Hàng nghìn người dân Kon Tum chỉ chờ xin... có 2 phiến đá lát Hồ Gươm là đủ!

clip_image007Để chuẩn bị đại lễ 1000 năm, 
Hà Nội chi gần 50 tỷ đồng để lắp đèn, lát đá xanh quanh hồ Gươm.

VIT - Xây một cây cầu bắc qua sông Pô Kô (Kon Tum) có kinh phí 1,5 tỉ đồng, dự án chỉnh trang đô thị, thay mới vỉa hè đón đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội trị giá khoảng 50 tỉ đồng. Nếu tính sơ qua thì chỉ cần 2 phiến đá xanh lát quanh Hồ Gươm cũng có giá bằng cây cầu treo cần có để bắc qua sông Pô Kô.

Cơn lũ lịch sử vào tháng 9/2009 đã cuốn phăng hàng loạt cầu treo bắc ngang qua sông Pôkô. Suốt 8 tháng qua, hàng nghìn người dân ở xã Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang... huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, vượt sông Pô Kô bằng cách “đu mình” trên sợi dây thép ròng rọc mỏng manh như diễn xiếc. Trong số người phải di chuyển bằng cách này, phần lớn là các em học sinh hằng ngày ít nhất hai buổi đến trường.

Theo ông Xiêng Thanh Tý, chủ tịch UBND xã Đăk Nông, hiện trên địa bàn xã người dân đã tự làm 3 ròng rọc dọc theo sông Pôkô rộng 130 m, để di chuyển qua lại hai bờ. Trong đó có một điểm phía sau UBND xã, trước đây có cầu treo nhưng bị lũ cuốn trôi hồi năm ngoái. "Huyện Ngọc Hồi đang lập dự án để đầu tư xây dựng lại cầu treo sông Pôkô”, ông Tý cho biết.

Người dân đã phải góp nhau 3 triệu đồng để làm hai đường cáp chạy song song, một dây đi và một dây về. Một bên này cao thì bên kia phải thấp, nên khi lắp ròng rọc vào sẽ tự động chạy một mạch tuồn tuột sang bên kia bờ trong chớp nhoáng. Không chỉ nông lâm sản được vận chuyển qua sông bằng dây cáp, mà hầu hết trẻ em bên kia sông đều phải đi qua dây cáp để đến trường.
Người dân địa phương thống kê, từ khi dùng dây cáp đến nay, có ít nhất năm vụ trượt qua dây cáp, nhiều người bị rơi xuống sông chết.

Trước tình trạng này, ông Phạm Văn Anh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện huyện Ngọc Hồi cho biết: “Biết người dân qua sông trên dây cáp như vậy là quá nguy hiểm, nhưng do kinh phí quá lớn nên việc làm lại cầu treo qua sông ngoài khả năng của huyện".
Theo tính toán của ông Trưởng phòng nông nghiệp huyện Ngọc Hồi, muốn xây dựng được một cây cầu treo bắc qua dòng sông này phải tốn ít nhất 1,5 tỷ đồng.

clip_image002

Em Trần Thị Ánh Tuyết một mình đu dây qua sông để đến trường. Ảnh: Tuổi trẻ

clip_image004

Ông Trần Khắc Chín và em Trần Khắc Trường đến trường bằng dây cáp treo. Ảnh: Tuổi trẻ

clip_image006
Người dân đi làm bằng... nghệ thuật xiếc. Ảnh: Sơn Nguyễn

 
Trong khi đó, Hà Nội đang tiêu tốn một số tiền khổng lồ cho việc chỉnh trang lại thành phố chào đón Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, đá được mang về từ Thanh Hóa mỗi viên nặng 50 kg, lãnh đạo thành phố cho rằng, việc chỉnh trang hồ Gươm là điều nên làm vì bộ mặt của Thủ đô. Tuy nhiên, dự án lát đá xanh quanh hồ Gươm đang thi công dang dở thì phải dừng lại để lấy ý kiến của người dân vì nhiều người cho rằng, đây là việc làm lãng phí vì trong khi nước ta còn nghèo mà bỏ ra một số tiền lớn như thế để làm cái đã có.


Không biết có ai đó đang có dự tính chuyển giao vùng đất Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang... huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum cho nước ngoài, kiểu như giao hơn 300 nghìn heta rừng cho Đài Loan, Trung Quốc quản lý, để họ xây cầu qua sông cho dân, hay không? Mà nghĩ cho cùng, nếu được như vậy, thì người dân Kon Tum cũng bớt khổ, khỏi phải làm cái kiếp... đu dây.
Lát đá quanh Hồ Gươm là một việc làm tỏ lòng thành kính và có giá trị tâm linh "một nghìn năm". Tuy nhiên, đã từ hàng nghìn năm nay người dân Việt Nam vẫn thường tâm niệm

"Dẫu xây chín bậc phù đồ, 
Chẳng bằng làm phúc cứu cho một người". 

PV

Nguồn: Vitinfo

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn