Báo Nhật: TQ có thể dùng không quân chiếm quần đảo Senkaku

Bảo Minh (tổng hợp)

clip_image004

Su-27 của Trung Quốc

Tờ Yomiuri của Nhật Bản mới đây cho rằng Trung Quốc đang có những động thái cho thấy có thể sẽ sử dụng không quân để xâm phạm chủ quyền quần đảo Senkaku của Nhật Bản mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Theo báo này, ngoài việc gia tăng hoạt động hải quân tại các khu vực gần quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) tranh chấp giữa hai nước, Trung Quốc đang có những động thái tăng cường khả năng hoạt động cự ly xa của không quân.

Dẫn lời một quan chức giấu tên của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), báo Yomiuri cho biết từ năm 2008 trở về trước, Trung Quốc ít quan tâm đến các hoạt động huấn luyện bay tiếp dầu trên không nhằm kéo dài cự ly của các đội bay chiến lược. Tuy nhiên, hai năm gần đây, Trung Quốc đã thường xuyên huấn luyện phối hợp giữa máy bay chủ lực Su-27 cùng máy bay tiếp dầu trên không trên nhiều vùng biển.

Quan chức giấu tên trên nhận định, việc các loại máy bay chiến lược của không quân Trung Quốc vượt qua đường ranh giới trên không Nhật-Trung và tiến vào quần đảo Nansei (chuỗi đảo bao gồm quần đảo Senkaku) chỉ là vấn đề thời gian. Do vậy, để bảo vệ hiệu quả chủ quyền tại quần đảo Senkaku, Nhật Bản sẽ phải đối phó với sự phối hợp giữa hải quân và không quân Trung Quốc.

Tình huống giả định được nêu ra đó là với sự trợ giúp của máy bay tiếp dầu, đội máy bay chiến lược Trung Quốc sẽ vượt qua vùng phòng thủ trên không của Nhật Bản và liên tục tiến hành huấn luyện trên không phận vùng biển quốc tế trên biển Hoa Đông. Sau đó, lấy lí do gặp nạn trên vùng lãnh hải gần quần đảo Senkaku, lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc giả trang ngư dân sẽ đổ bộ lên Senkaku, xây dựng các điểm trú nạn. Đồng thời với việc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, không quân Trung Quốc sẽ tiến vào không phận Senkaku.

clip_image006

Tàu cá Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản

Trước nguy cơ trên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang có kế hoạch triển khai đội bay chiến lược F-15 và máy bay cảnh báo sớm E2C tới các căn cứ không ở Okinawa và tại thành phố Naha từ đầu năm 2011. Đội bay F-15 gồm 24 chiếc đã được nâng cấp và được tăng cường khả năng tấn công. F-15 của Nhật Bản được trang bị 2 loại tên lửa đối không hiện đại nhất thế giới có khả năng tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu ở cự ly xa. Phối hợp cùng hệ thống radar mặt đất và máy bay cảnh báo sớm E2C, đội bay F-15 sẽ làm chủ toàn bộ tình hình. Trong một số buổi huấn luyện chung với không quân Mỹ, máy bay F-15 đã tỏ rõ hiệu quả.

clip_image008

F-15 của Nhật Bản

Quan chức JASDF cũng thừa nhận việc chống lại sự xâm nhập không phận của không quân Trung Quốc hiện là một vấn đề nan giải. Khu vực không phận trên quần đảo Senkaku chỉ có bán kính 20km nên việc xâm nhập vào vùng biển này sẽ diễn ra cực nhanh khiến JASDF có rất ít thời gian để phản ứng. Dù Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) đóng quân thường trú tại đảo Miyako ở cực Tây Okinawa được trang bị hệ thống radar của JASDF nhưng do cách xa quần  đảo Senkaku 200km nên hệ thống radar chỉ phát hiện được các loại máy bay bay ở độ cao 3.000 m. Đây sẽ trở thành điểm tự huyệt phòng thủ khi không thể phát hiện được các loại máy bay xâm nhập ở độ cao thấp. 
Các quan chức JASDF cho rằng cần tiến hành các hoạt động huấn luyện thường xuyên cho máy bay F-15 trên toàn bộ vùng bảo vệ bay của Nhật Bản để làm quen với mọi loại địa hình. Bên cạnh đó phải điều máy bay cảnh báo sớm E2C và máy bay trinh sát P3C hoạt động hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu xâm nhập của không quân Trung Quốc. Nhật Bản cũng cần phối hợp chặt chẽ trong việc trao đổi thông tin với các căn cứ quân sự Mỹ trên đất Nhật Bản và đảo Guam để không bị bất ngờ trước mọi động thái của Trung Quốc.

B. M.

Nguồn: Beenet

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn