Tin trên RFI, RFA, BBC, VOA về cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội ngày 10-7

Việt Nam: Có ít nhất 10 người bị câu lưu ở Hà Nội vì biểu tình phản đối Trung Quốc

Thụy MyRFI

clip_image001

Biểu tình trước sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 10/7/2011. REUTERS

Sau sáu Chủ nhật liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình chống các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, lần đầu tiên chính quyền Hà Nội đã ra tay ngăn chận. Theo các hãng thông tấn ngoại quốc, hôm nay, 10/7/2011, có ít nhất 10 người biểu tình đã bị câu lưu, trong đó có cả các nhà báo làm việc cho các hãng tin nước ngoài.

Theo AFP, ngay sau khi những người biểu tình đến gần Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, thì công an đã tiếp cận ngay để bắt giữ họ. Trong số những người bị bắt có một phóng viên quay phim người Việt của đài truyền hình Nhật Bản NHK. Đài này cho biết phóng viên trên đã được thả ra sau đó.

Còn theo AP, một phóng viên truyền hình thuộc Associated Press Television News đang quay phim cảnh biểu tình cũng bị công an vũ trang dùng vũ lực đẩy lên xe buýt. Một phóng viên người Việt khác làm việc cho tờ báo Asahi Shimbun của Nhật cũng bị câu lưu. Các nhà báo trên đây cùng với những người biểu tình khác, trong đó có một bà mẹ và đứa con trai 5 tuổi đi cùng, cuối cùng đã được thả ra sau ba tiếng đồng hồ bị thẩm vấn.

Theo các thông tin trên mạng, thì cuộc trấn áp đã diễn ra nhanh gọn, chỉ trong vòng 15 phút. Trong số những người bị câu lưu có ông Ngô Duy Quyền, chồng của luật sư Lê Thị Công Nhân.

Trong khi đó, AFP tường thuật là những người biểu tình đã kháng cự, la lên rằng “Chúng tôi không làm gì sai trái cả”, nhưng họ vẫn bị lực lượng an ninh bắt đưa lên chiếc xe buýt đậu sẵn gần đó. Trước khi trấn áp cuộc biểu tình ngày hôm nay, công an đã thông báo trên loa phóng thanh rằng bất đồng Việt-Trung đã được hai nước thảo luận, yêu cầu những người biểu tình không nên làm phức tạp vấn đề và đề nghị họ giải tán.

Hãng tin Pháp ghi nhận, việc trấn áp biểu tình diễn ra hai tuần trước khi Quốc hội mới được bầu của Việt Nam họp lại, để chính thức thông qua chức vụ thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng, sau khi được Đại hội Đảng hồi tháng Giêng đề cử. Trước Đại hội Đảng, hàng loạt nhà đối lập đã bị bắt giữ và kết án.

Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đầu tiên hôm 5/6 đã tập hợp được khoảng 300 người. Nhưng số lượng người tham gia mỗi ngày Chủ nhật đã giảm xuống còn khoảng một trăm người, dưới sự theo dõi chặt chẽ của công an. Các nhà phân tích cho rằng, sở dĩ họ được cơ quan chức năng làm ngơ cho biểu tình, đó là vì có lợi cho phía Việt Nam trong lúc Hà Nội cố gắng tỏ thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh, qua việc tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật.

Nhưng sau các cuộc thương thảo ngày 25/6, Việt Nam và Trung Quốc đã hứa hẹn giải quyết các bất đồng một cách hòa bình, theo như báo chí chính thức của hai nước. Tờ báo Vietnam News còn cho biết, Bắc Kinh và Hà Nội đã nhấn mạnh đến “nhu cầu định hướng đúng đắn công luận”.

Vụ trấn áp, bắt giữ những người biểu tình lần này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam, trong những ngày qua, đã nói đến nguy cơ những người biểu tình bị các thế lực thù địch lợi dụng, thao túng, nhằm chống đối chế độ. Sự kiện này gây bất bình trong công luận, đặc biệt là những người đã tham gia biểu tình phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Anh Nguyễn Quang Thạch, người đã nhiều lần biểu tình cho biết suy nghĩ của mình.

 

Nguyễn Quang Thạch - Hà Nội - 10/07/2011

10/7/2011

Nghe (01:11)

Xin nói thêm, giới nhân sĩ trí thức Hà Nội không kêu gọi tiếp tục biểu tình hôm nay, và số lượng người tham gia cũng ít hơn năm Chủ nhật trước.

T.M.

Nguồn: Viet.rfi.fr

––––––––––––––––

Bắt phóng viên và người biểu tình chống Trung Quốc

BBC

Lực lượng an ninh tại Việt Nam đã trấn áp một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở thủ đô Hà Nội bằng cách bắt giữ nhiều người biểu tình cùng với các nhà báo, trong đó có phóng viên đưa tin tức cho các cơ quan thông tấn nước ngoài như The Associated Press, chính hãng AP đưa tin.

clip_image012

Công an Việt Nam tỏ ra cứng rắn hơn đối với người biểu tình trong hai tuần qua

Một số trong nhóm hàng chục người biểu tình tụ tập gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã bị lực lượng an ninh dồn lên xe buýt của cảnh sát trong khi họ cố gắng tập hợp trong một cuộc biểu tình hôm Chủ nhật, 10 tháng Bảy, nhằm bày tỏ sự phản đối đối với các hành vi của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam ở Biển Đông.

Hãng tin Associated Press cho hay nhà báo Đinh Hậu của hãng này, người khi đó đang quay phim tường thuật cuộc biểu tình liên tiếp ở tuần lễ thứ sáu ở Hà Nội, cũng bị buộc phải vào một chiếc xe buýt với cảnh sát vũ trang.

Một phóng viên quay phim người Việt Nam khác làm việc cho Đài Truyền hình NHK của Nhật Bản cũng nằm trong số này.

Một nhà báo nữa, trợ lý tin tức từ tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun, cũng đã bị bắt giữ.

Hãng AP tường thuật một bà mẹ tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc và cậu con trai năm tuổi của bà cũng đã bị đưa tới một đồn cảnh sát nằm ở ngoại ô Hà Nội.

Trong số những người bị bắt ở cuộc trấn áp, giải tán được tường trình là diễn ra nhanh gọn trong vòng 15 phút, còn có ông Ngô Duy Quyền, chồng của luật sư Lê Thị Công Nhân.

Nhà báo Đinh Hậu, cùng các nhà báo khác và những người biểu tình đã được thả ra sau khi bị bắt giữ và thẩm vấn trong khoảng ba giờ.

Điện thoại và máy ảnh của họ đều bị thu giữ tạm thời phục vụ việc kiểm tra, rà soát thông tin của an ninh.

Hiếm hoi

Các cuộc biểu tình ngoài đường phố là hiện tượng hiếm hoi ở Việt Nam, nơi mà chính quyền cộng sản duy trì sự kiểm soát chặt chẽ. Thế nhưng Hà Nội đã cho phép những nhóm người biểu tình lên đến khoảng 200 người tụ tập và diễu hành trong cuộc biểu tình ngày Chủ nhật lần thứ năm hồi tuần trước.

clip_image013

Cuộc biểu chống Trung Quốc hôm 10/7 đã bị an ninh giải tán nhanh chóng

Khi đó, những người biểu tình chống Trung Quốc đã diễu hành qua các đường phố chính ở thủ đô, hô vang các khẩu hiệu và thông điệp chống hành vi mà những người xuống đường gọi là 'bành trướng', 'bá quyền' củaTrung Quốc.

Trong suốt các cuộc tụ tập và tuần hành năm tuần lễ đầu tiên, các nhà báo đã được cho phép chụp ảnh, ghi hình, quay phim các sự kiện biểu tình bất chấp sự hiện diện dày đặc của các lực lượng công an, an ninh công khai hoặc mặc thường phục.

Tuy nhiên, các quan chức từ Việt Nam và Trung Quốc đã gặp nhau tại Bắc Kinh cách đây hai tuần và đã đưa ra một tuyên bố chung nói rằng họ đã đồng ý thương lượng để giải quyết vấn đề một cách hòa bình, vẫn theo AP.

Trước đó, Việt Nam tuyên bố tàu Trung Quốc cản trở hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ngoài khơi bờ biển, trong khi Trung Quốc cáo buộc Việt Nam gây nguy hiểm cho ngư dân Trung Quốc trong một khu vực tranh chấp gần khu vực Trường Sa, nơi được cho là có các nguồn tài nguyên phong phú.

Hiện chưa rõ việc tụ tập biểu tình hôm Chủ nhật 10/7 bị giải tán có liên qua ra sao tới chủ trương được cho là đồng thuận chung, theo đó Việt Nam được Trung Quốc yêu cầu "định hướng dư luận" trong nước.

Hôm thứ Bảy 9/7, tại Thủ đô Berlin của CHLB Đức đã diễn ra cuộc biểu tình với sự có mặt của nhiều kiều bào Việt Nam phản đối Trung Quốc.

Trước đó một tuần, một trong hai cuộc biểu tình được cho là của Việt kiều đã diễn ra cũng ở châu Âu, một trong số đó là cuộc biểu tình của hàng trăm sinh viên, lưu học sinh Việt Nam tại Bruxelles, Bỉ, vốn diễn ra trước Đại sứ quán Trung Quốc và được cảnh sát và giới chức nước này cho phép.

Nguồn: bbc.co.uk

–––––––––––––––––

Việt Nam giải tán cuộc biểu tình chống Trung Quốc

VOA

clip_image014

Công an mặc thường phục bắt giữ một người biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 10/7/2011. Hình: AP

Lực lượng an ninh của Việt Nam hôm nay đã giải tán một cuộc tụ tập chống Trung Quốc tại Hà Nội, bắt giữ nhiều người đi biểu tình và các nhà báo người Việt làm cho các hãng tin nước ngoài đang tường thuật cuộc biểu tình.

Công an mặc thường phục đã ra tay ngay khi đoàn người biểu tình xuất hiện gần Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội.

Hơn một chục người biểu tình đã bị công an áp giải lên xe lớn khi họ định tụ tập ngày Chủ nhật thứ 6 trong 6 tuần lễ liên tiếp để bày tỏ sự bực tức trước cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông.

Một số người bị bắt có thái độ chống cự khi bị áp giải và họ hô to rằng họ không làm gì sai trái.

Trước khi bắt nhóm này, công an đã dùng loa cho biết cuộc tranh chấp “đã được đàm phán giữa hai nhà nước,” cảnh báo nhóm người biểu tình không nên “làm phức tạp thêm tình hình” và hãy rời khu vực.

VIETNAM/

Biểu tình trước Ðại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 10/7/2011

Phóng viên Đinh Hậu làm cho hãng tin AP của Mỹ cũng bị công an vũ trang áp tải lên xe khi anh đang quay phim về đoàn biểu tình. Công an cho biết hai người Việt Nam làm cho đài truyền hình NHK và tờ báo Asahi Shimbun của Nhật Bản cũng bị bắt.

Các nhà báo này cùng với những người biểu tình bị bắt, trong đó có một bà mẹ và đứa con trai 5 tuổi, đã được thả ra sau độ 3 tiếng đồng hồ làm việc với công an.

Biểu tình là chuyện hiếm hoi ở nước Việt Nam cộng sản nhưng Hà Nội trong 5 tuần lễ trước đây đã cho phép khoảng 200 người đi biểu tình và tuần hành trên đường phố, hô to các khẩu hiệu chống Trung Quốc. Các nhà báo mấy lần trước được phép chụp ảnh và quay phim các cuộc biểu tình mặc dù lực lượng an ninh dày đặc.

Cách nay hai tuần, các giới chức Trung Quốc và Việt Nam đã gặp nhau tại Bắc Kinh và đưa ra thông cáo chung nói rằng họ đã đồng ý đàm phán để giải quyết vấn đề một cách ôn hòa.

Việt Nam cho rằng các tàu của Trung Quốc gây trở ngại cho các hoạt động khai thác dầu khí trong đặc khu kinh tế của mình, cách bờ biển 200 hải lý.

Trung Quốc tố giác Việt Nam gây nguy hiểm cho ngư dân Trung Quốc trong khu vực có tranh chấp gần Trường Sa, quần đảo cũng được một số nước khác đòi chủ quyền.

clip_image017

Nguồn: voanews.com

––––––––––––––––––

Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội ngày 10-7, một số người bị công an bắt giữ

RFA

Sáng hôm nay Chủ nhật 10-7, một số người tại Hà Nội tiếp tục tập trung để biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc có những hành động xâm lấn lãnh hải Việt Nam tại Biển Đông.

VIETNAM-CHINA-MARITIME

Công an tiến sát đến một người đang hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc trong cuộc biểu tình ở Hà Nội hôm 26/6/2011. AFP photo

Tuy nhiên, cuộc tập trung hôm nay đã bị công an và lực lượng an ninh chận đứng, với việc bắt giữ những người tham gia và phản ứng lại biện pháp bắt người của công an, an ninh.

Một người chứng kiến cảnh công an bắt giữ người biểu tình tại Hà Nội, vào lúc 9:20 sáng nay, cho Đài Á Châu Tự do chúng tôi biết:

Một nhân chứng kể với RFA clip_image019.

Blogger Người Buôn Gió, một cư dân Hà Nội, hôm nay không tham gia biểu tình nhưng cũng được những người đi về báo cho biết việc bắt giữ và ông có ý kiến như sau:

Blogger Người Buôn Gió thuật lạiclip_image019[1].

Đến 10:30 sáng, từ Hà Nội, nhà báo tự do Nguyễn Khắc Tòan tường thuật với RFA:

Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn tường thuật với RFAclip_image019[2].

(*)

Chị Dương Thị Xuân, một trong những người bị công an bắt sáng nay, trả lời phóng viên Đỗ Hiếu RFA, ngay trong lúc đang bị cầm giữ trong đồn công an:

Chị Dương Thị Xuân trả lời RFA từ đồn công anclip_image019[3].

Trong số những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng Chủ nhật 10-7 bị công an bắt giữ còn có ông Ngô Duy Quyền, chồng của nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân.

Nói chuyện với RFA lúc 10:45 sáng, Luật sư Lê Thị Công Nhân cho biết:

Nữ LS Lê Thị Công Nhân phát biểu với RFAclip_image019[4].

Sau năm tuần lễ liên tiếp biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội, hôm thứ Bảy 9-7 trên một số trang blog như của Nguyễn Xuân Diện, có thông tin nói hôm nay 10 tháng 7 sẽ không có biểu tình, nghỉ một tuần. Lý do phía công an cam kết vào ngày 10 tháng 7 sẽ không mời người thanh niên đọc tuyên cáo hôm 3 tháng 7 trước Nhà hát Lớn đi làm việc vào ngày hôm nay.

Thế nhưng một số người vẫn tập trung tại khu vực gần Đại sứ quán Trung Quốc và họ đã bị câu lưu như thông tin mà người chứng kiến vừa trình bày.

Nguồn: rfa.org

(*) Ông Nguyễn Xuân Diện tuyên bố:

Nguyễn Xuân Diện bác bỏ thông tin có liên quan đến Nguyễn Xuân Diện trong bản ghi âm tường thuật của ông Nguyễn Khắc Toàn nói với RFA.  Các cơ quan an ninh nếu có băn khoăn gì, muốn làm rõ vấn đề này, xin mời đến gặp tôi tại 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội vào tất cả các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu trong tuần (khi đến, xin mang theo giấy tờ hợp lệ).

xuandienhannom.blogspot.com

––––––––––––––––––––––

Một số hình ảnh về cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội ngày 10-7

clip_image020

6h23’: các ngả đường vào sứ quán Trung Quốc đã bị chặn. Ảnh: Ba Sàm

clip_image021

Ảnh: Ba Sàm

clip_image0227h – Sẵn sàng … “chiến đấu”! Ảnh: Ba Sàm

clip_image023

Bất ngờ các hiểu ngữ viết tay được giơ lên. Ảnh: NVCL

clip_image024

Có cả những biểu ngữ bằng xốp: "vì sao?". Ảnh: NVCL

clip_image025

clip_image026

Người thanh niên này bị bắt sau khi đã rời đoàn biểu tình chừng 200 m. Ảnh: NVCL

clip_image027

Toàn cảnh bắt người yêu nước. Ảnh: NVCL

clip_image028

Cảnh sát bắt một cụ ông. Ảnh: NVCL

clip_image029

Người thanh niên đội mũ tai bèo bị bắt. Ảnh: NVCL

clip_image030

Đoàn biểu tình xúm lại cứu người nhưng bất lực. Ảnh: NVCL

clip_image031

Bắt người trái pháp luật. Ảnh: NVCL

clip_image032

Chị phụ nữ áo hoa là một trong số những người bị bắt. Ảnh: NVCL

clip_image033

Hai mẹ con chị phụ nữ mặc áo hồng cũng đã bị bắt sau đó. Ảnh: NVCL

clip_image034

Toàn cảnh vụ trấn áp. Ảnh: NVCL

clip_image035

Xe chở nạn nhân. Ảnh: NVCL

clip_image036

Một nhân viên công sai chế độ "xé tổ quốc làm đôi". Ảnh: NVCL

clip_image038

Ảnh: NVCL

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn