Đối đầu giữa Trung Quốc với các nước trên biển Đông

Ngọc Trân, thông tín viên RFA
clip_image001

Tàu ngư chính 311 đã tuần tra khu vực gần Trường Sa từ đầu tháng 4.2010. Ảnh: www.agri.gov.cn

Trong vài tháng qua, có những cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với các nước trên Biển Đông. Tin tức cho biết, gần đây đã xảy ra một cuộc đụng độ giữa tàu của Hải quân Indonesia với các tàu ngư chính Trung Quốc.

Trước đây, cũng đã có các cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Malaysia với các tàu ngư chính và các tàu đánh cá của Trung Quốc. Các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc xảy ra trên Biển Đông trong thời gian qua ra sao? Phản ứng của một số nước trong khu vực thế nào? Ngọc Trân có bài tường trình.

Đụng độ với tàu Hải quân Indonesia

Theo tin từ nhật báo Mainichi của Nhật Bản, cho biết, hồi giữa tháng 5 năm nay, lần đầu tiên các tàu ngư chính Trung Quốc có trang bị vũ khí, đã hộ tống các tàu đánh cá nước này đi đánh cá ở khu vực gần quần đảo Natura, thuộc Indonesia. Một trong những tàu đánh cá Trung Quốc đã bị phía Indonesia bắt giữ hôm 15 tháng 5, thế nhưng sau đó, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã đến giải vây cho tàu này và buộc tàu tuần tra Indonesia phải thả tàu đánh cá Trung Quốc.

“Một trong những tàu đánh cá Trung Quốc đã bị phía Indonesia bắt giữ hôm 15 tháng 5, thế nhưng sau đó, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã đến giải vây cho tàu này và buộc tàu tuần tra Indonesia phải thả tàu đánh cá Trung Quốc”.

Cũng theo tin từ báo Mainichi, cuối tháng 6 vừa qua, đã có một cuộc đụng độ xảy ra giữa các tàu ngư chính Trung Quốc và tàu tuần tra Indonesia ở đảo Laut, cách đảo Natura của Indonesia khoảng 105 km về phía Tây Bắc.

Tin tức cho biết thêm, hôm 22 tháng 6, có hơn mười tàu đánh cá của Trung Quốc đã được các tàu ngư chính nước này hộ tống, xuống đánh cá ở khu vực nói trên, và một trong những tàu đánh cá này cùng các thủy thủ trên tàu đã bị một tàu tuần tra Indonesia bắt giữ cũng vào

PHILIPPINES-CHINA-MILITARY-DIPLOMACY

Chiến hạm trang bị tên lửa của Trung Quốc ghé cảnh quốc tế ở Philippines tháng 4, 2010. AFP

ngày này. Thế nhưng, khoảng 30 phút sau đó, hai tàu ngư chính của Trung Quốc đã xuất hiện và giải vây cho tàu đánh cá Trung Quốc bằng cách đe dọa sẽ tấn công tàu tuần tra của Indonesia, nếu phía Indonesia không chịu thả chiếc tàu mà họ đang giữ. Song song với lời đe dọa, tàu ngư chính của Trung Quốc cũng đã chĩa súng vào tàu tuần tra của Indonesia.
Một trong những tàu ngư chính của Trung Quốc có liên quan trong cuộc đối đầu lần này đó là tàu 311, có trọng tải khoảng 4.500 tấn. Đây là tàu ngư chính có trang bị vũ khí, đã được chuyển đổi từ một tàu quân sự, thường xuyên được phía Trung Quốc phái đi tuần tra trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa.

“Hai tàu ngư chính của Trung Quốc đã xuất hiện và giải vây cho tàu đánh cá Trung Quốc bằng cách đe dọa sẽ tấn công tàu tuần tra của Indonesia. Song song với lời đe dọa, tàu ngư chính của Trung Quốc cũng đã chĩa súng vào tàu tuần tra của Indonesia”.

Có lẽ phía Indonesia biết mình yếu thế, không thể thắng nổi các tàu ngư chính của Trung Quốc, nên họ đã thả chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc, thế nhưng vào sáng hôm sau, khi tàu Hải quân Indonesia đến hiện trường để tiếp ứng, phía Indonesia bắt giữ lại chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc mà họ đã thả ra ngày hôm trước. Tin tức cũng cho biết, cuối cùng tàu đánh cá này cùng các thủy thủ Trung Quốc cũng được thả ra, sau các cuộc đàm phán giữa hai bên.
Mặc dù tin tức từ báo chí Trung Quốc có đưa tin về tàu đánh cá, cùng chín thuyền viên của nước họ bị Indonesia bắt giữ hôm 22 tháng 6, thế nhưng tin tức từ phía Trung Quốc chưa từng nhắc đến đến sự đối đầu giữa Trung Quốc với tàu Hải quân Indonesia hôm 23 tháng 6.

“Tổng thống Indonesia cũng đã thừa nhận, căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng ở gần quần đảo Natuna, Indonesia”.

Trong khi đó, tin tức từ phía Indonesia cũng không hề công bố rộng rãi sự đối đầu này, có lẽ do Indonesia cân nhắc các mối quan hệ với Trung Quốc, thế nhưng trong một buổi họp nội các khoảng một tháng sau khi sự cố xảy ra, Tổng thống Indonesia cũng đã thừa nhận, căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng ở gần quần đảo Natuna, Indonesia. 

Indonesia phản đối lên Liên Hiệp Quốc

Ngoài việc đối đầu trên biển, một hành động cứng rắn khác mà phía Indonesia đã thể hiện đó là, hồi 8 tháng 7 vừa qua, nước này đã gửi một bức thư cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, lên tiếng phản đối việc đòi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là vô căn cứ.

Trong bức thư đệ trình lên Liên Hiệp Quốc, phía Indonesia cho biết, họ không tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và chỉ đứng ở vai trò trung gian, cho nên Indonesia không thiên vị nước nào trong vấn đề tranh chấp.

Bức thư còn lập luận rằng, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, rõ ràng là thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và xâm phạm lợi ích chính đáng của cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, rõ ràng là thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và xâm phạm lợi ích chính đáng của cộng đồng quốc tế.

Thư đệ trình lên LHQ của Indonesia

Bức thư có đoạn viết như sau: “Indonesia đã theo dõi chặt chẽ các cuộc tranh luận về bản đồ mà nhiều người gọi là ‘bản đồ với chín vạch chấm’. Cho tới nay chưa có một lời giải thích nào về cơ sở pháp lý, phương pháp vẽ, và nguyên trạng của những vạch chấm rời rạc này”.

clip_image003

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ. Photo courtesy of lysonforum.

Trong một đoạn khác, Indonesia cũng đã phản đối văn bản có bản đồ chín vạch mà Trung Quốc đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc như sau: “Cái gọi là ‘bản đồ với chín vạch chấm’ trong văn bản CML/17/2009 (tức văn bản mà Trung Quốc trình lên Liên Hiệp Quốc ngày 7 tháng 5 năm 2009), rõ ràng là thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và làm đảo lộn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982”.

Cuối thư, phía Indonesia cũng đã yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc chuyển bức thư đó tới tất cả các thành viên của Ủy ban Thềm lục địa (CLCS) và các nước thành viên đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cùng tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc.

Phía Indonesia cũng đã yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc chuyển bức thư đó tới tất cả các thành viên của Ủy ban Thềm lục địa (CLCS) và các nước thành viên đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cùng tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc.

Qua bức thư này, chúng ta có thể thấy rằng, Indonesia thể hiện sự quyết đoán trong chính sách ngoại giao của họ, khác với thái độ im lặng thường thấy của nước này từ trước tới nay.

Đụng độ với Việt Nam và Malaysia

Ngoài việc đối đầu với Indonesia, gần đây Trung Quốc cũng đã có những lần chạm trán với Việt Nam và Malaysia trên Biển Đông.

Trong một bài viết đăng trên Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết, từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 4, các tàu đánh cá Trung Quốc đã bị nhiều tàu đánh cá Việt Nam bao vây trên Biển Đông, do các tàu này đánh cá ở vùng biển Việt Nam.

Tin tức cũng cho biết thêm, vào lúc đông nhất, có khoảng 60 chiếc tàu Việt Nam bao vây các tàu đánh cá Trung Quốc. Ngay sau đó, phía Trung Quốc đã phái một đội tàu đến giải vây cho các tàu đánh cá của họ, và các tàu Việt Nam đã rút lui khỏi hiện trường hôm 12 tháng 4

Tin tức cũng cho biết thêm, vào lúc đông nhất, có khoảng 60 chiếc tàu Việt Nam bao vây các tàu đánh cá Trung Quốc. Ngay sau đó, phía Trung Quốc đã phái một đội tàu đến giải vây cho các tàu đánh cá của họ, và các tàu Việt Nam đã rút lui khỏi hiện trường hôm 12 tháng 4.

Malaysia cũng là nước phản đối mạnh mẽ các hành động hiếu chiến của Trung Quốc. Tin tức cho hay, hồi cuối tháng 4, các tàu ngư chính hộ tống một số tàu Trung Quốc đến đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế thuộc lãnh hải Malaysia, và đã đối đầu với tàu chiến và máy bay chiến đấu của nước này.

Báo chí Trung Quốc cũng đã đưa tin, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã bị tàu Malaysia rượt đuổi trong khoảng 17 tiếng đồng hồ hồi cuối tháng 4. Căng thẳng giữa hai bên gia tăng khi một tàu chiến Malaysia, đã chĩa khẩu pháo hạm vào tàu Ngư chính 311 của Trung Quốc. Phi cơ chiến đấu của Malaysia cũng xuất hiện trên bầu trời để cảnh cáo Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải của nước họ.

Việc khăng khăng đòi chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Bắc Kinh, có lẽ khó tránh khỏi những cuộc đụng độ xảy ra giữa Trung Quốc với các nước trong tương lai.

Nguồn: RFA, 03-8-2010

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn