Hệ lụy của lần xuống đường chống Trung Quốc hôm 1/7/2012

Hoà Ái, phóng viên RFA

Vào ngày chủ nhật-1/7, một số người dân ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn xuống đường tham gia biểu tình chống lại những hành động và tuyên bố của Trung Quốc bị cho là xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam.

clip_image001

Source danlambao

Ôn hoà tập trung ủng hộ Luật biển của Việt Nam cũng bị thẳng tay đàn áp

Những hệ lụy nào xảy ra cho một số người tham gia? Hòa Ái trình bày trong phần sau.

Sau lời kêu gọi biểu tình xuống đường vào ngày chủ nhật-1/7 trên các trang mạng xã hội và của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hàng trăm người Việt cũng như các tu sĩ Phật giáo trong nước đã tập trung về hai thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM để cùng tham gia cuộc tuần hành trong ôn hòa với các biểu ngữ “Ủng Hộ Luật Biển và Hải Đảo 2012”, “Hãy hành động xứng đáng với tiền thuế của dân”, “Nhân dân Việt Nam ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất Luật Biểu Tình”…

Ngăn chặn cuộc biểu tình bằng nhiều thủ đoạn

Blogger Huỳnh Công Thuận được công chúng biết đến do bị bắt giữ, gặp nhiều khó khăn, trở ngại với chính quyền địa phương khi tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Anh Thuận cho Đài RFA biết trong cuộc biểu tình hôm 1/7 vừa qua, do phải đi công tác nên anh Thuận đã không thể tham gia cùng với những người khác. Thế nhưng, khi bước xuống khỏi chiếc xe đang trên đường công tác để mua nước uống, anh Thuận đã bị những người mặc thường phục nhào đến và hỏi mượn điện thoại. Anh Thuận phản kháng không đồng ý thì những người này đã đè anh ra để giựt lấy điện thoại. Anh Thuận vừa chạy về hướng xe của mình vừa tri hô ăn cướp giựt điện thoại. Những người này vẫn đuổi theo đến xe và thò tay vào bên trong xe để cướp lấy điện thoại của anh. Sau đó, công an mặc sắc phục xuất hiện đưa cả người và xe về đồn công an. Anh Thuận nói:

Họ dựng chuyện bắt tôi, rồi đưa cả xe cả người về đồn công an từ 9 giờ rưỡi sáng đến 5 giờ chiều. Vô đó, không làm việc gì hết, chủ yếu là họ cách ly tôi ra khõi (cuộc biểu tình) thôi.

Blogger Huỳnh Công Thuận

“Họ dựng chuyện bắt tôi, rồi đưa cả xe cả người về đồn công an từ 9 giờ rưỡi sáng đến 5 giờ chiều. Vô đó, không làm việc gì hết, chủ yếu là  họ cách ly tôi ra khõi (cuộc biểu tình) thôi. Mới đầu thì vòng vo hỏi này, hỏi kia nhưng cuối cùng thì họ nó: ’Anh Thuận thông cảm. Lệnh trên tôi phải giữ anh Thuận, chứ tôi không biết gì hết’”.

Khủng bố - đánh đập

Để bày tỏ tấm lòng yêu nước, trách nhiệm của một công dân đối với quốc gia, gia đình blogger Huỳnh Thục Vy gồm có 6 người đã tự nguyện xuống đường mà không ai xúi giục như lời Thục Vy nói là công an chụp mũ họ như vậy. Khi 6 người trong

clip_image002

Cô Huỳnh Thục Vy bị bắt một cách thô bạo ngày 1 tháng 7, 2012. TTCCT/danlambao

nhóm vừa đến công viên 30/4 tại TP. HCM thì bị công an ập tới xô đẩy, lôi kéo và áp tải cả 6 anh chị em lên xe về đồn công an. Trên xe, những người bị bắt đã hô to “Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam”, “Đã Đảo Trung Quốc Xâm Lăng” đồng thời chống cự lại những hành động thô bạo của công an. Thục vy kể lại:

“Ngay cả trên xe buýt, một tên an ninh mặc thường phục, còn trẻ, bóp cổ Huỳnh Trọng Hiếu liên tục trên suốt đường đi. Tôi không thể kêu cứu được. Tôi không biết nói gì hơn là chửi bới người ta đã giết em tôi rồi.”

Anh Huỳnh Trọng Hiếu, em của blogger Huỳnh Thục Vy cho đài RFA biết đã bị bắt giữ ở đồn công an phường Cầu Kho, Quận 1 từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm, rạng sáng mùng 2/7 mới được thả về. Anh Hiếu không được cho ăn uống trong suốt thời gian 15 giờ đồng hồ bị tạm giữ ở đồn công an. Sau khi lên tiếng phản đối dữ dội nhiều giờ đồng hồ, anh Hiếu mới được cho uống nước. Tuy nhiên, việc phản đối không đồng ý giao nộp điện thoại đã bất thành. Anh Hiếu kể lại:

“Khoảng vài tiếng đồng hồ sau thì họ yêu cầu tôi phải giao nạp điện thoại nhưng mà tôi phản đối việc đó. Họ nói nếu tôi không giao nạp điện thoại thì họ có cách xử lý tôi. Lúc đó có 2 dân phòng mà người ta đã sắp xếp từ trước, đã bẻ cổ tôi lại phía sau, để tôi lơ lửng trên ghế, dốc ngược đầu tôi xuống đất. Lúc đó có 2 dân phòng khác và một vài công an hình sự ập đến để rút điện thoại trong túi của tôi ra. Sau đó, họ đã đẩy tôi về vị trí cũ.”

Lúc đó có 2 dân phòng mà người ta đã sắp xếp từ trước, đã bẻ cổ tôi lại phía sau, để tôi lơ lửng trên ghế, dốc ngược đầu tôi xuống đất. Lúc đó có 2 dân phòng khác và một vài công an hình sự ập đến để rút điện thoại trong túi của tôi ra. Sau đó, họ đã đẩy tôi về vị trí cũ

Anh Hiếu

...Lúc đó có 2 dân phòng mà người ta đã sắp xếp từ trước, đã bẻ cổ tôi lại

Bắt cóc - hăm doạ - sách nhiễu

Trong cuộc trao đổi với đài Á Châu Tự Do chúng tôi, blogger Gió Lang Thang cho biết sau khi cuộc biểu tình chấm dứt, nhóm của anh bị chặn bắt về đồn công an ở Thủ Đức. Có nhiều người bị đánh trong đó kể cả anh. Blogger Gió lang Thang đề cập đến trường hợp anh Châu Văn Thi (tức blogger Yêu Nước Việt) bị bắt giữ ngay lúc đi ăn sáng hôm 1/7 và đến trưa hôm sau mới được thả về. Còn trường hợp anh Phạm Minh Hùng bị bắt giữ vẫn chưa liên lạc được.

Blogger Nguyễn Tường Thụy chia sẻ trường hợp của anh Trương Ba Không sau khi tham gia biểu tình đã bị chủ nhà không cho thuê nhà nữa. Ông Nguyễn Tường Thụy nói:

...trường hợp anh Châu Văn Thi bị bắt giữ ngay lúc đi ăn sáng hôm 1/7 và đến trưa hôm sau mới được thả về. Còn trường hợp anh Phạm Minh Hùng bị bắt giữ vẫn chưa liên lạc được

“Trường hợp hậu quả xảy ra khi biểu tình viên xuống đường là tôi biết trường hợp của anh Trương Ba Không. Thông tin này là trực tiếp từ anh ấy. Trở ngại là công an phường, công an địa phương ép chủ nhà trọ không cho anh ấy thuê nhà nữa. Điều này thể hiện ở văn bản thanh lý hợp đồng giữa anh ấy và chủ nhà trọ. Theo tinh thần của hợp đồng là một tháng, nếu một trong hai bên chấm dứt hợp đồng là phải báo trước một tháng. Thế nhưng mà sau khi anh Trương Ba Không đi biểu tình buổi sáng thì buổi chiều là chủ nhà yêu cầu không tiếp tục cho trọ nữa.”

Nhiều biểu tình viên từng tham gia đợt biểu tình hồi mùa hè năm ngoái cho biết họ đều nhận được giấy mời làm việc vào ngày chủ nhật. Có nhiều người bị canh cửa 24/24, đi đâu làm gì cũng bị theo dõi. Trong cuộc thẩm vấn đối với anh Huỳnh Trọng Hiếu, công an nói rằng muốn biểu tình thì phải xin phép có sự đồng ý của chính quyền mới được tiến hành. Trong khi đó, anh Huỳnh Công Thuận đã từng tranh luận với công an trong những lần bị bắt giữ suốt 4 năm qua rằng theo điều 69 trong Hiến Pháp Việt Nam-năm 1992 quy định công dân có quyền biểu tình.

Nhiều biểu tình viên từng tham gia đợt biểu tình hồi mùa hè năm ngoái cho biết họ đều nhận được giấy mời làm việc vào ngày chủ nhật. Có nhiều người bị canh cửa 24/24, đi đâu làm gì cũng bị theo dõi

Dù cho đến nay luật pháp vẫn chưa có luật Biểu Tình thì hành động biểu tình là một trong những quyền cơ bản của người dân theo Hiến Pháp qui định. Những người dân tham gia xuống đường dù có trình báo với cơ quan chức năng đại diện chính quyền về việc biểu tình ôn hòa của họ như anh Huỳnh Công Thuận vẫn bị đàn áp, bắt bớ, sách nhiễu.

Trong thời gian chờ đợi chính phủ thông qua luật Biểu Tình có những qui định pháp luật rõ ràng thì những người quan tâm đến vận mệnh quốc gia nói sẽ vẫn tiếp tục tham gia biểu tình và dường như đang chờ đợi một “Hội Nghị Diên Hồng” thời hiện đại trước những lời lẽ và động thái hung hăng của Trung Quốc trong việc xâm lấn lãnh thổ và hải đảo của Việt Nam.

H. A.

Nguồn: rfa.org

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn