Bà Clinton tuyên bố Hoa Kỳ quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông

image HÀ NỘI , Việt Nam (AP) - Chính phủ Obama hôm thứ Sáu tấn công vào việc tranh chấp lãnh thổ gai góc trên các hòn đảo ở Biển Đông, tuyên bố quyết định của họ là “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ, trong một hành động có thể chọc tức Trung Quốc.

Tại một diễn đàn an ninh khu vực http://www.foxnews.com/world/2010/07/23/clinton-claims-national-resolving-south-china-sea-disputes/ ở Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Rodham Clinton cho biết, Washington đã lo ngại các tuyên bố mâu thuẫn trên các chuỗi đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gây trở ngại cho thương mại hàng hải, cản trở việc đi lại trên vùng biển quốc tế trong khu vực, phá hoại Luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia” trong việc giải quyết các tranh chấp, bà nói. “Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình cộng tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần áp bức. Chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước tranh chấp nào”.

Bà Clinton nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không hỗ trợ bất cứ nước nào đang tranh chấp các hòn đảo nhưng ý kiến của bà sẽ làm cho Trung Quốc tức giận, nước vẫn cho là có chủ quyền ở Biển Đông, và khẳng định sẽ xử lý tranh chấp trực tiếp với các nước tranh chấp khác không theo luật quốc tế (international arena).

Bà cho biết, Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc với tất cả các bên, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines, để giúp đàm phán chấm dứt những tranh chấp.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không có bình luận ngay lập tức về những nhận xét của Clinton nhưng các viên chức Hoa Kỳ có mặt tại cuộc họp cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì lặp đi lặp lại lập trường lâu dài của Bắc Kinh rằng những tranh chấp không nên “quốc tế hóa”.

Xung đột lãnh thổ ở Biển Đông thỉnh thoảng nổ ra các cuộc đối đầu vũ trang, mặc dù Trung Quốc và các nước tranh chấp khác đã tìm cách giải quyết sự khác biệt một cách hòa bình thông qua quy tắc ứng xử (COC) năm 2002 (*).

Lực lượng Trung Quốc chiếm giữ phía Tây Hoàng Sa từ tay Việt Nam vào năm 1974 và đã đánh chìm ba tàu hải quân Việt Nam trong một trận hải chiến năm 1988. Các bên vẫn chưa phân ranh giới biên giới biển và nhiều người Việt Nam vẫn còn nghi ngờ Trung Quốc.

Cùng với ngư trường phong phú, khu vực này được cho là có trữ lượng dầu lửa và khí tự nhiên rất lớn. Các nhóm đảo cũng nằm trên các tuyến đường biển bận rộn và có nhiều dầu lửa và các nguồn tài nguyên khác thúc đẩy Trung Quốc mở rộng kinh tế nhanh.

(*) Năm 2002, Trung Quốc ký với ASEAN “Tuyên bố ứng xử giữa các bên trên Biển Đông”, không phải “Quy tắc ứng xử”.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: Foxnews

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn