Ba bài viết, ba góc nhìn xung quanh phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa XII

Vẫn đòi điều tra vụ Vinashin mặc dù BCT đã kết luận không ai đáng chịu kỷ luật hết, đó là một biểu hiện có vẻ như “cứng đầu” rất đáng nể, nó nói lên chí ít cũng một chút biểu hiện MỚI trong nhận thức của nhiều đại biểu về việc thực thi quyền tối cao của Quốc hội, cái quyền mà Hiến pháp đã ghi rành rành, nhưng bao nhiêu năm qua người ta cứ lặng lẽ đồng tình dẫm chân lên nó với một nỗi mặc cảm không thể xóa bỏ trong tâm thức, rằng Quốc hội trước sau cũng chỉ là một “hội” của những người... “biết gật” và được chọn vào là để “gật” thôi.

Nay, tất nhiên không phải mọi sự đã đổi khác đâu, đừng có vội mà lạc quan tếu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trả lời: “Không cần thiết lập UB lâm thời điều tra Vinashin”. Một gáo nước lạnh rõ ràng đấy nhé. Con đường đổi mới thực chất của Quốc hội xem ra còn lắm gian truân và dân chúng hai bên đường phố thì vẫn nhìn thấy rất rõ từng cái đuôi con chuột ngó ngoáy đằng sau mông mỗi vị đại biểu lúc bước lên xe ra về. Nói cho cùng, cũng chỉ vì có những ai đó thích gây ra nhiều chuyện quá, miệng nói thì nghe đến là oai mà thực chất là liều, mà liều lĩnh gây ra rồi lại phó mặc, để đất nước sa lầy trong khó khăn, cuối cùng là phủi tay, chẳng ai có trách nhiệm gì vào đấy cả - hỏi có cái nước nào mà lại như thế hay không - nên người ta mới bất bình mà lên tiếng cho đỡ cảm thấy tủi, hay ít ra cũng có được một chút quân bình trong tâm lý, chứ con dân Việt Nam được Đảng dạy dỗ bao nhiêu năm nay cả, có ai dám “phạm thượng” đâu.

Dầu sao thì đây cũng chính là một khởi đầu tốt để từ nay mỗi vị đại biểu Quốc hội có thể lần lần tự điều chỉnh “vóc dáng”, tiêm thêm vào trái tim vài liều can đảm, và tự thân vận động nhằm chuyển đổi dần sang một thế hệ mới - những “ông bà nghị bớt gật”, khi tình thế cho phép đối diện với chân lý không nhất thiết lúc nào cũng gật. Ý nghĩa cách tân quan trọng của nhiệm kỳ này thiết tưởng chính là ở đấy.

Tuy nhiên, như Anh Ba Sàm đã nhắc, trong phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa này, phát biểu của đại biểu Nguyễn Đăng Trừng cũng là tiếng vang nổi bật, tạo ra được một cú sốc, và là một lay tỉnh đối với nhiều người vốn chân thành yêu nước nhưng vì bị những bậc tai mắt (nào đấy) đã quen “Dạ thưa Anh bốn tốt” ru ngon ru ngọt lâu ngày làm cho mê ngủ. Xin trích nguyên theo Thanh Văn trên báo Pháp luật 29-3-2011:

Mong có nghị quyết về Trường Sa, Hoàng Sa

“Dân tộc ta đã từng có một Trần Bình Trọng “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, một Trần Thủ Độ “nếu bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu tôi rồi hãy hàng. Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”. Một dân tộc như thế, chúng ta quyết không để mất một tấc đất, một vùng biển thiêng liêng nào của Tổ quốc.

Thực hiện chức năng của QH là quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia, tôi đề nghị QH nhiệm kỳ tới cần thông qua nghị quyết khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa và trên biển Đông. Tôi tin rằng một nghị quyết như thế sẽ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước, kể cả đồng bào Việt kiều ở nước ngoài và cũng để cho mọi người hiểu rằng cho dù người ta có vẽ bản đồ lưỡi bò, lưỡi trâu hoặc lưỡi heo trên biển Đông thì cũng không có ý nghĩa, không có giá trị đối với chúng ta!” – Nguyễn Đăng Trừng, TP HCM.

Nguyễn Huệ Chi

1. Các đại biểu vẫn đòi điều tra vụ Vinashin

clip_image002

Vinashin đang gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài

Một số đại biểu Quốc hội Việt Nam trong những ngày làm việc cuối tuần qua trong nhiệm kỳ đang chấm dứt vẫn lại khẳng định vẫn cần có điều tra của Quốc hội về vụ Vinashin.

Đại biểu Đặng Như Lợi, đại diện cho cử tri Cà Mau, được trích lời phát biểu:

"Tôi vẫn đề nghị như ý kiến trước đây của nhiều đại biểu nêu ra là thành lập Ủy ban lâm thời về vấn đề này".

Nhiều đại biểu khác cũng ủng hộ ý kiến này.

Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói Bộ Chính trị đã có kết luận nhưng kết luận được đưa ra khi Thanh tra Chính phủ vẫn chưa hoàn thành cuộc điều tra.

Một số đại biểu trong đó có đại biểu Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Quốc và Phạm Thị Loan cũng ủng hộ việc thành lập Ủy ban điều tra độc lập của Quốc hội.

'Thực hư'

Những người ủng hộ nói Thanh tra Chính phủ chỉ là cơ quan trực thuộc Chính phủ nên không thể có tư cách độc lập như Quốc hội.

Đại biểu Phạm Thị Loan nói với BBC hôm 28/3 rằng cần phải có kết luận về Vinashin để đáp ứng đòi hỏi của cử tri.

Bà nói thêm:

"Quốc hội cũng cần có một cái giám sát cụ thể, cần có bộ phận đi sâu vào giám sát [vụ Vinashin] và có thông báo cho nhân dân để người ta biết thực hư như thế nào.

"Nói như hiện nay thì nhân dân người ta chưa thỏa mãn".

Bà Loan cũng nói cách Chính phủ xử lý vụ Vinashin làm cho những người lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân như bà đặt câu hỏi về sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Bà nói bản thân bà là Chủ tịch và Tổng giám đốc của một tập đoàn tư nhân và doanh nghiệp của bà đang gặp khó khăn để đảm bảo công ăn việc làm cho 2.000 nhân viên giữa lúc lãi suất tăng cao.

'Ý chí của Đảng'

clip_image004

Bà Loan nói Quốc hội vẫn phải làm theo ý chí của Đảng Cộng sản

Ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong tháng này cũng đã có quyết định về chuyện không có cá nhân nào bị kỷ luật.

Mặc dù có ý kiến cho rằng Quốc hội là cơ quan đại diện của dân và vẫn cần có điều tra riêng, bà Loan nói với BBC:

"Ở Việt Nam thì có một đảng lãnh đạo thôi nên ý chí cuối cùng là ý chí của đảng.

"Quốc hội có muốn làm gì thì cũng phải trên ý chỉ đạo, đường lối của đảng.

"Đảng mà bật đèn xanh cho Quốc hội cứ làm theo cách bình thường thì Quốc hội mới làm được.

"Nếu đảng đã có kết luận gì khác thì đại biểu Quốc hội nếu muốn [điều tra] thì cũng khó".

Cũng có tin cho đến hôm 22/3, hạn đăng ký ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII đã chấm dứt nhưng con số người tự ứng cử trong cả nước không nhiều.

Truyền thông trong nước cho hay ở hai đô thị lớn nhất nước là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chỉ có vài chục người tự ứng cử.

Dự kiến cuộc bầu cử khóa 13 của Quốc hội Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng 5 năm nay.

Nguồn: bbc.co.uk

2. Tiết kiệm

Blogger Tuanddk

Quốc hội sáng nay đã không “ra chơi”. Chút ít thời gian tiết kiệm đó được dành để một vị Phó Thủ tướng trình bày báo cáo của Chính phủ liên quan đến hai vấn đề quan trọng: Điện hạt nhân và xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin. Không có tiếng ồ nào khi người bước lên bục lại là ông Nguyễn Thiện Nhân. Quốc hội cũng lặng ngắt sau khi Phó Thủ tướng Nhân dành chỉ 1 phút rưỡi nói về việc xử lý trách nhiệm.

“Về vấn đề xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin, Thủ tướng Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện làm rõ tình hình và sai phạm tại Vinashin. Đến nay, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành việc thanh tra, đang tổng hợp tình hình, số liệu, hoàn thiện báo cáo thanh tra để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cá nhân nguyên là lãnh đạo Tập đoàn, Bộ Công an và các cơ quan thi hành pháp luật đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam một số cá nhân vi phạm pháp luật, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Đến nay, cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố chứng cứ để xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ thì Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và có báo cáo Quốc hội. Đại biểu có quan tâm xin gửi yêu cầu cụ thể Chính phủ sẽ có văn bản trả lời. Xin cảm ơn các đại biểu Quốc hội.

Tất cả chỉ hơn 200 chữ, kể cả 8 chữ dành để cảm ơn. Đang thời bão giá có khác, đến báo cáo cũng phải tiết kiệm giấy mực.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sau đó, cũng rất tiết kiệm, nói vắn tắt, rằng: Một số vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp chiều qua, 28-3 và cho rằng: Vấn đề đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Cũng chỉ vài chục chữ và không giải thích nhiều. Chắc ông muốn tiết kiệm, muốn dành thời gian cho các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Như vậy, có thể hiểu là việc xem xét trách nhiệm trong vụ Vinashin đã chính thức khép lại.

Thực ra, vụ này đã khép lại từ sau Hội nghị TƯ 14 khi báo chí kháo nhau “xong rồi, xong rồi”. Khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đăng đàn để thông báo lại quyết định của “bê xê tê” thì đến anh dân ngu cu đen ngoài đường cũng hiểu là Chính phủ đã khó chịu lắm, đã muốn xếp hồ sơ vụ này lại rồi. Cho nên, chả ai tin là Chính phủ sẽ “xử lý nghiêm minh” sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ.

Có 3 cái lý ông Mèo xung quanh câu chuyện Vinashin. Khi Đảng đã bảo không, có nghĩa là không, thanh tra gì thì cuối cùng cũng là không cả (Ai bảo: Đảng kết luận khi thanh tra còn chưa kết luận thì dứt khoát chả hiểu gì, tốt nhất lên Quản Bạ mà uống rượu ngô). Đây là nguyên lý đảng lãnh đạo. Thứ hai, dù tuyên bố như đinh đóng cột sau khi được Quốc hội bầu, rằng: “Làm tới nơi, tới chốn các vụ việc, lĩnh vực nổi cộm”, rằng “sẽ rà soát lại các vụ việc nghiêm trọng nhằm sớm giải quyết, không để dân hoài nghi, cho rằng chìm xuồng”, nhưng bác Truyền sẽ phải gãi tróc đầu ngay trước khi, hoặc nếu muốn hạ cánh an toàn. Liệu có thể tin rằng Thanh tra Chính phủ, một cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự chỉ đạo của Chính phủ, kinh phí do Chính phủ phân bổ, nhân sự do Chính phủ giới thiệu bầu, có thể có kết luận về trách nhiệm của Chính phủ? Và thứ ba, Chính phủ hứa xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra thì là xử lý nghiêm ai? Ai xử lý? Và còn xử lý gì nữa?

Cho nên, tiết kiệm nhất là không nói về vụ đắm tàu Vinashin nữa, để chờ một vụ Vinashin khác.

T.

Nguồn: Tuanddk

3. Không cần thiết lập Ủy ban lâm thời điều tra Vinashin

Bích Diệp

clip_image005

Ảnh: Quý Đoàn.

(DVT.vn) - Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sáng nay cho biết, vấn đề Vinashin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.

Hôm nay, 29/3, Quốc hội họp phiên bế mạc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã trả lời về những vấn đề bức xúc đối với cử tri và các đại biểu trong những phiên trước đó.

Về vấn đề Vinashin, một số đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, chiều qua 28/03, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, thảo luận và cân nhắc kỹ nhiều mặt và nhận thấy rằng vấn đề này đã và đang được các cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.

Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện, làm rõ tình hình sai phạm ở Vinashin, Đến nay, đã hoàn thành công tác thanh tra, đang tổng hợp số liệu để báo cáo Thủ tướng.

Đối với những cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo liên quan của Tập đoàn, Bộ Công an đã tiến hành điều tra, khởi tố, bắt tạm giam một số có hành vi vi phạm pháp luật, cố ý làm trái quy định của pháp luật về quản lý kinh tế.

Công tác điều tra hiện đang được tiếp tục, củng cố chứng cứ để xử lý. Sau khi có báo cáo, Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các đại biểu có quan tâm cụ thể đối với những điểm ngoài Báo cáo mà Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đọc, trực tiếp gửi yêu cầu về Chính phủ để nhận văn bản trả lời tới từng đại biểu.

B.D.

Nguồn: dvt.vn

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

"Quốc hội cũng cần có một cái giám sát cụ thể, cần có bộ phận đi sâu vào giám sát [vụ Vinashin] và có thông báo cho nhân dân để người ta biết thực hư như thế nào.

"Nói như hiện nay thì nhân dân người ta chưa thỏa mãn".

Bà Loan cũng nói cách Chính phủ xử lý vụ Vinashin làm cho những người lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân như bà đặt câu hỏi về sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Bà nói bản thân bà là Chủ tịch và Tổng giám đốc của một tập đoàn tư nhân và doanh nghiệp của bà đang gặp khó khăn để đảm bảo công ăn việc làm cho 2.000 nhân viên giữa lúc lãi suất tăng cao.

'Ý chí của Đảng'

clip_image004

Bà Loan nói Quốc hội vẫn phải làm theo ý chí của Đảng Cộng sản

Ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong tháng này cũng đã có quyết định về chuyện không có cá nhân nào bị kỷ luật.

Mặc dù có ý kiến cho rằng Quốc hội là cơ quan đại diện của dân và vẫn cần có điều tra riêng, bà Loan nói với BBC:

"Ở Việt Nam thì có một đảng lãnh đạo thôi nên ý chí cuối cùng là ý chí của đảng.

"Quốc hội có muốn làm gì thì cũng phải trên ý chỉ đạo, đường lối của đảng.

"Đảng mà bật đèn xanh cho Quốc hội cứ làm theo cách bình thường thì Quốc hội mới làm được.

"Nếu đảng đã có kết luận gì khác thì đại biểu Quốc hội nếu muốn [điều tra] thì cũng khó".

Cũng có tin cho đến hôm 22/3, hạn đăng ký ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII đã chấm dứt nhưng con số người tự ứng cử trong cả nước không nhiều.

Truyền thông trong nước cho hay ở hai đô thị lớn nhất nước là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chỉ có vài chục người tự ứng cử.

Dự kiến cuộc bầu cử khóa 13 của Quốc hội Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng 5 năm nay.

Nguồn: bbc.co.uk

2. Tiết kiệm

Blogger Tuanddk

Quốc hội sáng nay đã không “ra chơi”. Chút ít thời gian tiết kiệm đó được dành để một vị Phó Thủ tướng trình bày báo cáo của Chính phủ liên quan đến hai vấn đề quan trọng: Điện hạt nhân và xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin. Không có tiếng ồ nào khi người bước lên bục lại là ông Nguyễn Thiện Nhân. Quốc hội cũng lặng ngắt sau khi Phó Thủ tướng Nhân dành chỉ 1 phút rưỡi nói về việc xử lý trách nhiệm.

“Về vấn đề xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin, Thủ tướng Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện làm rõ tình hình và sai phạm tại Vinashin. Đến nay, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành việc thanh tra, đang tổng hợp tình hình, số liệu, hoàn thiện báo cáo thanh tra để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cá nhân nguyên là lãnh đạo Tập đoàn, Bộ Công an và các cơ quan thi hành pháp luật đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam một số cá nhân vi phạm pháp luật, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Đến nay, cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố chứng cứ để xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ thì Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và có báo cáo Quốc hội. Đại biểu có quan tâm xin gửi yêu cầu cụ thể Chính phủ sẽ có văn bản trả lời. Xin cảm ơn các đại biểu Quốc hội.

Tất cả chỉ hơn 200 chữ, kể cả 8 chữ dành để cảm ơn. Đang thời bão giá có khác, đến báo cáo cũng phải tiết kiệm giấy mực.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sau đó, cũng rất tiết kiệm, nói vắn tắt, rằng: Một số vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp chiều qua, 28-3 và cho rằng: Vấn đề đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Cũng chỉ vài chục chữ và không giải thích nhiều. Chắc ông muốn tiết kiệm, muốn dành thời gian cho các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Như vậy, có thể hiểu là việc xem xét trách nhiệm trong vụ Vinashin đã chính thức khép lại.

Thực ra, vụ này đã khép lại từ sau Hội nghị TƯ 14 khi báo chí kháo nhau “xong rồi, xong rồi”. Khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đăng đàn để thông báo lại quyết định của “bê xê tê” thì đến anh dân ngu cu đen ngoài đường cũng hiểu là Chính phủ đã khó chịu lắm, đã muốn xếp hồ sơ vụ này lại rồi. Cho nên, chả ai tin là Chính phủ sẽ “xử lý nghiêm minh” sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ.

Có 3 cái lý ông Mèo xung quanh câu chuyện Vinashin. Khi Đảng đã bảo không, có nghĩa là không, thanh tra gì thì cuối cùng cũng là không cả (Ai bảo: Đảng kết luận khi thanh tra còn chưa kết luận thì dứt khoát chả hiểu gì, tốt nhất lên Quản Bạ mà uống rượu ngô). Đây là nguyên lý đảng lãnh đạo. Thứ hai, dù tuyên bố như đinh đóng cột sau khi được Quốc hội bầu, rằng: “Làm tới nơi, tới chốn các vụ việc, lĩnh vực nổi cộm”, rằng “sẽ rà soát lại các vụ việc nghiêm trọng nhằm sớm giải quyết, không để dân hoài nghi, cho rằng chìm xuồng”, nhưng bác Truyền sẽ phải gãi tróc đầu ngay trước khi, hoặc nếu muốn hạ cánh an toàn. Liệu có thể tin rằng Thanh tra Chính phủ, một cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự chỉ đạo của Chính phủ, kinh phí do Chính phủ phân bổ, nhân sự do Chính phủ giới thiệu bầu, có thể có kết luận về trách nhiệm của Chính phủ? Và thứ ba, Chính phủ hứa xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra thì là xử lý nghiêm ai? Ai xử lý? Và còn xử lý gì nữa?

Cho nên, tiết kiệm nhất là không nói về vụ đắm tàu Vinashin nữa, để chờ một vụ Vinashin khác.

T.

Nguồn: Tuanddk

3. Không cần thiết lập Ủy ban lâm thời điều tra Vinashin

Bích Diệp

clip_image005

Ảnh: Quý Đoàn.

(DVT.vn) - Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sáng nay cho biết, vấn đề Vinashin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.

Hôm nay, 29/3, Quốc hội họp phiên bế mạc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã trả lời về những vấn đề bức xúc đối với cử tri và các đại biểu trong những phiên trước đó.

Về vấn đề Vinashin, một số đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, chiều qua 28/03, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, thảo luận và cân nhắc kỹ nhiều mặt và nhận thấy rằng vấn đề này đã và đang được các cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.

Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện, làm rõ tình hình sai phạm ở Vinashin, Đến nay, đã hoàn thành công tác thanh tra, đang tổng hợp số liệu để báo cáo Thủ tướng.

Đối với những cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo liên quan của Tập đoàn, Bộ Công an đã tiến hành điều tra, khởi tố, bắt tạm giam một số có hành vi vi phạm pháp luật, cố ý làm trái quy định của pháp luật về quản lý kinh tế.

Công tác điều tra hiện đang được tiếp tục, củng cố chứng cứ để xử lý. Sau khi có báo cáo, Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các đại biểu có quan tâm cụ thể đối với những điểm ngoài Báo cáo mà Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đọc, trực tiếp gửi yêu cầu về Chính phủ để nhận văn bản trả lời tới từng đại biểu.

B.D.

Nguồn: dvt.vn

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn