Nhà báo quốc tế định hướng cảm nhận về Trung Quốc

Denise Richards

Nguồn Foreign news outlets shaping perceptions of China

Trong quá khứ, tin tức của các hãng tin nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thế giới nhìn nhận về Trung Quốc, cho dù có giai đoạn các phóng viên không được phép làm việc trực tiếp ở đại lục này.

clip_image001

Một thanh niên vô danh đứng chặn đoàn xe tăng tại Bắc Kinh thời điểm xảy ra sự kiện Thiên An Môn năm 1989 - một trong những sự kiện lịch sử quan trọng trong quá khứ tại Trung Quốc được giới truyền thông quốc tế đưa tin. Reuters: Arthur Tsang

50 năm đưa tin về Trung Quốc

Mike Chinoy trở thành gương mặt của CNN tại Bắc Kinh sau khi hãng truyền thông này khai trương Văn phòng đại diện tại thủ đô của Trung Quốc vào năm 1987. Ông đưa tin về Trung Quốc trên toàn thế giới và theo dõi sự kiện tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Hiện giờ, cùng với Đại học Nam California, ông Chinoy đã bắt đầu một dự án nghiên cứu lớn. Ông phỏng vấn những người đã định hình cảm nhận của thế giới về Trung Quốc trong hơn năm thập kỷ qua kể từ khi người Trung Quốc 'phá vỡ vỏ kén', trở thành một siêu cường mới nổi lên.

Trong một bài thuyết trình gần đây tại Đại học Sydney (Úc), ông Chinoy cho biết trong năm thập kỷ qua, không nhiều phóng viên đưa tin về Trung Quốc cho các hãng truyền thông Mỹ. Qua tin tức của mình, họ chính là những người hình thành không chỉ những hiểu biết của dân chúng và giới chức chính trị Mỹ về Trung Quốc mà cả những lầm tưởng về quốc gia lớn nhất thế giới này.

Một trong những phóng viên được phỏng vấn là ông Roy Rowan, nhà báo huyền thoại của tạp chí ‘Life’ thường trú tại Thượng Hải vào cuối thập kỷ 1940.

Nhà báo Rowan nhớ rất rõ về những cuộc xung đột lớn với ông Tổng biên tập chống cộng khi Mỹ can thiệp vào sự căng thẳng về ý thức hệ trong Chiến tranh Lạnh.

Theo ông Mike Chinoy, nhà báo Roy Rowan còn lưu giữ những câu chuyện rất đáng nhớ. Một trong những câu chuyện này là lần ông phỏng vấn Tưởng Giới Thạch, nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Ông Tưởng đã tuyên bố những người theo chủ nghĩa dân tộc có thể kiểm soát được mọi thứ trong cuộc nội chiến chống cộng sản ở Đông bắc Trung Quốc.

Ông Rowan kể về lần lên máy bay tới vùng Đông Bắc Trung Quốc. Khi hạ cánh và phát hiện thấy thành phố mà Tưởng Giới Thạch từng cho là an toàn sắp sửa rơi vào tay cộng sản. Người dân đi sơ tán giống như những ngày cuối cùng ở Sài Gòn tháng 4/1975 vậy.

Tạp chí ‘Life’ được điều hành bởi ông Henry Luce, một người cực kỳ bảo thủ. Ông cũng là người điều hành tạp chí Time và là người hết sức ủng hộ Tưởng Giới Thạch . Rowan nhiều lần gặp rắc rối khi đề xuất đăng trên tạp chí những câu chuyện hay những bức ảnh về Tưởng Giới Thạch dưới lớp vỏ của một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc không biết xu nịnh.

Áp lực đối với phóng viên

Một trong những chủ điểm chính vào cuối thập kỷ 1940 - 1950 là ý niệm chống cộng ở Mỹ rất sâu sắc, gây áp lực lớn đối với các phóng viên.

Trong hai mươi năm sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo tối cao của Trung Quốc vào năm 1949, tất cả phóng viên nước ngoài bị trục xuất khỏi Trung Hoa Đại Lục.

Từ thời điểm đó, thế giới chỉ biết tin tức về Trung Quốc qua những phóng viên thường trú tại… Hồng Kông.

Ông Chinoy cho biết, vào những thập kỷ 50 - 60 của thế kỷ trước, mọi tin tức về Trung Quốc loan tải trên các phương tiện truyền thông Mỹ đều được cung cấp bởi những phóng viên không thường trú tại Trung Hoa Đại Lục.

Các phóng viên ở tại Hồng Kông và theo dõi báo Nhân dân hàng ngày. Họ lắng nghe và đọc bản ghi các chương trình phát thanh trên Đài Tiếng nói Bắc Kinh, trò chuyện với các nhà ngoại giao, với những điệp viên, những người đi tị nạn hoặc với các thương gia. Từ những thông tin này, họ tổng hợp lại thành bức tranh về những sự kiện diễn ra tại Trung Quốc.

Điều thú vị là với nhận thức muộn sau khi trò chuyện và tổng hợp lại tin tức đã đưa là độ xác thực của bức tranh lớn.

Theo những tin tức thế giới được biết đến, mối quan hệ chính trị Mỹ - Trung bắt đầu ‘ấm lên’ khi Tổng thống Nixon can thiệp vào sân khấu chính trị Trung Quốc.

Với các phóng viên, đây là một cuộc phiêu lưu kỳ lạ.

Phóng viên Ted Koppel, từ đài ABC Mỹ, đã tiến tới sau ‘bức rèm tre’ cùng Tổng thống Nixon.

“Tôi cảm thấy giống như đang tới mặt tối của Mặt trăng. Không một ai biết tin tức gì về Trung Quốc kể từ khi ‘chiếc rèm tre’ hạ xuống vào năm 1948, 1949. Và đây, sau 23 năm”, phóng viên Koppel nói. “Năm 1972, khi tới Trung Quốc, Tổng thống Nixon nhận xét: ‘Cảnh tôi vừa thấy giống như món đồ nguội khai vị trong bữa tối của người Trung Quốc. Tôi muốn ăn thêm nữa’”.

Ông Chinoy cho biết năm 1972 là một năm bầu cử. Thêm vào bước đột phá về quan hệ ngoại giao, Tổng thống Nixon thể hiện rõ mong muốn hai bên thay đổi quan niệm của công chúng Mỹ và tạo hình ảnh ông là một chính khách sáng suốt.

Cánh phóng viên báo in phàn nàn khá nhiều rằng chuyến viếng thăm này phần lớn được dàn dựng cho truyền hình. Những tấm ảnh vẫn thể hiện rõ những thời điểm đáng nhớ: Tổng thống Nixon đứng trên Vạn Lý Trường Thành, nâng cốc chúc mừng Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, phu nhân Tổng thống Nixon đi tham quan gấu trúc tại vườn thú.

Các phóng viên muốn đưa tin về những gì đang diễn ra tại Trung Quốc cảm thấy rất nản lòng.

’Nét đáng yêu’ từ Trung Quốc

Ông Richard Bernstein là một trong những phóng viên đầu tiên mở văn phòng tin tức tại Bắc Kinh vào cuối những năm 1970. Ông cho biết đây là điều mà nhiều người mong đợi, trong đó có các học giả, sinh viên, học viên nghiên cứu về Trung Quốc, những người bình thường bị lôi cuốn bởi nền văn hóa và văn minh Trung Hoa, những người phát hiện những nét đáng yêu ở Trung Quốc mà họ không bao giờ thấy ở Liên Xô cũ.

Tuy vậy, các phóng viên bị dồn sống tại một khách sạn. Mọi động thái của họ bị theo dõi và nghe lén. Họ chế nhạo những người phục vụ ở nhiều bữa tiệc đáng nhớ bởi có lẽ đây là những ‘cảnh sát chìm’.

Ông Graham Earnshaw, phóng viên hãng Reuters, có một đoạn băng hình đang vừa chơi ghi-ta vừa hát: “Đây là một câu chuyện nhỏ, hãy lắng nghe tôi. Câu chuyện này liên quan tới cách mạng và xã hội chủ nghĩa”.

Khi cuộc phiêu lưu Trung Quốc khiến mọi người nản chí, các vụ bê bối tình ái khiến các phóng viên kiệt sức.

Vụ đàn áp do bất đồng chính kiến tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989 một lần nữa khiến thế giới có cái nhìn không mấy thiện cảm với Trung Quốc.

Ông Mike Chinoy cho đây là những kẻ ức hiếp tồi tệ hay như cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton gọi là những ‘tên đồ tể’.

Giá trị của truyền thông

Sau đó, quan điểm của thế giới về Trung Quốc lại thay đổi nhờ sự phát triển mạnh mẽ và kinh tế Trung Quốc bùng nổ, trở thành một siêu cường mới nổi lên.

Dự án của ông Chinoy mang tên ‘Assignment China’ là một loạt phim tài liệu 7 tập sẽ được tải lên mạng Internet cho những sinh viên và những người đam mê Trung Quốc và bề dày lịch sự phức tạp cũng như hấp dẫn và gợi trí tò mò của nước này.

Ông Chinoy hi vọng “mọi người sẽ đánh giá cao những giá trị của truyền thông, đồng thời hiểu rõ hơn về những sự kiện lịch sử mà họ từng đọc, điều từng nói về báo chí như một bản nháp của tài liệu lịch sử, về công đoạn ghi chép lịch sử ra sao”.

“Đây là việc rất phức tạp, nhạy cảm với những điều mà mọi người ít nghĩ rằng sẽ được xem trong phòng khách của mình”, ông Chinoy tâm sự với phóng viên Deborah Richards của Đài Úc.

Nguồn: bayvut.com.au

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn