Việt Nam “nhập siêu” EPC từ Trung Quốc

Phạm Huyền

image

Nhiệt điện Hải Phòng do Trung Quốc làm tổng thầu, bị chậm tiến độ 2 năm. Ảnh: Công ty Nhiệt điện Hải Phòng

Trúng thầu rất hoành tráng và “ồ ạt” có mặt ở khắp đại công trường Việt Nam. Dường như, không một công trình trọng điểm kinh tế nào của Việt Nam mà lại “vắng bóng” đối tác Trung Quốc.

Song theo rà soát của Bộ Công thương, tình trạng nhà thầu Trung Quốc làm chậm tiến độ các dự án trên là phổ biến, trong khi chất lượng thiết bị, công nghệ xét cho cùng, vẫn rất cách biệt so với các nước G7.

Đây là đòn hiểm kinh tế mà nước láng giềng đánh thẳng vào mạng sườn chúng ta. Trình độ kỹ thuật của TQ thì ai còn lạ, nhất là loại kỹ thuật đem ra thực thi cho các công trình của nước anh em “4 tốt” như nước ta. Thành ra tưởng rẻ mà cuối cùng đâm ra đắt khủng khiếp. Sẽ có bao nhiêu nhà máy Trung Quốc trên đất nước này rốt cục trở thành phế phẩm với dây chuyền công nghệ lạc hậu ông anh thải ra để ông còn lo mua công nghệ mới? Chắc là rất nhiều.

Thế nhưng, nào là những lời mời chào giá rẻ và nhất là món lại quả hậu hỹ thì đố con cá bự Nhà nước nào của Việt Nam mà không cắn câu. Cuối cùng đất nước bê trệ mặc xác chúng mày, tao “hạ cánh an toàn” rồi.

Bauxite Việt Nam

(VNR500) - Hơn 20 năm qua, FDI từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Nhưng nếu là tổng thầu EPC thì tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất… của Việt Nam đều do Trung Quốc đảm nhiệm với giá trị trúng thầu hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD/dự án.

Lấn sân hầu hết lĩnh vực công nghiệp thượng nguồn

Cho đến nay, chưa có một thống kê chính thức đầy đủ nào về vai trò tổng thầu EPC của các doanh nghiệp Trung Quốc trong các công trình ở Việt Nam, song, các quan chức ngành công thương đều khẳng định, tỷ lệ trúng thầu EPC của Trung Quốc phải là 90%.

Tổng hợp sơ bộ tình hình hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc của Bộ Công thương hồi tháng 7/2009 cho thấy, có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang tham gia làm tổng thầu EPC hoặc là đối tác đầu tư cho 41 dự án ở Việt Nam.
Trong đó, có 12 dự án sản xuất và phân phối điện, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ: viễn thông, đào tạo, dệt may, nhựa, và thuốc lá…

Điều đáng chú ý là, 41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng.

Đồng thời, chủ đầu tư đều là trụ cột kinh tế Việt Nam như Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Hóa chất…

Cũng theo thống kê sơ bộ này, lĩnh vực điện của Việt Nam thu hút các nhà thầu Trung Quốc nhiều nhất, vì tổng số dự án là áp đảo so với các ngành khác.

Trong đó, nổi danh nhiều nhất và gắn với các gói thầu “tỷ đô” là Tập đoàn điện khí Thượng Hải - Trung Quốc (SEC) và Tập đoàn Đông phương Trung Quốc.

Năm 2007, SEC đã nhận thầu EPC cho cả  2 công trình nhiệt điện Quảng Ninh 1 và Quảng Ninh 2 với giá trị mỗi gói EPC khoảng trên 400 triệu USD.

Đến tháng 10/2009, SEC tiếp tục được EVN tín nhiệm với gói thầu khổng lồ hơn, trị giá 1,3 tỷ USD tại dự án  nhiệt điện Vĩnh Tân 2.

Tương tự, Tập đoàn Đông phương Trung Quốc liên doanh với Marubeni Nhật Bản hồi năm 2009, chỉ nhận gói thầu tới 500 triệu USD ở dự án nhiệt điện Hải Phòng 1. Song, đến tháng 3/2010, tập đoàn này đã tiếp tục trúng gói thầu EPC trị giá tới 1,4 tỷ USD tại dự án nhiệt điện Duyên Hải 1.
Song, có lẽ, gói thầu khổng lồ nhất phải là gói EPC cho dự án Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương do Tập đoàn tư nhân Tân Tạo làm chủ đầu tư.  Gói thầu này trị giá tới gần 2 tỷ USD và thuộc về Tập đoàn China Huadian Engineering (CHEC) của Trung Quốc, vừa được ký hồi tháng 7/2010.
Bên cạnh đó, những “thương hiệu Trung Quốc” quen thuộc trong ngành điện Việt Nam từ năm 2007-2008, phải kể đến là Tập đoàn Cáp Nhĩ Tân (HPE), Tập đoàn xây dựng Chengda, SFECO, Tổng công ty thiết bị nặng Trung Quốc (CHMC). Ở vai trò mua bán và đầu tư điện, không thể không nhắc tới Công ty Vân Nam Trung Quốc.

Lĩnh vực hấp dẫn thứ hai ở Việt Nam và đến nay, gần như 100% gói thầu EPC đều do Trung Quốc chiếm lĩnh là khai khoáng nhôm và bauxit.

image

Công trường bauxit nhôm Lâm Đông cũng chậm tiến độ (ảnh: tainguyenmoitruong.com.vn)

Ở lĩnh vực này, công ty TNHH công trình quốc tế nhôm Trung Quốc (Chalieco) đã gắn bó với tổ hợp Bauxit nhôm Lâm Đồng của TKV với giá trị gói thầu EPC là 466 triệu USD. Đây cũng là dự án “khủng” nhất của ngành khai khoáng Việt Nam, tổng vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng, hứa hẹn một ngành công nghiệp nhôm xán lạn trong tương lai.

Chỉ 2 năm sau, mặc dù việc triển khai dự án trên chậm tiến độ, song Chalieco vẫn tiếp tục nhận được sự “sủng ái” của TKV khi lại được ký hợp đồng trực tiếp nhận thầu ở dự án Alumin Nhân Cơ - Đăk Nông với trị giá lớn hơn: 499,2 triệu USD.

Trong lĩnh vực hóa chất, nổi bật nhất vẫn là dự án xây dựng Nhà máy phân đạm Cà Mau do PVN làm chủ đầu tư, cũng do liên danh nhà thầu Trung Quốc gồm Wuhan Engieering Co (WEC) và China National Machinery Import and Export Copr. (CMC) thực hiện. Gói EPC này có giá trị tới 575 triệu USD.

Ngoài ra, làm EPC ở lĩnh vực luyện kim cho Việt Nam, khai thác quặng sắt, có Tập đoàn Khoa học và thương mại luyện kim Trung quốc MCC, Gang thép Côn Minh, ở lĩnh vực dầu khí là sự xuất hiện của Tập đoàn Quốc gia hải dương Trung quốc CNOOC, Tập đoàn A Xin Ao Trung Quốc, Tập đoàn CMG…

Trung Quốc sẽ “hút” hàng chục tỷ USD của Việt Nam

Trung Quốc luôn là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập siêu hàng hóa từ nước này tới 6,2 tỷ USD, chiếm 80% tổng mức nhập siêu từ các nước.

Tuy nhiên, với phác thảo trên thì thứ “hàng hóa” mà chúng ta đang nhập siêu từ Trung Quốc với giá trị kim ngạch khủng khiếp nhất chính là các gói thầu EPC.

Hồi năm ngoái, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam đã gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ phân tích về sự thua thiệt khi để nước ngoài lấn sân “thị trường EPC”.

Hiệp hội này đã ước tính, ba ngành điện, xi măng và alumin của Việt Nam trong giai đoạn đến 2025, sẽ cần tới khoảng 107 tỷ USD để đầu tư mua máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất.

Trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, mỗi năm, chúng ta phải thực hiện một khối lượng từ 25-30 tỷ USD, chiếm 35% GDP quốc gia và trong đó, sẽ phải nhập 10-12 tỷ USD tiền vật tư, thiết bị.

Tiếc thay, với cơ chế đấu thầu ở Việt Nam thực chất là đấu thầu về giá, không có nhà thầu nào có thể vượt qua các nhà thầu Trung Quốc, Hiệp hội này khẳng định.

Theo luật của Việt Nam, ở giai đoạn 1 sơ tuyển năng lực và kinh nghiệm, các nhà thầu đều vượt qua. Kể cả nhà thầu không có kinh nghiệm thì có thể thuê tư vấn có kinh nghiệm thầu, hoặc một số nhà thầu liên danh có đủ năng lực kinh nghiệm thầu.

Tuy nhiên, ở giai đoạn 2 là đấu giá thương mại thì không ai cạnh tranh nổi với nhà thầu Trung Quốc.

Nhìn từ góc độ “lợi nhuận”, Hiệp hội Cơ khí cho rằng, khi các đối tác nước ngoài như Trung Quốc thực hiện, thì 100% công việc tại dự án là “nhập khẩu”, từ lao động phổ thông như nấu ăn, vệ sinh, bảo vệ, cho đến Kỹ sư, công nhân, lắp máy... và vật tư. Vô hình trung, chúng ta đã tạo công ăn việc làm và GDP cho nước bạn và làm gia tăng nhập siêu.

Còn nhìn từ góc độ đánh giá chất lượng, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ năng lượng, Bộ Công thương khẳng định: “Ước 90% các nhà máy nhiệt điện than trong Quy hoạch 6 đều do Trung Quốc làm”.

Khi mở thầu các dự án điện, giá thầu của các nhà đầu tư Trung Quốc quá hấp dẫn. Nếu 1 nước G7 bỏ thầu với suất đầu tư là hơn 2000 USD/kWh thì ở dự án của Trung Quốc, chỉ khoảng 1000 USD/kWh”.

Và khi đó, với một mức giá rẻ như vậy, cộng với cam kết về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, thì không có lý do gì mà Việt Nam “từ chối” hồ sơ của họ, nhất là khi chúng ta luôn thiếu vốn làm điện”, ông Hường chia sẻ.

Trúng thầu rất hoành tráng và “ồ ạt” có mặt ở khắp đại công trường Việt Nam. Dường như, không một công trình trọng điểm kinh tế nào của Việt Nam mà lại “vắng bóng” đối tác Trung Quốc.

Song theo rà soát của Bộ Công thương, tình trạng nhà thầu Trung Quốc làm chậm tiến độ các dự án trên là phổ biến, trong khi chất lượng thiết bị, công nghệ xét cho cùng, vẫn rất cách biệt so với các nước G7.

Trung Quốc lại rất khiêm tốn trong vai trò là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tính đến 20/7/2010, Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 733 dự án, với tổng vốn đăng ký là 3,17 tỷ USD trong đó, vốn điều lệ là 1,4 tỷ USD. So với hơn 188 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam (còn hiệu lực), FDI của Trung Quốc chỉ chiếm có 1,5% và xếp thứ 14 trong số 91 quốc gia.

Trong 7 tháng đầu năm 2010, vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam khoảng 307 triệu USD, đứng thứ 7 trong số 41 quốc gia.

Nguồn: http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=872

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn