Hãy đọc lại một chùm bài cách đây chưa lâu để thấm thía thêm nguy cơ chính của Dự án Bauxite Tây Nguyên, bên cạnh nguy cơ phá hoại môi sinh, đe dọa cuộc sống an lành của người dân cũng như thất bại trắng tay về kinh tế đang ngày càng hiển lộ

1. Tin khẩn cấp: Lính Trung Quốc đã được cải trang thành công nhân đưa vào Việt Nam?

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image005

clip_image006

-Phamvietdao.net: Đây là thông tin do một nguồn tin chuyển cho Phamvietdao.net; yêu cầu các nhà chức trách cho kiểm tra khẩn cấp....

-Xem kỹ ảnh 2 và 4, công nhân Trung Quốc vẫn còn mặc quần áo rằn ri, tức quần áo lính tại công trường xây dựng nhà máy bauxite tại Tây Nguyên...

phamvietdao2.blogspot.com

2. Thủ đoạn ‘vừa đấm, vừa xoa’ của Trung Quốc

Gia Minh, Biên tập viên

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc, hiện có mặt tại Việt Nam, tham gia phiên họp thứ năm Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác song phương Việt – Trung.

Lời nhắn nhủ với Trung Quốc

Nhân sự kiện này, biên tập viên Gia Minh có cuộc nói chuyện với ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu về Trung Quốc, cựu lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, về một số thông tin quan hệ Việt Nam - Trung Quốc gần đây.

Trước hết ông Dương Danh Dy đưa ra đánh giá về chuyến thăm Việt Nam của ông Đới Bỉnh Quốc:

Ông Dương Danh Dy: Theo tôi thấy chuyến viếng thăm của ông Đới Bỉnh Quốc là một chuyến viếng thăm thường lệ. Đây là lúc hai nước có hội thảo của Ủy ban song phương bàn về việc phát triển quan hệ giữa hai nước, mỗi năm họp một lần. Năm ngoái họp tại Trung Quốc nên năm nay họp tại Việt Nam do ông Đới Bỉnh Quốc dẫn đầu phái đoàn; nên theo tôi đó là sự việc bình thường thôi.

Tất nhiên tôi đồng ý trong câu hỏi của ông có đề cập trong thời gian qua diễn ra một số sự việc nên chuyến viếng thăm này ngoài chuyện bình thường như vừa nêu, còn có một số điểm đáng chú ý.

Nhân dịp này, qua Đài của các ông, tôi cũng muốn nhắn với ông Đới Bỉnh Quốc đừng chơi trò ‘vừa đấm, vừa xoa’ nữa mà phải thành thực giải quyết vấn đề với Việt Nam.

ông Dương Danh Dy

Thứ nhất sau khi Trung Quốc tiến hành cho tàu cắt cáp của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, tại Việt Nam đã dấy lên một phong trào tuần hành, biểu tình chống Trung Quốc mà theo tôi khá kiên trì, và ý thức của những người tham gia biểu tình rất tốt. Lo sợ trước tình hình đó, Trung Quốc buộc phải có nhượng bộ. Nhượng bộ đầu tiên của họ là gần đây, trước khi ông Đới Bỉnh Quốc sang thăm Việt Nam chừng một tuần, tôi theo dõi khá đều báo chí Trung Quốc (không biết có bỏ sót số nào không!), thấy tất cả các mạng mà tôi thường đọc trước đây họ không nói xấu, không công kích Việt Nam như trước nữa. Đó là một điều đáng chú ý. Sở dĩ họ làm thế cho thấy không thể coi thường dư luận quần chúng Việt Nam được.

Điểm đáng chú ý thứ hai đó là cách thường xuyên của nhà cầm quyền Trung Quốc (tôi buộc phải nói điều này), là thủ đọan không hay ho gì của họ tức ‘vừa đấm, vừa xoa’. Trước lúc ông Đới Bỉnh Quốc sang vài ngày, họ cho tàu Ngư chính ra hoạt động tại vùng Biển Đông - nơi đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Theo tôi thì nhiều người Việt Nam biết điều này, nhưng cũng không ít người Việt không biết ‘trò chơi’ này của Trung Quốc.

Nhân dịp này, qua Đài của các ông, tôi cũng muốn nhắn với ông Đới Bỉnh Quốc đừng chơi trò ‘vừa đấm, vừa xoa’ nữa mà phải thành thực giải quyết vấn đề với Việt Nam.

Phải nói thực là tôi không được đọc toàn văn bản tuyên bố chung của ông Vịnh; tuy nhiên những câu trích từ phía Việt Nam toàn những câu đưa Trung Quốc lên đến ‘mây xanh’.

ông Dương Danh Dy

Gia Minh: Thưa ông, vừa rồi trong chuyến làm việc ‘Đối thoại chiến lược an ninh quốc phòng’ lần thứ hai giữa hai phía, Trưởng phái đoàn Việt Nam là Tướng Nguyễn Chí Vịnh trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sau cuộc đối thoại, có nói rằng Việt Nam không thể dựa vào ai khác hơn là 1,3 tỷ dân Trung Quốc, cũng như chính quyền Việt Nam sẽ kiên quyết dẹp những người ‘tập trung tự phát’ chống Trung Quốc. Phải chăng đó là những ‘nhượng bộ’ từ phía Việt Nam đối với Trung Quốc?

Ông Dương Danh Dy: Phải nói thực là tôi không được đọc toàn văn bản tuyên bố chung của ông Vịnh; tuy nhiên những câu trích từ phía Việt Nam toàn những câu đưa Trung Quốc lên đến ‘mây xanh’.

Ông biết trong tình hình hiện nay, những văn bản hội đàm hay tuyên bố chung, thông cáo báo chí của hai bên người ta muốn trình bày quan điểm của mình. Tuy nhiên người ta chỉ trích ra những điều, những câu có lợi cho người ta. Quả thật tôi không muốn bình luận về chuyến đi của ông Vịnh; nhưng tôi biết rõ một điều là sau khi ông Vịnh rời Trung Quốc về nước, báo chí - phương tiện truyền thông Việt Nam được lệnh không đăng những bài đụng đến Trung Quốc nữa. Điều này tôi biết khá rõ.

Một điểm thứ hai mà tôi muốn nói thẳng ra, dù không muốn nói nhưng buộc phải nói để toàn thể nhân dân Việt Nam - những người không có điều kiện nghe đài, đọc tin trên mạng Trung Quốc được biết. Đó là việc, trước đó ít ngày Trung Quốc lợi dụng trắng trợn, không hay việc cấm tụ tập, cấm tuyên truyền biểu tình. Báo chí Trung Quốc trên mạng nói rằng họ coi tất cả những cuộc biểu tình chống Trung Quốc từ tháng Sáu năm 2011 cho đến nay không phải biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam mà chống lãnh đạo Việt Nam. Họ xuyên tạc như vậy. Tôi không biết những nhà lãnh đạo Việt Nam có biết họ xuyên tạc như thế không; nhưng tôi buộc phải nói với họ là Trung Quốc đối xử với những việc làm của họ như thế đó.

clip_image007

Người dân biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội sáng 14-8-2011. AFP

Quả thật tôi không muốn bình luận về chuyến đi của ông Vịnh; nhưng tôi biết rõ một điều là sau khi ông Vịnh rời Trung Quốc về nước, báo chí - phương tiện truyền thông Việt Nam được lệnh không đăng những bài đụng đến Trung Quốc nữa. Điều này tôi biết khá rõ.

ông Dương Danh Dy

Vẫn còn hy vọng hóa giải những âm mưu của TQ

Gia Minh: Thông tin không được minh bạch; nhưng vừa qua có tin nói trong vòng đàm phán ngọai giao gần đây, Trung Quốc vẫn không chịu đưa vấn đề Hoàng Sa vào đàm phán song phương?

Ông Dương Danh Dy: Điều đó chắc chắn. Từ khi tôi còn làm việc, Trung Quốc không bao giờ chịu đàm phán về Hoàng Sa, họ xem như đã chiếm xong, đã ‘ăn tươi, nuốt sống’ Hoàng Sa rồi, họ không bao giờ chịu bàn vấn đề Hoàng Sa với chúng ta nữa đâu. Vấn đề bây giờ chỉ để lịch sử giải quyết, con cháu chúng ta giải quyết. Tôi đã có lần nói về điều này: vấn đề Hoàng Sa, Việt Nam dứt khoát không bao giờ từ bỏ lập trường.

Đời tôi, đời con tôi, đời cháu tôi chưa lấy được thì đời chắt tôi, toàn thể nhân dân Việt Nam phải đòi lại chủ quyền Hoàng Sa chứ không thể để Trung Quốc trắng trợn chiếm đóng như vậy được.

Gia Minh: Để đạt được mong muốn đó, ngay từ bây giờ phải làm những gì?

Ông Dương Danh Dy: Theo tôi việc tuyên bố xác lập chủ quyền: báo chí, các nhà khoa học Việt Nam đưa ra những luận chứng xác nhận Việt Nam có chủ quyền tại Hoàng Sa và bác bỏ những luận cứ của Trung Quốc.

Tất cả những hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam đều bị Việt Nam lên án. Theo tôi thái độ của Chính phủ Việt Nam trong vấn đề này rất rõ ràng, và nói rõ dù Trung Quốc không chịu bàn nhưng đây là vấn đề lâu dài, không bàn không được.

Từ khi tôi còn làm việc, Trung Quốc không bao giờ chịu đàm phán về Hoàng Sa, họ xem như đã chiếm xong, đã ‘ăn tươi, nuốt sống’ Hoàng Sa rồi, họ không bao giờ chịu bàn vấn đề Hoàng Sa với chúng ta nữa đâu.

ông Dương Danh Dy

Gia Minh: Ngoài vấn đề biên giới như thế, còn trong đối sách chung để có thể giữ vững độc lập chủ quyền của Việt Nam thì ra sao?

Ông Dương Danh Dy: Tôi có viết nhiều bài về vấn đề này rồi, tôi không muốn nhắc lại nữa. Tuy nhiên rõ ràng trong một thời gian khá dài, chúng ta, tôi muốn nói rõ là những lãnh đạo cấp cao qua nhiều khóa chứ không phải khóa bây giờ hay khóa mới về hưu, đã buông lỏng quản lý trong việc làm ăn với Trung Quốc khiến xảy ra tình trạng có thể nói chưa bao giờ Trung Quốc có thể thâm nhập một cách tùy tiện, tự ý vào Việt Nam như vậy.

Như có lần tôi nói họ đầu tư vào cho chúng ta vay rất ít nhưng họ thắng thầu rất lớn. Họ làm thuê cho chúng ta nhưng họ chây lỳ ra, chậm nhà máy điện  chậm hai năm, hai mươi tháng. Nhà máy này, nhà máy nọ công nghệ chúng ta không thể biết, không thể xử lý. Ngay cả công nhân của họ sang Việt Nam không đủ giấy phép mà nay chỗ này đổ chỗ kia, trên đổ cho dưới, dưới đổ cho trên không giài quyết được.

Tôi nghĩ nếu lãnh đạo đồng lòng thì những việc đó chỉ trong ba ngày là giải quyết xong.

Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang có vấn đề trong việc đó.

Còn bây giờ tôi nghĩ chúng ta cũng có thể hóa giải những ý đồ không tốt đẹp của họ. Đó là không đi với người khác để chống lại họ, chúng ta cũng không ươn hèn khuất phục họ, mà phải động viên được sức mạnh của toàn dân, phải tranh thủ được sự đồng tình của nhân dân toàn thế giới

Ông Dương Danh Dy

Gia Minh: Gần đây có nhiều người đặt lại vấn đề Tổng bí thư Lê Duẩn có thấy ý đồ của phía Trung Quốc, nhưng vì sao không thể thực hiện, ngăn chặn việc họ thâm nhập như thế?

Ông Dương Danh Dy: Tôi mặc dù là thế hệ con cháu ông Duẩn, tôi nhận thấy ông Duẩn thấy vấn đề nhưng trong biện pháp xử lý ông Duẩn có những biện pháp, chủ trương chưa thỏa đáng lắm. Trung Quốc họ xấu, có những âm mưu như thế nhưng ta cần phải hóa giải những âm mưu đó một cách khôn khéo chứ không phải  bằng cách đi với người khác để chống lại họ. Điều mà tôi không hài lòng nhất, trong bụng cũng băn khoăn chính là điều đó. Còn bây giờ tôi nghĩ chúng ta cũng có thể hóa giải những ý đồ không tốt đẹp của họ. Đó là không đi với người khác để chống lại họ, chúng ta cũng không ươn hèn khuất phục họ, mà phải động viên được sức mạnh của toàn dân, phải tranh thủ được sự đồng tình của nhân dân toàn thế giới, trong đó có cả nhân dân Trung Quốc. Chúng ta có thể hóa giải được những âm mưu, ý đồ không đúng của Ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay.

Gia Minh: Cám ơn ông Dương Danh Dy về những ý kiến vừa rồi.

G.M. – D.D.D.

Nguồn: rfa.org

Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 06:55 clip_image008

3. Lê Duẩn và Trung Quốc

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

clip_image009

Tổng bí thư Lê Duẩn về thăm Diễn Châu. Ảnh tư liệu

Mới đây ông Trần Bình Nam, một nhà nghiên cứu Trung Quốc có bài viết nhận định rằng Tổng bí thư Lê Duẩn là người hiểu rõ và có thái độ chống đối Trung Quốc mạnh mẽ nhất so với tất cả các thời đại Tổng bí thư sau ông.

Mặc Lâm: Thưa ông, câu đầu tiên chúng tôi muốn hỏi là sau khi nghiên cứu những tài liệu của ông TBT Lê Duẩn để lại thì ông có nghĩ rằng những tài liệu đó có mức khả tín như thế nào ạ?

Ông Trần Bình Nam: Thưa anh Mặc Lâm, khi viết bài đó ngoài những tài liệu khác thì tôi dùng 2 tài liệu chính: Tài liệu thứ nhất là của ông Nguyễn Thành Thơ, một cán bộ trung kiên, hồi ký của ông có thể nói là vô tình hay hữu duyên mà đầu năm 2009 thì tôi đọc được; và tài liệu thứ hai là bài nói của ông cựu TBT Lê Duẩn.

Phán đoán qua nội dung và cách viết, cách nói, một cách đơn giản thì tôi tin đó là những tài liệu tin cậy được. Riêng về bài nói của ông Lê Duẩn thì có một sử gia tên là Christopher Goscha – ông này ổng làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Woodrow Wilson ở Hoa Thịnh Đốn, hoặc là ông xin được, hoặc ông mua được, hoặc ông tìm tòi đâu đó trong thư viện của quân đội cộng sản Việt Nam, và ông đã dịch ra Anh ngữ cho trung tâm này. Dựa trên sự kiện đó tôi nghĩ những tài liệu mà tôi đã dùng để viết bài “Lê Duẩn và Trung Quốc” là những tài liệu có thể tin cậy được đó anh Mặc Lâm.

Dã tâm bắt đầu từ Hội nghị Geneve

Mặc Lâm: Có thể chúng ta bắt đầu đi ngược về quá khứ một chút, từ khi hiệp định Geneve thì lúc này ông Lê Duẩn cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ dã tâm của Chu Ân Lai là họ muốn xé VN thành hai mảnh, nhưng miền Bắc vẫn nhờ cậy Trung Quốc để viện trợ khí tài mà đánh vào miền Nam, phải chăng đây là lý do khiến mối họa Trung Quốc vẫn theo đuổi và kéo dài cho đến chế độ hiện thời hay không, thưa ông?

Ông Trần Bình Nam: Thưa anh Mặc Lâm, tôi nghĩ đó cũng là một lý do quan trọng. Sự đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam, như chúng ta được biết là một đe dọa có tính cách lịch sử, nó kéo dài cả nghìn năn rồi. Và Đảng CSVN càng thấy rõ hơn qua cái vụ Trung Quốc ép ông Hồ Chí Minh và ông Phạm Văn Đồng ký Hiệp định Geneva chia đôi đất nước Việt Nam, nhưng sau đó ông Hồ Chí Minh vừa muốn tái thiết miền Bắc, vừa muốn xâm lăng miền Nam, cho nên ông phải nhờ vào tiền bạc và khí giới của Trung Quốc.

clip_image010

Tổng bí thư Lê Duẩn với Lâm Ngọc Thiềm, sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (ĐHTHHN) 1972 (Ảnh tư liệu) Vietbao

Đúng như anh nhận xét, quan hệ chồng chéo này đã làm cho Việt Nam, sau khi thống nhất, thì càng bị ràng buộc vào cái mạng nhện do Trung Quốc họ bủa ra.

Mặc Lâm: Vâng. Có một yếu tố rất quan trọng làm cho người ta thắc mắc, đó là tại sao Trung Quốc không muốn miền Bắc chiến thắng miền Nam trong khi họ vẫn tiếp tục viện trợ vũ khí cho miền Bắc, thưa ông?

Ông Trần Bình Nam: Về điều này, nếu chúng ta dựa vào nội dung buổi nói chuyện của ông Lê Duẩn năm 1979 thì Trung Quốc không muốn chiến tranh ở miền Nam, nhưng Hà Nội khi rút bộ đội ra miền Bắc theo Hiệp định Geneva thì họ đã phục lại người và vũ khí, cho nên nhờ đã phục sẵn người và vũ khí như vậy thì Hà Nội vẫn tiến tới như thường. Khi Trung Quốc thấy không ngăn cản được ý muốn của ông Hồ Chí Minh thì Trung Quốc không có lựa chọn nào tốt hơn là phải giúp, tại vì Trung Quốc nghĩ mình nếu không giúp thì Liên Xô cũng giúp thôi.

Theo Lê Duẩn, vào lúc đó Trung Quốc tính lợi dụng tình hình, giúp để đưa người vào dòm ngó Việt Nam, chuẩn bị cho những cuộc lấn chiếm sau này.

Cuộc chiến biên giới 1979

Mặc Lâm: Theo trích dẫn của ông lấy từ hồi ký của ông Nguyễn Thành Thơ thì ông Lê Duẩn cho rằng nếu Việt Nam không đánh Campuchia thì Trung  Quốc sẽ không đánh Việt Nam, tuy nhiên chiến tranh biên giới năm 1979 vẫn xảy ra có phải vì Việt Nam đã tiến đánh Campuchia hay không, thưa ông?

Ông Trần Bình Nam: À, điều đó thì hiển nhiên vì các tài liệu đều chứng minh như vậy. Chúng ta đọc hồi ký của ông Nguyễn Thành Thơ thì mình thấy rằng năm 1978 khi mà Campuchia với sự xúi giục của Trung Quốc đã thường xuyên phá rối vùng biên giới Hà Tiên và Châu Đốc, và có khi họ tiến sâu cả hàng chục cây số. Và họ đốt phá, giết chóc, hãm hiếp rất là kinh khủng, nhưng mà không thấy Việt Nam đánh trả, cho nên cán bộ cộng sản tại những vùng đó thì họ rất bực bội. Có lần ông Lê Duẩn hướng dẫn một phái đoàn từ miền Bắc đi vào Nam để thăm viếng tại huyện Cần Giờ, thì khi được hỏi, ông Lê Duẩn cho biết rằng nếu Việt Nam cử đại quân thì sẽ đánh tan quân đội Campuchia trong một thời gian rất ngắn, nhưng mà không có làm được, vì nếu mà đánh thì sợ Trung Quốc trả đũa. Nhưng mà đó là tình hình của đầu năm 1978, nhưng vào cuối năm 1978 thì Hà Nội và Moscow đã ký với nhau một hiệp định an ninh hỗ tương cho nên Hà Nội bớt ngại sự trả đũa của Trung Quốc nếu tiến đánh Campuchia và đã lật đổ chính phủ Pol Pot như chúng ta đã thấy.

Tuy nhiên, sau đó chúng ta biết Trung Quốc đã đánh trả, nhưng mà cũng do những áp lực của Liên Xô ở biên giới phía Bắc của Trung Quốc cho nên Trung Quốc chỉ đánh trả một cách có giới hạn mà thôi. Chúng ta biết là họ chỉ tiến quân vào nội trong vòng một tháng thì họ rút lui, nhưng mà họ cũng đã lợi dụng cuộc tấn công đó để chiếm thêm một ít đất, ví dụ như lấn ranh giới tại Ải Nam Quan và họ chiếm luôn thác Bản Giốc của chúng ta.

clip_image011

Quân đội Trung Quốc tràn vào Cao Bằng Lạng Sơn năm 1979. Source DSWC China

Muốn đưa thêm người vào cuộc chiến

Mặc Lâm: Thưa ông, theo ông Lê Duẩn nói thì Trung Quốc đã nhiều lần muốn đưa người của họ vào cuộc chiến tranh của Việt Nam nhưng mà bị ông Lê Duẩn từ chối. Liệu câu này có đáng tin cậy hay không, vì đâu đó vẫn có dư luận cho rằng rất nhiều chiến binh của Trung Quốc đã núp dưới danh nghĩa cố vấn hay là công nhân xây dựng và đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Ông Trần Bình Nam:  Vâng. Cái vụ đó chúng ta biết là trong cuộc chiến tranh Trung Quốc có đưa vào một số người thật, nhưng mà sự thật họ đòi hỏi nhiều hơn chứ không phải chỉ chừng đó, nghĩa là họ muốn đưa quân vào và giả quân đội cộng sản Bắc Việt để mà đánh kịch chiến với quân đội Mỹ ở miền Nam, nhưng ông Lê Duẩn không đồng ý. Mình đặt vấn đề là điều này có khả tín hay không thì nếu mình trở lại câu hỏi ấy đầu tiên như tôi phân tích thì tôi nghĩ cái bài nói của ông Lê Duẩn là một tài liệu khả tín thì cái điều mà anh Mặc Lâm vừa hỏi nó cũng nằm trong tài liệu này. Cho nên nếu mà chúng ta tin tài liệu đó là khả tín thì tôi nghĩ những điều quả quyết này của ông Lê Duẩn cũng là khả tín. Thái độ của Lê Duẩn thật ra nó phù hợp với nguyên tắc hành xử của ông đối với Trung Quốc.

Chắc là ông ta không quên Trung Quốc từng mượn đường vào đánh Chiêm Thành đời nhà Trần. Và gần hơn là nói vào giúp vua Chiêu Thống để có cớ kéo quân vào Hà Nội. Cho nên đối với ông Lê Duẩn, cái gì nhịn được thì nhịn, nhưng mà không nhịn những điều quá đáng có tính cách nguy hại cho an ninh quốc gia. Tôi nghĩ như vậy.

Vấn đề quân đội nước ngoài vào nước mình chiến đấu nếu mà tránh được thì cần phải tránh, cũng như là sau này chúng ta biết là ông TT Ngô Đình Diệm đã không cho phép quân đội Hoa Kỳ vào chiến đấu tại Việt Nam.

Cách nói bá quyền

Mặc Lâm: Ông TBT Lê Duẩn đã nhiều lần nói rằng ông Mao Trạch Đông vừa chơi vừa thật đã thẳng thừng cho biết là sẽ chiếm Việt Nam trước mặt ông Lê Duẩn và ông Trường Chinh. Điều này thì cả nước đã biết, nhưng mà sau thời kỳ của ông Lê Duẩn thì hình như Việt Nam lần lần đã mất cảnh giác trước ý đồ của Trung Quốc. Theo ông thì lý do chính là gì?

Ông Trần Bình Nam: Việc Mao một cách nửa kín nửa hở mà nói với ông Lê Duẩn và Trường Chinh là, nếu mà ngày xưa các anh có thể thắng quân Nguyên, quân Minh và quân Thanh, nhưng mà với chúng tôi thì đánh không thắng được đâu, thì Lê Duẩn đã trả lời một cách rất là bộc trực rằng chúng tôi sẽ đánh các ông thôi. Tôi công nhận rằng ông Lê Duẩn có nói điều đó một cách nửa đùa nửa thật. Tình hình Việt Nam vào thời đó chúng ta thấy là từ năm 1986 sau khi Lê Duẩn qua đời thì tình hình quốc tế trở nên rất là bất lợi cho Việt Nam.

clip_image012

Tổng bí thư Lê Duẩn và Chủ tịch Fidel Castro

Hồi Mao sụp đổ vào năm 1991 thì Liên Xô cũng sụp đổ luôn, Đảng CSVN sợ sụp đổ như các nước Đông Âu nên tìm cách xích lại gần với Trung Quốc để tồn tại, và đó là lý do chính của sự mất cảnh giác đối với mối đe dọa truyền kiếp của Trung Quốc. Ở đây chúng ta có thể đặt một giả thuyết là nếu Lê Duẩn còn sống khi Liên Xô sụp đổ thì không biết ông ta sẽ hành động như thế nào trước một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn như vậy. Nhưng mà điều rõ ràng là những người kế nghiệp ông thì đã không có tài thao lược như ông ta.

Điểm yếu của Việt Nam

Mặc Lâm: Ông Lê Duẩn trước sau như một vẫn tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ không đánh Việt Nam trong thời đại toàn cầu này, nhưng mà những hành động hồi gần đây của Trung Quốc đã cho thấy Trung Quốc đã gây áp lực rất mạnh bất kể Việt Nam đã có hoạt động tăng cường bang giao với Hoa Kỳ cũng như kêu gọi các nước trong vùng. Theo ông, điểm yếu nhất của Việt Nam hiện nay là gì mà Trung Quốc có thể khai thác được, chẳng hạn như về lãnh đạo, về kinh tế, hay là về vũ khí yếu kém, hay là cả 3 yếu tố này, thưa ông?

Ông Trần Bình Nam: Tôi nhận thấy là cả ba, anh Mặc Lâm. Nếu chúng ta nhìn vấn đề rõ hơn một chút thì chúng ta thấy như thế này, ông Lê Duẩn nhận xét rằng TrungQuốc không thể đánh Việt Nam trong thời đại có sự liên hệ quốc tế rộng rãi, nhưng mà cái nhận xét của ông là nhận xét cuối năm 1979, sau khi Trung Quốc vừa đánh Việt Nam và rút lui. Nhận xét đó tới hôm nay vẫn còn đúng. Tuy nhiên, quan hệ quốc tế vào thời đó và bây giờ khác nhau rất là nhiều. Hồi đó Trung Quốc còn yếu, Hoa Kỳ và Liên Xô là hai lực lượng kình chống Trung Quốc thì mạnh hơn nhiều. Trái lại bây giờ thì Trung Quốc tương đối mạnh hơn, Liên Xô không còn là lực lượng kiềm chế Trung Quốc nữa, và Hoa Kỳ tuy vẫn còn khả năng kiềm chế nhưng mà khả năng này chúng ta biết nó cũng rất là giới hạn.

Kinh tế của Việt Nam thì bị lệ thuộc vào Trung Quốc cho nên cũng không mạnh được, bởi vì kinh tế không mạnh thì quân lực cũng khó hùng mạnh.

Còn lãnh đạo tại Hà Nội thì lại lo kiềm chế nhau và không có khuôn mặt nào vượt trội như là khuôn mặt Lê Duẩn ngày trước.

Tuy nhiên, tình hình Việt Nam đối với tôi cũng không phải là vô vọng. Chúng ta còn nhiều lối thoát, ví dụ như là đối ngoại thì Việt Nam cần xích lại với Ấn Độ, Nhật Bản, thân thiện với Liên bang Nga, thân thiện với Cộng đồng Châu Âu, và quan trọng nhất là cần liên minh chặt chẽ và cụ thể với Hoa Kỳ. Nhưng tựu trung không có chiến lược giữ nước nào mà thành công nếu những người lãnh đạo chưa huy động được nội lực của nhân dân, và không thể huy động được nội lực của nhân dân nếu Đảng CSVN chưa có một chương trình cải tổ chính trị.

Mặc Lâm: Một lần nữa, xin cảm ơn nhà nghiên cứu về Trung Quốc Trần Bình Nam đã cho chúng tôi cơ hội được thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

M.L. – T.B.N.

Nguồn: rfa.org

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn