Hai bài viết cảnh báo về hàng giả độc hại của Trung Quốc

Thượng sách

An Nguyên

Thưa ông An Nguyên, chúng ta hãy thử đặt một câu hỏi cho thật thẳng thắn: hiện nay, ai là người thực sự nghĩ đến nhân dân - có phải 14 vị Ủy viên BCT vừa được bầu lên hay không? Câu trả lời không cần nói ra tưởng ai cũng đã rõ. Trong một tình hình như thế mà chúng ta lại không có đủ luật để chế tài bất kỳ vụ việc nào vi phạm đến lợi ích của dân. Vậy thì mọi sự thiệt thòi dân phải gánh lấy là điều đã quá hiển nhiên. Trong 85 triệu con người thì có độ một phần tư biết lo thân nhờ có chút tri thức hoặc có thông tin. Còn lại, dân ngu khu đen, ai ngẫu nhiên vướng vào thì người ấy chịu hệ lụy, cũng như những làng ung thư, làng dị tật... đã có ai làm gì để chống được cái chết ập lên đầu lên cổ? Ai bảo sinh ra làm kiếp người Việt Nam làm gì.

Bauxite Việt Nam

Sau nghi án trái cây Trung Quốc có dư lượng hóa chất còn chưa được các cơ quan chức năng làm rõ, chuyện đồ chơi nhựa chứa hàm lượng chì cao, quần áo có chứa chất gây ung thư formaldehyde chưa nguôi thì nay, thông tin ly, cốc Trung Quốc nhiễm độc dường như làm cho người tiêu dùng Việt Nam quá oải.

Người tiêu dùng bức xúc chính không phải vì hàng Trung Quốc có độc mà vì, quản lý nhà nước với bộ máy hùng hậu từ trung ương tới địa phương nhưng lại phản ứng rất yếu ớt trước những thông tin chết người này. Ngay khi rộ lên thông tin đồ chơi Trung Quốc bị nhiễm độc tố catmi, Ấn Độ đã lệnh ngừng nhập đồ chơi từ Trung Quốc; tại Mỹ, Tập đoàn Walmart đã lập tức gỡ bỏ toàn bộ đồ chơi Trung Quốc bị cho là nhiễm độc catmi. Thái độ trách nhiệm với người tiêu dùng là rất rõ ràng và quyết liệt.

Còn ở ta, khi phát hiện hầu hết các mẫu xét nghiệm quần áo trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc đều chứa chất formadehyde và hóa chất độc hại với hàm lượng cao có thể gây ung thư, không có bất kỳ một cơ quan quản lý nhà nước nào lên tiếng chính thức, bày tỏ thái độ. Thông tin trên báo chí vào thời điểm đó cũng chỉ là một vài phát biểu của một vài nhà khoa học hoặc một số quan chức thuộc cơ quan chuyên môn nhưng nói “với tư cách cá nhân”. Một cán bộ quản lý thị trường khi bị truy hỏi nói rằng: sở dĩ cơ quan quản lý không đưa ra được biện pháp xử lý cụ thể vì chưa có tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) để đánh giá mức độ xâm hại và ngưỡng cho phép có trong quần áo trẻ em nhập khẩu (?). Và thật khó chấp nhận vì các nhà quản lý, các nhà chuyên môn khi được hỏi đến giải pháp lại khuyến cáo rằng: Hãy là người tiêu dùng thông minh, đừng mua, không sử dụng các sản phẩm độc hại để bảo vệ sức khỏe.

Thực ra, viện dẫn do thiếu TCVN nên chưa thể xử lý thỏa đáng hàng nhập độc hại là một viện dẫn né tránh trách nhiệm. Bởi lẽ, kể cả trong khi Việt Nam chưa có hàng rào kỹ thuật trong các lĩnh vực này thì các nước trên thế giới và ngay cả Trung Quốc đã ban hành và kiểm soát rất nghiêm ngặt sự có mặt của những hóa chất nguy hiểm trong các sản phẩm hàng hóa. Và như vậy cơ quan quản lý nhà nước hoàn toàn có thể căn cứ Luật Chất lượng hàng hóa sản phẩm, Pháp lệnh về An toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế để xử lý các vi phạm, vì quyền lợi người tiêu dùng.

Nhưng có lẽ, nếu tiếp tục thừa nhận tình trạng 75% - 80% hàng Trung Quốc trên thị trường hiện nay là hàng nhập lậu thì dù có bao nhiêu TCVN đi chăng nữa người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải chịu thiệt. Vậy thì, người Việt dùng hàng Việt là thượng sách!

A. N.

Nguồn: Thanhnien

Cảnh báo gạo làm từ… nhựa

Phan Anh

TT – Ngày 20-1, Tuần báo Hong Kong cho biết có một loại gạo giả làm từ khoai lang, khoai tây, nhựa tổng hợp độc hại đã được bày bán ở thị trường thành phố Thái Nguyên - thủ phủ tỉnh Sơn Tây [Trung Quốc].

clip_image001[12]

Hàng nông sản, và giờ đây là gạo giả Trung Quốc trở thành nỗi ám ảnh cho người tiêu dùng - Ảnh: Green Peace

Tuần báo Hong Kong tại Hong Kong trích nguồn truyền thông Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

“Gạo này tất nhiên là khác gạo thường vì nó rất cứng ngay cả khi đã được nấu”, một chuyên gia thực phẩm cho biết.

Một nhà hàng Trung Quốc cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa” tương đương ba bát cơm, họ đã cho vào bụng một túi nilông.

Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn cùng gạo thật.

Trước đó, truyền hình Trung Quốc từng cảnh báo một công ty ở Tây An, cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, đã sản xuất gạo nhái một loại gạo nổi tiếng thơm ngon ở đây bằng cách thêm hương liệu hóa chất.

Hồi tháng 8-2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở Trung Quốc. Quan chức Đại sứ quán Thái Lan cho biết 90% gạo Thái là hàng Trung Quốc làm giả và được sản xuất chủ yếu ở tỉnh Giang Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân biệt được nếu chưa nấu.

PA

Nguồn: vn.news.yahoo.com

         

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn