Hai bài viết về tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam hiên nay

Cùng nghiên cứu con tàu chở gạo xuất khẩu cho Việt Nam và Thái Lan

KS Doãn Mạnh Dũng

Trong năm 2010, Tàu  H có trọng tải  5000 tấn, mới 1 tuổi của Việt Nam chở gạo xuất khẩu cho Việt Nam và Thái Lan.

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu thời gian chuyến đi của con tàu. Chuyến chở gạo Sài Gòn đi Bintulu – Malaysia: cự ly  604 hải lý.

Tàu bắt đầu xếp gạo lúc  1630h ngày 6/6/2010 tại cảng Sài Gòn.

Xếp xong 4500 tấn gạo bao lúc 1530h ngày 14/6/2010.
Tổng thời gian xếp tại cảng Sài Gòn từ 1630 h ngày 6/6/2010 đến 1530h ngày 14/6/2010 là 7 ngày và 23 giờ.
Tàu rời cảng Sài gòn lúc 1830h ngày 14/6/2010.
Tàu  đến cảng Bintulu của Malaysia lúc 1205h ngày 17/6/2010.
Tàu cập cầu và dỡ hàng lúc 1700h ngày 6/7/2010.
Tàu dỡ xong hàng  0900h 29/7/2010.
Tàu rời cảng Bintulu lúc 1900h 29/7/2010.
Tổng thời gian dỡ hàng tại cảng Bintulu từ 1205h ngày 17/6/2010 đến
1900h  29/7/2010 là  42 ngày.
Tổng thời gian chuyến đi từ 6/6/2010 đến 29/7/2010 là : 54 ngày
Chuyến chở gạo Bangkok – đi Jakarta- Indonesia: cự ly 1281 hải lý
Sau khi chủ tàu đề nghị với chủ hàng Việt Nam được chở gạo xuất khẩu
từ cảng Sài Gòn đi Indonesia với điều kiện phải có mức dỡ hàng tại cảng
dỡ nhưng bị từ chối. Vì vậy chủ tàu buộc phải chở gạo xuất khẩu cho
Thái Lan.

Hành trình như sau:

1330 h ngày 10/12/2010 bắt đầu xếp gạo tại Bangkok .
Xếp xong 4499,2 tấn  gạo bao lúc 1430h ngày 15/12/2010.
Tổng thời gian xếp: 4 ngày và 1 giờ.
Tàu đến Jakarta lúc: 1415h 22/12/2010.
Dỡ xong hàng lúc: 0930h 27/12/2010
Tổng thời gian dỡ hàng : 4 ngày và  20 giờ 15 phút.
Tổng thời gian chuyến đi từ 10/12//2010 đến 27/12/2010 là: 18  ngày.
Mổi ngày- tàu của con tàu trên có giá 2500-3000 USD.

Một chuyến tàu chở gạo cho Việt Nam có thể thực hiên 3 chuyến chở gạo
cho Thái Lan. Cước từ Bangkok đi Jakarta lại cao hơn cước từ cảng Sài Gòn đi Bintulu
3-4 USD/tấn cùng điều kiện FIOS, có nghĩa chi phí xếp và dỡ hàng người
thuê chịu. Tuyến đường Bangkok - Jakarta dài gấp đôi tuyến đường từ cảng
Sài Gòn đi Bintulu.

Đọc các con số trên chúng ta dể hiểu tại sao gạo Thái Lan xuất khẩu có giá cạnh tranh hơn gạo Việt Nam vì giá bán bao gồm giá gốc tại cảng xếp và giá vận tải. Giá vận tải của Việt Nam quá cao nên người nông dân Việt phải bóp cái bụng lại để chịu đựng. Nguyên nhân vì việc tổ chức xếp hàng tại các cảng Việt Nam kém. Tại các cảng dỡ thì tàu Việt Nam trở thành kho hàng bán lẻ. Nguyên do năng lực đàm phán của các chuyên gia bán gạo Việt Nam quá yếu,  chưa kể nếu tàu mang Đăng kiểm Việt Nam khi sang Phillippine phải trả cho chính quyền Phillippine 6% tiền cước vận tải.

Đó là những con số thực, chỉ ra bản chất việc tổ chức xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay.

Chính phủ nên xem xét lại các mô hình tổ chức xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện tại nếu thực sự coi trọng  lợi ích của người nông dân.

DMD

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Thương lái trục lợi trên mồ hôi nhà nông Việt Nam

clip_image001[14]

Việt Nam luôn đứng sau Thái Lan về xuất khẩu gạo do chất lượng không đồng đều.

Theo lộ trình cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, năm 2011 là năm Việt Nam phải mở cửa thị trường gạo, theo đó công ty nước ngoài có thể vào kinh doanh và trực tiếp xuất khẩu, thay vì phải liên doanh nhập khẩu từ doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam như trước.

Truyền thông tại Việt Nam trích dẫn Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Trương Thanh Phong, cảnh báo điều ông mô tả là 2011 là năm đầy khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước.

Tuy nhiên GS-TS Võ Tòng Xuân từ Đại học An Giang hoan nghênh diễn biến mới này vì ông mô tả rằng [với diễn biến mới này] người hưởng lợi chính là nhà nông, đối tượng bị thiệt thòi bấy lâu nay.

GS-TS Võ Tòng Xuân: Theo tôi việc mở cửa thị trường gạo cho các công ty nước ngoài vào tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo trực tiếp tại Việt Nam là có lợi. Các công ty Việt Nam phải sớm từ bỏ cách làm ăn xổi ở thì, chỉ làm hại cho nông dân. Tổng Công ty Lương thực (Vinafood) cũng như các thành viên thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam họ không có tạo nguồn nguyên liệu của họ mà chỉ sử dụng các thương lái, mà thương lái thì lại ép giá, lợi dụng nông dân. Do đó gạo xuất khẩu bị tạp nham, đủ các loại giống, trộn vào với nhau nên khi xuất thì không có thương hiệu. Đồng thời làm cho danh tiếng gạo Việt Nam bị mai một.

Việc các công ty nước ngoài vào sẽ kích thích nhu cầu làm ăn chân chính

Các công ty nước ngoài vào có nghĩa là sẽ giúp cho nhà nông trồng lúa có thị trường ổn định hơn, và khi họ vào thì họ sẽ tổ chức sản xuất, họ có nguồn nguyên liệu của họ. Họ sẽ ký hợp đồng cụ thể với nhà nông để trồng và chế biến một giống chứ không phải nhiều giống và như vậy thì nhà nông sẽ làm ra loại gạo tốt hơn. Tốt cho nhà nông và giúp cho gạo Việt Nam từ từ có uy tín trên thế giới. Đồng thời cũng tạo ra công bình cho các tỉnh có nông dân trồng lúa.

BBC: Ông có thể nói rõ hơn việc công ty nước ngoài vào tham gia xuất khẩu gạo trực tiếp sẽ tạo thị trường ổn định cho nhà nông?

clip_image002[10]

GS-TS Võ Tòng Xuân, một trong những nhà khoa học về lúa hàng đầu của VN.

GS-TS Võ Tòng Xuân: Các công ty nước ngoài họ luôn luôn có đầu ra ổn định, thị trường ổn định. Họ biết khách hàng của họ là ai và nhu cầu là bao nhiêu. Từ đó họ mới ký hợp đồng với phía nhà nông Việt Nam làm cụ thể. Còn doanh nghiệp Việt Nam thì không biết cái đó. Họ bị lệ thuộc vào Vinafood, Tổng công ty này thì lo cấu kết với các Tổng công ty lương thực các nước như Philippines, Indonesia, Malaysia... và lượng đưa từ Vinafood xuống các công ty nhỏ tại Việt Nam không ổn định. Khi Vinafood không có đầu ra ổn định thì những khó khăn đó sẽ bị đẩy xuống để nhà nông chịu. Còn công ty nước ngoài họ biết rõ từng tháng cần bao nhiêu tấn và có hợp đồng cụ thể với người nông dân Việt Nam.

Khi nhà nông thu hoạch nhiều thì thường là Vinafood sẽ yêu cầu Nhà nước là chỉ đạo tạm ngừng xuất khẩu và chỉ có Vinafood và một số các công ty thành viên của Vinafood mua gạo của nông dân với giá rất bèo. Nông dân bắt buộc phải bán chứ không thì cũng kẹt. Và khi đã qua giai đoạn này rồi, tức là khi hết lúa rồi, thì giá lúa lên, và cũng là lúc nông dân hết lúa. Thì lúc đó những người mua lúa lúc tạm cấm xuất khẩu sẽ hưởng lợi, và cái lợi này là trục lợi trên sự đau khổ của người nông dân.

Hiện tại có nhiều công ty Việt Nam kinh doanh xuất khẩu gạo hoặc thương lái họ không có đất, không có nông dân, họ chỉ có miệng lưỡi của họ thôi. Họ tìm dùng đủ mọi mánh lới để có thể xuất khẩu được gạo và ăn lời trên mồ hôi nước mắt của người nông dân. Việc các công ty nước ngoài vào sẽ kích thích nhu cầu làm ăn chân chính, có kỹ thuật.

Nguồn: BBC

       

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn