Phiên họp đầu tiên Quốc hội khóa 13 đem lại gì cho cử tri

Gia Minh, Biên tập viên

Phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13 vừa kết thúc vào chiều thứ Bảy ngày 6 tháng 8 vừa qua. Hoạt động này mang đáp ứng được mong mỏi của cử tri thế nào?

clip_image001

Phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13. Source: chinhphu.vn

Ngoài việc hợp thức hóa nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ năm năm tới, phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13 còn quyết định sẽ triển khai chủ trương nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam và thông qua một số nghị quyết khác với mục đích được nói nhằm nâng cao đời sống người dân.

Người dân trông chờ gì

Một trong những vị đại biểu từng tham gia khóa 12 và nay tiếp tục trong khóa này là ông Dương Trung Quốc trước khi kết thúc kỳ họp có phát biểu trước Quốc hội về vấn đề lòng tin của người dân. Theo ông cần thực hiện việc đánh giá niềm tin của người dân đối với chính phủ thật cụ thể như chuyện người ta đưa ra những thống kê về chỉ số kinh tế lâu nay.

Hai vấn đề liên quan mà theo đại biểu Dương Trung Quốc vẫn chưa được chính phủ quan tâm đúng mức là vần đề biển Đông và khai thác bô xít tại Tây Nguyên.

Ông Dương Trung Quốc nêu rõ là vấn đề chỉ được đưa vào chương trình với một buổi báo cáo chưa đầy một tiếng và không có thảo luận sau khi được các đại biểu yêu cầu. Ông cho rằng trong quan hệ ngọai giao cần tế nhị nhưng đối với người dân phải cần sự tin cậy, thẳng thắn. Nếu những nội dung liên quan được công khai trình bày cho dân chúng thì theo ông Dương Trung Quốc chỉ có tốt thêm lên và giúp dân tin tưởng hơn vào những gì chính phủ làm.

clip_image002

Ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. RFA file

quan ngại về lệ thuộc kinh tế , đặc biệt vào Trung Quốc, từ chuyện trái vải, hàng tiêu dùng phổ thông cho đến những chuyện Trung Quốc thắng thầu nhiều công trình tại Việt Nam và rồi là vấn đề liên quan vận chuyển sản phẩm bô xít khai thác ở Tây Nguyên về qua ngả Đồng Nai sắp tới đây...

ĐB. Dương Trung Quốc

Đại biểu Dương Trung Quốc nêu ra quan ngại về lệ thuộc kinh tế , đặc biệt vào Trung Quốc, từ chuyện trái vải, hàng tiêu dùng phổ thông cho đến những chuyện Trung Quốc thắng thầu nhiều công trình tại Việt Nam và rồi là vấn đề liên quan vận chuyển sản phẩm bô xít khai thác ở Tây Nguyên về qua ngả Đồng Nai sắp tới đây...

Một vị cựu đại biểu Quốc hội là ông Nguyễn Minh Thuyết bày tỏ những ý kiến của ông sau kỳ họp Quốc hội vừa rồi:

Kỳ họp này chủ yếu dành thời gian để bầu chọn những vị lãnh đạo nhà nước, các cơ quan của Quốc hội... Phần thảo luận về kinh tế- xã hội không dài lắm, nên đánh giá cũng rất khó.

Nhưng qua buổi tham dự thảo luận về kinh tế xã hội, có nhiều đại biểu nhập cuộc rất nhanh. Họ nắm bắt vấn đề và có cách diễn giải sáng sủa; có nhiều ý kiến thẳng thắn được nêu lên. Đặc biệt có những ý kiến về lạm phát và vấn đề chủ quyền biển đảo.

Điều tôi tiếc nhất là Quốc hội chưa ra được nghị quyết về biển Đông, nên tôi đánh giá không cao về kết quả.

Nếu Quốc hội muốn lấy được niềm tin của dân thì phải sâu sát, nói lên nguyện vọng của người dân và mạnh mẽ đấu tranh với những cái sai.

Điều tôi tiếc nhất là Quốc hội chưa ra được nghị quyết về biển Đông, nên tôi đánh giá không cao về kết quả.

Nếu Quốc hội muốn lấy được niềm tin của dân thì phải sâu sát, nói lên nguyện vọng của người dân và mạnh mẽ đấu tranh với những cái sai.

ĐB. Nguyễn Minh Thuyết

Bây giờ điều mà dân đang mong nhất là chính kiến của Quốc hội về vấn đề biển Đông, mà Quốc hội chỉ họp riêng mà chưa đưa ra được nghị quyết thì tôi cho là chưa đạt yêu cầu.

Mong mỏi người dân chưa được đáp ứng

Một nhà nghiên cứu về tình hình biển Đông lâu nay tại Việt Nam là ông Đinh Kim Phúc, ngay sau khi kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 bế mạc đã có thư ngỏ gửi tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu lên thắc mắc là ‘có gì bí mật trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông mà nhà nước và Quốc hội không thể thông báo cho nhân dân? Phải chăng đã “có Đảng và nhà nước lo” nên người dân như chúng tôi không cần phải bận tâm?’.

VIETNAM-POLITICS-GOVERNMENT-RIGHTS

Người dân lo sợ về tình hình Biển Đông. AFP

Ông Đinh Kim Phúc cho biết đã rất nức lòng khi nghe những câu tuyên bố vừa qua của tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến vấn đề chủ quyền và bảo vệ đất nước.

Thế nhưng vấn đề không được nêu ra một cách công khai tại kỳ họp Quốc hội mà lại chỉ được nêu ra trong một phiên họp kín vào chiều ngày 4 tháng 8 khiến cho niềm vui của bản thân ông Đinh Kim Phúc vụt tắt.

có gì bí mật trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông mà nhà nước và Quốc hội không thể thông báo cho nhân dân? Phải chăng đã “có Đảng và nhà nước lo” nên người dân như chúng tôi không cần phải bận tâm?

Ông Đinh Kim Phúc

Một người dân từng tham gia các cuộc biểu tình ở Hà Nội chống Trung Quốc gây hấn tại biển Đông trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam là bà Minh Hằng, cho biết ý kiến trước những diễn biến liên quan tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội Khóa 13 mà vừa bế mạc vào chiều ngày 6 tháng 8 vừa rồi:

Tôi cũng như các người dân khác lúc nào cũng nuôi hy vọng, kỳ vọng về những thay đổi trong xã hội. Tại kỳ họp có những đại biểu cố gắng chuyển tải những ý nghĩ của người dân. Nhưng chúng tôi chưa thấy thực tế chuyển biến tốt đẹp nên chúng tôi chưa thể nói gì.

Hôm qua cuộc biểu tình tại Hà Nội diễn ra tốt đẹp không có vấn đề gì thì tôi cho là có thể là chuyển biến mà chúng tôi ghi nhận về mặt chính quyền.

Cá nhân tôi và nhiều người khác cũng muốn đóng góp phần để thay đổi xã hội. Như thế ngoài sự lãnh đạo của Đảng, Nhà Nước, Quốc hội thì cái chính là mỗi người Việt Nam phải nhận thức về vai trò của mình, góp phần làm sạch đi những xấu xa trong xã hội. Nếu những việc nhỏ còn đầy dẫy ra thì những việc to lớn chưa thể giải quyết được gì đâu.

Mỗi kỳ họp Quốc hội diễn ra là một lần nhiều người dân lại mong đợi sẽ có những quyết sách mới giúp cải thiện tình hình đất nước. Mong đợi lần này trong tình hình thực tế với việc Trung Quốc đang có những biện pháp củng cố vị trí của họ tại biển Đông bất chấp mọi qui định quốc tế, cũng như tiếp tục khuynh đảo thị trường Việt Nam bằng nhiều biện pháp khác nhau là chính phủ và Quốc hội phải minh bạch mọi chính sách liên quan; thế nhưng kỳ họp bế mạc mà ngay cả những đề xuất của đại biểu Quốc hội và người dân quan tâm vẫn chưa được đáp ứng.

G.M.

Nguồn: rfa.org

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn