Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng quân sự ở nước ngoài

Christian Gomez

23-08-2010

Cộng sản Trung Quốc vẫn còn thụ động trong việc chỉ thẳng vào Bắc Hàn về việc đánh chìm tàu Cheonan của Hải quân Nam Hàn, dường như để Bắc Hàn được lợi trong việc nghi ngờ. Nếu một cuộc chiến bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên, liệu Trung Quốc sẽ can thiệp quân sự đại diện cho Bắc Hàn, như họ đã từng làm trong Chiến tranh Triều Tiên?

Mặc dù không có câu trả lời cho câu hỏi đó, rõ ràng là Trung Quốc sở hữu ảnh hưởng quân sự đáng kể và xem Hoa Kỳ như là một cường quốc thù địch. Cũng quá rõ là một cuộc chiến tranh mới ở Triều Tiên nhất thiết sẽ gồm các binh sĩ Hoa Kỳ, bất kể Quốc hội Hoa Kỳ hay dân Mỹ muốn tham gia hoặc muốn tránh một cuộc xung đột, kể từ khi Hoa Kỳ duy trì hàng chục ngàn binh sĩ ở Nam Hàn hơn nửa thế kỷ sau chiến tranh Triều Tiên.

Ngày 16 tháng 8, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đệ trình báo cáo hàng năm lên Quốc hội về tình hình quân sự hiện tại của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Theo báo cáo, Bộ Quốc phòng "ước tính tổng số chi tiêu liên quan đến quân sự của Trung Quốc trong năm 2009 là hơn $150 tỷ, sử dụng giá cả và tỷ giá hối đoái năm 2009”.  Để so sánh, báo cáo hàng năm, năm 2009 của Bộ Quốc phòng ước tính "tổng số chi tiêu liên quan đến quân sự của Trung Quốc trong năm 2008 từ $105 đến $150 tỷ, sử dụng giá cả và tỷ giá hối đoái năm 2007".

Báo cáo của Bộ Quốc phòng mới đây đã phác thảo việc gia tăng quân sự gần đây của Trung Quốc, cung cấp sự đánh giá sẵn sàng của quân đội Trung Quốc trong hiện tại và cho kế hoạch dài hạn.

Tóm tắt báo cáo của Bộ Quốc phòng nói rằng “Khả năng duy trì sức mạnh quân sự ở xa của Trung Quốc hiện vẫn còn hạn chế”. Nhưng tương lai thì sao? Tờ Nhân dân nhật báo (tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc) đưa tin rằng, “hơn 1.000 sĩ quan quân đội và không quân và binh lính của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ tham gia vào một cuộc tập trận chống khủng bố ở Kazakhstan vào mùa thu này”, theo phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.

Việc tập trận quân sự của Trung Quốc sẽ diễn ra tại căn cứ Matybulak, gần Gvardeisky ở Kazakhstan, là một phần trong các bài diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Sứ mệnh Hòa bình 2010” của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), sẽ được tổ chức từ ngày 9 đến ngày 25 tháng 9 năm nay.

SCO là một sự thỏa thuận an ninh chung Âu – Á (Euroasian), gồm Trung Quốc, Nga, và một số nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô trước đây như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, và Uzbekistan. Các quan sát viên khác là thành viên của SCO gồm Belarus, Mông Cổ, Pakistan, Ấn Độ và Iran. Cùng làm việc với nhau như một, mục tiêu của chính của SCO, theo website chính thức của nó là để chống "chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan". SCO được nhiều người ở phương Tây mô tả như là để tạo nên một thách thức đối với Mỹ hoặc ảnh hưởng của phương Tây ở Trung Á, xem SCO như chống lại NATO của phương Đông hay Hiệp ước Warsaw mới.

Khả năng Trung Quốc phô trương quân sự vượt ra ngoài biên giới của họ, có thể hiện nay bị giới hạn, nhưng dẫn đầu SCO trong năm 2010, đã cho họ cơ hội mới để thực hiện các trò chơi chiến tranh giả và diễn tập quân sự ở bên ngoài đất nước họ. Tin tức về việc triển khai của Trung Quốc với Kazakhstan, thậm chí chỉ một vài tuần, chứng tỏ rằng Trung Quốc được xác định mở rộng khả năng bên ngoài hoặc ở nước ngoài.

Trang 2 trong báo cáo của Bộ Quốc phòng cũng đã nói rằng, Hải quân Trung Quốc "nâng cao khả năng nhắm tới mục tiêu không giới hạn (OTH) Sky Wave và radar vượt quá chân trời Surface Wave". Radar vượt quá chân trời có thể được sử dụng cùng với vệ tinh hình ảnh để hỗ trợ trong việc định vị mục tiêu ở khoảng cách rất xa từ bờ biển Trung Quốc, để hỗ trợ cho những cuộc tấn công đường dài chính xác, bao gồm cả tên lửa đạn đạo chống tàu.

Liên quan đến tên lửa đạn đạo chống tàu, Quân đội Trung Quốc gần đây đã chính thức để lộ việc “thay đổi trò chơi” tên lửa giết người trên biển – Đông Phong 21A. Tên lửa Đông Phong 21A, theo tin từ FOX News, có khả năng thâm nhập vào “hệ thống phòng thủ của cả tàu sân bay đang di chuyển hiện đại nhất ở khoảng cách hơn 900 dặm” và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho một tàu sân bay như thế trước khi nó có thể trả đũa bằng cách cho máy bay chiến đấu vào bờ biển Trung Quốc.

Báo cáo của Bộ Quốc phòng, trang 24, cũng đã trích dẫn từ sách trắng quốc phòng của Trung Quốc năm 2008 trong việc mô tả làm thế nào để Trung Quốc chuyển từ “phòng thủ trong khu vực sang phòng thủ di động trong khu vực”. Báo cáo đã mô tả rằng các cải cách bên trong lục quân Trung Quốc ăn khớp với “các khả năng ngày càng gia tăng về ‘các hoạt động tích hợp trên không và trên bộ, các cuộc diễn tập đường dài, tấn công nhanh, và các hoạt động đặc biệt’... theo mô hình học thuyết của Nga và chiến thuật quân sự của Mỹ”.

Biết rằng Trung Quốc đang cố gắng bắt chước lục quân của họ giống như "chiến thuật quân sự của Mỹ", Bộ Quốc phòng công bố ngày hôm sau rằng họ muốn nối lại liên lạc quân sự với Trung Quốc bằng hình thức tập trận quân sự chung, như có thể thấy trong video này của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến Trung Quốc cùng huấn luyện với nhau hồi năm 2007.

Bất kể quan hệ đối tác mà Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ có thể muốn lập với Cộng sản Trung Quốc, Hoa Kỳ vẫn bị Trung Quốc xem có thái độ thù địch và bị nghi ngờ. Một lãnh đạo quân sự Trung Quốc gọi tàu sân bay USS George Washington (CV-73), tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, loại Nimitz, như "một mục tiêu di chuyển" nếu đi vào Hoàng Hải, là một phần của kế hoạch tập trận hải quân chung Mỹ - Nam Hàn.

Đây không phải là lần đầu tiên một viên tướng Trung Quốc đưa ra lời hùng biện đe dọa chống lại Hoa Kỳ; hồi mùa hè năm 2005, Thiếu tướng Chu Thành Hổ đã nói: "Chúng tôi, Trung Quốc sẽ chuẩn bị cho sự hủy hoại tất cả các thành phố phía Đông Xian [ở Trung phần Trung Quốc]. Tất nhiên người Mỹ sẽ phải chuẩn bị sẵn hàng trăm ... thành phố sẽ bị người Trung Quốc phá hủy".

Trong khi Trung Quốc có vẻ không thích ý kiến có tàu sân bay USS George Washington di chuyển gần bờ biển của họ, Trung Quốc không gây sự qua các cuộc tập trận hải quân gần đây của chính họ hồi tháng Bảy vừa qua ở vùng biển tranh chấp, biển Đông, khi một hạm đội nhiều tàu ngầm tấn công chạy bằng dầu diesel và các chiến hạm chạy trên mặt nước, từ Hải quân Trung Quốc, "bắn tên lửa dẫn đường và hệ thống phòng không chống tên lửa thử nghiệm", theo Tân Hoa xã, cũng như tin tức của AFP.

Cuộc tập trận này cùng với việc gia tăng hải quân gần đây của Trung Quốc, như báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, đã báo động ở Nhật Bản, nơi Chính phủ gần đây đã thông báo rằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản lên kế hoạch tiến hành tập trận hải quân và không quân của riêng họ trong tháng 12, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. 

Việc gia tăng quân sự của Trung Quốc có thể là từng bước một, có một chặng đường dài để đi, trước khi sức mạnh của họ sánh với Hoa Kỳ, nhưng không có câu hỏi về sự gia tăng kinh tế của Trung Quốc là chất xúc tác cho Quân đội Trung Quốc trong tương lai.

Trong năm 2008, ông John Hawksworth, người đứng đầu về kinh tế vĩ mô tại Công ty PricewaterhouseCoopers LLP (một công ty dịch vụ tư vấn, thuế và bảo hiểm chủ yếu cho ngành công nghiệp), cho rằng, “dự đoán mới nhất của chúng tôi cho thấy Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ vào khoảng năm 2025 để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và sẽ tiếp tục tăng khoảng 130% quy mô của Hoa Kỳ vào năm 2050”.

Với một nền kinh tế rất lớn hoặc mạnh hơn so với Hoa Kỳ, khả năng của Trung Quốc làm tốt hơn Hoa Kỳ trong một kịch bản về chiến tranh lạnh trong tương lai, hoặc chạy đua vũ trang, gia tăng đáng kể, đặt ra mối đe dọa an ninh nghiêm trọng trong tương lai.

Dân biểu Ike Skelton (Đảng Dân chủ - bang Missouri), Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố như sau, liên quan đến báo cáo của Bộ Quốc phòng:

Tôi tiếp tục tin rằng Trung Quốc không nhất thiết phải là mối đe dọa cho Hoa Kỳ và rằng Trung Quốc không cần phải xem Hoa Kỳ như một mối đe dọa đến lợi ích của họ. Tuy nhiên, xung đột giữa hai quốc gia vẫn có khả năng, và chúng ta phải luôn sẵn sàng chuẩn bị cho bất cứ điều gì xảy ra trong tương lai về mối quan hệ an ninh Mỹ - Trung. Đồng thời, mỗi nước chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng hành động của chúng ta có thể gây ra những hậu quả ngoài ý muốn, và mặc dù hợp tác là con đường khó khăn, nhưng đó là con đường cuối cùng mang lại lợi ích tốt nhất cho hai quốc gia.

Lời tuyên bố của dân biểu Skelton rằng "xung đột giữa hai quốc gia vẫn có khả năng" chắc chắn có vẻ sáng tỏ do các hành động quân sự gần đây của Trung Quốc – từ các cuộc diễn tập SCO tại Kazakhstan, cho tới các cuộc tập trận hải quân trên biển Đông – cũng như các phát triển ở Nam Hàn.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: Thenewamerican

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn