Hội nghề cá Việt Nam tố cáo Trung Quốc "xâm lược"

Trọng Nghĩa

Biển Đông sục sôi & sự im lặng kỳ lạ từ phía Việt Nam

clip_image001Sau khi thành lập thành phố Tam Sa, bầu cử lập chính quyền, thành lập lực lượng đồn trú và Bộ tư lệnh vũ trang Tam Sa, Trung Quốc tiếp tục huy động một lực lượng hùng hậu trên 2 vạn (23.268) tàu cá ùn ùn tràn xuống biển Đông, mở màn chiến dịch "biển người trên biển". Thậm chí không thèm giấu diếm khi công khai ý định cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho 10 vạn ngư dân.

          Dư luận quốc tế sôi sùng sục. Tổng thống Philippines tuyên bố sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ lãnh hải, mua tàu chiến Mỹ và công khai đề nghị Washington hỗ trợ “kiềm chế tham vọng của Trung Quốc”. Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng huy động lực lượng phòng vệ đáp trả. Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức ra tuyên bố về vấn đề biển Đông, cùng lúc Thượng viện Mỹ cũng ngay tức thời thông qua “nghị quyết biển Đông” bày tỏ rõ thái độ trước những động thái mới của Trung Quốc. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap News gọi động thái này của Trung Quốc thực tế là chiến thuật “biển người trên biển”.

          Chưa bao giờ biển Đông nóng đến thế.

          Dân tình sục sôi. Nhân sĩ trí thức đệ đơn đòi nhà nước cho phép tổ chức biểu tình. Trong khi từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng đến Bộ Ngoại giao, Quốc phòng đều im lặng. Chỉ thấy mỗi một ông Chủ tịch hội nghề cá Việt Nam lên tiếng.

          Sự im lặng khiến dân chúng nổi giận.

          Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng lại long trọng tổ chức họp mặt để “tỏ lòng biết ơn” quân đội Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Giải phóng quân. Đoàn thanh niên thì tổ chức lực lượng sang Trung Quốc tổ chức “chương trình hữu nghị thanh niên Việt-Trung”.

          Tối qua ngồi nhậu bàn kháo chuyện này, giáo sư Chu Hảo kháy một câu: Bộ Chính trị đang bận kiểm điểm nhau!

          Chợt nhớ sử xưa kể chuyện Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cởi áo tắm cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, gạt mối thù nhà lo thù nước, bắt tay cùng nhau đồng tâm đánh Nguyên Mông.

          “Bài toán đoàn kết tăng nội lực cha ông ta đã có sẵn lời giải. Ở thế kỷ XIII chắc chả có mối thù nhà nào lớn hơn giữa cha Trần Hưng Đạo và cha Trần Quang Khải. Vậy mà hai ông còn tự tay tắm cho nhau, ngày đêm cùng lo toan việc nước. Có vậy triều Trần mới là một triều đại cường thịnh đã không cho phép kẻ xâm lược dù là mạnh nhất thời đó trú đóng lâu trên lãnh thổ mình” (Phạm Ngọc Cương).

Trương Duy Nhất

clip_image002

clip_image003

Tàu cá của Trung Quốc đồng loạt triển khai hoạt động (AFP)

Phản ứng trước các thông tin được báo chí Trung Quốc rầm rộ loan tải trong những ngày gần đây, theo đó hơn 23.000 chiếc tàu cá được nước này đưa xuống Biển Đông, Hội nghề cá Việt Nam, trong một bản tuyên bố đề ngày hôm qua 03/08/2012 đã lên tiếng phản đối “Trung Quốc vi pham chủ quyền biển đảo của Việt Nam”.

Điều đáng chú ý là nội dung lời phản đối rất mạnh mẽ, gọi quyết định của Trung Quốc xua tàu cá xuống Biển Đông là một hành vi “xâm lược”. Bản tuyên bố nhắc lại rằng trong thời gian qua, Bắc Kinh đã liên tiếp có hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Hội nghề cá Việt Nam nêu bật sự kiện là mới đây, khi lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông đơn phương của Trung Quốc hết hiệu lực vào ngày 01/08, thì “hàng chục ngàn tàu cá của Trung Quốc đồng loạt triển khai hoạt động đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”.

Bản tuyên bố nhấn mạnh : “Đây là hành động xâm lược của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam”, vi phạm cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, lẫn bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002 mà Bắc Kinh đã ký với ASEAN.

Hội Nghề cá Việt Nam đồng thời yêu cầu chính quyền Việt Nam phải có biện pháp hữu hiệu và mạnh mẽ hơn để phản đối “việc làm phi pháp” của Trung Quốc, và có biện pháp giúp đỡ để ngư dân Việt Nam yên tâm sản xuất.

Xin nhắc lại là những ngày qua, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin về việc hàng chục ngàn chiếc tàu cá của họ thuộc các tỉnh Quảng Đông, Hải Nam – hơn 23.000 chiếc – bắt đầu trực chỉ xuống vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để đánh bắt.

Theo giới phân tích, việc Bắc Kinh bật đèn xanh cho tàu cá ồ ạt xuống Biển Đông nằm trong chính sách dùng hoạt động kinh tế để áp đặt chủ quyền. Hành động này còn làm dấy lên nguy cơ sự cố xẩy ra, đặc biệt trong bối cảnh một số quan chức địa phương Trung Quốc còn kêu gọi chính quyền trang bị vũ khí cho các ngư dân Trung Quốc hoạt động xa bờ.

Ngoài ra chưa kể đến khả năng va chạm giữa tàu ngư chính hay hải giám Trung Quốc -được cử theo bảo vệ tàu cá Trung Quốc – với lực lượng tuần duyên hoặc cảnh sát biển của các nước láng giềng mà nhiệm vụ là bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của nước mình.

T. N.

Nguồn: Viet.rfi.fr

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn