Đây, thực chất của chủ trương độ lượng và cao cả “thà để người phụ ta chứ ta không phụ người”, “lấy đức báo oán” thể hiện trên báo chí Trung Cộng

Dương Danh Dy dịch

image 1. Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam đá Trung Quốc một cú rất mạnh, nội tình giao phong giữa Việt Nam và Ủy viên Quân ủy ta

Mạng Trung Quân (Trung Quốc) ngày 22/9/2011

Ngày 15 tháng 9 năm 2011, Thượng tướng Lý Kế Nãi, Ủy viên Quân ủy TW Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân Giải phóng Trung Quốc đã hội đàm với Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên thưòng vụ Quân ủy TW, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tại tòa nhà “Bát nhất”.

Ngày 16 tháng 9 năm 2011, Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna hội đàm với Ngoại trưỏng Việt Nam (*) tại Hà Nội. Hai nước đã bàn về các vấn đề  chính trị, quân sự và hợp tác kinh tế, Công ty dầu mỏ và khí thiên nhiên Ấn Độ tiến hành hợp tác với Việt Nam khai thác hai mỏ dầu tại Nam Hải (Biển Đông)

Ấn Độ có kế hoạch giúp đỡ Việt Nam tiến hành huấn luyện tàu ngầm và lực lưọng quân sự dưới nước, dùng đó để mở rộng liên hệ quân sự với nuớc này, “kiềm chế” Trung Quốc.

Đúng vào lúc đó việc Thượng tướng Lý Kế Nãi, Ủy viên Quân ủy TW ĐCSTQ, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân giải phóng Trung Quốc đã hội đàm với Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư TW ĐCSVN, Ủy viên thường vụ Quân ủy TW, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, liệu có hàm nghĩa gì?

Phía Việt Nam tự biết bắt tay với Ấn Độ là đi trên dây thép, là chơi với lửa, là khiêu khích Trung Quốc. Cho nên họ tới Trung Quốc “hội đàm” với phía quân đội, trên thực tế là để thăm dò “nắm chắc tình hình Trung Quốc”. Họ muốn xem xem rốt cuộc Trung Quốc có phản ứng gì, có bao nhiêu “lực nhẫn nại”.

Vì Trung Quốc đã nói từ sớm, vấn đề lãnh thổ, vấn đề chủ quyền là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Thế thì liệu có phải là Việt Nam muốn thăm dò một chút xem Trung Quốc chỉ nói thế mà thôi hay không.

Mặc dù Lý Kế Nãi rêu rao chế độ hai nước giống nhau, tính quan trọng của việc phát triển hợp tác kinh tế quân sự…, thế nhưng anh nói anh nghe, người ta đang đào chân tường của anh, cướp tài nguyên của anh, bao vây kiềm chế Trung Quốc. Và cho dù Ngô Xuân Lịch đã nói những lời cảm động lòng người như “năm đó nhân dân Trung Quốc trong điều kiện bản thân cực kỳ khó khăn đã giúp đỡ Việt Nam, nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ trong lòng….” đều chỉ nhằm một mục tiêu “lợi ích quốc gia” đã định của họ và họ đang tiến hành một lần “biểu diễn” nữa mà thôi…

Hữu nghị trong từ điển của người Việt Nam đã biến thành một sách lược “quyền nghi chi kế” từ lâu, đã trở thành một thủ đoạn để thu được lợi ích lớn hơn từ lâu, là “vật trang sức”của lợi ích mình. “Hữu nghị” là chỉ treo trên miệng mà thôi, “Lợi ích” mới là thực tế. Để phục vụ cho lợi ích của mình, chí ít trên vấn đề Trung Quốc, họ đã nhiều lần được lợi. Thực ra không phải là Trung Quốc không biết… mà là vì Trung Quốc trước sau thi hành chính sách hòa bình, thi hành quan niệm truyền thống “thà để người phụ ta chứ ta không phụ người”, “lấy đức báo oán” đối với các  nước xung quanh, nhất là với Việt Nam…

Lần này Ấn Độ và Việt Nam làm cái gọi là “hợp tác khai thác” tài nguyên Nam Hải (Biển Đông) đã bộc lộ đầy đủ sự câu  kết với nhau của chúng, ý đồ cướp đoạt hơn nữa tài nguyên Nam Hải (Biển Đông). Móng vuốt của Ấn Độ vươn tới Nam Hải (Biển Đông) vừa để lôi kéo Việt Nam bao vây Trung Quốc lại vừa có thể thông qua sự câu kết này thu được lợi về tài nguyên và kinh tế.

Hội đàm giữa ngưòi Việt Nam và tướng lĩnh cao cấp của ta cũng chẳng qua là một kế hoãn binh của Việt Nam thôi. Họ vừa muốn cướp đoạt tài nguyên của cải của Trung Quốc lại vừa lo ngại Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ, nên mới dưới gầm bàn đá Trung Quốc một cái, nhưng trên mặt bàn lại rặn ra nụ cười chìa tay ra bắt, bàn “hữu nghị”.

Chúng ta không phản đối thái độ hòa bình hữu hảo, nhưng Việt Nam không chỉ đã một lần dùng thủ đoạn kẻ hai mặt với Trung Quốc… nếu chúng ta tiếp tục nhân nhượng, thoái lui sẽ làm cho họ nhầm tưỏng rằng Trung Quốc “còn chưa có biện pháp” với họ, để từ đó được đằng chân lân đằng đầu… Chúng ta phải có sự chuẩn bị đầy đủ và phản ứng cần thiết thì mới có thể kiềm chế  được loại thách thức và xâm phạm này của Ấn Độ và Việt Nam.

D.D.D. (trích dịch)

Xin lưu ý ngưòi đọc: qua bài viết này thấy rõ Trung Quốc không hề kiềm chế trong quan hệ với Việt Nam như “có ngưòi đã ảo tưỏng”. Và phản ứng cùa họ, khi họ cho là “lợi ích của họ” bị đụng chạm tới là “điên cuồng” đến như thế nào.

(*) Cần chú ý thêm là, bài viết đã không nêu họ tên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam là Phạm Bình Minh, mà theo tập quán ngoại giao thì đó là một cách làm bất lịch sự, hỗn xược không thể tha thứ. Nó cũng phản ánh điều đã biết từ trước, họ không muốn đồng chí Phạm Bình Minh làm Bộ trưởng Ngoại giao nước ta. Xin cảnh giác! Hỡi những ai còn mơ hồ!

Nguồn: Viet-studies.info/

2. thời cơ dùng vũ lực ở Biển Đông đã chín muồi

Mạng Nhân dân, Mạng Chinacom... và một số mạng chính thức khác cùng đăng tải ngày 27 tháng 9 năm 2011

Trước những năm 70 của thế kỷ trước, không có vấn đề Biển Đông, mọi nước trên thế giới đều không dị nghị đối với đề xuất chủ trương chủ quyền “đưòng lưỡi bò” [của Trung Quốc] trên Biển Đông. Biển Đông sở dĩ thành “vấn đề” nguồn gốc là ở chính quyền Nam Việt và sau này, sau khi Việt Nam độc lập, xâm phạm các đảo bãi Nam Sa, Trung Quốc và đề xuất yêu cầu chủ quyền đối với Tây Sa Trung Quốc.

Trung Quốc ngoài việc trị tội chính quyền Nam Việt trong cuộc phản kích Tây Sa và tiến hành đánh trả tự vệ Việt Nam trên đất liền ra đã không kịp thời tiến hành kiềm chế ngăn chặn hành vi ngang nhiên xâm lược của Việt Nam tại Biển Đông, để đến nỗi hôm nay ôm lấy di chứng. Một là khêu gợi rồi lôi kéo các quốc gia khác tiến hành “tranh cướp” đảo bãi Nam Sa của Trung Quốc; hai là bây giờ Việt Nam dẫn Mỹ tới, đồng thời lôi kéo các nước nhỏ khác với toan tính đe dọa Trung Quốc, quốc tế hóa những tranh chấp song phưong của Trung Quốc.

Trung Quốc tập trung tinh lực phát triển kinh tế, cấp bách mong mỏi  xung quanh hài hòa ổn định, không mong muốn quốc tế hóa Biển Đông, không muốn vì điều này mà mang lại hy sinh quốc gia cực lớn và tai họa quốc tế, đã thể hiện lòng chân thành trên thế giới không hề có. Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông đã rất rõ ràng, nhưng vẫn còn chưa thành hình. Bây giờ đang là lúc Trung Quốc phải bình tĩnh phân tích, nắm chắc cơ hội, nhanh chóng sử dụng thời cơ tốt hành động quả đoán.

Hiện nay các nước ở Biển Đông đều đang tiến hành chạy đua vũ trang mua thêm binh khí hải quân, không quân hạng nặng tầm xa, ngay Singapore không liên quan gì tới Biển Đông cũng chuẩn bị mua máy bay chiến đấu tàng hình mũi nhọn; kế hoạch vũ trang của Australia và Ấn Độ v.v. đều là để chuẩn bị cho chiến tranh cấp thế giới. Nhật Bản càng không chịu ngồi yên. Nước Mỹ một mặt ra sức bán vũ khí, một mặt lửa cháy đổ thêm dầu đồng thời chuẩn bị dính líu về quân sự.

Có  nước nhỏ cá biệt thấy Mỹ tuyên bố “trở lại châu Á” cho rằng đã có chỗ dựa, ra sức kêu gào, có nước động dao động súng, tiến hành hăm dọa vũ lực. Điều này rất có mùi vị khôi hài. Thế năng chiến tranh tại Biển Đông đang được tích lũy. Thời gian không ở phía Trung Quốc, Trung Quốc nên giữ tư thế người chủ đạo trong hợp tác và phát triển khu vực và dùng điều kiện càng ưu đãi hơn cạnh tranh với các công ty dầu mỏ phương Tây, tham gia khai thác dầu khí, đồng thời tiến hành khuyên can ngăn chặn tiên lễ hậu binh đối với những hành động lấy dầu xâm phạm vùng biển của ta. Đừng lo lắng cho những cuộc chiến tranh quy mô nhỏ, bởi vì đó là phưong thức tốt nhất để làm thế năng chiến tranh xì bớt. Đánh mấy trận nhỏ, thì trận đánh lớn có thể tránh  được.

D.D.D. 

Nguồn:  Viet-studies.info

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn