Việt-Trung cam kết giải quyết tranh chấp Biển Đông qua đối thoại

Xin đặt dấu hỏi!

Bản tin về cuộc gặp gỡ Nguyễn Tấn Dũng - Tập Cận Bình tại Quảng Tây ngày 20-9-2012 chỉ càng củng cố thêm một cách vững chắc những lo âu của dân chúng Việt Nam trước cuộc xâm lăng kiểu mới của chủ nghĩa Cộng sản Đại Hán, chứ không gì khác.

Đó là cuộc xâm lăng mềm núp dưới lá cờ “hòa bình hữu nghị giữa hai dân tộc” để liên tục đẻ ra những thỏa thuận mà thực chất là thỏa thuận nửa kín nửa hở giữa hai đảng Cộng sản chênh nhau về thứ bậc và quyền uy (trong gia đình cộng sản). Bài bản xâm lăng là diễn biến HÒA BÌNH, cứ êm ái mà gặm nhấm từng phần, từng vùng lãnh thổ, từng lĩnh vực, từng tổ chức, từng cá nhân lãnh đạo, tiến tới đồng hóa và chi phối toàn bộ non sông đất nước ta. Ngoạm trọn “con mồi” mà không phát ra một tiếng kêu nào kinh động. Bài bản đó đã được thiết kế từ những người lãnh đạo tiền bối, điều ấy nay chẳng còn ai nghi ngờ.

Tất cả những câu chữ sáo mòn trong bản tin của Tân Hoa xã về cuộc gặp gỡ này không có một chữ nào ra khỏi bài bản xâm lược như đã nói trên. Mọi việc thế là vẫn được tiến hành “xuôi chèo mát mái”. Ấy là thông điệp phát ra từ cuộc gặp gỡ đỉnh cao này.

Hai bên đã “thỏa thuận nhiều điều quan trọng về biển” là lĩnh vực Việt Nam đang bị Trung quốc uy hiếp gay gắt nhất hiện nay (!). Các ông đã thỏa thuận những gì trên lưng dân Việt Nam? Các ông có bổn phận giải trình minh bạch trước dân hay không, thưa những người vẫn xưng là “công bộc” của dân?

Phía Trung quốc thì còn đưa tin nhiều hơn (để khẳng định thắng lợi và ràng buộc), chứ phía Việt Nam thì lảng tránh đưa tin chi tiết. Nếu là điều ích nước lợi dân thì đã tuyên truyền cho nhiều chứ cớ chi lảng tránh? Hay là uẩn khúc nằm ở tình hình “chiến sự” nội bộ đang lúc gay go?

Bauxite Việt Nam

clip_image002

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Việt Nam và Trung Quốc ngày 20/9 nhất trí thực thi sự đồng thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được về vấn đề Biển Đông nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng các cuộc thương lượng và đối thoại. Hai bên khẳng định sự nhất trí này trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách xoa dịu các nước láng giềng có xích mích ngoại giao với Trung Quốc liên quan tới vùng biển giàu tài nguyên này.

Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, nhấn mạnh rằng các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông dù không thể hiện toàn cục bang giao Việt-Trung, nhưng sẽ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ song phương nếu không được giải quyết thỏa đáng.

Tân Hoa xã ngày 21/9 dẫn lời ông Tập Cận Bình rằng lãnh đạo hai nước đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng về vấn đề Biển Đông và đôi bên cần nghiêm chỉnh thực thi để đảm bảo hợp tác song phương được phát triển êm đẹp.

Lời phát biểu được đưa ra hôm 20/9 trong cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, tại thành phố Nam Ninh (Quảng Tây), nhân dịp ông Dũng dẫn đầu phái đoàn Việt Nam sang Trung Quốc dự Hội chợ ASEAN-Trung Quốc và Hội nghị thượng đỉnh đầu tư, thương mại ASEAN-Trung Quốc lần thứ 9.

Tân Hoa xã ngày 21/9 dẫn lời ông Tập Cận Bình rằng lãnh đạo hai nước đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng về vấn đề Biển Đông và đôi bên cần nghiêm chỉnh thực thi để đảm bảo hợp tác song phương được phát triển êm đẹp.

Đáp lại, Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh hai nước Việt-Trung nên tận tâm thực thi những đồng thuận đã đạt được cho dù có cách biệt quan điểm về tranh chấp Biển Đông.

Ông Dũng nói vấn đề Biển Đông nên được giải quyết bằng đối thoại và thương lượng trên tinh thần tình anh em, đồng chí và đồng thời cam kết rằng Việt Nam sẽ không để tranh chấp chủ quyền làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ giữa đôi bên.

Trong cuộc gặp này, Thủ tướng Việt Nam cũng nhắc lại rằng ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Hà Nội là phát triển hợp tác với Bắc Kinh và Việt Nam sẵn sàng nỗ lực hết mình để bảo vệ tình hữu nghị truyền thống với Trung Quốc.

Phó Chủ tịch Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hy vọng duy trì sự giao thiệp gần gũi với Việt Nam tại cuộc họp thượng đỉnh của Đông Á sắp diễn ra vào tháng 11 năm nay ở Campuchea nhằm cùng nhau phát triển hợp tác khu vực.

Một số nước tham gia thượng đỉnh Đông Á đang dự định quốc tế hóa vấn đề Biển Đông nhân dịp này, điều mà Bắc Kinh nhất mực phản đối vì Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc thương lượng song phương với từng nước một.

Trong cuộc gặp hồi đầu tháng này với Chủ tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã yêu cầu Hà Nội giữ bình tĩnh và tự chế, tránh hành động đơn phương có thể làm phức tạp hay quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông.

Bắc Kinh cũng đang áp dụng phương thức hòa giải với các nước láng giềng ASEAN trong vấn đề Biển Đông, trái ngược hoàn toàn với các tuyên bố giận dữ và những cuộc biểu tình bạo động nhắm vào Nhật Bản trong tranh chấp tương tự ở vùng biển giàu tài nguyên này.

Nguồn: voatiengviet.com

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn