“Trung Quốc cần tăng cường sức mạnh trên biển”

clip_image001

Lãnh đạo Trung Quốc nêu chủ đề tăng cường sức mạnh quân sự tại kỳ họp Đại hội Nhân dân Đại biểu ở Bắc Kinh

Ngay trước kỳ họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc, có kêu gọi từ chính giới nước này về nhu cầu tăng cường sức mạnh hải quân nhằm khẳng định chủ quyền biển.

Tờ Đại Công Báo xuất bản bằng tiếng Trung tại Hong Kong cuối tuần qua đăng phát biểu của Thiếu tướng La Viện từ Học viện Kỹ thuật Quốc phòng Trung Quốc nói Trung Quốc cần chú trọng "tăng cường sức mạnh trên biển".

Tờ báo thân Bắc Kinh dẫn lời vị chuyên gia cao cấp, người cũng là đại biểu Quốc hội, nói quyền lợi hàng hải quốc gia là chủ đề quan trọng được chú ý đặc biệt trong các kỳ họp Lưỡng hội (tức Quốc hội và Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân) gần đây.

Hai kỳ họp quan trọng bậc nhất trong chính trị Trung Quốc năm nay hiện đang diễn ra tại Bắc Kinh.

Thiếu tướng La Viện vạch ra các hoạt động cần làm, là tăng cường khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo, đưa quân đóng trên các đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, tùy điều kiện mà xây dựng cơ sở quân sự, nhà giàn trên các đảo, thậm chí là khẳng định chủ quyền bằng cách dựng cột mốc, cột cờ...

Ông La cũng kêu gọi tăng cường các hoạt động tuần tra trên biển.

Tuy ông thiếu tướng không liệt kê tên các hòn đảo mà Trung Quốc cần "khẳng định chủ quyền", nhưng giới quan sát nói nước này đang tranh chấp nhiều đảo đá và rạn san hô trong Biển Đông với Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Mới đây, các quốc gia liên quan trong khu vực đều đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc diễn tập quân sự hay tăng cường tàu tuần tra tại Biển Đông.

Thế nhưng phát biểu mới của đại biểu Quốc hội Trung Quốc cho thấy rõ hơn đường hướng của hải quân Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Tướng La Viện cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hải quân, trong có chế tạo tàu sân bay và sản xuất chiến đấu cơ tàng hình phục vụ hải quân.

Chi phí hải quân

clip_image002

Trung Quốc sẽ xây thêm nhiều cơ sở để khẳng định chủ quyền

Trong bài diễn văn đọc tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm 05/03, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố Trung Quốc sẽ "tiếp tục xây dựng quân đội hùng mạnh".

Báo chí nước ngoài cho rằng Hải quân Trung Quốc được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho binh chủng là "ưu tiên hàng đầu" của quá trình hiện đại hóa quân đội.

Hiện Trung Quốc đã nâng cấp các khu trục hạm và tuần dương hạm cũng như các chiến thuyền công kích và cũng có kế hoạch hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên vào năm nay, sớm hơn dự đoán của Hoa Kỳ.

Trung Quốc cũng có thể sẽ lên kế hoạch mua hai tàu sân bay tầm trung, 60 nghìn tấn theo mô hình tàu hạng Kuznetsov của Nga, mỗi chiếc trị giá trên 2 tỷ đô la.

Ngoài ra Trung Quốc đang xây tầu ngầm phóng được hỏa tiễn đạn đạo hạng Tấn (Jin-class), có thể bắn được tên lửa hạt nhân và có căn cứ ở đảo Hải Nam.

Trong kỳ họp Đại hội Nhân dân Đại biểu tại Bắc Kinh cuối tuần qua, Bắc Kinh loan báo tăng ngân sách quốc phòng với tỷ lệ kỷ lục 12,7% lên 91,7 tỷ đôla trong năm 2011.

Các quốc gia lân cận của Trung Quốc tại Á châu đều tỏ ra quan ngại trước việc tăng ngân sách quốc phòng hai chữ số này.

Nhật Bản đánh giá phần lớn tài chính sẽ được tập trung vào để tăng cường năng lực hải quân.

Ba thập niên nay, ngân sách quốc phòng Trung Quốc mỗi năm càng lớn, kéo theo các bước phát triển vũ bão trong công nghệ quốc phòng.

Tháng 1/2011, Trung Quốc cho ra mắt Bấmmáy bay tàng hình đầu tiên của mình, khiến Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước trong khu vực nâng cao cảnh giác.

Quan ngại lớn nhất có lẽ là khả năng Bắc Kinh có thể sử dụng sức mạnh quân sự ở nước ngoài.

Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara nhận xét sau khi ngân sách quốc phòng 2011 được Trung Quốc công bố, rằng đây là tỷ lệ chi tiêu rất lớn.

"Chúng tôi không thể không lo ngại về cách thức sử dụng ngân sách này."

Dư luận phần đông đều cho rằng con số chi tiêu thực sự còn cao hơn ngân sách thông báo rất nhiều.

Tuy nhiên, quan điểm của phía Trung Quốc là tăng chi tiêu quân sự tương xứng với tăng trưởng kinh tế nên không thể xem là mất cân bằng được.

Họ cũng nêu ra chi phí quốc phòng của Hoa Kỳ là 553 tỷ đô la một năm, cao hơn nhiều so với Trung Quốc.

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1927, hiện đã có quân số lớn nhất thế giới, chừng 2,3 triệu.

Quá trình hiện đại hóa quân đội được Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh từ sau cuộc chiến biên giới với Việt Nam năm 1979 và do tác động của các cuộc chiến 'công nghệ cao' ở vùng Vịnh Ba Tư mà Hoa Kỳ và liên quân tiến hành.

clip_image003

Bốn tàu ngầm của Trung Quốc trong một lần trình diễn

Nguồn: bbc.co.uk

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn