Lạm bàn: Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc có đáng sợ?

Nguyễn Hữu Quý

clip_image001

Đường "lưỡi bò" đầy tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông

?????,??,2010?7?29?
    ???????????????
    7?26?,???????????
    7?26?,?????????????????????????????????????????????????????????????????,?????????????“?????”?????,??????????????,?????????????????,???????????????????????????,???????????????????????????????????????????????????????????
    ???? (??? ?)

Hải quân Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển Đông (8/2010) - Ảnh: Sina

Mấy hôm nay các báo và trang mạng đưa tin, ngày 06/04/2011, Tân Hoa xã chính thức phô trương hình ảnh của chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc được cho là sẽ được hạ thủy ngay trong năm nay.

Liên quan đến sự kiện này; ngày 13/4/2011, mạng Bauxite Việt Nam đăng bài “Tàu sân bay sắp hạ thủy: Ngón đòn hù dọa Đông Nam Á của Trung Quốc, của tác giả Trọng Nghĩa; đăng kèm theo bài này là bài phỏng vấn của tác giả với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại Học Maine (Hoa Kỳ); Trong phần trả lời, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nhận định (đại ý):

- Mục tiêu đầu tiên là Trung Quốc nhắm tới hù hoạ các nước Đông Nam Á, và:

- Một mục tiêu thứ hai là Trung Quốc muốn tuyên truyền đối nội.

Rõ ràng là, bên cạnh sự trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế, nay đã vượt Nhật Bản và chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ, sức mạnh quân sự của TQ trong những năm gần đây là không thể xem thường. Tuy nhiên để có được những Hàng không mẫu hạm (HKMH) và làm chủ hoàn toàn Biển Đông, và có ý định biến Biển Đông như là một cái ao nhà… là cả một vấn đề còn xa vời đối với TQ; vì thế, người viết bài này đồng ý với nhận định trên đây của GS Ngô Vĩnh Long, và các phân tích chi tiết như trong bài mà GS đã đề cập đến.

Mặc dù vậy, là người Việt Nam (VN), theo truyền thống và lịch sử của dân tộc, nhân dân ta chưa bao giờ khuất phục trước bất kỳ kẻ thù nào, mà trong đó lại chủ yếu là đối với người phương Bắc, vì vậy, một lần nữa, chúng ta phải khẳng định rằng, cho dù có cả một đội 30-40 chiến hạm khác hỗ trợ và bảo vệ các HKMH đi chăng nữa thì TQ không bao giờ làm chủ được Biển Đông, một khi người VN còn quyết chiến để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Có nghĩa là, yếu tố QUYẾT CHÍ & QUYẾT CHIẾN để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông của người VN là điều kiện tiên quyết, trước khi đặt ra câu hỏi và đi tìm lời đáp đối với câu hỏi: HKMH của Trung Quốc có đáng sợ?

Thật vậy, như người lính ra trận; trước khi bước vào một trận đánh mà đã mà đã thủ sẵn cờ trắng, chỉ đợi gặp đối phương là tung cờ thì xem như là đã xin hàng trước khi ra trận; ngược lại, một khi đã quyết chí sống mái với kẻ thù thì hoàn toàn có thể tin vào khả năng chiến thắng của mình. Chính sự quyết tâm của mình sẽ làm cho kẻ thù nhụt chí… thậm chí có thể đảo ngược tình thế. Trong lịch sử, ông cha ta chẳng đã từng “Lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều” đó sao!

Trong một góc nhìn cá nhân, người viết bài nhìn thấy những lợi thế và sự bất lợi từ phía VN, trong so sánh tương đối như sau:

Những lợi thế của VN:

Cơ sở để khẳng định, rằng TQ không bao giờ làm chủ được Biển Đông, một khi người VN đã quyết chí bảo vệ, được nhìn nhận dựa trên các cơ sở sau:

- VN với lãnh thổ chạy dài theo hướng Bắc Nam và khoảng cách từ đất liền đến khu vực xa nhất của quần đảo Trường Sa (TS) là khoảng 800-1000 km; trong khi từ Đảo Hải Nam đến các vị trí tương ứng là gấp đôi; vậy lợi thế luôn luôn thuộc về VN.

- Giả sử rằng TQ xây dựng và sử dụng căn cứ ở Hoàng Sa (HS) để rút ngắn khoảng cách…, và nếu cuộc chiến TQ-VN xẩy ra, thì việc tiêu diệt và làm tê liệt sân bay của TQ ở HS không phải là bài toán khó đối với VN.

- Với công nghệ tên lửa được phóng từ máy bay và có thể đi xa hàng trăm Km như hiện tại và trong tương lai còn được cải tiến xa hơn nữa, cùng với việc bố trí liên hoàn nhiều theo chiều dài đất nước là các sân bay và hệ thống tên lửa phòng không… thì lợi thế về thế trận luôn luôn thuộc về VN.

(những lợi thế trên đây chỉ thuần túy so sánh giữa VN và TQ, mà chưa xét đến các yếu tố bên ngoài liên quan đến quyền lợi của Mỹ ở khu vực; và đặc biệt là các mối liên hệ song phương lẫn đa phương giữa các nước gồm: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ…); các nước không phải ngồi yên nhìn TQ tự do phát triển và hành động…

Những bất cập của VN:

Rõ ràng là, với tham vọng của TQ, một cuộc chiến trên Biển Đông trong vòng 10-15 năm nữa là hoàn toàn có thể xảy ra (trong trường hợp Đảng CSTQ vẫn tồn tại; vì sự hiếu chiến của TQ trong chế độ CS là hung hăng hơn trong trường hợp TQ chuyển sang chế độ dân chủ, vì khi đó nhân dân TQ dần hiểu được sự thật hơn, việc phát động một cuộc chiến tranh trong một chế độ dân chủ là khó khăn hơn…, nhân dân TQ không bị lừa bịp như hiện nay dưới thời đảng CS).

Nếu như không có một tầm nhìn sáng suốt để phát huy sức mạnh dân tộc ngay từ bây giờ, đặc biệt ưu tiên sử dụng nhân tài trên mọi lĩnh vực… thì trong vòng 10-15 năm tới, VN ta vẫn nghèo như hiện nay mà thôi, vì khi đó, tài nguyên cũng đã gần cạn kiệt do lối khai thác và xuất khẩu thô như trong suốt những năm qua. Theo đó, tiềm lực quốc phòng sẽ không đáp ứng được tình hình…

Việc TQ đang từng bước “thôn tính” nước Lào (phần nào nữa là CPC) và tham vọng của dự án ĐSCT qua lãnh thổ Lào xuống CPC. Do đó, những sân bay và các căn cứ quân sự bố phòng dọc theo chiều dài đất nước đã nói trên đây sẽ bị vô hiệu hoá (?!). Và như vậy, lợi thế về thế trận như đã nói trên là không còn, thậm chí còn bị hậu quả ngược lại.

Nhìn nhận như vậy để thấy rằng, việc để cho TQ có mặt ở địa bàn Tây Nguyên qua dự án bôxít; cũng như cái ý đồ cộng tác với họ về “Xa lộ song hành xuyên Đông Dương” nghe đâu đã và đang được ráo riết cân nhắc là cả một việc làm ngây thơ đến khó hiểu của lãnh đạo VN trong những năm qua (?!), nó sẽ làm cho lợi thế về thế trận địa không những bị mất, mà còn phải chuẩn bị một lực lượng để đối phó với TQ từ hướng này (mà chủ yếu là lực lượng bộ binh, trong khi, nói về người thì TQ đang… thừa) (?!).

Kết luận:

Như ngay từ đầu người viết đã đặt ra vấn đề: rằng, nếu như người VN còn quyết chí và quyết chiến để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình, thì rõ ràng, VN phải điều chỉnh lại tư duy chiến lược ngay từ bây giờ.

Ngược lại, khiếp nhược trước sự lớn mạnh và hung hăng của TQ, đồng thời để cho TQ thâm nhập sâu vào kinh tế, chính trị và địa bàn chiến lược của nước ta như đã và đang diễn ra…, thì việc mất Biển Đông theo như ý đồ và tham vọng mà đường lưỡi bò TQ đã vạch ra, xem như đã được báo trước.

Như vậy, việc xem HKMH của TQ là “đồ hàng mã” hay là con “ngoáo ộp” trên Biển Đông, là do người VN tự nhìn nhận và tìm ra giải pháp đối phó mà thôi.

Nối tiếp truyền thống lịch sử hay là khiếp nhược trước phương Bắc đang là thử thách của người Việt trong giai đoạn lịch sử rất đặc biệt này.

15.4.2011

N.H.Q.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Ảnh:

Nguoilotgach.blogspot.com

Phụ lục tác giả đính kèm:

Tìm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề biển Đông

vnexpress.net

Baomoi.com

Tại cuộc gặp Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc chiều 13/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, hai nước cần tích cực hơn nữa trong việc xem xét, giải quyết những vấn đề còn có nhận thức khác biệt, nhất là về biển Đông.

Chiều 13/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp thượng tướng Quách Bá Hùng, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Theo Thủ tướng, chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này của thượng tướng Quách Bá Hùng là biểu hiện sinh động cho mối quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc.

Thủ tướng đánh giá cao kết quả hội đàm trước đó giữa Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và thượng tướng Quách Bá Hùng, tin tưởng những kết quả đạt được trong hội đàm sẽ được hai bên tích cực triển khai, góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác về quân sự cũng như hợp tác giữa quân đội hai nước.

clip_image003

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước cần tích cực xem xét, giải quyết những vấn đề còn có nhận thức khác biệt, nhất là vấn đề biển Đông. Ảnh: Chinhphu.vn.

Thủ tướng khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn chủ trương cùng Trung Quốc nỗ lực đưa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. Trên tinh thần vừa là đồng chí, vừa là anh em, hai nước cần tích cực hơn nữa trong việc xem xét, giải quyết những vấn đề còn có nhận thức khác biệt, nhất là về biển Đông.

Về vấn đề biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị đàm phán, thảo luận hòa bình để tìm ra những giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Đây cũng là việc làm thiết thực góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thượng tướng Quách Bá Hùng cho biết, mục đích chuyến thăm Việt Nam của Đoàn Quân ủy Trung ương Trung Quốc lần này nhằm tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị, nhất là tăng cường hợp tác quân đội hai nước, đưa quan hệ hợp tác quân sự lên ngang tầm với quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

Thượng tướng khẳng định, tình cảm hữu nghị, mối quan hệ truyền thống, sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc là tài sản quý báu của hai nước. Trung Quốc sẽ luôn giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp này.

Thượng tướng Quách Bá Hùng hoàn toàn tán thành với quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc xem xét, giải quyết vấn đề về biển Đông; khẳng định sẽ nỗ lực hết mình để cùng với phía Việt Nam xem xét, giải quyết những vấn đề còn có nhận thức khác biệt; cũng như cùng Việt Nam cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc.

Cùng ngày, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thượng tướng Quách Bá Hùng. Thượng tướng Quách Bá Hùng thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 12 đến 15/4 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Trong dịp này, hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo năm 2011 giữa hai Bộ Quốc phòng.

(Theo Chinhphu.vn/TTXVN)

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn