Đường sắt Việt Nam tụt hậu đến bao giờ?

Trần Minh Quân

clip_image001[5]

Tàu hỏa qua cầu Ghềnh. Ảnh: TPO

Đường sắt Việt Nam không phải là câu chuyện mới mà đã được nhiều người nhắc đến từ lâu, nhưng khi nhắc đến thì lúc nào cũng mang tính thời sự. Tuy nhiên lâu nay thực trạng đường sắt chỉ thực sự nhận được sự quan tâm của dư luận khi có sự cố xảy ra.

Nếu như trước đây, khi có việc phải đi xa, người ta thường ưu tiên chọn lựa phương tiện tàu hỏa thì thói quen đó giờ đây đã không còn phổ biến. Điều này cũng dễ hiểu vì những năm trước, hầu hết các phương tiện vận chuyển hành khách phổ biến như tàu, xe đều có chất lượng kém như nhau, người ta chọn tàu hỏa chỉ vì tính an toàn.

Thụt lùi so với trước

Trong khi hiện nay, chất lượng của các phương tiện xe khách đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực từ loại phương tiện, dịch vụ kèm theo đến cung cách phục vụ,... thì ngược lại, chất lượng tàu hỏa và những dịch vụ đi kèm dường như vẫn không thay đổi, thậm chí còn thụt lùi so với trước.

Nếu xe khách chất lượng cao hiện nay đa phần được trang bị điều hòa không khí suốt tuyến, ghế ngồi rộng rãi, xe chạy đúng tốc độ quy định, an toàn, bao ăn, nước uống miễn phí, cung cách phục vụ chu đáo, thân thiện... thì những thứ vừa nêu đối với đường sắt dường như vẫn còn là thứ xa xỉ mà còn lâu hành khách mới có được.

Có trực tiếp đi lại bằng tàu hỏa, mới thấy hết cảnh nhếch nhác, tệ hại, khủng khiếp của tình trạng đường sắt hiện nay. Nào là chỗ ngồi chật như nêm, bán hàng rong lên xuống toa tàu như đi giữa chợ. Hành khách đứng nằm la liệt trên toa, xe bán hàng lưu động của tàu kéo qua, kéo lại không biết bao nhiêu lần trong một ngày. Tình trạng người say xỉn, đánh bài ngay trên toa tàu thường xuyên diễn ra. Thái độ phục vụ đanh đá, vô văn hóa của nhân viên trên tàu.

 

Trong một bài viết khác được một số báo và tạp chí đăng tải. TS. Trần Đình Bá đã đưa ra một nhận xét rất đáng suy nghĩ: "Sẽ có trên 1.000 chuyên gia Bộ Giao thông vận tải  nhận mình là giáo sư, tiến sỹ khi đó là vinh dự cho cá nhân mình, và cũng sẽ  không có một ai dám  nhận là GS- TS giao thông vận tải nếu đề cập tới trách nhiệm khoa học trước cộng đồng ".

Điều này chứng tỏ một thực tế thiếu trách nhiệm của những người làm trong lĩnh vực quản lý vận tải nói chung và ngành đường sắt nói riêng. Khi những người quản lý, những người đức cao vọng trọng, có địa vị cao còn không có trách nhiệm thì sao trách được những nhân viên phục vụ trên tàu, những người đang canh gác ở các giao lộ giữa đường sắt và đường bộ vốn quen cách làm việc tùy tiện...

Nếu như trước đây khi đi tàu khách được phục vụ ăn uống miễn phí thì hiện nay tất cả đều được bán với giá cắt cổ, trong khi thực phẩm trên tàu quá dở, thậm chí nước uống miễn phí được đựng trong những can to và được đặt ngay trong nhà... vệ sinh (!)

Bên trong các chuyến tàu đã vậy mà bên ngoài cũng chẳng khá gì hơn. Tình trạng tai nạn tàu hỏa vẫn xảy ra thường xuyên do chất lượng máy tàu, đường ray đã quá lỗi thời, cơ sở vật chất phần lớn đã hư hỏng. Đặc biệt nhất, hiện trạng đường sắt và đường bộ giao nhau, thậm chí cùng chạy trên một tuyến đường vẫn đang là nỗi ám ảnh thường trực của người tham gia giao thông. Tai nạn thảm khốc mới đây trên cầu Ghềnh tại Đồng Nai đã phần nào phản ánh thực trạng đáng buồn này của ngành đường sắt.

Trong lá thư gửi cho TS. Nguyễn Hữu Bằng, TGĐ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hồi tháng 09 năm 2010, TS. Trần Đình Bá, Hội Kinh tế và vận tải đường sắt Việt Nam có phản ánh thực trạng xuống cấp và công nghệ đã quá lạc hậu ngành này. Và TS. Trần Đình Bá cho rằng đường sắt Việt Nam đã tụt hậu hơn thời nô lệ (trước 1945). Nhận xét này khiến không ít người phải giật mình.

Nghịch lý và tụt hậu

Cũng trong lá thư này, TS. Trần Đình Bá cũng cho biết một thông tin thú vị, đó là hiện nay ngành đường sắt có không ít hơn 300 Tiến sĩ. Với lực lượng trí thức, nhà khoa học hùng hậu như vậy mà tại sao để cho thực trạng đường sắt đến mức như hiện nay? Đây cũng là một câu hỏi lớn còn đang bỏ ngỏ và cũng là một nghịch lý vô cùng lớn.

Đường sắt Việt Nam không phải là câu chuyện mới mà đã được nhiều người nhắc đến từ lâu, nhưng khi nhắc đến thì lúc nào cũng mang tính thời sự. Tuy nhiên lâu nay thực trạng đường sắt chỉ thực sự nhận được sự quan tâm của dư luận khi có sự cố xảy ra. Nhìn chung, những ý kiến và kiến nghị thường bị rơi vào lãng quên và cuối cùng thì đâu cũng vào đấy và "tàu anh vẫn thản nhiên qua... phố". Nếu có chăng, những giải pháp  cũng chỉ là dạng "bắt cóc bỏ đĩa" nên không tạo ra được sự chuyển biến đáng kể nào.

Đường sắt là con đường huyết mạch của Việt Nam, nhưng hình như cái thời vàng son của đường sắt đã thực sự qua rồi. Hiện nay, trong 5 loại hình vận tải  là đường sắt, hàng không, đường bộ, đường biển và đường sông thì thị phần của đường sắt chỉ chiếm 5%, không tương xứng với sự đầu tư, nguồn lực và sự kỳ vọng của xã hội.

Trong một bài viết khác được một số báo và tạp chí đăng tải. TS. Trần Đình Bá đã đưa ra một nhận xét rất đáng suy nghĩ: "Sẽ có trên 1.000 chuyên gia Bộ Giao thông vận tải  nhận mình là Giáo sư, Tiến sỹ khi đó là vinh dự cho cá nhân mình, và cũng sẽ  không có một ai dám  nhận là GS-TS giao thông vận tải nếu đề cập tới trách nhiệm khoa học trước cộng đồng ".

Điều này chứng tỏ một thực tế thiếu trách nhiệm của những người làm trong lĩnh vực quản lý vận tải nói chung và ngành đường sắt nói riêng. Khi những người quản lý, những người đức cao vọng trọng, có địa vị cao còn không có trách nhiệm thì sao trách được những nhân viên phục vụ trên tàu, những người đang canh gác ở các giao lộ giữa đường sắt và đường bộ vốn quen cách làm việc tùy tiện...

Về mặt kỹ thuật, đường sắt Việt Nam đã quá lỗi thời. Còn về chất lượng dịch vụ thì cũng lỗi thời không kém.

Không riêng gì đường sắt, trong một xã hội mà ngày càng có nhiều sự chọn lựa hơn thì với bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào, chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Chất lượng ở đây không phải chỉ là sản phẩm đó tốt hay không tốt mà còn là thái độ, cung cách phục vụ niềm nỡ, ân cần, lịch sự và văn minh... bởi không ai dại gì mà đi chọn một sản phẩm hay dịch vụ chỉ mang đến sự khó chịu, bực mình.

Nếu không có sự đổi mới toàn diện, thì đường sắt Việt Nam sẽ tụt hậu đến bao giờ?

Nguồn: Tuanvietnam.vietnamnet.vn

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn