Triển lãm ảnh về quê hương hải đội Hoàng Sa

Trí Tín

58 bức ảnh in trên nền gỗ tham gia triển lãm "Hoàng Sa - nhìn từ Lý Sơn", với chủ đề tôn vinh chủ quyền Tổ quốc, thông qua những dấu tích liên quan đến Hoàng Sa còn nguyên vẹn trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

clip_image001

Toàn cảnh huyện đảo Lý Sơn - nhìn từ tàu cao tốc trước khi cập cảng đến đảo. Huyện đảo Lý Sơn có diện tích tự nhiên 10 km2 gồm ba xã: An Hải, An Vĩnh (đảo Lớn) và xã An Bình (đảo Bé). Trên đảo có hàng chục di tích liên quan đến chủ quyền lãnh hải Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong đó, có 3 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 6 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.

 

clip_image002

Sau lưng hai cánh buồm của cụm tượng đài trước Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải chạm khắc dòng chữ “Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu” ("Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu”, Minh Mạng thứ 17 - năm Bính Thân, 1836). Viện Sử học dịch nghĩa là: “Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa được xem là đặc biệt quan trọng”.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa - nghi thức cúng tế đậm nét văn hóa dân gian được duy trì hàng năm vào tháng 2, tháng 3 âm lịch từ nhiều thế kỷ qua tại huyện đảo Lý Sơn, tri ân đội hùng binh Hoàng Sa.

Thổi ốc U (loại ốc biển đặc trưng ở đảo Lý Sơn) trong ngày lễ khao lề thế lính Hoàng Sa với ý nghĩa trao truyền hiệu lệnh những chiến binh Hoàng Sa trước khi lên đường thực thi bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Lễ thả thuyền trên biển trong ngày lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Trên thuyền có gạo mắm, hình nộm các chiến binh. Nghi lễ này diễn ra hàng năm trong hơn thế kỷ qua. Tương truyền người dân binh tuân mệnh vua, trước khi dong cờ ra Hoàng Sa đo đạc hải đồ chủ quyền, tìm kiếm sản vật đã cầm chắc khó trở về. Do đó họ cùng gia đình, làng xóm tổ chức lễ cúng khao lề thế trước khi lên đường với hình nhân thế mạng.

clip_image006

Ông Phạm Thoại Tuyền - hậu duệ đời thứ 5 thắp hương bên ngôi mộ gió của Suất đội trưởng Phạm Hữu Nhật - người từng chỉ huy các binh thuyền ra Hoàng Sa dựng bia quyền lãnh hải. Các bộ chính sử triều Nguyễn ghi chép rằng: “Vào mùa xuân năm Bính Thân - 1836, sau khi nghe tấu trình của Bộ Công, vua Minh Mạng đã sai Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi xem xét, đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa”. Trong các đội dân binh ra khơi, nhiều người không thể trở về nên được gia đình dòng họ xây mộ gió để thờ phụng.

clip_image007

Nghệ nhân Võ Hiển Đạt - “ông Đồ” huyện đảo Lý Sơn đang phục dựng kinh thuyền của đội hùng binh Hoàng Sa.

Quang cảnh huyện đảo Lý Sơn hoang sơ. Triển lãm ảnh khai mạc vào 8h sáng 16/4 tại Phòng Văn hóa và thông tin thành phố Quảng Ngãi, kéo dài đến ngày 22/4. Sau đó sẽ tiếp tục trưng bày tại các trường đại học, phổ thông trung học trên địa bàn tỉnh. Kết thúc triển lãm, bộ ảnh sẽ được trao tặng cho UBND huyện Lý Sơn bổ sung tư liệu vào Bảo tàng Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Trường Sa) tại đảo này nhằm phục vụ khách tham quan, du lịch.

 

T.T.

Nguồn: Vnexpress.net

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn