Chuyện xưa chuyện nay

Nguyễn Trung (*)

Chuyện xưa

"Ngày xửa ngày xưa, vị Vua đang trị vì tại một vương quốc nọ có đôi tai lừa. Nhà vua vì muốn bảo toàn bí mật này cho nên sau mỗi lần hớt tóc đều ra lệnh giết chết người thợ đó. Và cứ thế… cứ thế cho đến khi cả kinh thành chỉ còn sót lại một ông thợ duy nhất, nếu nhà vua giết luôn thì lấy ai hớt tóc cho mình, nên nhà vua buộc người thợ phải thề là không được tiết lộ ra ngoài đôi tai lừa của mình, nếu không sẽ tru di tam tộc. Ông thợ thề với vua, nhưng điều kỳ quặc đó lại không thể chứa nặng trong lòng cho nên sau mỗi lần được triệu vào kinh trở về, người thợ hớt tóc luôn phiền não, trầm buồn. Một ngày kia, người thợ hớt tóc đào một hố thật sâu và trút vào đó điều bí mật mà ông biết được. Ông gào to:

-Ông vua có đôi tai lừa!!! Ông vua có đôi tai lừa!!! Ông vua có đôi tai lừa!!!

Và sau đó thì tự sát để khỏi phải liên lụy đến người thân. Dù cát bụi đã chôn chặt bí mật chết người đó cùng với người thợ hớt tóc xấu số, nhưng sau đó trên ngôi mộ hoang mọc lên những cây sậy, để rồi, thông tin truyền từ đất lên cây sậy và theo gió rì rào đưa đi. Bí mật đã của ông Vua có bật mí như thế đó…

Chuyện nay

Những năm gần đây, phúc lợi xã hội của người dân ở những quốc gia văn minh dân chủ mà Chính quyền được xây dựng theo mô hình Nhà nước Pháp quyền được nâng cao hơn hẳn ở những xứ khác. Ấy là vì Chính phủ của những nước này đặt nặng vấn đề phúc lợi xã hội của người dân lên hàng đầu cũng như tôn trọng những quyền sống căn bản của người dân trong xã hội mà đã được cơ quan Liên Hiệp Quốc công nhận và gọi chung là Nhân quyền.

-----------------------------------------------

From: Bertil Nord <bertil.nord@..... >
Date: 2011/1/18
Subject: Upprop: Behåll Svenska ambassaden i Hanoi
To: …….

Hi all

As you may have heard by now the Swedish Embassy in Hanoi is suppsed to be closed within six months from to date, due to what I think is a domestic political dispute in Sweden. The decision to close the Embassy is so dumb so I lack words but please try to help by signing the petition at the website below. Please also inform any friends and supporters to help by signing.

Best regards

Bertil

Hej!
Jag vill tipsa om uppropet "Behåll Svenska ambassaden i Hanoi"
Läs mer och skriv gärna på uppropet på http://upprop.nu/OVZB

-----------------------------------------------

Cách đây không lâu, chúng tôi nhận được cái e-mail trên đây của ông Bertil Nord từ một vài người bạn – và có lẽ còn có rất nhiều người Việt Nam khác cũng nhận được cái e-mail này. Ông Bertil Nord đã gởi e-mail này đến nhiều người với hy vọng tìm được sự ủng hộ của nhiều để có thể thay đổi được quyết định đóng cửa Đại sứ quán tại Việt Nam từ Bộ Ngoại giao của Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển.

Thực ra, chúng tôi đã biết chuyện này trước khi nhận được cái e-mail của ông Bertil Nord bởi vì báo chí Việt Nam đã đưa tin Bộ Ngoại giao của Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển đưa ra quyết định đóng cửa Đại sứ quán ở Hà Nội từ tháng 12 năm ngoái (2010). Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga ngày 23 tháng 12 cho biết đây là "quyết định nội bộ của Thụy Điển" (1).

Cũng theo bài báo trên thì lý do dẫn đến việc đóng cửa Đại sứ quán của Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển ở Việt Nam là do “Quốc hội Thụy Điển vừa quyết định cắt giảm 300 triệu krona (tương đương hơn 44 triệu USD) ngân sách dành cho chính phủ. Ông Đại sứ Staffan Herrström cho biết việc đóng cửa sứ quán ở Hà Nội giúp tiết kiệm số tiền tương đương 3% mức ngân sách bị cắt giảm”.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc cắt giảm ngân sách của một quốc gia để rồi có thể dẫn tới đóng cửa Đại sứ quán ở nước ngoài là chuyện bình thường mà chúng ta có thể hiểu được. Và điều này có thể xảy ra đến với tất cả các quốc gia trên thế giới chứ không riêng gì với Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển.

Chúng ta nên nhớ, Thụy Điển là một trong những quốc gia phương Tây thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sớm nhất, năm 1969. Ngoài ra, Thụy Điển cũng là một trong những nước ở châu Âu có nhiều chương trình viện trợ nhân đạo cho Việt Nam.

Đại sứ quán là cầu nối cho sự giao hảo giữa hai quốc gia cũng như hỗ trợ cho nhiều hoạt động song phương khác – kể cả hoạt động tình báo. Tuy nhiên, với một mối quan hệ có từ năm 1969, trong thời điểm chiến tranh đầy khó khăn thì chúng tôi tin rằng Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển mở bang giao với Việt Nam dựa trên tinh thần “Hữu nghị - 4 Tốt” là chính – cho dù Thụy Điển không phải là một quốc gia “môi hở răng lạnh” đất nước Việt Nam.

Thế thì tại sao hôm nay Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển đã phải đưa ra cái quyết định đóng cửa Đại sứ quán tại Việt Nam đầy khó khăn này? Theo Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển thì đó là do “Quốc hội Thụy Điển vừa quyết định cắt giảm 300 triệu krona (tương đương hơn 44 triệu USD) ngân sách dành cho chính phủ”! Thế nhưng tại sao chỉ vài tuần sau đó thì Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển lại “quyết định thành lập Đại sứ quán ở Campuchia để thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia?”! phải là mâu thuẫn hay không? (2).

Chúng tôi trộm nghĩ, có phải vì Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển đã không bằng lòng với những chính sách của Chính phủ Việt Nam hiện nay trước những vấn nạn bức thiết của xã hội Việt Nam hiện nay như cải thiện Nhân quyền, cải cách Y tế, cải cách Hành chánh, sửa đổi Luật pháp, cải thiện Môi trường, nâng cấp Giáo dục, chống Tham nhũng… và nhiều chuyện khác như vụ khách sạn SAS Royal, bắt giam Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ… và nhiều chuyện khác, nên đã phải đưa ra quyết định đầy khó khăn này?!

Những “võ đoán” này của chúng tôi, dù đúng hay sai đi chăng nữa thì Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển cũng đã đưa ra quyết định “đóng cửa Đại sứ quán tại Việt Nam” cũng như đã “quyết định thành lập Đại sứ quán ở Campuchia” là những sự thật đã rõ ràng. Vì vậy, có lẽ không cần phải bàn thêm chuyện này ở đây.

Điều mà chúng tôi thấy đáng bàn, cần bàn ở đây là cái e-mail của ông Bertil. Như chúng ta đều biết, Thụy Điển là một trong những quốc gia luôn ở trong nhóm những quốc gia dẫn đầu thế giới về ít tham nhũng, phúc lợi xã hội cao, nhân quyền và tự do dân chủ của người dân được được chính phủ đặt lên hàng đầu và coi trọng. Tóm lại, Thụy Điển là một quốc gia đáng sống bởi người dân được hưởng hầu hết những quyền lợi mà một nhà nước có thể đem lại cho công dân của mình.

Vì những điều tốt đẹp trên đây, đã có không ít người vì đã lầm khi nghĩ rằng quốc gia Thụy Điển là một mô hình của cái được gọi là “Xã hội chủ nghĩa”. Vì sao mô hình “XHCN Thụy Điển” (xin được tạm gọi như vậy) thành công? Còn mô hình XHCN của Việt Nam hiện nay vẫn đang loanh quanh trong cái được gọi là “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”? Nếu chúng ta đọc lại cái e-mail của ông Bertil thì chúng ta thấy có một sự khác biệt rất lớn giữa một công dân của Nhà nước Thụy Điển và một công dân của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Chúng ta hãy xem qua sự phản đối của ông Bertil –một công dân của quốc gia Thụy Điển trước quyết định đóng cửa Đại sứ quán ở Việt Nam của Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển.

-The decision to close the Embassy is so dumb so I lack words. (Tạm dịch: Quyết định đóng cửa Đại sứ quán là một quyết định hết sức ngu ngốc và tôi có lời gì để nói về chuyện này).

Những người phản đối việc Bộ Ngoại giao của Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển đóng cửa Đại sứ quá ở Việt Nam còn đi xa hơn khi lấy ý kiến của người dân để có thể nhờ Quốc hội can thiệp để có thể thay đổi quyết định đóng cửa Đại sứ quán tại Việt Nam từ Bộ Ngoại giao của Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển.

Thế đấy, công dân của một quốc gia với đầy đủ Tự do và Dân chủ thì có thể bày tỏ ý kiến của mình một cách thẳng thắn mà không sợ bị đụng chạm hay dè bỉu là “góp ý thiếu tính xây dựng, té nước theo mưa, có ý đồ xấu…, vân vân”. Còn ở những quốc gia XHCN thì sao? Chúng tôi nghĩ rằng không cần phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, mà chỉ cần chúng ta nhớ đến, nghĩ đến, nhắc đến Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì chúng ta đều biết, đều hiểu, và đều rõ.

Ngoài ra, cũng cần nói thêm ở đây là ngay như ông Tổng thống Pháp cũng không thể dùng quyền lực của mình để cấm tạp chí này in hình gia đình vợ con của ông ta. Ông Tổng thống Pháp phải nhờ đến tòa án can thiệp. Mà kết quả là do Quan tòa quyết định chứ chẳng phải do ông Tổng thống Pháp. Hay như ông Tổng thống Obama của Mỹ đã làm nửa nhiệm kỳ đầu nhưng đến nay vẫn còn không ít người Mỹ nghi ngờ cái giấy khai sinh của ông Obama không được hợp lệ.

Như vậy, có phải Thần Công Lý đã bị xỏ mũi khi Nhà nước Pháp quyền CHXHCN Việt Nam cáo buộc ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã “tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền và thể chế Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Sẽ là một vết nhơ trong ngành Tư pháp nếu ông Cù Huy Hà Vũ lại phải chịu cái oan ức của người thợ hớt tóc năm xưa bởi một vị Vua ác độc.

N. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

(1) http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/417321/Thuy-Dien-se-dong-cua-su-quan-tai-VN.html

(2) Vietinfo.eu

Một lá thư khác của những người phản đối việc đóng cửa Đại sứ quán

Gửi tới các bạn - những người đã ký tên vào lời yêu cầu Duy trì Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội,

Xin chân thành cảm ơn các bạn vì đã nhiệt tình tham gia!

Tôi xin được thông báo rằng lời kiến nghị của chúng ta đã được chuyển tới nhà ngoại giao Cecilia Julin, là người đứng đầu Ban Báo chí, Thông tin và Liên lạc trực thuộc Bộ Ngoại giao. Bà ấy hứa sẽ trực tiếp chuyển lời kiến nghị tới Ngoại trưởng Carl Bildt. Bốn người tham dự cuộc họp bao gồm bà Maissa Al Adhami, tiến sĩ Phạm Hồng Thắng, bà Anna Lehmusto và tôi. Chúng tôi đã nhấn mạnh về nỗi bất an của mọi người trước quyết định chóng vánh này, đồng thời cũng nói rõ rằng chúng tôi thực lòng hy vọng giới chính khách sẽ tìm được một giải pháp tốt đẹp hơn thay vì đóng cửa Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội. Nguyện vọng của chúng ta đã được đón nhận với sự cảm thông và thấu hiểu sâu sắc. Tuy nhiên vẫn chưa thể nói trước gì về khả năng Chính phủ và ông Carl Bildt sẽ thay đổi quyết định này. Bà Cecilia Julin cho biết Quốc hội có thể phải đưa ra quyết định mới để thay đổi cục diện.

Chính phủ quyết định sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý (Chỉ thị 2099:67) vào ngày 23 tháng Bảy 2009 nhằm phát triển hệ thống ngoại giao linh hoạt hơn. Một báo cáo mới đây với tiêu đề “Hệ thống Quản trị Ngoại giao tầm cỡ thế giới – một hệ thống ngoại giao linh hoạt hơn” được trình bày trước Ngoại trưởng vào ngày 27 tháng Tư 2010. Bản báo cáo cuối cùng sẽ sớm được hoàn thành và công bố.

Bộ Ngoại giao Thụy Điển vấp phải sự chỉ trích trong một báo cáo gần đây của Quốc hội (báo cáo ESO thực hiện bởi Nhóm chuyên viên phụ trách Tài chính công). Điều tra viên Richard Murray cho hay đẩy mạnh hiệu quả của công tác quản trị có thể giúp tránh đóng cửa Đại sứ quán Thụy Điển tại các nước. Ông Carl Bildt đã phủ nhận ý kiến này – Ngoại trưởng cho biết công tác quản trị hiệu quả sẽ không giúp cắt giảm 130 triệu SEK.

Tôi sẽ để lời kêu gọi trên trang web đến tháng Năm. Những người quan tâm tới bản kiến nghị được đệ trình trước Quốc hội xin vui lòng liên hệ với tôi để nhận được văn bản cụ thể. Sự đóng góp của mỗi người đều mang giá trị nhất định! Dưới đây là bức thư của Malin Johansson, một công dân Thụy Điển đã đem lòng yêu mến đất nước và con người Việt Nam.

Thân mến,

Ingeborg van der Ploeg, người phụ trách bản kiến nghị trên trang http://upprop.nu/OVZB

(*)­ Xin độc giả lưu ý: Nguyễn Trung trong bài  này cũng như một số bài trước đây đã đăng trên BVN mà chúng tôi từng có chú dẫn, không phải là Nguyễn Trung tác giả bài Thời cơ vàng (BVN).

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn