Vụ nhà máy 10 tỷ sập: Vì muốn "ông Hội đồng" bớt nóng!

Sông Tranh

clip_image003

Sự cố sập Nhà máy xử lý nước thải đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Ngày 13/7, nhà máy xử lý nước thải Thọ Quang, quận Sơn Trà đã được đưa vào vận hành. Tuy nhiên, chỉ mới sau 2 ngày (15/7), hệ thống bồn chứa của nhà máy đã đổ sập, khiến việc xử lý nước thải tại đây bị ngưng trệ hoàn toàn cho đến hôm nay.

Như Bee đã thông tin, nhà máy này có công suất 3.000m3/ngày đêm, do Sở Tài nguyên - Môi trường Đà Nẵng phối hợp với Công ty TNHH Khoa học Công nghệ môi trường Quốc Việt (TP HCM) xây dựng và thực hiện công nghệ xử lý. Toàn bộ nguồn nước thải của các doanh nghiệp trong KCN Dịch vụ thủy sản Thọ Quang sẽ được đấu nối vào đây để xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
 

Ngày xảy ra sự cố, Ban quan lý cảng cá Thọ Quang đã xác định được nguyên nhân là do việc xây dựng không bảo đảm chất lượng. Bể chỉ xây bằng đá hộc mà không có sự kết nối của bê-tông cốt thép. Do vậy, khi áp lực trong và ngoài bể chênh nhau đã gây nên sự đổ vỡ.

Ngày 19/7, trao đổi với Bee, ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường cũng một lần nữa khẳng định lại kết luận trên.
Ông Điểu cho biết, Vịnh Mân Quang đang chịu gánh nặng ô nhiễm thải ra từ hàng ngàn tàu cá ở âu thuyền, kiêm cảng cá Thọ Quang và hàng chục nhà máy chế biến thủy sản tại KCN Thủy sản Thọ Quang.

Đây là điểm nóng ô nhiễm môi trường tại Đà Nẵng đã kéo dài từ nhiều năm nay và nó luôn là đề tài làm “nóng” nghị trường mỗi khi diễn ra các cuộc tiếp xúc cử tri, nhất là kỳ họp HĐND của thành phố vừa qua. Chính vì vậy, sự ra đời của nhà máy là để cơ bản chấm dứt được tình trạng ô nhiễm tại đây và cũng giảm bớt những kiến nghị, bức xúc của người dân.

clip_image004

Cũng chính vì công trình nôn nóng hoàn tất sớm để kịp "hạ nhiệt" kỳ họp HĐND TP thứ 16, nên thi công không đảm bảo. Ảnh: ST

Theo ông Điểu, cũng chính vì công trình nôn nóng hoàn tất sớm để kịp "hạ nhiệt" kỳ họp HĐND TP thứ 16 (13-14/7), nên thi công không đảm bảo. Cho đến thời điểm này, khi có những thiệt hại của người dân do cá chết hàng loạt thì chính quyền các cấp mới “có dịp” xuống thị sát tình hình.

Hàng ngàn tấn cá chết trắng vịnh

Ngày 19/8, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Sở Tài nguyên – Môi trường thành phố Đà Nẵng, Ban quản lý cảng cá Thọ Quang, đại diện chính quyền quận Sơn Trà, phường Thọ Quang… đã đi kiểm tra tình hình thực tế, lấy mẫu nước trên vịnh Mân Quang (Sơn Trà) để kiểm tra mức độ ô nhiễm.
Trước đó, đã nhiều ngày, nước trên vịnh có hiện tượng màu đỏ ngầu, bọt trắng xuất hiện lờ đờ trên mặt nước. Cá nuôi tại các lồng bè của ngư dân chết trắng. Đáng nói, đây là vụ cá nuôi sắp thu hoạch, mọi đầu tư của ngư dân nhiều tháng nay giờ trắng tay.

clip_image006

Ông Be đang chỉ cho thấy cá chết khô trên bờ.

Hiện tại vịnh Mân Quang có khoảng 13 hộ nuôi 9 bè cá, mỗi bè khoảng từ 1.300 đến 1.500 con. Theo ông Đoàn Văn Be (1965, một hộ nuôi cá tại đây cho biết, cho đến hôm nay thì toàn bộ cá trong lồng bè chết không còn một con. Nếu tính giá cá 130.000 đồng/kg (cá hồng) và 250/ký cá mú thì mỗi bè mất từ 700 đến 800 triệu đồng.
Cũng theo ông Be, không chỉ các loại cá mú, cá hồng... nuôi trong lồng đột nhiên chết hàng loạt, mà 2 ngày qua hầu như mọi sinh vật không sống được. Cá, tôm, cua, ghẹ... tự nhiên trên vịnh chết trôi tấp trắng bờ.
Các hộ dân đã vớt cá chết đem chôn để tránh tình trạng ô nhiễm, bốc mùi hôi thối ra môi trường, do thời tiết nắng nóng.
Hiện tượng cá chết trắng cũng đúng vào thời điểm vỡ bồn chứa của Trung tâm Xử lý nước thải công nghiệp tại KCN Thủy sản Thọ Quang.
Hiện đơn vị thi công đang cố gắng khắc phục sự cố, bơm nước thải vào bể chứa thứ hai. Còn cho đến thời điểm này, những thiệt hại của người dân do cá chết hàng loạt vẫn chưa có phương án khắc phục.

ST

Nguồn: Beenet

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn