.quandoinhandan.org.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/4/37/37/110213/Default.aspx

(3) http://www.boxitvn.net/bai/4178

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn