Vụ tham nhũng RBA và những “đồng chí sắp bị lộ”

Lê Minh

Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền một lần nữa xác định rằng “Các vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài mới chỉ là cá biệt”. Ông Tổng Thanh tra Chính phủ còn cho rằng chuyện tham nhũng “không hề tồn tại trên hợp đồng”, cho nên không dễ dàng gì điều tra, truy cứu được.

clip_image001

clip_image003

Văn phòng CFTD hiện nay tại
639 Đê La Thành, Hà Nội

Phối cảnh họa đồ thiết kế tòa nhà văn phòng mới của CFTD

Dân chúng Việt Nam đã quá quen với những tuyên bố như của ông Trần Văn Truyền, không thấy có gì lạ, bởi nếu ông tuyên bố ngược lại và làm thật thì hoặc là ông xộ khám trước khi các thủ phạm xộ khám, hoặc là ông đang báo hiệu một nguy cơ nghiêm trọng: bộ máy công quyền của chúng tôi sắp tới sẽ trống quá nhiều ghế.

Bauxite Việt Nam

Hôm qua 9/06, tờ The Age cho biết Viện Công tố Liên bang Úc đã yêu cầu Cảnh sát Liên bang xem xét các bằng chứng để truy tố tội danh hối lộ đối với hàng ngũ lãnh đạo các công ty con của Ngân hàng dự trữ Trung ương Úc (Reserve Bank of Australia - RBA).

Nếu có đủ bằng chứng để truy tố ra tòa, thì có lẽ đây là lần đầu tiên các quan chức Úc bị truy tố tội danh hối lộ tại hải ngoại. Lãnh đạo hai công ty con của RBA là Securency và Công ty in tiền nhựa Note Printing Australia (NPA), đều bị xem là có can dự vào các hành vi mua chuộc, hối lộ quan chức các quốc gia khách hàng để có được những hợp đồng in tiền béo bở. Theo Bộ Luật hình sự điều chỉnh năm 1999, nếu tội danh được thành lập, thì các quan chức này có thể sẽ phải lãnh nhận đến 10 năm tù.

Do vụ tham nhũng RBA có liên quan đến các quan chức ngân hàng, chính phủ một số quốc gia khách hàng, việc công khai danh tính các quan chức này cũng như chi tiết các vụ hối lộ tại tòa án là điều tất yếu.

Cuộc điều tra hiện nay của cảnh sát liên bang đang nhắm vào một số nước Á Châu, đứng đầu bảng là Nam Dương (Indonesia), Mã Lai và Việt Nam. Trong số này, cảnh sát Nam Dương đang hợp tác với cảnh sát liên bang Úc để điều tra kẻ môi giới tên Radius Christanto, người đã nhận số tiền huê hồng 3,65 triệu đô la Mỹ từ Securency, cũng như ít nhất hai quan chức ngân hàng cao cấp khác.

Đối với Việt Nam, ngoài việc nêu đích danh Lương Ngọc Anh là kẻ môi giới đứng đằng sau tất cả dàn xếp cho các hợp đồng in tiền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, báo chí Úc còn nêu rõ số tiền “huê hồng” được chi trả cho các quan chức Việt Nam chiếm khoảng 10% giá trị hợp đồng in tiền $125 triệu đô la, tức là tương đương 12,5 triệu đô la Úc. Được biết trong số này, riêng Lương Ngọc Anh ẵm trọn hơn 5 triệu đô la Mỹ.

Các cuộc điều tra trước đây của cơ quan Thương mại Úc Austrade cho thấy Lương Ngọc Anh không những là người của Bộ Công an mà còn là một nhân viên cao cấp của Bộ này, và có mối liên hệ chặt chẽ với quan chức các bộ ngành, các tỉnh thành. Đó cũng chính là lý do giúp Công ty CFTD của Bộ Công an dễ dàng ẵm gọn nhiều hợp đồng cung cấp hàng hoá dịch vụ công nghệ cao phục vụ ngành ngân hàng, tài chính, tự động hóa trong ngành điện và công nghiệp, các thiết bị an ninh cho ngành công an toàn quốc...

Ngoài ra báo chí Úc cũng nêu tên vị Giám đốc chi nhánh công ty CFTD tại Úc là Đỗ Minh Thương, cũng là Tùy viên Thương mại của phái đoàn Việt Nam tại Liên hiệp quốc (New York) và tại Tổ chức Thương mại Thế giới WTO tại Thụy Sĩ. Chi nhánh công ty CFTD tại Úc có văn phòng tại số 19 Karina St Frankston, VIC 3199 (vùng biển Frankston thuộc Melbourne). Tọa lạc trên miếng đất 2.500 m2 này là căn nhà rộng hơn 400 m2. Văn phòng này thật ra là tư gia (nhà riêng) của Lương Ngọc Anh hoặc là của Đỗ Minh Thương. Chỉ cần có được mã số miếng đất (Land reference number) thì việc xác định tên chủ nhân căn nhà cũng không ngoài tầm tay của một nhà điều tra tài tử (Các website như https://www.rpdata.net.au có thể giúp người mua bất động sản xác định danh tính chủ nhân chỉ với phí tổn $18).

clip_image004
clip_image006
Căn nhà số 19 Karina Street, “văn phòng đại diện” của công ty CFTD
(Hình chụp từ Google Maps)

Có một điều lạ là chỉ mới vào tháng 10 năm ngoái, tờ An ninh Thủ đô còn “lăng-xê” giới thiệu thân thế Lương Ngọc Anh trong cương vị “CEO - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển công nghệ CFTD” thì chỉ hai tháng sau Công ty CFTD đã có một ông Tổng Giám đốc mới. Trang website TTXVN đã giới thiệu “Ông Nguyễn Quang Nam, Tổng Giám đốc Công ty CFTD” qua bài viết “Ký hợp đồng chuyển giao công nghệ đỗ xe tự động”.

Có phải do báo chí Úc ầm ĩ khui vụ bê bối tại RBA đồng thời nêu đích danh Lương Ngọc Anh, đã khiến cho Bộ Công An phải tạm thời rút Ánh khỏi Công ty CFTD, hay thuyên chuyển công tác để tránh sự dòm ngó của dư luận?

Lương Ngọc Anh là “đồng chí” bị lộ đầu tiên, kéo theo cha con Lê Đức Thúy - Lê Đức Minh, rồi Đỗ Minh Thương, người của Bộ Thương mại. Và sắp tới đây khi các phiên tòa xử quan chức hai Công ty Securency và NPA, thì việc cung cấp các chứng từ và danh tánh của các đối tác, cá nhân có liên quan là điều không thể tránh khỏi. Tới khi đó sẽ có thêm nhiều “đồng chí bị lộ”.

Tuy nhiên, ở Việt Nam “bị lộ” và “bị xộ” (khám) là hai chuyện khác nhau, vì cán bộ trên dưới đều bao che lẫn nhau. Mới đây, khi được phóng viên báo Sài Gòn tiếp thị hỏi về vụ Nexus Technologies (Mỹ) và Công ty CFTD (liên can trong vụ RBA ở Úc), Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền một lần nữa xác định rằng “Các vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài mới chỉ là cá biệt”. Ông Tổng Thanh tra Chính phủ còn cho rằng chuyện tham nhũng “không hề tồn tại trên hợp đồng”, cho nên không dễ dàng gì điều tra, truy cứu được.

Nói như thế là ông Truyền muốn khẳng định rằng vụ CFTD - RBA rồi cũng sẽ chìm xuồng như biết bao vụ tham nhũng hối lộ khác. Vậy thì các “đồng chí sắp bị lộ” có thể yên tâm mà hạ cánh an toàn nhé!

Sydney ngày 10/06/2010

LM
Nguồn: Kami Blog

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn