Nhìn lại vụ kẹt hầm mỏ Chile

 

clip_image001

Tổng thống Chile tới khu mỏ ở miền bắc nước này nơi các kỹ sư đang thực hiện việc giải cứu 33 thợ mỏ bị kẹt bên dưới từ hai tháng nay.

Toàn bộ vụ việc này từ đầu ra sao, các thợ mỏ này bị kẹt bên dưới như thế nào?

Hôm 5 tháng Tám đường hầm chính dẫn vào mỏ khai thác vàng và đồng San Jose đã bị sập khiến 33 thợ mỏ bị kẹt lại. Hơn hai tuần sau người ta phát hiện là tất cả những người thợ mỏ này đều còn sống - sau khi họ gắn một mảnh giấy viết tay vào một dụng cụ được những người cứu trợ gửi xuống.

Một đường ống được sử dụng để đưa các hộp cung ứng xuống đã trở thành nguồn sống của những người thợ mỏ này. Họ được nhận thuốc men, các viên chống mất nước và thức ăn có lượng calori và protenin cao tương tự với thức ăn được dành cho các nhà du hành vũ trụ.

Để bảo đảm sức khỏe tinh thần cho những người thợ mỏ này, người ta đã không nói với họ rằng có thể phải mất tới 4 tháng mới đưa được họ ra khỏi đó. Thoạt đầu, người ta ước tính là phải tới cuối năm mới đưa được họ ra khỏi đây, vì có thể phải mất hàng tháng mới khoan được một đường ống mới đủ rộng để kéo những người này ra an toàn.

Một quyết định đã được đưa ra về việc liệu khoan đường ống đó ở đây. Những người thợ mỏ bị kẹt sâu dưới lòng đất 700 mét. Việc khoan một đường ống giải cứu được bắt đầu vào cuối tháng Tám. Các trang thiết bị đặc biệt được gửi tới từ Đức.

Ban đầu có ba máy khoan được dùng để khoan 3 điểm khác nhau. Tới thứ Bảy tuần trước, 9/10, một trong số này, khoan mang tên Kế hoạch B, đã tới được nơi những người thợ mỏ bị kẹt lại. Một khoang đặc biệt để những thợ mỏ đứng trong đó và được kéo lên mặt đất đã được thử nghiệm thành công vào hôm thứ Hai. Đã có thêm thử nghiệm trước khi một toán cứu trợ được đưa xuống để giúp người thợ mỏ đầu tiên được đưa lên trong khi cả thế giới đang chờ đợi diễn biến này.

Tình trạng sức khỏe

Một bác sĩ chịu trách nhiệm về tình trạng sức khỏe của những người thợ mỏ, ông Jean Romagnoli, miêu tả điều kiện mà các thợ mỏ đã phải chịu đựng là rất khắc nghiệt do nhiệt độ và độ ẩm cao. Ông cho biết về cơ bản hầu như nhiệt độ luôn trên 32 độ C và độ ẩm 92-93% vì thế cơ thể mất nước rất nhanh và nhìn chung môi trường là sống được nhưng rất khắc nghiệt

clip_image002

Phút vui mừng được gặp lại người thân sau hai tháng kẹt dưới lòng đất

Một trong những người bị kẹt lại là Raul Bustos. Ông là người từ thành phố cảng Talcahuano ở miền nam Chile vốn đã từng bị phá hủy do động đất lớn giáng xuống nước này hồi tháng Hai. Ông đã bị mất đi nguồn sống trong vụ động đất đó và đã đi lên miền bắc để tìm việc và cuối cùng đã tới khu mỏ này.

Một thợ mỏ khác là Franklin Lobos, từng là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp chơi tại vòng loại Olympic vào những năm 80 cho tuyển quốc gia Chile.

Mario Gomez, 63 tuổi, là người cao tuổi nhất trong số những thợ mỏ bị kẹt bên dưới và ông đã trở thành người lãnh đạo cả nhóm bị kẹt này.

Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player

Những chờ đợi phía trước

Cũng nghe nói là có cả những tiết lộ mới đối với thân nhân của những người thợ mỏ khi họ tới nhận phúc lợi của chính phủ. Một số bà vợ đã lần đầu tiên phát hiện ra là chồng mình có bồ.

Sau khi được đưa lên mặt đất là những giây phút vui mừng gặp lại gia đình và bạn bè. Vợ và bạn gái của họ đã cắm trại đợi bên ngoài và chuẩn bị chào đón người thân.

Những người thợ mỏ sẽ được nhận các chăm sóc sức khỏe ban đầu ngày tại chỗ và sẽ được gặp một vài người thân. Họ được đưa bằng trực thăng tới thành phố Copiapo gần đó. Tại đây họ sẽ được giữ lại 2 ngày trước khi được phép về nhà.

Khoảng 1000 nhà báo đã tới đây và một khu riêng được dành cho giới truyền thông. Một nhà tâm lý chuyên làm việc với các phi hành gia và quân nhân, Bác sĩ Iya Whiteley, nói với BBC là những người thợ mỏ sẽ phải giải quyết không chỉ những ảnh hưởng tâm lý do bị kẹt lại dưới đất sâu mà còn trước sự quan tâm chú ý của cả thế giới tới câu chuyện của họ nữa.

Ông Whiteley cho biết đây có thể là một điều gây choáng váng cho những người thợ mỏ này - nhất là với nghề nghiệp của họ vốn là một nghề rất kín đáo, ít tiếp xúc, mặc dù làm việc trong một nhóm rất đông.

Nghiên cứu và đồng thời kinh nghiệm thực tế gợi ý cho thấy, ông Whiteley nói thêm, tính cách khác nhau sẽ có thích ứng với tình huống này theo những cách khác nhau, nhưng ở một mức độ nào đó thì nó tùy thuộc mỗi người có động lực gì, trách nhiệm của họ ra sao và mức độ kiểm soát mà họ đối với hoàn cảnh của mình.

Nguồn: BBC

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn