Tái cấu trúc “đừng là trò chơi của chính trị”

Jonathan Pincus

clip_image001

Ông Jonathan Pincus từng là kinh tế gia cao cấp tại UNDP ở Việt Nam.

Kinh tế gia Jonathan Pincus, làm việc cho Chương trình Việt Nam, Harvard Kennedy School và là Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Tp HCM vừa có bài viết đăng trên Financial Times, đánh giá về nỗ lực tái cấu trúc kinh tế của Việt Nam. BBC tiếng Việt giới thiệu cùng quí vị.

Báo chí Việt Nam đưa tin dày đặc về tái cấu trúc kinh tế. Lạm phát giá cả vượt quá 20%, mức lãi suất danh nghĩa cao, tiền đồng bị mất giá và thâm hụt mậu dịch triền miên đã làm suy yếu niềm tin trong chiến lược phát triển của chính phủ, bao gồm cả việc tự do hóa thương mại trong ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, cộng với việc trợ giá và bảo hộ cho cho các công ty nhà nước.

Nhưng Việt Nam thực sự nên làm gì để thay đổi có kết quả?

Việc tìm kiếm một mô hình tăng trưởng mới đã được chính thức phê duyệt. Tháng trước, ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam, một lần nữa kêu gọi các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi của họ và ra lệnh cho Bộ Tài chính công bố kết quả tài chính của tổng công ty và các tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước, được gọi là tập đoàn kinh tế nhà nước.

Tuy nhiên, tái cấu trúc kinh tế lại được hiểu theo cách khác nhau từ những người khác nhau.

Cách diễn giải cấp tiến nhất – và là cách mà giới ngoại giao nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội ủng hộ - được dựa trên việc định nghĩa lại vai trò của nhà nước, chủ yếu thông qua việc bán các công ty nhà nước.

Hầu hết giới lãnh đạo Việt Nam không sẵn lòng đi xa như vậy. Họ ưa kiểm soát hành chính chặt chẽ hơn đối với chính quyền cấp địa phương và các công ty nhà nước, và giảm mức đầu tư công cũng như thâm hụt tài chính.

Người ta đề xuất các biện pháp khác nhau để đạt được một mục tiêu chung: đó là áp đặt kỷ luật đối với doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương.

Việt Nam từ trước tới nay đầu tư hơn 40% GDP, phần lớn từ ưu đãi quỹ đất của nhà nước và tín dụng dành cho các công ty nhà nước cũng như chính quyền cấp địa phương.

"Bán các công ty nhà nước và buộc chính quyền cấp tỉnh dùng doanh thu của địa phương và vay qua trái phiếu để đầu tư công sẽ làm giảm phạm vi cho vay với động cơ chính trị."

Như vậy có nghĩa là người ta sẽ dễ có lãi khi được cấp đất và được đi vay với lãi suất thấp, thậm chí đượccấp miễn phí, chứ thực ra kinh doanh để có lãi không phải là mục đích chính.

Khi công chức có ngưỡng nhiệm kỳ là 5 năm hoặc ngắn hơn, và nhiều tiền được chi để thực hiện giao dịch và ký kết hợp đồng, thì lối đầu tư kể như là theo khuôn mẫu giao dịch chỉ có một lần hơn là cam kết có tính lâu dài.

Vì vậy, tái cấu trúc kinh tế là qui định nhằm khóa vòi nước đầu tư công, hoặc ít nhất là nhằm đạt được một mối quan hệ chặt chẽ giữa đầu tư và lợi nhuận kinh tế.

Để cho chắc chắn, Quốc hội Việt Nam vừa công bố giảm tỷ trọng đầu tư theo kế hoạch từ 42 xuống 35% GDP.

Tuy nhiên phía nước ngoài ủng hộ cơ chế dùng sức cạnh tranh thị trường để áp đặt kỷ luật đối với công ty nhà nước và các cơ quan của Việt Nam.

Bán các công ty nhà nước và buộc chính quyền cấp tỉnh dùng doanh thu của địa phương và bán trái phiếu để đầu tư công sẽ làm giảm phạm vi cho vay với động cơ chính trị.

Nhưng cách tiếp cận này giả định rằng có một giới nhà đầu tư thực sự là tư nhân và sẵn sàng và có khả năng mua các tài sản nhà nước cũng như mua trái phiếu chính phủ.

'Quyền lực gián tiếp'

clip_image003

Thủ tướng Dũng mới chỉ đạo cổ phần hóa một số tập đoàn kinh tế nhà nước.

Martin Gainsborough, khoa học gia chính trị từ trường Đại học Bristol ở Anh đã lập luận rằng ngay cả trên danh nghĩa các nhà đầu tư tư nhân tại Việt Nam đều có liên kết với nhà nước theo một kiểu nào đó, ví dụ như thông qua việc kết nối với các công ty nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, các hợp đồng nhà nước hoặc các giao dịch đất đai từng được "cổ phần hóa”.

"Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị để làm cơ sở để ngân hàng cho vay tiền"

Tức là người ta còn lâu mới giảm vai trò của nhà nước mà việc tư nhân hóa (cổ phần hóa) đã trao cho nhà nước quyền lực gián tiếp bằng cách mở rộng mạng lưới doanh nghiệp có liên kết với chính phủ.

Sự bùng nổ các tập đoàn "giống tư nhân" đã tích lũy được tài sản khổng lồ thông qua ưu đãi về đất đai của nhà nước, tín dụng và các hợp đồng kinh doanh minh chứng cho quan điểm rằng tư nhân hóa tại một đất nước mà khu vực tư nhân nhỏ và yếu sẽ nhiều khả năng không thể tạo ra các kết quả như mong đợi.

Trong khi đó, chính phủ từ chối bán cổ phần kiểm soát của các công ty nhà nước cho các nhà đầu tư nước ngoài, một chính sách từng được coi là để bảo hộ và rất được ưa dùng.

Người Việt Nam có thể đã mất lòng tin vào các doanh nghiệp nhà nước, nhưng điều đó không có nghĩa là họ tin người nước ngoài.

Tiến bộ trong việc tăng hiệu quả đầu tư sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng của chính phủ áp đặt kỷ luật đối với các ngân hàng – không chỉ các ngân hàng thương mại nhà nước, mà còn cả "ngân hàng cổ phần", mà có nhiều ngân hàng trong số này thuộc sở hữu của các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước.

Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta để dùng việc cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị để ngân hàng làm cơ sở khi cho vay tiền.

Làm thế nào để đạt được sự thay đổi này vẫn là vấn đề cơ bản của việc tái cấu trúc kinh tế tại Việt Nam.

J. P.

Nguồn: bbc.co.uk

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn