Nhà làm phim bày tỏ mối lo ngại về những ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ

Emmalyn Liwag Kotte

Tqvn2004 chuyển ngữ

Theo ABS-CBN News

image Cologne, Đức - Hai mươi mốt ngư dân Việt Nam bị cảnh sát biển Trung Quốc bắt tại quần đảo Hoàng Sa tháng 3 năm 2012 đang bị giam giữ trong một nhà tù tối tăm, nóng, không có cửa sổ ở một hòn đảo có tên là Phú Lâm.

André Menras, một nhà làm phim người Pháp có quốc tịch Việt Nam, đang trình chiếu bộ phim tài liệu "Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát" cho khán giả Đức và Việt Nam tại Cologne, Đức.

Bộ phim là một cái nhìn hiếm hoi vào cuộc sống của các góa phụ, trẻ em và bố mẹ già bị bỏ lại phía sau của những ngư dân Việt Nam, những người đã chết hoặc mất tích khi đánh cá gần khu vực Hoàng Sa (hay còn gọi là quần đảo Paracel), một quần đảo trên biển Đông được cả hai chính phủ Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.

Phú Lâm, còn được biết đến dưới cái tên Woody Island, là một phần của quần đảo Hoàng Sa. Những câu chuyện về Phú Lâm và về các ngư dân Việt Nam bị giam giữ tại đảo này bởi cảnh sát biển Trung Quốc đã được những người ông phỏng vấn kể lại trong quá trình làm bộ phim tài liệu, ông Menras cho biết.

Ông đã phỏng vấn các ngư dân ở đảo Lý Sơn và ở ngôi làng Bình Châu thuộc miền Trung Việt Nam vào năm 2011.

"Tôi đã kiểm tra tất cả các câu chuyện và chúng đều giống nhau, họ mô tả cùng một phòng và cách họ được đối xử. Tất cả các ngư dân bị bắt nhiều lần đều kể cùng những câu chuyện", ông nói thêm.

Nỗi đau mất mát

Trong bộ phim của Menras, Tiêu Việt Là thuật lại chuyện ông và các ngư dân Việt Nam khác từ làng Bình Châu, bị giam giữ một tháng tại Phú Lâm vào năm 2009 như thế nào.

"Chúng tôi đã đánh đập tàn nhẫn trước khi chúng tôi đã được trả tự do," ông nhớ lại, và bổ sung thêm rằng cho đến tận bây giờ, ông vẫn phải chịu những đau đớn và bệnh tật, kết quả của sự tra tấn mà những người bắt ông gây ra. Những bệnh tật này ngăn cản ông quay trở lại làm việc.

Tiêu Việt Là cũng tiết lộ rằng tất cả các thiết bị đánh cá của ông bị tạm giữ và rằng ông chỉ được thả ra sau khi nộp một khoản tiền chuộc 70.000 nhân dân tệ (tương đương 8.500 euro). Cho đến bây giờ, ông vẫn phải trả nợ cho ngân hàng và cho những người hàng xóm láng giềng cho vay tiền để trả tiền chuộc.

Trong cuộc phỏng vấn khác, Nguyễn Việt kể rằng người con 29 tuổi của ông, Nguyễn Thành Biên, cũng bị giam giữ ở Phú Lâm trong vòng 22 ngày năm 2009. Gia đình ông cũng đã phải trả một số tiền rất lớn để con mình được thả ra. Cho đến bây giờ, ông phải trả những khoản nợ mà gia đình ông đã gánh để có tiền chuộc con trai mình.

Bộ phim cho thấy những góa phụ khóc thương chồng -- những phụ nữ như bà Trương Thị Nhi, người nhớ lại chuyện chồng mình bị giết năm 1996 như thế nào. Cô kể lại chồng mình đang ở trên con thuyền của mình khi những kẻ giết người tới với một con tàu lớn và bắn chết ông. Cô lúc đó mang thai 3 tháng.

Tấn công trên biển

Ông Menras chỉ ra rằng những câu chuyện được trình bày trong bộ phim của ông miêu tả tình huống đã được lặp đi lặp lại nhiều lần kể từ mười năm qua.

Người Việt Nam tiếp tục đánh bắt cá ở quần đảo Hoàng Sa vì nó là ngư trường truyền thống của họ, ông nói.

"Tất cả tổ tiên của họ đã ra [đánh cá] ở đó và chính phủ của họ nói rằng vùng biển thuộc về chủ quyền của Việt Nam, và do đó họ đã ra đó [đánh cá], để rồi lực lượng quân sự Trung Quốc - những người chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa - tấn công họ, đánh họ và vứt tất cả những gì họ bắt được xuống biển và bắn vào họ."

Hành vi bắt giữ ngư dân Việt Nam và đòi hỏi một khoản tiền chuộc lớn để thả họ đã diễn ra trong nhiều năm qua, ông Menras nói. Trong bộ phim của mình, ông giải thích rằng các ngư dân "luôn luôn đánh đập tàn nhẫn trước khi họ bị bắt và họ chỉ được trả tự do sau khi nộp khoản tiền chuộc lớn, dẫn đến hậu quả thường thấy là kinh tế gia đình của họ bị hủy hoại."

Trong một tài liệu có tựa đề "Những chặng đường của cuộc tấn công của Hải quân và Tàu Tuần Tra Trung Quốc chống lại ngư dân miền Trung Việt Nam năm 2002 - 2012", ông Menras khẳng định rằng có khoảng 1200 ngư dân Việt Nam đã bị tấn công bởi người Trung Quốc trong khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa trong mười năm gần đây.

Ông Menras lấy thông tin cho báo cáo này từ những nguồn chính thức: từ lời kể của cảnh sát biển Việt Nam và Ủy Ban Nhân Dân huyện Lý Sơn. Một số dữ liệu đến từ các tờ báo chính thức của Việt Nam (Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Việt Nam Net, Pháp luật, Dân trí, Sài Gòn Tiếp Thị).

Một trong những sự vụ được trích dẫn trong báo cáo của ông Menras xảy ra trong một đêm giông bão của năm 2009: Đội tuần tra Trung Quốc nổ súng cảnh cáo để ngăn chặn 16 tàu Việt Nam với 200 người đàn ông tìm kiếm nơi trú ẩn tại một trong những hòn đảo của quần đảo Hoàng Sa. Cuối cùng buộc phải cập cảng, và các ngư dân đã bị bắt và bị cướp tài sản.

Tranh chấp chủ quyền

Menras nói rằng ông đã có thể thực hiện bộ phim của mình bởi vì ông có sự hỗ trợ của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, và ông Menras cũng đã nhận được quốc tịch Việt Nam của mình trong năm 2009, trong thời gian ông Triết tại vị.

Tuy nhiên, chính phủ hiện nay cấm ông công chiếu bộ phim này tại Việt Nam.

Các nhà quan sát nói rằng chính phủ Việt Nam không muốn xúc phạm Trung Quốc bởi vì nó đang là một đồng minh thương mại chính.

"Trung Quốc đồng thời là một đối tác chiến lược và ý thức hệ quan trọng," một trong những khán giả Việt Nam tham dự buổi chiếu phim của ông Menras tại Cologne cho biết. Nỗi lo sợ của cơ quan chức năng Việt Nam rằng bộ phim sẽ làm dấy lên phong trào phản đối chống Trung Quốc cũng là một lý do giải thích động thái cấm chiếu bộ phim này ở Việt Nam, ông bổ sung.

Tuy nhiên, báo cáo nói rằng chính phủ Việt Nam đang ra yêu cầu thả vô điều kiện 21 ngư dân vừa bị bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa cuối tháng ba vừa qua.

Việt Nam tuyên bố rằng các ngư dân bị bắt trong khu vực lãnh hải riêng của mình và khuyến cáo gia đình của họ không phải trả tiền chuộc do phía Trung Quốc đặt ra.

Trung Quốc yêu cầu 70.000 nhân dân tệ hoặc nhiều hơn (tương đương 11.000 đô-la) để trả tự do cho ngư dân. Trong một cuộc họp báo được báo Thượng Hải Hàng Ngày đưa vào 23/3/2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hồng Lỗi nói rằng "các hành động của chính quyền Trung Quốc là hoàn toàn hợp pháp. Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ tiến hành những biện pháp hiệu quả để giám sát và giáo dục ngư dân của mình và chấm dứt việc đánh cá xâm lấn".

Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và rằng "không có chuyện gì để tranh luận ở đây".

Ông Menras và cộng đồng người Việt ở Cologne không chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và tin rằng tranh chấp này chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại đa phương với các quốc gia quan tâm và các tổ chức quốc tế, và qua các công cụ như đã được cung cấp bởi Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS), vốn đã được ký kết bởi cả Trung Quốc và Việt Nam.

Các tổ chức nhân quyền nên nhìn vào tình hình của các ngư dân Việt Nam bị giam giữ ở Phú Lâm, ông Menras nói.

E. L. K.

Nguồn: danluan.org

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn