Mở rộng đường sắt quốc gia là trách nhiệm Tiến sĩ!

TS Trần Đình Bá

image“Khi khởi công xây dựng ĐS năm 1897 nước ta mới chỉ 15 triệu dân chưa hề có lấy một Kỹ sư , chìm đắm trong nô lệ lầm than với ĐS khổ hẹp 1 mét do thực dân làm ra để vơ vét tài nguyên trong 2 cuộc khai thác thuộc địa. Ngày nay đất nước đã độc lập thống nhất với gần 90 triệu dân, dồi dào về trí tuệ, có trình độ học vấn cũng như trình độ khoa học và công nghệ khá cao. Với một lực lượng hùng hậu trên 1.000 Giáo sư Tiến sỹ, Bộ GTVT với khoảng 1 triệu Thạc sỹ, Kỹ sư Cử nhân trên tất cả các lĩnh vục Quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, giảng dạy đào tạo, thiết kế, thi công, vận hành thiết bị… tại 10 trường đại học, học viện, Viện nghiên cứu khoa học công nghệ, Viện quy hoạch giao thông… ” mà để cho ĐS tụt hậu đến mức phá sản, lại nói rằng không thể mở rộng để hiện đại ĐS là một điều không thể chấp nhận được”.

Đó là tâm sự nhức nhối của TS Trần Đình Bá – tác giả luận án “Giải pháp mở rộng để hiện đại ĐS quốc gia khổ 1.435mm tốc độ cao 150-200 km/h”, người đã có nhiều bài viết tâm huyết về vấn đề này trên BVN. Lần này ông lại gửi đến chúng tôi một bài viết bổ sung cho những luận điểm trước đây. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

Ai trong mỗi người VN chúng ta đều không mong muốn đuổi kịp và sánh vai cùng các cường quốc trong khu vực và trên cả bốn biển năm châu. “Siêu dự án ĐSCT “là một ý tưởng táo bạo nhất trong lịch sử dân tộc với một “ tuyến đường sắt cao tốc dài nhất, hiện đại nhất thế giới, để làm “vẻ vang cho dân tộc và làm quà tặng cho các thế hệ con cháu” đã làm cho các siêu cường như Mỹ, Nga, Trung quốc phải “choáng váng” hoài nghi. Song dự án tiền khả thi đó đã không được thông qua trước Quốc hội. Có người vui, có người buồn song bình tĩnh nhìn lại để xem xét, chúng ta đã có những vấn đề sai lầm, không chỉ là “duy ý chí” mà là sự ấu trỉ của 1.000 Giáo sư Tiến sỹ GTVT về sự hiểu biết ĐSCT cũng như tầm quan trọng đặc biệt của hệ thống đường sắt quốc gia.

Khi Tiến sỹ cũng thiếu kiến thức về luật pháp!

Trong tất cả các dự án tiền khả thi, khả thi, hay bất kỳ một đề án dù nhỏ đến mấy, chương mục đầu tiên phải là “Những căn cứ để lập dự án” với những điều kiện tiên quyết quan trọng nhất, đó là Luật và những văn bản dưới luật có cho phép nghiên cứu khả thi về dự án hoặc một đề án hay không.

Dự án ĐSCT 56 tỷ USD đã thiếu mất điều quan trọng đó. Dòng đầu tiên trong chương này phải là: Căn cứ vào Luật ĐS đã được thông qua QH khóa XI ngày 19/5/2005 và có hiệu lực thi hành vào tháng 1 /2006. Tiếp sau là Căn cứ vào Luật Xây dựng với những điều lệ về xây dựng cơ bản, trình tự đầu tư, các hiệp định, nghị định, các văn bản thỏa thuận giao đất, giao rừng, các văn bản về quy hoạch mạng lưới…, văn bản giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư và các bên liên quan thực hiện dự án…

Thật đáng tiếc một siêu dự án ĐSCT 56 tỷ USD lớn nhất thế giối lại thiếu đi những căn cứ quan trọng đó. Luật ĐSVN đã có hiệu lực thi hành thì trong đó hoàn toàn chưa có một chương hay một điều nào dành cho ĐSCT 300 km/h với những điều kiện giao đất đai, giao rừng để làm ĐSCT, hành lang an toàn… thể th]ức thiết kế và thẩm định thiết kế, các văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật để lập và thẩmđịnh dự án.

Còn theo “luật Xây dựng” thì không hề có một quy định hay tiêu chuẩn nào về tỷ suất đầu, các quy định về thanh khoản chi phí lập và thẩm định dự án, quy định về chức năng và tư cách pháp nhân của cơ quan lập dự án và thẩm định dự án, nên toàn bộ dự án cứ như chuyện “các thầy bói tả voi”… Một siêu dự án quốc tế chỉ vỏn vẹn 33 trang giấy khổ A4 được thông qua bởi các cơ quan thẩm định từ tư duy các Giáo sư Tiến sỹ mà không là ai khác.

Và, thiếu hẳn kiến thức về đường sắt!

Trên thế giới có 3 loại đường sắt với các tính năng và hệ điều hành hoàn toàn khác nhau song 1.000 Giáo sư Tiến sỹ chuyên ngành lại không phân biệt được. Loại quan trọng nhất gọi là đường sắt quốc gia, dùng để phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội và quốc phòng an ninh, chở được nhiều hành khách đủ mọi tầng lớp từ người nghèo đến các vị nguyên thủ Quốc gia, chở được hầu hết các loại nhiên liệu, nguyên liệu, hóa chất, xăng dầu, chất lỏng, cấu kiện sắt, thép bê tông hàng chục và hang trăm tấn, các kiện hàng container, xe tăng, đại bác, dàn tên lửa phóng tàu Con thoi hàng trăm tấn. Loại ĐS chạy bằng than dầu diezen điện có chiều dài mạng lưới không hạn chế, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết và trong cả điều kiện chiến tranh, được kết nối mạng quốc gia và quốc tế do Nhà nước độc quyền quản lý và bảo vệ bí mật công nghệ một cách nghiêm ngặt để phục vụ cho phòng thủ quốc gia.

Loại thứ 2 là ĐS đô thị chỉ chở hành khách và hàng hóa xách tay chủ yếu chạy bằng điện năng có tầm hoạt động vừa và nhỏ. ĐS đô thị có thể kết nối vào mạng ĐS quốc gia song rất hãn hữu vì không kinh tế và không an toàn do lệch pha nhau.

Loại thứ ba là đường sắt cao tốc – siêu tốc trên 300 km/h có tầm hoạt động hiệu quả kinh tế dưới 500 km, chạy hoàn toàn bằng điện, chỉ chở được hành khách với hành lý theo người, không thể chở được hàng hóa và không thể nối mạng quốc gia và quốc tế.

Do ba loại ĐS có tính năng về kỹ thật hoàn toàn khác nhau nên nó được điều hành bằng ba hệ thống riêng biệt. Ở Việt Nam, 3.200 km đường sắt thường (commuter train) song lại được tôn vinh là ĐS quốc gia (national railway), loại hình giao thông quan trọng bậc nhất, hơn cả đường quốc lộ (national road) và hơn cả đường sắt cao tốc (high-speed rail).

ĐS cao tốc chỉ là phương tiện kết nối 2 đại đô thị công nghiệp trên 3 triệu dân có khoảng cách dưới 500 km như Tokyo - Osaka, Paris - Lion, Pusan - Seoul…, nó có tầm quan trọng ngang tỉnh lộ mà thôi. Các thành phố như Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Hải Phòng… đều dưới 1 triệu dân, chưa phát triển công nghiệp thì lấy đâu hành khách để vận hành cho ĐSCT.

Đã đến lúc phải đưa “Đường sắt quốc gia” vào chương trình giáo dục!

Tiêu chí “Sống là làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” một lần nữa lại cảnh tỉnh các Bộ, ban ngành “hậu Vinashin và hậu ĐSCT”. Phải thấy rằng, bác dự án ĐSCT 56 tỷ USD Quốc hội đã cứu rỗi Bộ GTVT tránh khỏi vi phạm luật ĐS. Song làm thế nào để bảo vệ và khai thác đường sắt quốc gia an toàn, đúng luật là một vấn đề cần bàn. Ngay cả trình độ học vấn là Tiến sỹ mà chưa hiểu về ĐS và luật ĐS thì làm sao tránh khỏi tai nạn gây tổn thất lớn về tính mạng nhân dân tài sản Nhà nước và cộng đồng.

Hệ thống ĐS quốc gia 3.200 km là một tài sản khổng lồ trị giá trên 30 tỷ USD, còn giá trị lịch sử, văn hóa, sức mạnh phòng thủ quốc gia là vô giá, được luật pháp quan tâm bảo vệ bằng một bộ luật quan trọng mà trách nhiệm hành pháp thuộc về Bộ GTVT. Sự xuống cấp rệu rã của ĐS quốc gia hiện nay thể hiện sự lơ là, thiếu trách nhiệm của bộ chủ quản đối với đường sắt quốc gia. Việc duy trì khổ ĐS quốc gia lạc hậu 1 mét, thường xuyên xảy ra tai nạn lật tàu, gây thiệt hại về người và tài sản, để cho hàng ngàn đường bộ (dao chém) băng qua ĐS là vi phạm nghiêm trọng luật ĐS, thể hiện thiếu ý thức công dân về luật pháp cũng như ý thức khoa học về tầm quan trọng của ĐS quốc gia. Kiên cố hóa khổ ĐS 1 mét bằng 24.500 tỷ đồng để kéo dài sự lạc hậu của ĐS, khi không hỏi ý kiến Quốc hội là một điều đáng tiếc, và dự án này chắc chắn sẽ thất bại, để lại hậu quả “Tiền mất tật mang”. Tham vọng nghiên cứu nâng cấp ĐS quốc gia thành ĐSCT 300 km/h để “chỉ chở duy nhất là hành khách còn hàng hóa thì nhường cho đường biển” lại càng thể hiện sự ấu trĩ của những nhà khoa học về đường sắt và thực sự vi phạm luật ĐS và luật về An ninh và phòng thủ quốc gia .

clip_image002ĐS quốc gia khổ 1 mét đang ngày càng rệu rã lạc hậu và phá sản là trách nhiệm của 1.000 GS TS Bộ GTVT và Tổng công ty ĐSVN – Ảnh: nguồn Internet

Luận án “Giải pháp mở rộng để hiện đại ĐS quốc gia khổ 1.435mm tốc độ cao 150-200 km/h “đã được gửi đến Thủ tướng với những luận chứng, luận cứ khoa học đảm bảo sẽ mở rộng toàn bộ 3.200 km ĐS quốc gia mà không hề ngốn thêm đất đai, bảo vệ an toàn môi trường, không làm gián đoạn lưu thông của ĐS hiện tại, hoàn thành chỉ trong thời gian 2 đến 3 năm, hành trình Hà Nội – TP Hồ Chí Minh chỉ 12 đến 15 giờ an toàn với tổng mức đầu tư chỉ 6 tỷ USD, bằng 1/10 siêu dự án ĐSCT 56 tỷ USD.

Đây sẽ là một công trình nghiên cứu mang tầm quốc gia, mở lối thoát cho bài toán giao thông Việt Nam trên tầm vĩ mô và vi mô khi mà 1.000 luận án và công trình nghiên cứu trước đó không đáp ứng nổi. Đó là cách làm mang tính nhân đạo cao cả mang văn hóa Việt Nam và là thiết thực của “Văn hóa giao thông” nhằm khai thông “động mạch chủ để thăng bằng lại cán cân cung cầu, giảm hội chứng tắc nghẽn trong hệ thống tuần hoàn quốc gia, giảm thiểu hiệu quả tai nạn giao thông, giải quyết nhanh chóng bài toán ùn tắc giao thông trong cả nước, đặc biệt cho Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh!

Không lẽ cả một dân tộc 90 triệu dân cần cù thông minh và sáng tạo với 1.000 Giáo sư tiến sỹ GTVT, hàng triệu Kỹ sư lại chịu “botay.com” trước một hệ thống ĐS lạc hậu trên 100 năm. Đường sắt khổ hẹp 1 mét không còn giá trị sử dụng nữa, chỉ còn giá trị “bảo tàng cổ vật”. Trung Quốc đã khôn ngoan mở rộng thành công toàn bộ hệ thống ĐS quốc gia 74 000 km từ khổ 1 mét lên 1.435m, Việt Nam ta chỉ có 3.200 km ĐS mà cứ cho là “không thể mở rộng, nếu làm sẽ gián đoạn lưu thông ĐS trong 3 năm…” để cứ phải mời chuyên gia nước ngoài nghiên cứu ĐSCT thì học Tiến sỹ, nghiên cứu luận án Tiến sỹ để làm gì! Phải chăng đó là lời tuyên bố đầu hàng của 1.000 Giáo sư Tiến sỹ GTVT trước hệ thống đường sắt quốc gia đang từng ngày phá sản .

Đã đến lúc phải mở rộng để hiện đại hóa ĐS quốc gia bằng tư duy Tiến sỹ, tư duy khoa học và lòng tự trọng của 1.000 GS Tiến sỹ nghành GTVT để hoàn toàn làm chủ công nghệ ĐS quốc gia, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội, đảm bảo cho Quốc phòng và an ninh mà không thể “ôm cây đợi thỏ” từ các chuyên gia nước ngoài.

Đánh giá trình độ văn minh, tiến bộ của khoa học công nghệ người ta quan tâm đến giao thông đường sắt. Đường sắt quốc gia VR (Vietnam railway) mang vận mệnh dân tộc, tính mạng của nhân dân, là kho tài sản khổng lồ của toàn dân phải được đánh giá đúng mức, đặt đúng vị trí và phải được toàn dân bảo vệ nghiêm ngặt và khai thác hợp lý vì đó là lợi ích quốc gia. Giá trị nhân văn của luận án Tiến sỹ “Giải pháp mở rộng để hiện đại ĐS quốc gia …” cần phải được biên soạn thành các giáo trình thích hợp để giảng dạy cho các bậc học sinh từ phổ thông đến trên đại học nhằm hiểu sâu về giá trị quan trọng của Đường sắt quốc gia trong tiến trình lịch sử phát triển cũng như trong thời kỳ phát triển rực rỡ của khoa học công nghệ hiện nay.

T.Đ.B.

Hội Kinh tế và vận tải ĐSVN

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn