Rùa Hồ Gươm: Người xót chuyện ta!

Một chuyên gia thủy sinh ở Canada cho rằng tổng tốn phí cho việc làm sạch nước Hồ Gươm chỉ vào khoảng trên dưới 100.000 USD là cùng, một số tiền thấp hơn nhiều so với con số đưa ra trước đây. Nhưng điều đáng nói nhất chưa phải là tiền. Hồ Gươm bị nhiễm bẩn là vấn đề tồn tại hàng mấy chục năm. Đã bao giờ Uỷ ban Nhân nhân thành phố Hà Nội đưa vấn đề này vào danh sách những việc cần làm ngay hay chưa?

Bauxite Việt Nam

Tom Miller, Chủ tịch của Quỹ các Thành phố Xanh (Green Cities Fund) của Mỹ (www.greencitiesfund.org) chuyển đến một vài nhận xét của một chuyên viên thuộc Công ty nghiên cứu thủy sinh Bacta Pur ở Quebec Canada. Mười hai năm về trước, Công ty này đã từng đề nghị giúp đỡ việc làm sạch hồ [Hoàn kiếm], sử dụng biện pháp ít tốn kém bằng phương thức dùng enzyme ăn bùn lắng (sluge-eating enzymes) và bơm khí (aeration).

Một vài ý kiến:

Tôi đã đọc qua một số bản tin về chuyện này, dường như chẳng có một phân tích nào cả về tinh trạng nước của hồ [Hoàn kiếm]. Cũng đã tốn nhiều bút mực viết về chuyện “bùn” đang được cào vét – thực sự chẳng còn nghi ngờ gì rằng bùn đúng là nguy cơ tiềm tàng, nhưng tôi tìn rằng vấn đề có thể vượt ra ngoài câu chuyện một lớp dày của các phế thải hữu cơ – gọi là “bùn lắng” (sludge) ấy.

Dự trù chi phí 2 triệu đô [cho việc làm sạch hồ - ND] theo tôi đó là một chuyện hết sức phung phí tiền bạc – Tôi chẳng biết làm thế nào mà dự án này lại có thể tốn kém đến mức ấy.

Ngoài ra, tôi cũng ghi nhận được qua các tin tức, đó là độ sâu của hồ hiện nay được ước tinh là 0,4 mét. Nếu con số này chính xác, có nghĩa rằng trong 12 năm qua, độ sâu của hồ đã bị tụt giảm ở mức trung bình 1,5 mét xuống còn 0,4 mét. Đây là một dấu hiệu của hiện tượng eutrophication [thừa dưỡng chất hữu cơ, do ứ trệ chất thải hữu cơ, một nạn ô nhiễm môi trường - ND] và là một yếu tố cho thấy rõ thêm tình trạng nước trong hồ đang tồi tệ hơn bao giờ hết. Mùa hè sắp đến và nhiệt độ sẽ gia tăng, điều có thể tiên liệu và biết trước là khả năng hòa tan của oxy trong hồ sẽ giảm sút nghiêm trọng và sẽ làm giảm khả năng sinh tồn của rùa.

Một điểm khác nữa được đề cập trong các bản tin mà tôi đọc được, đó là tình trạng thải nước xuống hồ từ các đường phố và khu vực xung quanh. Tôi nhớ là khu vực xung quanh hồ khá cao so với hồ. Như thế sau cơn mưa không chỉ có nước bị thải xuống hồ mà nó còn mang theo cả CO2. Chất ô nhiễm này là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của hồ và rùa còn nghiêm trọng hơn là chuyện xả giấy rác hiện nay như giới có trách nhiệm bảo vệ hồ vẫn hay “kêu ca”.

Tôi không tìm được email của GS Hà Đình Đức, người được mệnh danh là “nhà bảo vệ” hồ. Tôi muốn liên lạc với ông ấy để xin các thông số về tình trạng của hồ để có thể duy trì được sức khỏe cho nó…

Dù sao thì tôi cũng đang chuẩn bị cung cấp thêm một số thông tin mà anh đã yêu cầu và sẽ gửi hồi đáp cho anh sau.

Việc xử lý hồ gần như rất đơn giản… Tốt nhất là cần phải có một phân tích về tình trạng nước và bùn lắng trong hồ. Tôi gửi kèm một bộ câu hỏi mẫu để có thể thu thập các số liệu cho phép thiết lập một chương trình xử lý thích hợp. “Tốt hơn cả” có lẽ là thu thập các mẫu ở một vài điểm khác nhau trong hồ – lấy mẫu bề mặt, lấy thêm ở các điểm ở lưng chừng và một phần ba đáy hồ – Có lẽ “tốt nhất” là lấy ở 10-15 vị trí khác nhau, và như thế chúng ta có chừng 30-45 mẫu để phân tích.

Không biết [nhóm chuyên viên] Đức và GS Hà Đình Đức đã làm gì, và nếu có, các số liệu ấy rất tốt để chúng ta có thể khởi sự. Nếu chưa, thì có lẽ chúng ta cần phải đặt ra nhiều vấn đề có tinh chất cảnh báo.

Nếu có được các số liệu yêu cầu, chúng ta có thể khuyến cáo được một chương trình xử lý hoàn chỉnh.

Thư do Tom Miller, Chủ tịch của Green Cities Fund chuyển trực tiếp đến BVN.

Ý kiến nhỏ của Tom:

Võ đoán của tôi về kinh phí cho chuyện này chừng dưới 100 ngàn đô la tính dựa trên chi phí người mua phải trả phí vận chuyển của Canada. Dĩ nhiên là phải có điều chỉnh chút đỉnh dựa vào phân tích hiện trạng bùn lắng và nước, nhưng tôi nghĩ con số đó là rất thực tế.

Nguyên Đình dịch

Bản gốc tiếng Anh

Forwarded by Tom Miller:

In the various news stories I have read about the problem there, it seems that there was no analysis whatsoever about the water conditions.  There is a lot of written information about the “mud” which is being removed–while it is potentially possible that this is actually mud, I doubt it–I believe it is more than likely a thick layer of organic wastes – namely what we call sludge.

The $2 million that is being spent is such a complete and total waste of money–I don’t see how the project could possibly cost that much.

Another point I noted in the news stories I have read is that they are estimating the depth of the lake a 0.4 meters.  If this is an accurate measurement, it means that in the past 12 or so years the lake has gone from a then 1.5 meter average depth to 0.4 meter depth…this is a symptom of eutrofication and further indication of ever worsening conditions of the water in the lake.  With the coming of summer and increased heat, it can be anticipated and expected that dissolved oxygen in the lake will drop significantly and that this will further reduce the ability for the turtle to survive.

Another point that is mentioned in the articles I have read is the problem of run-off from the streets and areas surrounding the lake.  I recall that the area around the lake is slightly elevated when compared to the lake.  So, run-off after rains will also bring not only the water from the rains but also carry hydro-carbons which are on the surface of the streets.  This type pollutant load is of much greater danger to the health of the lake and for the turtle than the paper and other things that are “complained” about by the people in charge of the lake protection.

I could not find an email address for Prof. Ha Dinh Duc who is written about as being the “protector” of the lake.  I would like to write him and ask him about the required water parameters for maintaining healthy conditions for the lake…

Anyway, I am preparing some additional information to what you have sent to me and will forward that over to you.

Treating the lake would be very simple… what would be best would be to have an analysis for the water and sludge that is in the lake. I am attaching a questionnaire that provides the type data that would allow a proper treatment program to be established.  It would be “best” to collect samples for analysis at several points in the lake---taking a sample at the surface, another at the mid-point, and a third from the bottom of the lake at several points---It would be “best” to do this at 10–15 different locations which would provide 30 to 45 samples for analysis.

I would start by asking if this was ever done by the German and Professor Ha Dinh Duc–if it was, then a copy of that data would be a great place to start.  If it wasn’t then that should raise all types of red flags.

If the requested data can be provided then a full program of treatment can be recommended.

Tom’s comments:

My “guesstimate” is that this could be accomplished for less than $100,000 based on product costs FOB Canada.  Of course, this might be modified slightly with the receipt of the actual water and sludge analysis but I think this figure is very realistic.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn