“Hết sức thận trọng với điện hạt nhân”

Tôi thiết tưởng chính phủ Việt Nam nên hết sức thận trọng và nên rút lui có trật tự ngay từ bây giờ. Không nên làm điện hạt nhân ở nước nhà, vì nhiều nhà máy sẽ xây ven biển. Nước Nhật là một cường quốc kinh tế, với những chuyên gia vô cùng lỗi lạc, mà trong mấy ngày nay vẫn không giải quyết được chủ đề làm sao cho các lò nguội để không xảy ra tai biến. Nếu chuyên gia còn ít, hoặc thiếu nhân sự, nhân tài, không nên xung phong vào lãnh vực hạt nhân.

TS Nguyễn Khắc Nhẫn

clip_image002  

Việt Nam đã ký kết với Nga các thỏa thuận về điện hạt nhân

 

Sự cố ba ngày qua tại nhà máy điện hạt nhân ở Nhật khiến nhiều người nhắc đến rủi ro cố hữu của công nghiệp điện hạt nhân, đặt ra câu hỏi về các dự án điện nguyên tử ở Việt Nam.

Đó là rò rỉ phóng xạ. Và khả năng lò phản ứng hạt nhân bị nóng chảy do thiếu thiết bị làm nguội khi gặp sự cố.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ từ Paris, tiến sĩ Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn kinh tế dự báo chiến lược của Công ty Điện lực Pháp, giáo sư Đại học Bách khoa Grenoble, Pháp nhắc nhở các nước, trong đó có Việt Nam, nên thận trọng với dự án điện hạt nhân.

TS Nguyễn Khắc Nhẫn: Điện hạt nhân rất nguy hiểm. Không thể nào tiên đoán rủi ro hay tai nạn xảy ra. Nếu tai nạn Chernobyl được xếp hạng số 7, tai nạn hạt nhân của Nhật có thể là 6, theo ý kiến của một số chuyên gia tại Pháp. 25 năm qua, từ ngày xảy ra sự cố ở Chernobyl (Ukraina), hay Three Mile Island (Hoa Kỳ), chưa có tai nạn hạt nhân nào nghiêm trong như ở Nhật bây giờ. Tôi thiết tưởng chính phủ Việt Nam nên hết sức thận trọng và nên rút lui có trật tự ngay từ bây giờ. Không nên làm điện hạt nhân ở nước nhà, vì nhiều nhà máy sẽ xây ven biển. Nước Nhật là một cường quốc kinh tế, với những chuyên gia vô cùng lỗi lạc, mà trong mấy ngày nay vẫn không giải quyết được chủ đề làm sao cho các lò nguội để không xảy ra tai biến. Nếu chuyên gia còn ít, hoặc thiếu nhân sự, nhân tài, không nên xung phong vào lãnh vực hạt nhân.

BBC: Một số người cho rằng làm chuyện gì cũng có rủi ro, kể cả chuyện xây và vận hành nhà máy điện hạt nhân. Điều quan trọng là tính rủi ro thật kỹ, hy vọng sẽ phòng ngừa là loại trừ tai nạn. Ý kiến ông ra sao?

clip_image004

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi gặp ba vụ nổ trong thời gian qua.

TS Nguyễn Khắc Nhẫn: Rủi ro là một chuyện. Tai nạn ở Chernobyl, hay Three Mile Island không phải do rủi ro. Vấn đề là con người gây ra lỗi trong việc khai thác hai nhà máy đó. Lỗi con người quan trọng hơn nhiều so với rủi ro. Tôi cho rằng nếu có một tai biến nào quan trọng xảy ra trên thế giới, chỉ trong chớp nhoáng công nghiệp điện hạt nhân của thế giới sẽ sụp đổ. Tôi tin rằng trước sau nhân loại sẽ bỏ điện hạt nhân để xoay về nghiên cứu, khai thác năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng. Không có cách gì khác đối với nhân loại.

BBC: Thưa ông tôi có so sánh như sau: xe hơi, tàu cao tốc di chuyển với vận tốc nhanh đôi khi cũng gây ra một số tai nạn khiến con người thiệt mạng. Nhưng đâu phải vì thế mà người ta cấm xe hơi? Điện hạt nhân cũng vậy phải không?

TS Nguyễn Khắc Nhẫn: Chúng ta không thể so sánh điện hạt nhân với điều lợi hại của chiếc xe hơi. Chiếc xe hơi khi xảy ra hoặc không xảy ra tai nạn nó không có vấn đề về chất thải phóng xạ. Điện hạt nhân nguy hiểm cho con cháu qua hàng chục, hàng trăm năm, nếu có xảy ra tai nạn. Xe cộ anh không xài, có hư hỏng, sẽ không có ảnh hưởng qua những thế hệ như thế. Vấn đề quan trọng chủ chốt là chất thải phóng xạ. Đây là điều người ta ít nói tới. Làm thế nào để giải quyết. Hiện bây giờ chưa có nước nào giải quyết vấn đề đó. Ngay cả những nước tân tiến như Mỹ, Pháp. Đó mới là vấn đề quan trọng. Chứ không phải là rủi ro. Người ta lợi dụng "thay đổi khí hậu" để làm điện hạt nhân nhưng đó cũng là điều vô lý. Điện hạt nhân không thể giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu.

Nguồn: bbc.co.uk

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn