Tàu cao tốc Shinkansen ngốn điện như thế nào?

Ngọc Biên (Tổng hợp)

clip_image002Shinkansen Seri 0

Họ không hề quan tâm đến các vấn nạn công nghệ của việc vận hành tàu cao tốc, nói gì tính toán lấy đâu nguồn điện rất lớn cho đoàn tàu. Bởi lẽ chiếc ghế của họ không thể nào còn khi đoàn tàu bắt đầu vận hành trên thực địa. Mối quan tâm thực chất của họ là chủ trương được thông qua thật sớm để có thể vay tiền nước ngoài và trước hết giải ngân khoản tiền đầu tư cho xây dựng dự án và các “chi phí khác”, trong đó “ lại quả” là một khoản khổng lồ. Còn tàu có chạy được hay không, hành khách lèo tèo hay đông đúc, phải phá mất bao nhiêu hecta rừng, di dời bao nhiêu hộ cư dân nông nghiệp, dân chúng rồi đây mang công mắc nợ thế nào... Ôi, chuyện bò trắng răng lo gì cho mệt.

Bauxite Việt Nam

Theo Japantoday.com, ngày 30/1/2010, sự cố mất điện đã làm một đoàn tàu Shinkansen trên tuyến Tokaido chết đứng trong vòng hơn 3 tiếng với 3.100 hành khách. Sự cố khiến 56 chuyến phải hủy và 190 chuyến khác phải hoãn, ảnh hưởng đến 149.000 hành khách.

Trong các tài liệu hiện có về Shinkansen, người ta đều viết rõ rằng Shinkansen sử dụng nguồn cấp điện xoay chiều 25.000 volt (25 kV) và 20.000 volt (20 kV) đối với các tuyến Shinkansen mini. Mỗi toa đều có động cơ điện riêng có công suất khoảng 185 - 285 kW/toa hoặc cao hơn. Như vậy, con tàu càng nhiều toa, công suất tiêu thụ điện càng lớn.
Sau đây là một vài ví dụ về mức tiêu thụ điện của các lớp tàu Shinkansen tiêu biểu của Nhật Bản hiện đang được vận hành.
Tàu Shinkansen Seri 0
Đây là lớp tàu cao tốc Shinkansen đầu tiên được đưa vào sử dụng khi Nhật Bản khai trương tuyến đường sắt cao tốc Tokaido nối thủ đô Tokyo với Osaka vào năm 1964. Shinkansen Seri 0 đạt tốc độ tối đa 210 km/giờ, sau đó được nâng lên 220 km/giờ vào năm 1986. Mỗi đoàn tàu có 4, 6, 8, 12 hoặc 16 toa. Mỗi toa có một động cơ kéo riêng với công suất 185 kW sử dụng nguồn điện xoay chiều 25.000 volt.

Như vậy, đoàn tàu nhỏ nhất cũng có công suất tiêu thụ là 185×4=740 kW, đoàn tàu dài nhất với 16 toa có công suất tiêu thụ lên tới 185×16=2.960 kW (2,96 MW).

Tàu Shinkansen Seri 300
Lớp tàu này được đưa vào vận hành từ năm 1992 với tốc độ tối đa 270 km/giờ. Mỗi đoàn tàu Shinkansen Seri 300 có 16 toa sử dụng nguồn điện xoay chiều 25 kV với công suất tiêu thụ lên tới 12.000 kW (12 MW).
Tàu Shinkansen Seri 700

Tàu Shinkansen Seri 700 được đưa vào vận hành từ năm 1997, có tốc độ tối đa 285 km/

giờ. Shinkansen Seri 700 có hai loại 16 toa và 8 toa. Loại 16 toa có công suất tiêu thụ 13.200 kW (13,2 MW) và loại 8 toa có công suất tiêu thụ là 6.600 kW (6,6 MW). Cả hai loại đều chạy bằng nguồn điện 25 kV.
Tàu Shinkansen Seri N700
Lớp tàu này được đưa vào vận hành năm 2007, có tốc độ tối đa 300 km/giờ. Shinkansen Seri N700 có 16 toa và công suất tiêu thụ là 17,08 MW. Nguồn điện 25 kV là “máu” của lớp tàu này.

Tàu Shinkansen Seri E5
Seri E5 dự kiến sẽ được đưa vào khai thác thương mại từ tháng 3/2011. E5 đạt tốc độ tối đa 320 km/giờ với 10 toa và công suất tiêu thụ là 9.960 kW (9,96 MW). Tàu E5 sử dụng động cơ MT207 có công suất 300 kW/động cơ và nguồn điện 25 kV.
Tàu cao tốc 700T của Đài Loan
Đài Loan nhập khẩu công nghệ Shinkansen của Nhật Bản để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối liền cực Nam và cực Bắc của hòn đảo này.

Tàu cao tốc 700T được chế tạo dựa trên nguyên mẫu tàu cao tốc Shinkansen Seri 700 của Nhật Bản. 700T chính thức được đưa vào khai thác ngày 5/1/2007. Loại tàu này có 12 toa, công suất tiêu thụ 10,26 MW và sử dụng nguồn điện xoay chiều 25 kV.

Như vậy, hiện nay các tàu cao tốc công nghệ Shinkansen đều có công suất tiêu thụ trên dưới 10 MW mỗi đoàn.

Được biết, nếu xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam theo công nghệ Shinkansen, Việt Nam cần có ít nhất là trên dưới 100 đoàn tàu như thế này.

Tính đến hết năm 2010, dự kiến tổng công suất các nhà máy điện của Việt Nam mới đạt 19.000 MW. Trong vòng 10 năm (1996 - 2006), ngành điện của chúng ta mới tăng công suất thêm được 8.000 MW.

Chia trung bình, mỗi năm chúng ta tăng thêm được trung bình 800 MW điện. Nếu cứ với tốc độ này, đến năm 2035 khi tuyến đường sắt cao tốc được hoàn thành toàn bộ, tổng công suất của ngành điện Việt Nam mới đạt khoảng 39.000 MW.

Theo dự tính của ngành điện lực, nhu cầu điện của Việt Nam sẽ tăng 20%/năm (phương án trung bình).

 

Ngọc Biên (Tổng hợp)

Nguồn: Beenet

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn