Nhận xét khái quát về Hiến pháp Mỹ

Hà Huy Toàn

(Bài viết kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ)

Thế giới ngày nay có nhiều hiến pháp khác nhau nhưng Hiến pháp Mỹ tỏ ra điển hình nhất về Nhà nước Pháp quyền, nó đã giúp cho nước Mỹ vượt qua được nhiều biến động lớn về cả chính trị lẫn kinh tế, như Nội chiến 18611865, Khủng hoảng Kinh tế (19291933), Chiến tranh Thế giới thứ Hai (1939-1945), Chiến tranh Lạnh (19451989), v.v. Đó chính là lý do sâu xa nhất để chúng ta cảm thấy cần phải tìm hiểu nghiêm túc về Hiến pháp Mỹ.

Hiến pháp Mỹ có thể được định dạng thành ba phiên bản khác nhau: phiên bản thứ nhất là văn kiện pháp lý được ký kết vào ngày 17 Tháng Chín 1787 bởi hầu hết các tác giả tham gia thảo soạn, bao gồm bảy điều luật gốc được xếp thứ tự bằng số La mã từ I đến VII, phiên bản thứ hai là phiên bản thứ nhất kèm theo Tuyên ngôn Về Nhân quyền với mười Điều luật Bổ sung Sửa đổi được phê chuẩn vào ngày 15 Tháng Chạp 1791 bởi ba phần tư trong tổng số bang ở Mỹ, và phiên bản thứ ba là phiên bản thứ hai cộng thêm mười bảy Điều luật Bổ sung Sửa đổi được thông qua rải rác trong khoảng thời gian từ năm 1795 đến năm 1992 bởi Nghị viện Mỹ.

Sở dĩ phải được định dạng như vậy vì Hiến pháp Mỹ hình thành rất khó khăn thông qua đấu tranh tư tưởng rất cam go giữa các nhân vật vĩ đại nhất về cả trí tuệ lẫn lòng yêu nước. Văn kiện đó không phải nhất thành bất biến hoặc chỉ hình thành đầy đủ trong chốc lát mà phải hình thành dần dần rồi phát triển lâu dài qua nhiều năm với nhiều trải nghiệm phức tạp, bao gồm cả thành công lẫn thất bại, mới đạt được hình thái hoàn chỉnh như ngày nay.

I. PHIÊN BẢN ĐẦU TIÊN (BẢY ĐIỀU LUẬT GỐC ĐƯỢC XẾP THỨ TỰ BẰNG SỐ LA MÃ TỪ I ĐẾN VII ĐƯỢC THÔNG QUA VÀO NGÀY 17 THÁNG CHÍN 1787)

1. Các yếu tố dân chủ hoặc tính chất cộng hòa

a. Quy chế phân lập tam quyền

Một Hiến pháp thật sự có giá trị dân chủ phải quy định ít nhất ba thiết chế cơ bản: 1/ Nhà nước dân chủ phải được tổ chức theo quy chế phân lập tam quyền, theo đó nhà nước này phải được phân chia độc lập về nhân sự thành ba cơ quan khác nhau để thực hiện ba quyền lực tương ứng: cơ quan lập pháp thực hiện quyền lực lập pháp, cơ quan hành pháp thực hiện quyền lực hành pháp và cơ quan tư pháp thực hiện quyền lực tư pháp; sự phân chia quyền lực như vậy làm cho các nhà cầm quyền không thể lạm dụng được quyền lực nhà nước; 2/ Nhà nước dân chủ phải được làm chủ theo nguyên tắc đa nguyên bình đẳng bởi toàn thể nhân dân, theo đó nhà nước này phải bị kiểm soát chặt chẽ bởi nhiều tổ chức độc lập để ngăn ngừa các điều luật bất công dẫn đến tai hoạ cho dân chúng, cũng như phương tiện giao thông phải có phanh hãm thật tốt để phòng tránh tai nạn giao thông; 3/ Nhà nước dân chủ phải được bảo tồn theo chế độ bầu cử tự do hoặc phải hoạt động theo nhiệm kỳ; sau mỗi nhiệm kỳ nhất định, nhà nước này phải thay đổi nhân sự thông qua bầu cử tự do, theo đó mọi cá nhân đều phải được tham gia lựa chọn những người có cả tài năng lẫn đức hạnh làm người lãnh đạo đồng thời cũng đều phải được ứng cử làm người lãnh đạo, nhưng chỉ được ứng cử vào một trong ba cơ quan khác nhau: lập pháp, hành pháptư pháp, nếu ứng cử vào cơ quan này thì không được ứng cử vào hai cơ quan kia hoặc nếu đắc cử vào cơ quan này thì phải từ bỏ chức vụ ở hai cơ quan kia để người đắc cử chỉ nắm được một trong ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháptư pháp. Quy chế phân lập tam quyền ngăn ngừa được các nhà cầm quyền lạm dụng quyền lực nhà nước. Nguyên tắc đa nguyên bình đẳng bảo đảm cho nhân dân giám sát được nhà cầm quyền. Chế độ bầu cử tự do làm cho nhà nước dân chủ phải phụ thuộc vào nhân dân mà phục vụ nhân dân; chế độ bầu cử đó phải tuân thủ cả quy chế phân lập tam quyền lẫn nguyên tắc đa nguyên bình đẳng để thực hiện được triệt để cả hai thiết chế đó, tức là ba điều kiện đó bổ sung cho nhau đồng thời cùng nhau bảo tồn pháp luật.1

Giá trị dân chủ trong phiên bản đầu tiên đã thể hiện tổng thể qua ba điều luật đầu tiên (I, II và III) quy định sự phân chia quyền lực giữa ba cơ quan khác nhau hợp thành nhà nước dân chủ, tức là nhà nước dân chủ phải được tổ chức theo quy chế phân lập tam quyền. Sự độc lập về nhân sự giữa ba cơ quan khác nhau hợp thành nhà nước dân chủ được thể hiện rõ ràng qua Điều luật I, khoản 6, mục 2, quy định rằng: “Trong thời gian được bầu làm Thượng Nghị sỹ hoặc Hạ Nghị sỹ, không một ai sẽ được bổ nhiệm vào một chức vụ dân sự trong chính quyền Mỹ. Trong thời gian đó tiền lương của họ sẽ không bị giảm và không một ai đang đảm nhiệm một chức vụ dân sự nào trong chính quyền Mỹ được bầu vào Quốc hội”. Mục này đã được chú thích như sau: “Những điều khoản này ngăn không cho các thành viên Quốc hội tạo ra các công việc mà có thể họ sẽ được bổ nhiệm sau này, hay khi đang phục vụ trong Quốc hội thì không được tăng lương của những công việc mà họ hy vọng sẽ đảm nhận trong tương lai, và không được giữ chức vụ khác trong các ngành khác của chính phủ. Năm 1909, Thượng Nghị sỹ Philander C. Knox rút khỏi Thượng Nghị viện để trở thành Ngoại trưởng. Nhưng lương của Ngoại trưởng đã được tăng khi Knox còn làm Thượng Nghị sỹ. Để ông Knox chấp nhận chức vụ mới, Quốc hội đã không tăng lương trong thời gian còn lại cho nhiệm kỳ của ông Knox”.

Tuy nhiên, quy chế phân lập tam quyền ở đây vẫn thiên lệch về tính chất quý tộc trong lĩnh vực tư pháp, theo đó Thượng Nghị viện xét xử các quan chức nhà nước có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kể cả những người làm Thẩm phán có dấu hiệu đó, với án phạt nhẹ hơn so với án phạt được dành cho các công dân bình thường vi phạm pháp luật; còn Toà án xét xử các công dân bình thường có dấu hiệu vi phạm pháp luật với án phạt nặng hơn so với án phạt được dành cho các quan chức nhà nước vi phạm pháp luật. Ngoài ra, quan hệ tư pháp giữa Toà án với Thượng Nghị viện cũng có vấn đề nghiêm trọng, theo đó người làm Thượng Nghị sỹ nếu phạm trọng tội thì sau khi bị cách chức vẫn còn có thể bị xét xử bởi Toà án, tức là hai cơ quan đó có thể xét xử lẫn nhau, làm cho khó mà tránh khỏi sự liên kết bất chính giữa hai cơ quan đó biểu hiện cụ thể qua việc để lọt tội phạm. Đó có lẽ là nguyên nhân sâu xa đã dẫn đến bảy vụ xét xử kỳ quặc trong lịch sử của nước Mỹ: “Thượng Nghị viện đã kết tội bảy người, tất cả họ đều làm thẩm phán. Tất cả những người này đã bị cách chức, nhưng chỉ có hai trong số này không được giữ bất kỳ chức vụ liên bang nào” (xem chú thích cho mục 7 thuộc về khoản 3 trong Điều luật I vốn quy định rằng: “Mức án áp dụng trong những vụ buộc tội này không vượt quá sự cách chức và tước quyền của bị cáo đang đảm nhận một chức tước danh dự, có lợi tức hoặc có lợi lộc trong chính quyền Hợp Chúng Quốc, tuy vậy họ vẫn có thể bị truy tố, xét xử, kết án và trừng phạt theo luật định”). Nếu không có nguyên tắc đa nguyên bình đẳng trong phiên bản thứ hai hình thành từ năm 1789 đến năm 1791 thì mối quan hệ tư pháp như vậy giữa Toà án với Thượng Nghị viện chắc chắn sẽ còn dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Sự thể này đã cho thấy một sự thật quan trọng: nguyên tắc đa nguyên bình đẳng có vai trò quan trọng hơn so với quy chế phân lập tam quyền cũng như quy chế phân lập tam quyền trong Hiến pháp Mỹ vẫn chưa được thực hiện triệt để. Chính vì Hiến pháp Mỹ phải có nguyên tắc đa nguyên bình đẳng từ năm 1791 (phiên bản thứ hai) đến nay nên quy chế phân lập tam quyền mới được thực hiện triệt để, đồng thời cho phép nhân dân Mỹ dựa vào đó mà lựa chọn được những công dân ưu tú có tài đức ngày càng cao vào chính quyền để càng về sau càng tránh được các vụ xét xử kỳ quặc.

Thế nhưng, thật đáng tiếc, phiên bản đầu tiên còn thiếu vắng hẳn cả thiết chế thứ hai (nguyên tắc đa nguyên bình đẳng) vốn cần thiết nhất cho chính thể dân chủ.

Hơn nữa, tiết 3 trong tiểu mục này sẽ chứng minh được rằng, thiết chế thứ ba (chế độ bầu cử tự do) trong phiên bản này chưa được hoàn chỉnh, theo đó quyền ứng cử bị cắt xén triệt để theo quyền bầu cử vốn chỉ được trao cho các nhà giàu da trắng.

b. Chi trả thù lao cho quan chức nhà nước

Thoạt tiên, việc chi trả thù lao cho quan chức nhà nước có vẻ đơn giản hoặc không có ý nghĩa gì về mặt chính trị nhưng thực chất lại có ý nghĩa quan trọng đặc biệt về mặt đó. Nếu không chi trả thù lao cho quan chức nhà nước thì chắc chắn chỉ có các nhà giàu mới dám ứng cử để làm quan chức nhà nước làm cho quyền lực nhà nước chỉ thuộc về các nhà giàu mà thôi. Như vậy dân chủ chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Trên danh nghĩa, nhà giàu không nhận thù lao theo pháp luật quy định không chi trả thù lao cho quan chức nhà nước, nhưng với bản tính vị kỷ: ích kỷ, tư lợi và tham lam, như mọi cá nhân khác, họ sẽ dùng cả quyền lực nhà nước lẫn tài sản tư nhân để cướp bóc kiệt quệ nhà nghèo, làm cho bất công xã hội càng trầm trọng hơn nữa rồi đẩy xã hội vào tình trạng chiến tranh giữa nhà giàu với nhà nghèo. Vậy muốn bảo đảm công bằng xã hội, Hiến pháp phải quy định chi trả thù lao cho quan chức nhà nước để nhà nghèo cũng có thể trở thành quan chức nhà nước như nhà giàu làm cho quyền lực nhà nước luôn luôn thuộc về toàn thể nhân dân. Hiến pháp Mỹ đã thỏa mãn được yêu cầu này ngay trong phiên bản đầu tiên. Giá trị dân chủ trong phiên bản này đã thể hiện rõ ràng qua Điều luật I, khoản 6, mục 1; Điều luật II, khoản 1, mục 7; Điều luật III, khoản 1. Tuy nhiên, thù lao được chi trả như thế nào lại là một vấn đề khác vốn chưa có câu trả lời chính xác trong phiên bản này, mặc dù James Madison (1751 – 1836) đã đề xuất được câu trả lời đó rồi được thông qua vào năm 1789 bởi Nghị viện Mỹ nhưng lại bị bác bỏ bởi hầu hết các bang ở Mỹ. Mãi đến ngày 07 Tháng Năm 1992 mới được phê chuẩn có hiệu lực thành Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 27 bởi 38 bang cần thiết theo Hiến pháp Mỹ quy định bằng Điều luật V.2

c. Quyền ứng cử

Quyền ứng cử là một trong các quyền quan trọng nhất trong chính thể dân chủ. Phiên bản đầu tiên đã quy định quyền ứng cử được trao cho mọi cá nhânkhông phân biệt về bất cứ phương diện nào làm cho bất cứ cá nhân nào chỉ cần có cả tài năng lẫn đức hạnh cũng có thể được bầu chọn làm quan chức nhà nước. Ý kiến này có thể bị bác bỏ thẳng thừng bởi một thực tế hiển nhiên rằng, suốt nhiều năm trước khi có phiên bản hoàn chỉnh cho Hiến pháp Mỹ, nước Mỹ chưa thực thi được đầy đủ quyền này khiến ít người nghèo hoặc người da màu được bầu chọn làm quan chức nhà nước. Nhưng lỗi đó không thuộc về quyền ứng cử mà chỉ thuộc về quyền bầu cử vốn chỉ được quy định mập mờ trong Hiến pháp Mỹ làm cho quyền ứng cử bị cắt xén nhiều.

2. Các yếu tố nửa vời hoặc tính chất quý tộc

a. Đại Cử tri

Hiến pháp Mỹ quy định một tổ chức bầu cử để bầu chọn riêng các cử tri đặc biệt thường được gọi là Đại Cử tri, theo đó các cử tri phổ thông sẽ bầu chọn trực tiếp một số ứng viên đặc biệt không ứng cử làm quan chức nhà nước (Nghị sỹ hoặc Tổng thống) mà chỉ ứng cử làm cử tri đặc biệt.

Trước khi được bầu chọn làm cử tri đặc biệt bởi các cử tri phổ thông, mỗi ứng viên đặc biệt đã phải cam kết trước sẽ bầu chọn một hoặc một số ứng viên phổ thông làm quan chức nhà nước.

Ngay sau khi được bầu chọn bởi các cử tri phổ thông, các cử tri đặc biệt sẽ bầu chọn trực tiếp một hoặc một số ứng viên phổ thông làm quan chức nhà nước (Nghị sỹ hoặc Tổng thống) theo cam kết trước kia đã được tuyên bố với các cử tri phổ thông.

Vậy về thực chất, chính các cử tri phổ thông đã bầu chọn trực tiếp một hoặc một số ứng viên phổ thông làm quan chức nhà nước chứ không phải các cử tri đặc biệt đã làm việc đó. Các cử tri đặc biệt chỉ đóng vai trò thông tin cho các cử tri phổ thông hiểu biết đúng đắn về các ứng viên phổ thông mà thôi. Vai trò đó cực kỳ hữu ích đối với một cộng đồng đông đảo như nước Mỹ, theo đó cộng đồng nào càng đông đảo sẽ có thể càng cần phải có cử tri đặc biệt. Tuy nhiên, tùy theo chế độ bầu cử mang tính chất nào mà cử tri đặc biệt sẽ hay không mang một nguy cơ nghiêm trọng. Nếu chế độ bầu cử mang tính chất dân chủ, theo đó toàn thể nhân dân đều có cả quyền bầu cử lẫn quyền ứng cử, thì cử tri đặc biệt có thể sẽ không mang nguy cơ nào, cử tri đặc biệt sẽ khó mà lật lọng với các cử tri phổ thông hoặc nếu có lật lọng thì hậu quả vẫn có thể được ngăn ngừa bởi các thiết chế dân chủ làm cho việc lật lọng sẽ trở thành việc tự sát về chính trị trừ khi phát hiện được dấu hiệu bất thường cho thấy ứng viên phổ thông đang theo đuổi âm mưu xấu xa khiến cử tri đặc biệt phải lật lọng để bảo vệ chính thể dân chủ. Ngược lại, nếu chế độ bầu cử mà mang tính chất quý tộc, theo đó cả quyền bầu cử lẫn quyền ứng cử đều chỉ được dành cho một bộ phận nào đó trong nhân dân, thì cử tri đặc biệt sẽ mang một nguy cơ nghiêm trọng nhất, theo đó cử tri đặc biệt bị biến thành phương tiện chính trị cho các âm mưu thoán đoạt có thể làm tan rã chính thể quý tộc. Chính thể này có thể tan rã theo một trong hai chiều hướng trái ngược nhau: có thể tiến hóa thành chính thể dân chủ nhưng cũng có thể thoái hóa thành chính thể chuyên chế tùy thuộc vào cử tri đặc biệt hành xử theo khuynh hướng nào. Nếu hành xử theo khuynh hướng dân chủ thì cử tri đặc biệt lật lọng cử tri phổ thông mà sẽ dành phiếu bầu chọn nhiều hơn cho ứng viên phổ thông đã cam kết mở rộng dân chủ. Với trường hợp này, việc lật lọng tự nó rất đáng được hoan nghênh. Ngược lại, tự nó đã rõ ràng, việc lật lọng lại rất đáng bị nguyền rủa. Tôi không cần phải nói ra cũng đã làm cho người ta hiểu được rằng nguy cơ đó không thể tồn tại với chính thể dân chủ mà chỉ có thể tồn tại với chính thể quý tộc.

Hiến pháp Mỹ từ khi xuất hiện vào năm 1787 đến khoảng giữa thế kỷ XX chỉ xác nhận chính thể quý tộc cho nước Mỹ vào thời kỳ đó, theo đó quyền ứng cử được dành cho tất cả mọi cá nhân nhưng quyền bầu cử lại chỉ được dành cho các nhà giàu da trắng làm cho cả quyền bầu cử lẫn quyền ứng cử đều chỉ được dành cho một số ít người đó để tất cả các thành phần khác mà nhiều nhất thuộc về người da đen đều bị gạt ra khỏi đời sống chính trị, đời sống này luôn luôn bị thao túng lũng đoạn bởi các âm mưu thoán đoạt. Chính vì cả quyền bầu cử lẫn quyền ứng cử đều chỉ được dành cho các nhà giàu da trắng nên cử tri đặc biệt hoặc Đại Cử tri không thể đại biểu cho toàn thể nhân dân mà chỉ có thể đại biểu cho các nhà giàu kia thôi.

Đại Cử tri là một khái niệm mù mờ nhất được diễn dịch như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào chủ thể vận dụng theo xu hướng nào nhằm mục đích nào trong hoàn cảnh nào. Ngay tại thời điểm hoàn tất phiên bản đầu tiên, Đại Cử tri chỉ bao hàm các nhà giàu da trắng vốn chỉ chiếm một số ít trong xã hội Mỹ mà thôi. Nó loại trừ hoàn toàn cả nô lệ, người nghèo, người da màu, v.v. Đó chính là nguyên nhân sâu xa nhất làm cho quyền ứng cử bị cắt xén triệt để. Các nhà giàu da trắng sẽ chỉ bỏ phiếu bầu chọn cho những người đồng đẳng với mình làm quan chức nhà nước mà thôi, làm cho quyền ứng cử chỉ thuộc về các nhà giàu da trắng. Mặc dù có thể có nhiều thành phần khác nhau tham gia ứng cử nhưng vì quyền bầu cử chỉ thuộc về các nhà giàu da trắng nên quyền ứng cử bị lôi cuốn theo quyền bầu cử để rồi bị tập trung cả vào các nhà giàu da trắng. Nói chung, quyền ứng cử luôn luôn thống nhất với quyền bầu cử: nếu quyền này được bảo đảm cho mọi cá nhân thì quyền kia cũng phải được bảo đảm cho mọi cá nhân mới bảo đảm sự cân bằng quyền lực trong xã hội, cũng như phải vỗ tay bằng cả hai bàn tay mới tạo nên tiếng vỗ; hoặc ngược lại, nếu quyền này bị cắt xén hoặc chỉ được trao cho một số ít người thì quyền kia cũng bị cắt xén hoặc cũng chỉ được trao cho một số ít người làm cho sự nghiêng lệch quyền lực trong xã hội càng trầm trọng hơn nữa mà không thể bảo đảm sự cân bằng quyền lực trong xã hội, cũng như vỗ tay bằng một bàn tay sẽ không thể tạo nên tiếng vỗ. Đó cũng là lý do quan trọng nhất đã giải thích được chính xác tại sao nước Mỹ chỉ có hầu hết các nhà giàu da trắng được bầu chọn làm quan chức nhà nước trong suốt nhiều năm sau khi có Hiến pháp với phiên bản đầu tiên. Phải mãi đến thế kỷ XX, tình trạng đó mới bị thay đổi.

b. Quyền bầu cử

Do chế độ bầu cử được quy định mập mờ như trên nên đương nhiên quyền bầu cử phải bị lạm dụng triệt để bởi các nhà giàu da trắng vốn chỉ chiếm một số ít trong xã hội Mỹ làm cho quyền ứng cử ắt phải bị cắt xén tàn nhẫn nhất giống y hệt một chùm nho chín mọng ngon lành trên giàn cao làm cho những kẻ thấp cổ bé họng không sao với tới được.

Chính thể dân chủ đòi hỏi phải trao cả quyền ứng cử lẫn quyền bầu cử cho mọi cá nhân mới bảo đảm cho quyền lực nhà nước thuộc về mọi cá nhân. Nếu làm khác thì chính thể dân chủ sẽ không thể tồn tại được. Quả thật, do quyền bầu cử luôn luôn thống nhất với quyền ứng cử cũng như quyền ứng cử luôn luôn cân bằng với quyền bầu cử nên nếu quyền này mà bị cắt xén thì quyền kia cũng bị cắt xén. Nếu quyền bầu cử được trao cho mọi cá nhân mà quyền ứng cử lại chỉ được trao cho một số ít cá nhân nào đó thì sẽ làm cho quyền bầu cử cũng chỉ được trao cho một số ít cá nhân đó rồi làm cho quyền lực nhà nước chỉ thuộc về một số ít cá nhân đó mà thôi. Ngược lại cũng dẫn đến hệ quả như vậy, nếu quyền ứng cử được trao cho mọi cá nhân mà quyền bầu cử chỉ được trao cho một số ít cá nhân nào đó thì sẽ làm cho quyền ứng cử cũng chỉ được trao cho một số ít cá nhân đó rồi làm cho quyền lực nhà nước cũng chỉ thuộc về một số ít cá nhân đó mà thôi. Tình trạng này chỉ thuộc về chính thể quý tộc mà không thuộc về chính thể dân chủ.

Với quyền bầu cử chỉ được trao cho các nhà giàu da trắng thể hiện sự thiếu sót trong phiên bản đầu tiên, Hiến pháp Mỹ với phiên bản đó đã đặt nước Mỹ vào chính thể quý tộc chứ không đặt để nước Mỹ vào chính thể dân chủ. Căn cứ vào phiên bản này, các nhà giàu da trắng ở nước Mỹ sẽ chỉ bầu chọn nhà giàu da trắng làm quan chức nhà nước, làm cho quyền lực nhà nước chỉ rơi vào một bộ phận dân chúng ở nước Mỹ mà không thuộc về toàn thể dân chúng ở nước Mỹ.

Việc bổ nhiệm người làm Thẩm phán cho Toà án cũng có vấn đề quan trọng cần phải được xem xét. Tổng thống đề cử cho Thượng Nghị viện phê chuẩn. Đó chính là thủ tục chính trị chỉ thuộc về chính thể quý tộc vốn quy định rằng cơ quan hành pháp phải đề cử cho cơ quan lập pháp lựa chọn hoặc phê chuẩn, tức là người làm Thẩm phán chỉ được đề cử bởi cơ quan hành pháp rồi được phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp mà không phải được bầu chọn trực tiếp bởi dân chúng. Tuy nhiên, vì chính thể dân chủ đòi hỏi cơ quan tư pháp phải độc lập với cả cơ quan lập pháp lẫn cơ quan hành pháp nên Hiến pháp Mỹ phải quy định Thẩm phán có nhiệm kỳ bất định tuỳ thuộc vào khả năng làm việc ở người được bổ nhiệm (nhiệm kỳ suốt đời) làm cho Thẩm phán hoạt động độc lập với cả Tổng thống lẫn Nghị viện, tức là quy định này mặc dù bảo đảm tính chất dân chủ cho Hiến pháp Mỹ nhưng Hiến pháp Mỹ vẫn có thể thiếu vắng thủ tục quy định bầu chọn trực tiếp cho cơ quan tư pháp.

c. Thượng Nghị viện

Phiên bản đầu tiên quy định tại Điều luật I, khoản 3, mục 1, rằng: “Thượng Nghị viện Mỹ sẽ gồm có hai Thượng Nghị sỹ của mỗi bang [được bầu ra bởi cơ quan lập pháp ở đó] với nhiệm kỳ 6 năm và mỗi Thượng Nghị sỹ sẽ có một phiếu biểu quyết”. Mục này đã được chú thích như sau: “Đầu tiên, Hiến pháp quy định rằng cơ quan lập pháp mỗi bang nên chọn hai Thượng Nghị sỹ của bang đó. Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 17 thay đổi quy định này bằng cách cho phép cử tri mỗi bang được chọn ra Thượng Nghị sỹ của mình”, tức là trước khi sửa đổi Hiến pháp vào năm 1913, người làm Thượng Nghị sỹ chỉ được bầu chọn bởi cơ quan lập pháp ở cấp dưới mà không phải được bầu chọn bởi dân chúng. Quy định này bắt nguồn từ một quan niệm đặc thù cho tầng lớp quý tộcÂu châu vào thời đại trung cổ, tầng lớp này quan niệm rằng Hạ Nghị viện chỉ làm đại diện cho dân chúng nhưng Thượng Nghị viện phải làm đại diện cho chính quyền (hoặc Hoàng gia) mới bảo đảm được sự cân bằng quyền lực giũa dân chúng với chính quyền (hoặc Hoàng gia). Đó chính là quan niệm quý tộc về Nghị viện. Về sau, Charles de Secondat Montesquieu (1689 – 1755) ở nước Pháp vào thế kỷ XVIII đã căn cứ vào quan niệm đó mà đưa ra một quan niệm tương tự cho rằng Thượng Nghị viện phải làm đại diện cho một số ít người ưu việt về mặt nào đó, như dòng dõi hoặc tài sản, tức là tầng lớp quý tộc. Đây chính là “quan niệm tư sản” về Nghị viện. Quan niệm này đương nhiên phải dẫn đến các lý thuyết cực đoan về cả phân chia giai cấp lẫn đấu tranh giai cấp cho phép hậu thế quy chụp võ đoán C. S. Montesquieu thành triết gia tư sản, tức là người phát ngôn cho giai cấp tư sản, mặc dù sự thật không phải như vậy. Sự thật cho thấy C. S. Montesquieu chỉ mong muốn thiết lập một trật tự công bằng nhằm bảo đảm sự cân bằng quyền lực giữa các thành phần khác nhau trong xã hội. Hơn nữa, sự thật cũng cho thấy rằng cả tầng lớp quý tộc lẫn C. S. Montesquieu đều không hề biết quyền lực lập pháp bao hàm cả quyền lực hành pháp lẫn quyền lực tư pháp làm cho cơ quan lập pháp phải bị phân chia thành hai thiết chế khác nhau: Thượng Nghị viện phân biệt với Hạ Nghị viện, đòi hỏi cả hai thiết chế đó đều phải làm đại diện cho toàn thể nhân dân. Sự thật này làm nên quan niệm khoa học hoặc quan niệm dân chủ về Nghị viện.

Thật đáng tiếc rằng: phiên bản đầu tiên không dựa vào quan niệm khoa học đồng thời cũng không dựa vào quan niệm tư sản mà chỉ dựa vào quan niệm quý tộc. Đó cũng chính là lý do đích thực làm cho phiên bản này đã bị chống đối dữ dội bởi những người chủ trương Tuyên ngôn Về Nhân quyền. Cũng chính lý do đó đã làm cho Hiến pháp Mỹ bị quy kết chính xác thành một văn kiện pháp lý chỉ thể hiện ý chí riêng cho giai cấp tư sản trong suốt thế kỷ XIX.3 Mãi đến đầu thế kỷ XX, vào năm 1913, sau khi sửa đổi mục này làm cho Thượng Nghị viện phải làm đại diện cho dân chúng, Hiến pháp Mỹ mới có thể loại bỏ được yếu tố nửa vời hoặc tính chất quý tộc cho Thượng Nghị viện. Tuy nhiên, nếu Thượng Nghị viện cũng phải làm đại diện cho dân chúng theo đúng nguyên tắc dân chủ y như Hạ Nghị viện phải làm đại diện cho dân chúng theo đúng nguyên tắc đó thì tại sao Thượng Nghị viện lại không có số lượng thành viên tỷ lệ thuận với dân số cho các khu vực dân cư khác nhau như Hạ Nghị viện có số lượng thành viên tỷ lệ thuận với dân số cho các khu vực dân cư khác nhau mà chỉ có số lượng thành viên bằng nhau cho các khu vực dân cư khác nhau? Đây chính là một vấn đề thú vị nhất cần phải được đặt ra cho Hiến pháp Mỹ về tư tưởng hoặc nhận thức! Theo vấn đề đó, việc phân chia cơ quan lập pháp thành hai thiết chế khác nhau: Thượng Nghị viện phân biệt với Hạ Nghị viện, phải tuân theo quan niệm nào về cơ quan lập pháp? Nếu tuân theo quan niệm quý tộc hoặc quan niệm tư sản thì phải chấp nhận Kế hoạch New Jersey. Nếu tuân theo quan niệm khoa học hoặc quan niệm dân chủ thì phải chấp nhận Kế hoạch Virginia. Nhưng cả hai kế hoạch đó đều chỉ được chấp nhận một nửa đồng thời đều chỉ bị bác bỏ một nửa hoặc được định đoạt bởi Thỏa hiệp Connecticut hoặc Đại Thỏa hiệp, theo đó Kế hoạch Virginia chỉ được áp dụng cho Hạ Nghị viện cũng như Kế hoạch New Jersey chỉ được áp dụng cho Thượng Nghị viện làm cho Thượng Nghị viện dù có tất cả các thành viên được bầu chọn trực tiếp bởi dân chúng từ năm 1913 đến nay vẫn nghiêng về tính chất quý tộc nhiều hơn nghiêng về tính chất dân chủ. Hệ quả này dẫn đến một vấn đề khác: Thỏa hiệp Connecticut hoặc Đại Thỏa hiệp có chính đáng hay không chính đáng? Sự xung đột giữa Kế hoạch Virginia với Kế hoạch New Jersey có nhất thiết hay không nhất thiết phải dẫn đến thoả hiệp đó? Thoả hiệp đó có thể thích hợp với Chính quyền Mỹ nhưng liệu có thích hợp hay không thích hợp với các chính quyền khác? Nếu cần phải thiết lập một chính quyền khác thật sự dân chủ mà bao trùm cả Chính quyền Mỹ như một bộ phận cấu thành trong chính quyền đó thì Thượng Nghị viện thuộc về chính quyền đó sẽ lựa chọn Kế hoạch New Jersey hay sẽ lựa chọn Kế hoạch Virginia?

3. Các yếu tố chuyên chế hoặc tính chất độc đoán

a. Hình thức thể hiện

Với các mâu thuẫn đối kháng được trình bày trên đây, Hiến pháp Mỹ với phiên bản đầu tiên chắc chắn phải có các yếu tố chuyên chế hoặc tính chất độc đoán nhưng các yếu tố này không hề thể hiện lộ liễu qua bất cứ một câu chữ nào trong phiên bản đó mà chỉ thể hiện ẩn ngầm qua hệ quả thực tế từ việc vận dụng phiên bản đó mà thôi. Đó là tình trạng nô lệ cho người da màu trên khắp nước Mỹ cùng với quyền lực chuyên chế của chính quyền liên bang thể hiện qua sự bất lực kéo dài của chính quyền đó đối với tình trạng lạm dụng phát triển lan tràn ở một số bang không muốn bãi bỏ chế độ nô lệ được áp đặt cho người da đen.

b. Công dân ở đâu?

Với phiên bản đầu tiên, Hiến pháp Mỹ chỉ quy định cả quyền lẫn nghĩa vụ cho chính quyền mà không hề nhắc đến cả quyền lẫn nghĩa vụ cho công dân làm cho công dân chỉ thể hiện leo lét qua Điều luật IV, khoản 2 bao gồm ba mục. Mục 1 quy định rằng: “Công dân của mỗi bang sẽ được hưởng mọi đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm như công dân của các bang khác”. Mục này được chú thích như sau: “Quy định này có nghĩa là các công dân đi lại giữa các bang có quyền được hưởng tất cả các đặc quyền và sự miễn trừ được tự động áp dụng với công dân của các bang đó. Một vài đặc quyền như quyền bầu cử không được tự động áp dụng đối với quyền công dân mà yêu cầu một thời gian cư trú và có thể các tiêu chí khác nữa. Từ công dân trong điều khoản này không bao gồm các tập đoàn”. Mục 2 quy định rằng: “Cá nhân bị truy tố về tội phản quốc, trọng tội hoặc một tội nào khác mà trốn tránh pháp luật và bị tìm thấy ở một bang khác, thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của bang mà người đó chạy trốn, sẽ bị trao trả lại và dẫn độ về bang có thẩm quyền xét xử”. Mục này được chú thích như sau: “Nếu một người phạm tội tại một bang và chạy trốn sang bang khác, thống đốc của bang nơi phạm nhân đó thực hiện hành vi phạm tội có thể yêu cầu trao trả kẻ chạy trốn đó. Quá trình trao trả một người bị buộc tội được gọi là dẫn độ. Trong một vài trường hợp, một thống đốc có thể từ chối dẫn độ. Thống đốc có thể làm như vậy do việc phạm tội đã cách đây nhiều năm, hoặc do ông ta hoặc bà ta tin rằng người bị buộc tội có thể đã không được xét xử công bằng tại bang kia”. Mục 3 quy định rằng “Không một cá nhân nào vốn bị giam cầm, quản thúc, khổ sai ở một bang chạy trốn sang một bang khác lại có thể dựa vào luật lệ và quy chế ở địa phương mới để trốn tránh những hình phạt nói trên, ngược lại cá nhân đó phải được trao trả lại theo yêu cầu của bên mà cá nhân đó buộc phải làm việc và lao động”. Mục này được chú thích như sau: “Một người được giữ để phục vụ hoặc lao động là một nô lệ hoặc một nô bộc khế ước (một người bị ràng buộc bởi một hợp đồng phục vụ cho một ai đó trong nhiều năm). Hiện tại không một ai tại Mỹ bị ràng buộc vào tình trạng nô lệ, do vậy phần này của Hiến pháp đã được loại bỏ trong Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 13 và hiện không còn hiệu lực”. Quả thật, do có mâu thuẫn đối kháng nên theo logic vận hành trong phiên bản này, “công dân” sẽ không có quyền gì hết ngoài các nghĩa vụ bắt buộc đối với chính quyền để rồi vẫn chỉ làm nô lệ hoặc thần dân cho chính quyền mà thôi, nếu không làm nô lệ hoặc thần dân cho chính quyền thì ít nhất cũng làm nô lệ hoặc thần dân cho một số ít nhà giàu da trắng được quy định thành công dân theo phiên bản đó. Thực tế đã cho thấy người da màu ở nước Mỹ trước khi có phiên bản hoàn chỉnh cho Hiến pháp đã có một số phận bi đát như vậy. Đó chính là lý do chính đáng để mục 3 phải bị huỷ bỏ bởi Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 13.

c. Một thiếu sót nguy hiểm

Nền tảng cơ bản nhất cho chính thể dân chủ chính là nguyên tắc đa nguyên bình đẳng, tức là nguyên tắc chính trị làm chủ chính quyền đòi hỏi mỗi cá nhân nhất định phải chấp nhận nhiều quan điểm khác nhau tương ứng với nhiều lợi ích khác nhau thuộc về nhiều loại người khác nhau cùng tồn tại bình đẳng theo pháp luật, nguyên tắc này thể hiện trực tiếp qua một hệ thống chính trị bao gồm nhiều đảng phái khác nhau cùng tồn tại bình đẳng trước pháp luật để nhân dân làm chủ chính quyền. Nhưng với phiên bản đầu tiên, Hiến pháp Mỹ đã thiếu vắng hẳn nguyên tắc này. Các nhà lập quốc của nước Mỹ đã suy nghĩ giản đơn rằng một chính phủ tốt nhất sẽ không nên theo bất kỳ một đảng phái nào. Thật ra ý nghĩ này chỉ đúng đắn đối với một hệ thống chính trị có nhiều đảng phái khác nhau cùng tồn tại mà thôi, theo đó chính quyền phải đứng thẳng theo ý chí chung mà không được ngả nghiêng theo bất cứ một đảng phái nào. Nhưng đối với một hệ thống chính trị chỉ có một đảng phái duy nhất tồn tại, một ý nghĩ chân thật như vậy sẽ không có chỗ an toàn để dung thân.4

Chính vì có một thiếu sót nguy hiểm như vậy nên phiên bản đầu tiên đã làm phát sinh một nhu cầu sâu rộng nhất về sự cần thiết phải có các quy định chắc chắn về công dân, bao gồm các quyền cơ bản bất khả xâm phạm, đồng thời thiếu sót đó cũng làm cho phiên bản đầu tiên bị chống đối dữ dội bởi những người chủ trương Tuyên ngôn Về Nhân quyền, đòi hỏi Hiến pháp phải ghi nhận các quyền cơ bản bất khả xâm phạm cho mọi cá nhân để toàn thể nhân dân làm chủ được chính quyền hoặc vẫn được sống tự do theo một chính quyền mạnh mẽ.

Chính vì có mâu thuẫn đối kháng giữa các yếu tố trái ngược nhau như đã được trình bày ở trên nên phiên bản đầu tiên đã gặp rất nhiều nguy nan trên con đường đi vào cuộc sống thực tế. Hiến pháp Mỹ được tạo ra nhằm khắc phục các mâu thuẫn đối kháng trong cuộc sống thực tế nhưng vì có các mâu thuẫn đối kháng trong bản thân nó nên chính Hiến pháp Mỹ đã tạo ra lực cản cho chính mình. Lực cản đã xuất hiện ngay trong quá trình phê chuẩn mà nếu không có tinh thần dân chủ thì Hiến pháp này chắc chắn đã bị tiêu diệt.

II. PHIÊN BẢN THỨ HAI (PHIÊN BẢN ĐẦU TIÊN KÈM THEO TUYÊN NGÔN VỀ NHÂN QUYỀN VỚI MƯỜI ĐIỀU LUẬT BỔ SUNG SỬA ĐỔI ĐƯỢC THÔNG QUA VÀO NGÀY 15 THÁNG CHẠP 1791)

1. Giải quyết một số mâu thuẫn đối kháng trong phiên bản đầu tiên

Tuyên ngôn Về Nhân quyền đã xác lập được các quyền chính trị cho mọi cá nhân để mọi cá nhân đều có thể làm chủ chính quyền. Trong các quyền đó phải kể đến các quyền cơ bản, như tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do kiến nghị, và quyền mang vũ khí, để nhân dân có được các phương tiện cần thiết làm đối trọng với chính quyền vốn có quyền lực nhà nước rất mạnh mẽ trong tay, nếu không có các quyền đó thì nhân dân có thể bị nghiền nát vào bất cứ lúc nào bởi một chính quyền mạnh mẽ như vậy.5 Dựa vào các quyền đó, người Mỹ đã diễn dịch các quyền đó thành nhiều quyền khác nhau, trong đó có quyền quan trọng nhất là quyền thiết lập hoặc bảo tồn các đảng phái chính trị làm nền tảng chắc chắn nhất cho chế độ dân chủ.

Do hình thành từ một bối cảnh đặc biệt nên Hiến pháp Mỹ nhất thiết phải có Tuyên ngôn Về Nhân quyền làm cơ sở pháp lý cho nguyên tắc đa nguyên bình đẳng mới bảo đảm cho hiến pháp thật sự có giá trị dân chủ. Nói như vậy không có nghĩa là khẳng định rằng một hiến pháp thật sự có giá trị dân chủ cần phải có Tuyên ngôn Về Nhân quyền. Trái lại, một hiến pháp thật sự có giá trị dân chủ phải quy định rõ ràng ngay từ đầu cả quyền lẫn nghĩa vụ cho mọi cá nhân rồi trên cơ sở đó sẽ quy định cả quyền lẫn nghĩa vụ cho chính quyền. Nếu cứ đòi hỏi phải có Tuyên ngôn Về Nhân quyền thì chẳng qua chỉ học đòi hoặc dập khuôn nước Mỹ mà thôi. Thế giới ngày nay có nhiều hiến pháp thật sự dân chủ nhưng không cần Tuyên ngôn Về Nhân quyền. Chẳng qua nước Mỹ đi tiên phong chưa có kinh nghiệm khoa học về lập hiến mới phải đi vòng vèo như vậy qua Tuyên ngôn Về Nhân quyền.

2. Các mâu thuẫn đối kháng trong phiên bản thứ hai

Tuyên ngôn Về Nhân quyền đã loại bỏ hết các yếu tố chuyên chế hoặc tính chất độc đoán trong chính quyền nhưng vẫn còn giữ nguyên các yếu tố nửa vời hoặc tính chất quý tộc cho chính quyền thể hiện trần trụi qua Đại Cử tri, quyền bầu cử, Thượng Nghị việntình trạng nô lệ cho người da màu như đã được trình bày ở mục I, tiết 2 với cả ba đề mục (a, bc), qua đó mà vẫn bảo tồn ngấm ngầm quyền lực chuyên chế cho giai cấp tư sản đối với tất cả các giai cấp khác trong xã hội Mỹ. Nói cho đúng hơn, Tuyên ngôn Về Nhân quyền đã ngăn chặn được quyền lực chuyên chế cho chính quyền đối với đa số người dân nhưng vẫn chưa xóa bỏ được quyền lực chuyên chế cho các nhà giàu da trắng đối với tất cả các thành phần khác trong xã hội Mỹ. Đó là nguyên nhân sâu xa nhất đã làm phát sinh nhiều cuộc đấu tranh chính trị vừa phức tạp vừa dữ dội trong suốt thế kỷ XIX mà điển hình nhất thuộc về cuộc Nội chiến từ năm 1861 đến năm 1865.

III. PHIÊN BẢN THỨ BA (PHIÊN BẢN THỨ HAI KÈM THEO MƯỜI BẢY ĐIỀU LUẬT BỔ SUNG SỬA ĐỔI ĐƯỢC THÔNG QUA RẢI RÁC TRONG KHOẢNG THỜI GIAN TỪ NĂM 1795 ĐẾN NĂM 1992)

Phiên bản thứ ba đã giải quyết triệt để các mâu thuẫn đối kháng trong phiên bản thứ hai.

Thay đổi Đại Cử tri thông qua các điều luật bổ sung sửa đổi làm thay đổi quyền bầu cử, Thượng Nghị viện, tình trạng nô lệ cho người da màu, v. v., qua đó làm cho Đại Cử tri phải thay đổi triệt để: trước kia Đại Cử tri chỉ bao hàm các nhà giàu da trắng nhưng dần dần về sau Đại Cử tri phải bao hàm mọi cá nhân, làm cho Hiến pháp Mỹ bị mất hết cả tính chất chuyên chế lẫn tính chất quý tộc để trở thành một hiến pháp có đầy đủ giá trị dân chủ.6

Điều luật I, khoản 2, mục 1; cũng như Điều luật II, khoản 1, mục 2, trao quyền bầu cử cho Đại Cử tri đã bị lạm dụng nghiêm trọng với sự phân biệt đối xử về nhiều mặt, như chủng tộc, giới tính, giai cấp, tuổi tác, v. v., dẫn đến sự bất công xã hội giữa các thành phần khác nhau trong xã hội Mỹ. Đại Cử tri vốn là một khái niệm hết sức mù mờ về mặt chính trị dù được diễn dịch như thế nào cũng được. Chính vì được diễn dịch như thế nào cũng được nên khái niệm đó cho phép một số ít người có thế lực to lớn mà điển hình nhất thuộc về các nhà giàu da trắng vốn chỉ chiếm một số ít trong xã hội Mỹ lạm dụng triệt để vào việc bảo tồn ngấm ngầm chính thể nửa vời hoặc chính thể quý tộc mặc dù Hiến pháp Mỹ ngay từ đầu chỉ nhằm xác lập chính thể dân chủ cho xã hội Mỹ. Mâu thuẫn đối kháng như vậy trong phiên bản thứ hai chỉ được giải quyết dần dần qua nhiều năm. Phải đến năm 1971, mâu thuẫn đó mới được giải quyết triệt để bởi các Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 13, 15, 17, 19, 24 và 26, để chính thể quý tộc chuyển biến thành chính thể dân chủ. Đại Cử tri lúc đầu chỉ bao hàm các Ông Lớn (The Great Men) nhưng về sau do các điều luật bổ sung sửa đổi nói trên nên phải bao hàm mọi cá nhân!

Điều luật I, khoản 3, mục 1 quy định rằng: “Thượng Nghị viện Mỹ sẽ gồm có hai Thượng Nghị sỹ của mỗi bangđược bầu ra bởi cơ quan lập pháp ở đóvới nhiệm kỳ 6 năm và mỗi Thượng Nghị sỹ sẽ có một phiếu biểu quyết”, hoặc mục 2 quy định thêm rằng: “Ngay sau khi Thượng Nghị viện được bầu ra và nhóm họp lần đầu, các Thượng Nghị sỹ sẽ được phân chia sao cho đồng đều thành ba cấp. Thượng Nghị sỹ cấp 1 sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ hai của nhiệm kỳ, Thượng Nghị sỹ cấp 2 sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ tư, Thượng Nghị sỹ cấp 3 sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ 6, sao cho sau mỗi hai năm có thể bầu lại một phần ba Thượng Nghị sỹ.Và khi có chỗ trống do từ chức hoặc nguyên nhân nào khác trong thời gian ngừng họp của cơ quan lập pháp ở bất cứ bang nào, thì chính quyền ở đó có thể tạm thời bổ nhiệm cho đến kỳ họp tiếp đó của cơ quan lập pháp và khi đó sẽ bổ sung vào chỗ trống”, tức là những người làm Thượng Nghị sỹ chỉ được bầu chọn bởi cơ quan lập pháptừng tiểu bang đã góp phần bảo vệ ngấm ngầm chính thể nửa vời hoặc chính thể quý tộc mặc dù Hiến pháp Mỹ chỉ nhằm xác lập chính thể dân chủ. Quan điểm quý tộc cho rằng Hạ Nghị viện chỉ làm đại diện cho dân chúng, còn Thượng Nghị viện phải làm đại diện cho chính quyền, tức là đem đối lập chính quyền với dân chúng, cũng như đem đối lập Thượng Nghị viện với Hạ nghị viện. Nhưng quan điểm dân chủ lại cho rằng cả Hạ Nghị viện lẫn Thượng Nghị viện đều phải làm đại diện cho dân chúng, rằng sự phân chia Nghị viện thành hai thiết chế khác nhau như vậy chỉ bắt nguồn từ quyền lực lập pháp vốn bao hàm cả quyền lực hành pháp lẫn quyền lực tư pháp phải có hai chức năng đối lập nhau: chức năng quy định đối lập với chức năng ngăn cản, được trao cho hai thiết chế tương ứng hợp thành Nghị viện, tức là Hạ Nghị viện và Thượng Nghị viện. Cái mâu thuẫn đối kháng giữa hai quan điểm đó đã được giải quyết triệt để bởi Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 17 quy định rằng: “1) Thượng Nghị viện của Mỹ sẽ gồm có hai Thượng Nghị sỹ của mỗi bang được bầu ra bởi dân chúng ở đó với nhiệm kỳ 6 năm và mỗi Thượng Nghị sỹ sẽ có một lá phiếu biểu quyết. Ðại Cử tri ở mỗi bang phải có đủ phẩm chất cần thiết như phẩm chất của Đại Cử tri ở bang có cơ quan lập pháp đông đảo nhất. 2) Khi có chỗ trống trong số đại diện của tiểu bang trong Thượng Nghị viện, cơ quan hành pháp của bang đó sẽ ban hành lệnh bầu cử để bổ sung vào chỗ trống, với điều kiện là cơ quan lập pháp của bang đó trao quyền tạm thời cho cơ quan hành pháp cho đến khi nhân dân bầu chọn được người bổ sung vào những chỗ trống theo luật lệ sẵn có. 3) Ðiều khoản này sẽ không được giải thích làm ảnh hưởng đến việc bầu cử hoặc nhiệm kỳ của Thượng Nghị sỹ được bầu ra, cho đến khi nó có hiệu lực như một bộ phận của Hiến pháp”, tức là những người làm Thượng Nghị sỹ phải được bầu chọn trực tiếp bởi dân chúng.

Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 13 được đề xuất vào ngày 13 Tháng Giêng 1865 rồi được thông qua vào ngày 06 Tháng Chạp 1865 bãi bỏ chế độ nô lệ tại Mỹ hoặc xóa bỏ quyền lực chuyên chế của người này đối với người khác trong xã hội Mỹ.

Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 15 được đề xuất vào ngày 26 Tháng Hai 1869 rồi được thông qua vào ngày 03 Tháng Hai 1870 ngăn cấm việc cản trở người da đen tham gia bầu cử, tức là điều luật này đã xóa bỏ sự phân biệt về chủng tộc hoặc góp phần giảm bớt tính chất nửa vời hoặc tính chất quý tộc cho Hiến pháp Mỹ.

Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 17 được đề xuất vào ngày 13 Tháng Năm 1912 rồi được thông qua vào ngày 08 Tháng Tư 1913 quy định những người làm Thượng Nghị sỹ phải được bầu chọn trực tiếp bởi dân chúng ở từng tiểu bang, tức là điều lụât này góp phần xóa bỏ tính chất nửa vời hoặc tính chất quý tộc cho Hiến pháp Mỹ đồng thời gia tăng tính chất dân chủ cho Hiến pháp đó.

Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 19 được đề xuất vào ngày 04 Tháng Sáu 1919 rồi được thông qua vào ngày 18 Tháng Tám 1920 ngăn cấm việc cản trở nữ giới tham gia bầu cử, tức là điều luật này đã xóa bỏ sự phân biệt về giới tính hoặc góp phần xóa bỏ thêm tính chất nửa vời hoặc tính chất quý tộc cho Hiến pháp Mỹ.

Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 24 được đề xuất vào ngày 27 Tháng Tám 1962 rồi được thông qua vào ngày 23 Tháng Giêng 1964 ngăn cấm việc cản trở người nghèo tham gia bầu cử, tức là điều luật này đã xóa bỏ hoàn toàn sự phân biệt về giai cấp hoặc kinh tế, cũng tức là góp phần quan trọng nhất vào việc xóa bỏ tính chất nửa vời hoặc tính chất quý tộc cho Hiến pháp Mỹ.

Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 26 được đề xuất vào ngày 23 Tháng Ba 1971 rồi được thông qua vào ngày 01 Tháng Bảy 1971 ngăn cấm việc cản trở công dân tham gia bầu cử với lý do tuổi tác, tức là điều luật này đã xóa bỏ sự phân biệt về tuổi tác hoặc đã xóa bỏ hoàn toàn tính chất quý tộc đồng thời góp phần hoàn thiện tính chất dân chủ cho Hiến pháp Mỹ.

Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 27 được để xuất vào ngày 25 Tháng Chín 1789 rồi được thông qua vào cuối Tháng Chín cùng năm đó bởi Nghị viện Mỹ nhưng phải hơn 200 năm sau mới được phê chuẩn vào ngày 07 Tháng Năm 1992 bởi 38 bang cần thiết theo Hiến pháp Mỹ quy định bằng Điều luật V. Bang Michigan là bang thứ 38 phê chuẩn Điều luật Bổ sung Sửa đổi thứ 27 nhằm ngăn cản cơ quan lập pháp lạm dụng quyền lực nhà nước vào gia tăng thu nhập cho mình, làm cho cơ quan này phải thỏa thuận với dân chúng mỗi khi muốn gia tăng thu nhập cho mình mà không thể tùy tiện làm việc đó. Việc gia tăng thu nhập cho quan chức chính quyền có vẻ đơn giản hoặc không có ý nghĩa gì về mặt chính trị nhưng thực chất lại có ý nghĩa quan trọng về mặt đó, nếu không có điều luật này thì cơ quan lập pháp có thể tùy tiện bòn rút công quỹ cho riêng mình hoặc tất cả các nhà cầm quyền theo một “cách thức hợp pháp” làm cho nền dân chủ bị xâm hại. Vậy điều luật này có tác dụng ngăn chặn đối với các âm mưu tài chính có thể làm bại hoại nền dân chủ, tức là điều luật này đã củng cố chế độ dân chủ cho nước Mỹ.

Tất cả các điều luật bổ sung sửa đổi được thông qua từ năm 1795 đến năm 1992 đều góp phần quyết định vào việc hoàn thiện nguyên tắc đa nguyên bình đẳng vốn có vai trò quan trọng nhất trong chính thể dân chủ.

Như vậy phiên bản thứ ba hình thành qua một quá trình lâu dài suốt từ năm 1787 đến năm 1992 đã cho thấy rằng dân chủ hình thành rất khó khăn. Cuộc Cách mạng 1776 nhân danh dân chủ nhưng chỉ được thực hiện bằng bạo lực đã không thiết lập được chính thể dân chủ mà chỉ có thể thiết lập được chính thể nửa vời hoặc chính thể quý tộc cho nước Mỹ. Chính thể đó chỉ có nhà nước nửa vời vốn chỉ có thể phải quản lý xã hội bằng cả bạo lực lẫn pháp luật theo đúng cái nguồn gốc đích thực đã phát sinh nhà nước đó, tức là chính cuộc Cách mạng 1776 vốn dĩ phải được chỉ dẫn bằng ý chí hoặc tinh thần dân chủ nhưng chỉ được thực hiện bằng bạo lực. Phải tiếp tục đấu tranh kéo dài bằng ý chí hoặc tinh thần dân chủ qua nhiều năm nữa suốt từ năm 1789 đến năm 1992, nước Mỹ mới thiết lập được đầy đủ chính thể dân chủ cho mình với ý nghĩa đích thực cho khái niệm đó. Chính thể nửa vời hoặc chính thể quý tộc tồn tại ở nước Mỹ từ năm 1789 đến năm 1971 mới tiêu vong. Trong khoảng thời gian đó, xã hội Mỹ có những mâu thuẫn kỳ quặc không thể tưởng tượng nổi đối với hầu hết mọi người trên khắp thế giới: tinh thần dân chủ gia tăng mạnh mẽ tương phản với tình trạng bạo lực gia tăng trầm trọng. Đó có lẽ cũng là một trong nhiều nguyên nhân quan trọng làm cho nước Mỹ bị thất bại đau đớn ở Việt nam cùng với một số nơi khác trên khắp thế giới. Thật ra, nước Mỹ từ năm 1789 đến năm 1971 chưa thật sự dân chủ hoặc chưa có dân chủ đích thực. Nếu không nắm được các nguyên tắc chính trị đồng thời không hình dung được ba loại chính thể khác nhau: chuyên chế, quý tộcdân chủ, cũng như không hiểu được từng chính thế nhất định trong ba chính thể đó, thì sẽ không thể nào hiểu được tại sao nước Mỹ lại trải qua một giai đoạn bi hùng như thế. Chính trong giai đoạn đó, nước Mỹ đã hạ gục chủ nghĩa fascist (the fascism) nhưng lại thất bại trước chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, nước Mỹ từ năm 1971 đến nay lại hoàn toàn khác hẳn. Nhờ dân chủ hóa triệt để toàn bộ xã hội mà nước Mỹ đã trở nên hùng mạnh hơn bao giờ hết để đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong công cuộc dân chủ hóa thế giới. Chính nước Mỹ đã góp phần quyết định làm cho thế giới tự do chiến thắng chủ nghĩa cộng sản ở Âu châu vào thập niên 1990. Nước Mỹ ngày nay xứng đáng được làm người tiên phong trong công cuộc dân chủ hóa thế giới để tự do sẽ đến với mọi người trên khắp thế giới. Nước Mỹ ngày nay đã thăng tiến được tinh thần dân chủ cho cuộc Cách mạng 1776 đồng thời đã loại bỏ được yếu tố tiêu cực cho cuộc cách mạng đó.

Một người da đen như Barack Hussein Obama đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2008 đã chứng tỏ rằng tinh thần dân chủ đã chiến thắng hoàn toàn ở nước Mỹ, rằng sự bình đẳng chính trị đã trở thành nền tảng chắc chắn cho đời sống chính trị ở nước Mỹ, rằng tự do đã trở thành giá trị phổ quát cho mọi thành phần xã hội ở nước Mỹ. Sự kiện đó không chỉ quan trọng đặc biệt đối với nước Mỹ mà còn quan trọng đặc biệt đối với cả thế giới, nó khơi lên một niềm tin chắc chắn rằng rồi mai đây tinh thần dân chủ sẽ lan tràn khắp thế giới, rằng nhân loại sẽ rũ bỏ hết độc tài, rằng công cuộc dân chủ hoá thế giới sẽ giành được thắng lợi hoàn toàn. Quan trọng hơn hết, sự kiện đó đã góp phần quan trọng vào việc khắc phục tâm lý tự ty cho các dân tộc yếu hèn nhất trên thế giới để các dân tộc đó có tâm lý tự tôn mà tin tưởng đúng đắn rằng mình cũng có thể vươn lên giành lấy tự do.

Ngày nay, Hiến pháp Mỹ chỉ còn một mâu thuẫn đối kháng giữa nội dung minh bạch với hình thức mù mờ. Về nội dung, Hiến pháp Mỹ đã có đầy đủ ít nhất ba thiết chế cơ bản hợp thành chính thể dân chủ. Ba thiết chế đó là: 1/ Quy chế phân lập tam quyền là quy chế chính trị phân chia chính quyền thành ba cơ quan khác nhau hoạt động độc lập với nhau để thực hiện ba quyền lực tương ứng: cơ quan lập pháp thực hiện quyền lực lập pháp, cơ quan hành pháp thực hiện quyền lực hành phápcơ quan tư pháp thực hiện quyền lực tư pháp, quy chế này đòi hỏi ba cơ quan khác nhau phải chế ước lẫn nhau để không cơ quan nào mạnh hơn hoặc yếu hơn cơ quan nào nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước luôn luôn thuộc về toàn thể nhân dân. 2/ Nguyên tắc đa nguyên bình đẳng là nguyên tắc chính trị làm chủ chính quyền đòi hỏi mỗi cá nhân nhất định phải chấp nhận nhiều quan điểm khác nhau tương ứng với nhiều lợi ích khác nhau thuộc về nhiều loại người khác nhau cùng tồn tại bình đẳng theo pháp luật, nguyên tắc này thể hiện trực tiếp qua một hệ thống chính trị bao gồm nhiều đảng phái khác nhau cùng tồn tại bình đẳng trước pháp luật để nhân dân làm chủ chính quyền. 3/ Chế độ bầu cử tự do là chế độ chính trị bảo tồn chính quyền bằng bầu cử tự do cho mọi cá nhân đều được tham gia cả việc ứng cử lẫn việc bầu chọn, trong đó việc ứng cử phải tuân thủ quy chế phân lập tam quyền, tức là chỉ được ứng cử vào một trong ba cơ quan khác nhau hợp thành chính quyền để nếu đắc cử thì chỉ nắm được một quyền lực nhất định trong ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháptư pháp, nhưng việc bầu chọn lại phải tuân thủ nguyên tắc đa nguyên bình đẳng, tức là mọi cá nhân đều phải được bầu chọn người xứng đáng nhất làm đại diện cho mình để tham gia chính quyền. Ngoài ra, Hiến pháp Mỹ cũng đã quy định rõ ràng cả quyền lẫn nghĩa vụ cho cả nhân dân lẫn chính quyền. Nhưng về hình thức, Hiến pháp Mỹ lại quy định mập mờ các thủ tục bầu cử hết sức rắc rối làm cho người ta rất bối rối khi tiếp cận văn kiện này. Chính cái mâu thuẫn đối kháng giữa nội dung minh bạch với hình thức mù mờ (biểu hiện qua các thủ tục bầu cử) sẽ làm cho Hiến pháp Mỹ chắc chắn phải thay đổi nữa trong tương lai, ít nhất cũng sẽ có sự thay đổi liên quan đến các thủ tục bầu cử, để văn kiện này có thể được tiếp cận dễ dàng bởi hầu hết mọi người trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, mâu thuẫn đối kháng giữa nội dung minh bạch với hình thức mù mờ trong Hiến pháp Mỹ dù nghiệm trọng đến đâu cũng nghiêm trọng ít hơn so với mâu thuẫn đối kháng giữa tính chất phổ quát với tính chất đặc thù trong chính Hiến pháp Mỹ. Tính chất phổ quát làm cho Hiến pháp Mỹ thích hợp với cả thế giới nhưng tính chất đặc thù lại ngăn cản việc áp dụng Hiến pháp Mỹ cho cả thế giới. Hiến pháp Mỹ cung cấp những giá trị phổ quát cho cả thế giới nhưng thủ tục phê chuẩn cũng như cơ chế tự vệ trong Hiến pháp Mỹ lại ngăn cản việc áp dụng Hiến pháp Mỹ cho cả thế giới. Do bị quy định bởi hoàn cảnh ra đời đầy tính chất đặc thù nên Hiến pháp Mỹ dù bành trướng đến đâu về chính trị cũng không thể phát triển về chính trị thành Hiến pháp Chung cho toàn thể thế giới mà vẫn chỉ có thể phải dừng lại làm Hiến pháp Riêng cho một quốc gia nhất định, quốc gia đó chính là nước Mỹ. Nước Mỹ không phải là toàn thể thế giới bao gồm mọi quốc gia độc lập mà chỉ là một quốc gia độc lập bên cạnh nhiều quốc gia độc lập. Hiến pháp Mỹ không thể bành trướng khắp thế giới về chính trị mà chỉ có thể bành trướng khắp thế giới về tinh thần hoặc tư tưởng. Các dân tộc khác dù muốn cũng không thể tiếp nhận cơ chế chính trị từ Hiến pháp Mỹ mà chỉ có thể tiếp nhận tư tưởng chính trị từ Hiến pháp Mỹ. Chính thủ tục phê chuẩn trong Hiến pháp Mỹ đã ngăn cản Hiến pháp Mỹ bành trướng về chính trị: nước Mỹ sẽ khó hoặc thậm chí không sẵn sàng tiếp nhận thêm một quốc gia khác làm một bang thành viên cho mình dù quốc gia đó đã có chế độ dân chủ như nước Mỹ. Xin lấy Costa Rica làm một ví dụ điển hình, nước này đã từng xin gia nhập Hợp Chúng Quốc Mỹ nhưng bị từ chối với quá nhiều lý do chính đáng. Những khác biệt sâu sắc về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, v. v., không cho phép nước Mỹ mang thêm một gánh nặng quốc gia. Phải nói đúng như vậy để hiểu đúng rằng Hiến pháp Mỹ đã làm cho nước Mỹ không thể mở rộng quốc gia bằng thủ tục phê chuẩn đã được quy định chắc chắn ngay trong Hiến pháp Mỹ. Muốn mở rộng quốc gia bằng thủ tục này lại phải thay đổi thủ tục này vốn đòi hỏi phải được chấp nhận bởi ít nhất ¾ tổng số bang thành viên hoặc phải được chấp nhận bởi ít nhất ¾ tổng số thành viên trong Nghị viện thuộc về từng bang nhất định trong tất cả các bang thành viên, cũng tức là phải được chấp nhận bởi ít nhất ¾ dân số ở nước Mỹ, chưa kể nhiều khó khăn khác chắc chắn sẽ phát sinh từ việc phê chuẩn Hiến pháp Mỹ có thể được thực hiện bởi quốc gia nào đó xin gia nhập Hợp Chúng Quốc Mỹ. Điều kiện đó khó khăn đến mức độ mà gần như không thể được thỏa mãn đầy đủ. Chính điều kiện đó làm cho nước Mỹ rất khó mở rộng quốc gia bằng thủ tục phê chuẩn đối với Hiến pháp Mỹ, nếu làm được việc đó thì chỉ đạt đến một giới hạn nhất định cũng sẽ phải dừng lại ở giới hạn đó để làm một quốc gia đặc thù trên thế giới. Cũng chính điều kiện đó càng làm cho nước Mỹ không thể mở rộng quốc gia bằng việc xâm chiếm nước khác mặc dù đôi khi nước Mỹ phải đánh phá chế độ độc tài ở các nước khác nhưng không phải nhằm xâm chiếm nước khácchỉ nhằm giải thoát nước khác khỏi chế độ độc tài. Nước Mỹ không thể thống trị thế giới bằng chính trị với bất cứ giới hạn nào mà chỉ có thể thống trị thế giới bằng tư tưởng với một giới hạn nhất định, bất cứ quốc gia nào thù địch với nước Mỹ cũng đều không có lý do gì để lo sợ rằng mình sẽ bị tấn công xâm chiếm bởi nước Mỹ mặc dù có thể có lý do nào đó như vi phạm nhân quyền chẳng hạn để lo sợ rằng mình sẽ bị tấn công phá phách bởi nước Mỹ. Nếu chế độ độc tài vi phạm nhân quyền để rồi bị tấn công phá phách bởi nước Mỹ thì việc tấn công phá phách dù có thể không chính đáng nhưng chế độ độc tài cũng chẳng bị oan khiên chút nào!

Muốn được áp dụng chung cho cả thế giới, Hiến pháp Mỹ cần phải được thay đổi về cơ chế tự vệ hoặc thủ tục phê chuẩn. Nhưng nếu thay đổi về cơ chế tự vệ hoặc thủ tục phê chuẩn thì Hiến pháp Mỹ sẽ bị mất khả năng tự vệ để rồi có thể bị tiêu vong. Vậy Hiến pháp Mỹ chỉ có thể làm Một Hiến pháp Riêng biệt cho Một Quốc gia Riêng biệt mà thôi. Đó là nước Mỹ.

Chú thích:

1‑ C. S. Montesquieu đã xác lập được quy chế phân lập tam quyền nhưng không xác lập thêm hai thiết chế khác, bao gồm cả nguyên tắc đa nguyên bình đẳng lẫn chế độ bầu cử tự do, làm điều kiện cần thiết cho quy chế đó tồn tại. Đó là thiếu sót cơ bản trong triết lý chính trị của ông.

2- Việc chi trả thù lao cho quan chức nhà nước đã cho thấy Hiến pháp Mỹ quan niệm rằng quan chức nhà nước chỉ làm thuê cho dân chúng mà thôi.

3- Chủ nghĩa Marx có giá trị hiện thực với cả chính thể chuyên chế lẫn chính thể quý tộc vốn làm cho đối kháng giai cấp gia tăng trầm trọng thành sự xung đột khốc liệt giữa người với người. Chính thực tại đó đã cho phép các nhà marxist không chỉ phê phán gay gắt chế độ chuyên chế mà còn đả kích kịch liệt cả nền dân chủ tư sản rồi quy kết đúng đắn nền dân chủ đó thành nền chuyên chế giai cấp cho giai cấp tư sản để giai cấp này thống trị các giai cấp khác. Có thể xác quyết rõ ràng hơn rằng, chính tính chất nửa vời cho các nền dân chủ tư sản, trong đó có Hiến pháp Mỹ, đã trở thành một trong các nguyên nhân sâu xa nhất làm cho Karl Marx cùng các đồng sự quy kết mọi nhà nước thành công cụ chính trị cho giai cấp này thống trị giai cấp khác để rồi họ chủ trương xoá bỏ mọi nhà nước. Vậy nếu (tôi xin nhấn mạnh rằng: nếu!) Chủ nghĩa Marx sai lầm với chủ trương xoá bỏ mọi nhà nước thì những người thông minh uyên bác phải biết quy kết một phần trách nhiệm cho tính chất nửa vời trong các nền dân chủ tư sản, bao gồm cả Hiến pháp Mỹ, vào thế kỷ XIX! Nhưng thật đáng tiếc cho các học giả uyên bác, trong đó có David Held rất đáng được kể ra với “Models Of Democracy” (Các Mô hình Dân chủ) dường như đã không cảm thấy cần phải làm như vậy. Chủ nghĩa Marx cần phải được đánh giá khách quan theo nhiều chiều kích khác nhau mới có thể thể hiện được hết các phẩm chất xác định. Nếu được đánh giá khách quan như vậy thì Chủ nghĩa Marx có thể sẽ được bào chữa một phần nào đó bởi chính nền dân chủ tư sản vốn rất dễ gây nên sự ngộ nhận về mình!

4- Trước đây dựa vào C. S. Montesquieu, người ta tin tưởng chắc chắn rằng, quy chế phân lập tam quyền làm nền tảng cơ bản nhất cho chính thể dân chủ, nhưng thực tế đã cho thấy rằng, quy chế phân lập tam quyền chỉ tồn tại được với ít nhất hai thiết chế khác (bao gồm cả nguyên tắc đa nguyên bình đẳng lẫn chế độ bầu cử tự do) làm điều kiện cần thiết cho quy chế kia tồn tại. Sự thể này cho thấy thực tế đã vượt qua C. S. Montesquieu.

5- Tuyên ngôn Về Nhân quyền đã xác lập được nguyên tắc đa nguyên bình đẳng làm nền tảng chính trị cho chính thể dân chủ vốn được lấy làm mục đích chân chính cho Hiến pháp Mỹ.

6- Các điều luật bổ sung sửa đổi được thông qua bởi Nghị viện Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1795 đến năm 1992 đã xác lập chắc chắn tính chất dân chủ cho Hiến pháp Mỹ.

H. H. T.

Tác giả gửi BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn