Việt Nam: Đảng vẫn một mình một chợ

http://www.mentoring-disciples.org/images/duck.jpg


David Koh/Straits Times (Singapore)
Mã Yên Nhân dịch

Trong hàng chục năm, Quốc hội Việt Nam vẫn được mọi người coi là con dấu cao su. Nhưng ngày 19 tháng 6 vừa qua cơ quan lập pháp này đã bác dự án xây dựng đường sắt cao tốc, nối thủ đô Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh, do chính phủ đề nghị.

Các nhà quan sát gọi đấy là bước đi chưa có tiền lệ. Nhưng cần phải xem xét sự phấn khích của họ trong khung cảnh chung.

Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là người nắm quyền điều khiển. Nếu Bộ chính trị cho rằng cần phải xúc tiến dự án này bất chấp giá cả thì chắc chắn họ đã thúc đẩy công tác tiếp thị và các cơ quan tuyên truyển nhằm thuyết phục Quốc hội và cả dân tộc rằng đường sắt cao tốc có ý nghĩa sống còn đồi với lợi ích của đất nước.

Nếu tình hình căng thẳng thì kỷ luật sẽ được thắt chặt nhằm đảm bảo có đủ số phiếu ủng hộ dự án. Sự kiện là điều đó đã không xảy ra làm cho người ta nghĩ rằng cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về vấn đề đường sắt cao tốc.

Hơn nữa, đây không phải là lần đầu tiên Quốc hội nói “không” với Chính phủ, mặc dù mọi người đều công nhận rằng đây là lần đầu tiên cơ quan lập pháp này bác một dự án đầu tư lớn do Chính phủ đề nghị.
Trong mười năm qua, việc bổ nhiệm các Bộ trưởng đã được xem xét một cách kỹ lưỡng và đôi khi đã bị Quốc hội bác. Thí dụ như việc bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước năm 1997 đã bị Quốc hội bác.
Một vài vụ bổ nhiệm đã nhận được ít phiếu, mặc dù cuối cùng đã được chuẩn thuận, cho thấy sự bất bình của một số vị đại biểu Quốc hội.

Có một vài lí do để người ta bác bỏ dự án đường sắt cao tốc. Các phương tiện thông tin đại chúng bên ngoài Việt Nam nói rằng giá thành dự án quá cao và biện luận rằng nó sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Có lẽ chẳng mấy người sử dụng đường sắt vì chi phí đầu tư cơ bản cao sẽ dẫn đến giá vé cao.

Chi phí cho dự án này là 56 tỉ USD (78 tỉ dollar Singapore), nhưng tham nhũng và tham ô sẽ làm giá thành tăng gấp đôi. Các đại biểu Quốc hội sợ rằng Chính phủ sẽ dùng vốn vay phát triển chính thức (ODA) để đầu tư cho toàn bộ dự án. Điều đó có nghĩa là mỗi người Việt Nam, bất kể già trẻ, đều phải gánh một món nợ là 600 USD, vì dự án này.

Một lí do nữa là người ta ngờ rằng Chính phủ tìm cách thông qua dự án này trong năm nay là để dùng số liệu đầu tư cho công trình này hoặc một phần của nó nhằm quảng bá cho việc giải ngân và cuối cùng là con số thống kê GDP cho năm 2010. Sự gia tăng này sẽ được coi là thành tựu trong những cuộc hội nghị chính trị quan trọng.

Mặc dù nghi ngờ như thế là không có cơ sở, nó cũng phản ánh mối quan ngại từ lâu rằng chính quyền chú tâm làm sao đạt được những con số thống kê màu hồng chứ không phải là bản chất của chính sách.
Việt Nam có đường bờ biển dài, đi từ Bắc vào Nam bằng tàu hỏa phải mất hơn 35 tiếng đồng hồ. Nâng cấp con đường tàu hỏa này là ưu tiên cấp bách và nó có thể giúp thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế tại các khu vực ven biển.

Nhưng cải tiến con đường hiện nay bằng cách xây một đường ray nữa để cho tàu hỏa có thể chạy từ hai đầu cùng một lúc có thể có ý nghĩa kinh tế hơn.

Những đoạn đường bộ chất lượng tốt nối đường sắt với các khu công nghiệp cũng là nhu cầu cấp bách. Ngoài ra, hàng ngàn kilomet đường giao thông nông thôn cũng cần được nâng cấp và mở rộng.

Mặc dù việc bác bỏ dự án đường sắt cao tốc có thể là một sự kiện lịch sử, nhưng thực ra nó không làm thay đổi được cán cân quyền lực ở Việt Nam.

Tác giả là nghiên cứu sinh cao cấp ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

Nguồn: The Straits Times (Singapore) June 30, 2010 Wednesday
http://www.viet-studies.info/kinhte/Party_Will_Not_Railroaded.htm

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn