Hòa thượng Nhất Hạnh trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng tâm linh nhất thế giới

Trí Tánh Đỗ Hữu Tài

Năm 1994, lần đầu có dịp đặt chân đến nước Pháp, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được tin gọi điện mời tôi xuống vãng cảnh làng Mai – cũng gọi là làng Hồng – ở vùng Dordongne cách Paris về phía Nam chừng 600 km, nhờ đó tôi có dịp cùng tăng sinh làng Mai tu tập Thiền học theo phép tu Tiếp Hiện của Sư ông hai phen, trong khoảng 15 ngày. Bấy giờ chỉ mới có xóm Thượng và xóm Hạ thôi nhưng trong tâm trí tôi, đây đã là một không gian mênh mông và thật sự tĩnh lặng, trong đó con người mặc sức phơi bày diện mục chân thực của mình và có đủ mọi điều kiện thực hiện chánh niệm, chánh tư duy, để gạt bỏ đi bao nhiêu phiền muộn mà cuộc sống văn minh ồ ạt của thời buổi hôm nay luôn luôn úp chụp lên mình, làm cho ta lúc nào cũng cảm thấy ngột ngạt.

15 ngày tôi hình như đã được sống trở lại một thế giới trong quá vãng đâu từ xa lắm - cái thế giới Thiền vô cùng khoáng đạt của thơ ca sách vở đời Trần. Trước ngày chia tay, vào một buổi sáng, Thiền sinh bốn phương đủ Âu Phi, Mỹ, Á... họp mặt đông đảo tại Thiền viện xóm Thượng, tôi đã có bài thơ tặng làng Mai, cũng là tặng Sư Ông:

重 到 梅 禪 院 感 作

梅 鄊 上 下有 林 泉

屋 結 森 差 蔭 樹 邊

黃 白 黑 深 同 向 佛

越 英 法 德 一 言 禪

師 行 徒 集 如 雲 霧

鍾 叩 飱 停 似了 緣

夜 冷 梅 堆 波 月 朗

瓊 林 復 活 在 西 天

Phiên âm:

TRÙNG ĐÁO MAI HƯƠNG THIỀN VIỆN CẢM TÁC

Mai hương thượng hạ hữu lâm tuyền,

Ốc kết sâm si ấm thụ biên.

Hoàng, bạch, hắc, thâm đồng hướng Phật,

Việt, Anh, Pháp, Đức nhất ngôn Thiền.

Sư hành đồ tập như vân vụ,

Chung khấu xan đình tự liễu duyên.

Dạ lãnh Mai đôi ba nguyệt lãng,

Quỳnh Lâm phục hoạt tại Tây thiên.

Dịch thơ:

TRỞ LẠI THIỀN VIỆN LÀNG MAI CẢM TÁC

Làng Hồng hai xóm, suối rừng vây,

Lều bạt nhấp nhô dưới bóng cây.

Tu Bụt: đen, vàng, nâu, trắng đủ,

Lời Thiền: Việt, Pháp, Đức, Anh đầy.

Trò theo thầy bước như mây nổi,

Chuông nhắc người ăn lắng phút giây.

Đêm lạnh vườn mai lay sóng nguyệt,

Quỳnh Lâm sống lại dưới trời Tây.

Làng Mai đêm 4 tháng 9 năm 1994

Kính tặng Tăng Thiền làng Mai trước ngày giã từ

Nguyễn Huệ Chi

阮 惠 之

Năm 2001 lần đầu tôi có dịp đặt chân tới nước Mỹ và ở luôn trong 9 tháng. Ngày 11-9, tại San Jose tôi được chứng kiến qua màn hình vụ khủng bố Tòa tháp Đôi ở New York, với hình ảnh lửa khói ngún lên rồi hai tòa tháp theo nhau đổ sụp, cả màn hình chỉ còn là lửa và những chấm đen bay tung mịt mù. Và rồi sau đó là tình cảm đau thương phẫn uất của các cộng đồng cư dân Hoa Kỳ, nhất là người da trắng mà tôi được tận mắt thấy họ bỏ cả ăn chơi mua sắm, tự động đi cắm những lá cờ Mỹ nhỏ xíu trước mọi ngôi nhà, đến tụ tập tại những địa điểm đã định để nghe từng hồi chuông đổ rền, người thì cúi đầu mặc niệm, người ôm nhau khóc như mưa như gió, tưởng chừng một nước Mỹ thanh bình, yên ổn đã mất đi. Nhưng tôi sửng sốt biết bao khi trên tờ New York Times đăng tin Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có mặt chỉ ngay sau cái ngày khủng khiếp đó một tuần thôi - ông đến rất gần nơi hai tòa tháp đổ sụp ở New York để thuyết giảng về lẽ sống chánh niệm nhằm thức tỉnh lương tri người Mỹ, mong con dân nước Mỹ hãy nhìn sâu vào tâm thức của mình, đừng vội có những hành vi không tỉnh táo. Còn đáng ngạc nhiên hơn nữa là giữa không khí hờn căm đang sôi sục, những buổi thuyết giảng như thế lại lôi cuốn được hàng chục ngàn người Mỹ đến dự, đến nỗi một chiếc vé vào cửa cũng không còn.

Thật may mắn, đầu năm 2005, tôi có dịp gặp lại con người mình ngưỡng mộ trên chính đất nước của mình. Tôi lại có được niềm vui cùng bạn bè trong giới những người thầy dạy học đến nghe Sư Ông pháp thoại, và được bày tỏ một vài cảm tưởng về mấy lần gặp gỡ Sư Ông.

clip_image006

Sư Ông và Nguyễn Huệ Chi trùng phùng tại chùa Bồ Đề, Gia Lâm ngày 21-1-2005

Giờ đây, nhe tin Sư Ông là người được xếp thứ tư trong số 100 người có ảnh hưởng tâm linh nhất trên thế giới, tôi không chút ngạc nhiên. Sư ông là người cả cuộc đời chỉ làm mỗi một thiên chức đem đến cho con người sự thanh thản trong tâm hồn, giải thoát con người khỏi những đớn đau do hệ lụy của đời sống vật chất hiện đại mang lại, giúp con người buông xả mọi ám ảnh bạo lực mà bất kỳ nơi đâu còn bất công thì vẫn còn có nó. Sư Ông là hiện thân của đức tin vào con người như một sinh thể có quyền tự thực hiện sự tự do và bình đẳng vốn là cái hạnh phúc lớn lao nhất mà Tạo hóa ban cho họ. Trong tầm vóc ấy, Sư Ông đúng là một biểu tượng đối lập với bạo quyền, với các thế lực toàn trị, nhưng đối lập bằng thái độ bất bạo động, bằng sức mạnh lan tỏa của chính lòng lành. Sự truyền bá lòng lành từ phương cách tu tập thảnh thơi nhàn nhã, “tiệm ngộ” xoắn quyện với “đốn ngộ”của Sư Ông, đã làm cho một phần thế giới khổ đau trở nên có hạnh phúc. Đó chính là phần thưởng không gì sánh được, là cơ duyên kỳ diệu mà cuộc đời này dành cho Sư Ông.

Nguyễn Huệ Chi

clip_image001

clip_image002

clip_image003clip_image004

Ngày 1 tháng 3 năm 2011 vừa qua, Nhà xuất bản Watkins Books tại thủ đô London (Anh quốc) đã phát hành ấn phẩm Mùa Xuân Watkins Review, số 26,  trong đó, Ban Biên tập đã thiết lập danh sách của 100 nhân vật hiện nay còn sống, và đang có ảnh hưởng tâm linh lớn nhất trên thế giới. Cứ mỗi ba năm, Watkins Books lại cập nhật danh sách một lần để gửi đến 30.000 độc giả chọn lọc của nhà xuất bản.

Việc chọn lựa những tác giả và các giảng sư tâm linh, mà những đóng góp của họ trong lãnh vực tâm linh (và xây dựng ý thức tâm linh) đã tác động rộng rãi trên thế giới, là một quá trình không đơn giản.

Khi thiết lập danh sách này, Ban Biên tập của Watkins Books đã căn cứ trên nhiều yếu tố mà ba yếu tố chính là:

-  Nhân vật đó hiện đang còn sống.

-  Nhân vật đó phải đóng góp đặc thù trong lãnh vực tâm linh và có tác động toàn cầu.

-  Tên (hoặc hoạt động) của nhân vật đó được rất nhiều người tìm kiếm trên Google (hiển thị trong danh sách Nielsen Data quốc tế) và xuất hiện thường xuyên trong thế giới blogosphere.

Danh sách trong Ấn bản 2011 có một số đặc điểm sau đây:

-  Về giới tính thì 76% là đàn ông và 24% là đàn bà.

-  Tuổi trung bình là 67 tuổi. Già nhất là Thiền sư Nhật bản Kyozan Joshu Sasaki, 104 tuổi, trụ trì một Thiền viện tại Mỹ. Trẻ nhất là Tiến sĩ Vật lý Thiên thể học người Anh Jeff Foster, 30 tuồi, bỏ nghề và chu du khắp thế giới để xiển dương một cuộc sống “giác ngộ tâm linh”.

-  Nhân vật đứng đầu bảng là  ông Eckhart Tolle, người Canada, tác giả của 2 cuốn sách nổi tiếng The Power of Now (Sức mạnh của tĩnh lặng, đã được Thiền sinh Nguyễn Văn Hạnh dịch ra tiếng Việt) và  A New Earth (Một địa cầu mới). Không cổ xúy cho một tôn giáo nào tuy có vận dụng một số phạm trù triết học Phật giáo, ông Eckart Tolle chỉ triển khai hiện tượng biến đổi của ý thức như một tỉnh thức tâm linh mà ông cho là bước tiếp theo trong quá trình tiến hóa của con người.

-  Nhân vật thứ nhì là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, người Tây Tạng.

-  Nhân vật thứ ba là Tiến sĩ Wayne W. Dyer, một chuyên gia Mỹ về kỹ thuật tư duy tích cực (positive thinking) và hiện đang diễn giảng Đạo đức kinh của Lão Tử.

-  Nhân vật thứ tư là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người Việt Nam.

clip_image008

Một buổi Thiền hành ở làng Mai do Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dẫn đầu

-  Nhân vật thứ năm là diễn giả và tác giả Mỹ gốc Ấn Độ Deepak Chopra. Ông nguyên là một Bác sĩ Sinh học Nội tiết (endocrinologist), nhưng sau đó chuyển qua nghiên cứu và thực hành ngành y khoa, lấy quan hệ giữa thân và tâm làm phương pháp điều trị. Các tác phẩm rất thành công của ông là  Ageless Body (Thân thể không già), Timeless Mind (Tâm thức phi thời gian) và The Seven Spiritual Laws of Success (Bảy định luật tâm linh để thành công).

Năm nhân vật tiếp theo trong Top-Ten của danh sách 100 vị này là nữ tác giả Mỹ Louise Hay, nhà văn Brazil Paulo Coelho, nữ điều hợp viên chương trình đàm thoại truyền hình Mỹ  Oprah Winfrey,  triết gia Mỹ về tiến hóa tâm linh Ken Wilber, và nhân vật thứ mười là nhà nữ sản xuất truyền hình Úc Rhonda Byrne.

Ngoài ra, trong số 90 nhân vật còn lại của danh sách này, cũng có một số trường hợp đáng lưu ý:

-  Nhà làm phim người Chile  Alejandro Jodorowsky đứng thứ 14. Những phim của ông thường mang nội dung tâm linh sâu sắc với một thông điệp xã hội rất tiền phong (avant garde) như  El Topo (1970), The Holy Mountain (1973) và  Santa Sangre (1989). Ông cũng đã thực tập Thiền quán một thời gian dài.

-   Nhà cách mạng chống kỳ thị màu da Apartheid và trở thành Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela  đứng thứ 19.

-   Tác giả Mỹ John Gray đứng thứ 24. Ông là tác giả của 17 cuốn sách đào sâu mối quan hệ phức tạp giữa người và người, mà tác phẩm nổi tiếng nhất là Men are from Mars, Women are from Venus (1992).

-   Tổng Giám mục Anh giáo Desmond Tutu đứng thứ 28. Ông là khôi nguyên giải Nobel Hòa bình 1984, người Nam Phi, nổi tiếng với lời tuyên bố: “Khi người da trắng đến, họ có cuốn Kinh thánh và chúng tôi có đất đai. Họ bảo chúng tôi nhắm mắt cầu nguyện Chúa. Khi mở mắt, chúng tôi có cuốn Kinh thánh, còn họ thì có đất đai của chúng tôi”.

-   Giáo hoàng Biển Đức thứ 14 (Benedict XIV, tên đời là Joseph Alois Ratzinger trong danh sách), vị chủ chăn của Giáo hội Công giáo La Mã, đứng thứ 34.

-   Tác giả Mỹ Dan Brown đứng thứ 42. Hai tác phẩm The Da Vinci CodeAngels and Demons, hư cấu về những âm mưu thâm cung bí sử của Giáo hội Công giáo La Mã, đã được dịch ra 28 thứ tiếng và tổng số ấn bản lên đến gần 100 triệu cuốn, chưa kể cả tỉ người đã xem hai cuốn phim phỏng theo truyện này.

-   Nữ Ggiáo sư ngành tôn giáo tỷ giảo [so sánh học tôn giáo] người Anh  Karen Armstrong, đứng thứ 53. Bà chủ xướng hòa đồng tôn giáo trên thế giới. Là một nữ tu sĩ Công giáo cởi áo, bà rất khắt khe với Giáo hoàng và giáo hội Công giáo La Mã. Ngoài những tác phẩm viết về Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo,… bà đặc biệt nổi tiếng với tác phẩm Buddha (2001), viết về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca lịch sử, để tặng em gái của bà là một Ni sư tu theo Phật giáo Đại thừa.

-   Tác giả người Anh Stuart Wilde đứng thứ 66. Ông viết và thường đi thuyết trình về các đề tài Siêu hình học và Ý thức nội tại. Ông đã viết 20 cuốn và được biết đến nhiều nhất là tác phẩm The Taos Quintet: Miracles, The Force, Affirmations, The Quickening

-   Lạtma Tây Tạng Sogyal Rinpoche đứng thứ 82. Ngài là sáng lập viên Hệ thống Mật viện Quốc tế Rigpa, gồm hơn 100 trung tâm trên 23 quốc gia. Ngài cũng là tác giả cuốn sách nổi tiếng The Tibetian Book of Living and Dying, được dịch ra 30 thứ tiếng và phát hành trong 56 quốc gia.

[Xin đọc toàn bộ danh sách 100 nhân vật nầy tại http://www.watkinsbooks.com/review/watkins-spiritual-100-list ]

Nói chung, nhìn vào các nhân vật được liệt kê, ta thấy đa số đều là những học giả và hành giả tìm về, hoặc chịu ảnh hưởng của Đạo học Đông phương, mà Phật giáo là dòng chảy chính. Dòng chảy đó đã được vận dụng như khuynh hướng chủ đạo để vừa giải quyết các vấn nạn tâm linh vừa đề bạt một con đường sống sinh động mà an bình trong thời đại hôm nay.

T.T. Đ.H.T.

(Viết theo Watkins Review , 3/2011)

100 Spiritual Power List by Watkins

The 100 Most Spiritually Influential Living People

We’re delighted to share our début list of the 100 most spiritually influential living people, that was published in the Spring issue #26 of the Watkins Review.*  Yes, we’ve taken up the not so simple task of naming the most popular authors and spiritual teachers, whose contribution in spirituality and spreading awareness is affecting us all.

We live in an age of lists – from groceries and obituaries to Facebook friends, resume facts, lists of city capitals and lottery numbers. Of course, lists that classify the past, are easier to compile than lists that attempt to predict the future. With the holy grail of sorting algorithms, the world is sure to be your oyster.

clip_image009Lists help us organize, explore and perceive our environments. But are so many lists really necessary? It is very much in vogue to publish lists of people: Time Magazine publishes an annual list of the 100 people who most influence the world; Forbes publishes several lists including a Celebrity 100 list, the World’s 100 Most Powerful Women, and a list of 1000 Billionaires; Art Review’s Power 100 is an annual list of the worlds 100 most powerful collectors, artists, gallerists, etc…

The lists of lists of people, just keep going and going. However, the Watkins Review believes that an important list has been long overdue, and we are delighted to share with you our list of the 100 Most Spiritually Influential Living People. Lists of influential people contribute to the discourse and issues that each person represents, and the Watkins Review hopes that our list will nurture the debates surrounding contemporary spirituality.

There are several factors that were taken into account when compiling the list. Listed below are the main three:
1) The person has to be alive
2) The person has to have made a unique and spiritual contribution on a global scale
3) The person is frequently googled, appears in Nielsen Data, and highlighted in throughout the blogosphere
It’s interesting to think about the amount of times that a person is googled; in a sense, being googled is a form of digital voting, and illustrates just how often someone is being sought out.

*The Watkins Review magazine (published by and available from Watkins Books at £4.99 or as a subscription) not only offers reviews of all the latest releases in the Mind, Body, Spirit field, but also features articles and interviews with leading authors. The Review is published three times a year and has a readership of over 30,000 people worldwide.

Read about the Top 10 people in the Watkins 100 Spiritual Power List >>

List at a glance:

1. Eckhart Tolle

34. Joseph Alois Ratzinger

67. John Bradshaw

2. Dalai Lama

35. Krishna Das

68. Jeff Foster

3. Dr Wayne W. Dyer

36. Drunvalo Melchizedek

69. Patrick Holford

4. Thich Nhat Hanh

37. Sai Baba

70. Andrew Cohen

5. Deepak Chopra

38. Jack Kornfield

71. Vladimir Megre

6. Louise L. Hay

39. Pema Chödrön

72. Thomas Cleary

7. Paulo Coelho

40. T.K.V. Desikachar

73. Daniel Pinchbeck

8. Oprah Winfrey

41. Esther & Jerry Hicks

74. Jonathan Goldman

9. Ken Wilber

42. Dan Brown

75. Sonia Choquette

10. Rhonda Byrne

43. Z’ev Ben Shimon Halevi

76. Seyyed Hossein Nasr

11. James Redfield

44. Diana Cooper

77. Mother Meera

12. Neale Donald Walsch

45. Ram Dass

78. Barefoot Doctor

13. Doreen Virtue

46. Andrew Weil

79. Richard Bandler

14. Alejandro Jodorowsky

47. Satya Narayan Goenka

80. Robert Bly

15. Richard Bach

48. Jon Kabat-Zinn

81. Adyashanti

16. Alex Grey

49. Alan Moore

82. Sogyal Rinpoche

17. Byron Katie

50. Dan Millman

83. Li Hongzhi

18. Masaru Emoto

51. Bruce Lipton

84. Sri Bhagavan

19. Nelson Mandela

52. Peter Kingsley

85. Rupert Sheldrake

20. Bernie Siegel

53. Karen Armstrong

86. John & Caitlín Matthews

21. Caroline Myss

54. Judy Hall

87. Chogyal Namkhai Norbu

22. Brian Weiss

55. Colin Wilson

88. Kenneth Grant*

23. Mantak Chia

56. Joscelyn Godwin

89. Stanislav Grof

24. John Gray

57. James Lovelock

90. James Hillman

25. Gregg Braden

58. Satish Kumar

91. Clarissa Pinkola Estés

26. Stephen R. Covey

59. Shakti Gawain

92. Stephen Levine

27. Marianne Williamson

60. Elaine Pagels

93. Candace Pert

28. Desmond Tutu

61. Kyozan Joshu Sasaki

94. Barbara Ann Brennan

29. Mata Amritanandamayi

62. Gary Zukav

95. Coleman Barks

30. Philip Berg

63. Erich von Däniken

96. Robert Thurman

31. Ervin Laszlo

64. David Deida

97. B.K.S Iyengar

32. Andrew Harvey

65. Oberto Airaudi ‘Falcon’

98. William Bloom

33. Don Miguel Ruiz

66. Stuart Wilde

99. Lynne McTaggart

(for full details read the 100 List in the Watkins Review #26)

100. Marion Woodman

Interesting statistics:
Male: 76%
Female: 24%
Median age: 67 years
The oldest: 104 years, Kyozan Joshu Sasaki
The youngest: 30 years, Jeff Foster

Nguồn: http://www.phusa.info/ 16-4-2011

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn