TỪ FORMOSA ĐẾN LEE & MAN

Tô Văn Trường

Thực tế lâu nay, Trung Quốc và Việt Nam đều muốn làm giàu bằng mọi giá. Việt Nam đã bán tất cả những gì có thể bán được, còn Trung Quốc vẫn ngoan cố ôm chặt lấy “chủ quyền ở Biển Đông” do cướp được đảo đá của Việt Nam, cậy thế mình nước lớn. Dù sao, cũng có điểm giống nhau, đó là cả hai cùng say mê phát triển kinh tế, tự gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Việt Nam đã nhìn ra vấn đề, cái giá phải trả nên đã bắt đầu chấn chỉnh chính sách đầu tư, không còn muốn phát triển kinh tế bằng mọi giá.

Dù là thời đại kỹ thuật số thì nhu cầu về giấy vẫn còn rất lớn và việc xây dựng các nhà máy giấy vẫn là việc cần làm, nhưng phải đúng nơi, đúng chỗ và đúng quy chuẩn về môi trường của mỗi nước.

Nhưng vì sản xuất giấy là lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất nên có thể nói, sau thảm họa môi trường cá chết ở biển miền Trung do Formosa gây ra, dư luận lại nổi sóng trước thông tin về Dự án nhà máy giấy Lee & Man ở Hậu Giang cũng là điều dễ hiểu. Thêm một lần, người ta có quyền lo ngại trước các dự án đầu tư ở Việt Nam dính dáng đến người láng giềng khó chơi phương Bắc.

Hoan nghênh Ngày Môi Trường của Giáo phận Vinh

Nguyễn Khắc Mai

Ngày mai, Mồng bảy tháng Tám (7/8), Bà con Giáo dân địa phận Vinh sẽ có một ngày thật ơn ích: Ngày Môi trường. Họ sẽ dâng lễ cầu nguyện cho việc bảo vệ môi trường, rồi tổ chức dọn vệ sinh trong toàn Giáo phận (Khai thông ao tù, nước bẩn, phát quang bụi rậm, thu gom và tiêu hủy rác thải…).

Lời kêu gọi của Ban Công lý và Hòa bình của Giáo phận khẳng định: ”Môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng… Chúng ta cần hành động để cải thiện môi trường sống của mình, cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng”.

Trong dịp này Ban Công lý và Hòa bình của Giáo phận còn gửi Kiến nghị lên Chủ tịch nước, Quốc hội, Thủ tướng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND và Sở TNMT bốn tỉnh Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, yêu cầu:

Hậu Formosa: “Nổ như tạc đạn”

Nam Nguyên

... ông Bùi Cách Tuyến là Tiến sĩ ngành quản lý môi trường, cho biết bản thân hiểu rõ hoàn cảnh đất nước thời kỳ đó rất cần đầu tư cũng như tác hại môi trường kèm theo. Ông tiết lộ sự thật bẽ bàng mà có thể là tình trạng đau lòng của chế độ toàn trị ở Việt Nam. Theo lời vị cựu Thứ trưởng, ông không biết phải làm sao khi có nhiều chuyện ông khuyên ngăn nhưng Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang bỏ ngoài tai. Tệ hơn nữa, theo lời TS Bùi Cách Tuyến, có sự dính líu của những nhóm lợi ích ghê gớm mà ông chỉ là một thầy giáo đại học không dính tới những nhóm lợi ích ghê gớm đó.

Báo Lao động dẫn lời ông Nguyễn Khắc Kinh trong một cuộc hội thảo năm 2011 cho biết, ở Bộ Tài nguyên Môi trường nhiều việc không bằng lòng nhưng sau cùng cũng cho qua, một phần là trình độ, sức ép về kinh tế, nhưng cơ bản là “sự gửi gắm” của ông to, bà lớn yêu cầu châm chước cho các dự án, khuyến khích đầu tư của tỉnh nhà.

Khi ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang, rồi Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đều mạnh dạn nói với người dân là xử lý nghiêm bất kể ai liên quan đến sự cố Formosa, thì danh sách phải điều tra sẽ dài hơn những danh tính như cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Hà Tĩnh Võ Kim Cự, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Bùi Cách Tuyến, cựu Bộ trưởng Mai Ái Trực, cựu Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang. Đảng và Nhà nước sẽ quyết tâm đến mức độ nào là điều cần chờ thời gian để chứng minh.

clip_image002

Từ trái qua: ông Đinh thế Huynh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong ngày cuối cùng Đại hội đảng lần thứ 12 hôm 27/1/2016 tại Hà Nội. AFP photo

Chuyên gia Phạm Chi Lan: "Là người đóng thuế, tôi phản đối vay vốn Trung Quốc!"

[Nhắn ông Phạm Bình Minh] Đừng đốt sách Thầy, phí cơm Bu

Phạm Văn

Chúng tôi kỳ vọng vào ngài giống như sự tin tưởng lời dặn của cụ Nguyễn Phi Khanh với Nguyễn Trãi nơi biên ải.

Chiến lược của Trung Quốc cho Việt Nam vay vốn được xem như một kênh đầu tư hiệu quả, an toàn [đối với họ], kèm theo các điều kiện ranh ma khác hẳn với nguồn vốn vay từ các quốc gia khác. Chúng ta cần nhận diện ý đồ của họ như sau:

1. Về chính trị: Tạo mối quan hệ là nước giúp đỡ cho cho Việt Nam phát triển. Thông qua đó áp đặt yêu sách và kiềm chế VN từng vấn đề cụ thể.

2. Về đầu tư: Chọn các dự án chủ yếu về giao thông, xây dựng, khai khoáng, điện, nhà máy sản xuất nhiều thải loại ra môi trường. Đi cùng dự án là gói tín dụng và nhà thầu, nhà cung cấp thiết bị của doanh nghiệp TQ.

3. Về đấu thầu: Hạ giá thầu xuống mức thấp để thắng thầu. Quá trình thực hiện là quá trình điều chỉnh thiết kế làm phát sinh kinh phí dự án, mà ta thường gọi là đội vốn, có dự án gấp 3 lần so với phê duyệt ban đầu.

4. Về công nghệ: Họ tuồn công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, gây ô nhiễm hoặc chủng loại thiết bị kém chất lượng, sức cạnh tranh hàng hóa thấp vào công trình, dự án.

5. Về thi công: Họ đưa cán bộ kỹ thuật, lao động phổ thông sang thi công. Thầu phụ và lao động Việt Nam mất việc ngay trên sân nhà.

6. Về xã hội: Nam công nhân sang làm việc, lấy vợ người Việt, mua đất làm nhà, xây dựng cuộc sống gia đình.

7. Về rủi ro: Mọi rủi do về tín dụng, về SXKD kém hiệu quả, thua lỗ, phá sản, gây ô nhiễm môi trường ... thì phía Việt Nam chịu (Các dự án như Boxit Tây Nguyên, Đạm Ninh Bình, Thép Thái Nguyên, đường sắt trên cao ở Hà Nội... là những ví dụ).

Bạn nào có thông tin, ý kiến hay xin trao đổi, bổ sung cho đầy đủ.

P.V.

Ông này vừa có phiếu bầu cao nhất ở QH! Thật là phí, bố ông ta là cụ Nguyễn Cơ Thạch đã thấy nguy cơ xâm lược VN của bọn TQ và cụ đã chống lại chủ trương theo TQ, cụ đã đúng. Nay thằng con của cụ lại chống lại đường lối đó. Thật là kì quái, ông ta chỉ vì lợi riêng mà bất chấp thực tế là TQ đang tìm cách để nô dịch VN.

Lạc Nguyễn Quang

Nguồn: https://www.facebook.com/phamvan.uynh/posts/10206013186962883?pnref=story.unseen-section

Thư giãn chủ nhật

Nghệ sĩ Kim Tuyến: "Tôi chọn tự do và không hối tiếc"

clip_image001

tuankhanh

Tình cờ gặp được chi Kim Tuyến, một trong nghệ sĩ tài danh của giới biểu diễn miền Nam trước 1975. Dù ở trong các tuồng diễn của gánh hát Kim Chung hay Dạ Lý Hương, thì cái tên Kim Tuyến luôn đứng cùng với Hùng Cường, Tấn Tài, Thanh Hải… Khán giả của thập niên 60 luôn đánh giá tài năng của chị không khác gì Ngọc Giàu, Bích Sơn, Phượng Liên, Thanh Thanh Hoa…  Giọng hát và lối trình diễn của chị là sự thu hút đặc biệt trên sân khấu của Sài Gòn. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà chị gặp không ít khó khăn sau tháng 4-1975 bởi chọn lựa của mình.

Tháng 7/2016, chị Kim Tuyến có kể về cuộc gặp giữa chị và nghệ sĩ Kim Cương. Giữa trùng phùng đó, người nghệ sĩ của Little Saigon đã bất ngờ bật ra câu hỏi với nghệ sĩ Kim Cương rằng vì sao bà lại là một cán chính nằm vùng.

Câu hỏi đó, cũng bật tung cánh cửa quá khứ, mở ra những điều âm ỉ chưa ai nói hết. Lịch sử ghi lại vô số những dữ kiện lớn lao, nhưng đôi khi vẫn thiếu những câu chuyện đời mà khiến ai nấy đều phải trầm ngâm suy nghĩ. Ngày chiến tranh ấy xa rồi, nhưng có những vết thương không bao giờ có thể lành.

Về nghệ sĩ Kim Cương, thật mới mẻ khi nghe kể lại qua lời của một đồng nghiệp – mà hơn nữa là mặt đối mặt chứ không phải là chuyện thêu dệt. Trong chuyện kể ấy, nghệ sĩ Kim Cương đã ngại ngùng ra đi, để tránh phải trả lời nghệ sĩ Kim Tuyến. Cuộc đời, quả thật khó ngờ hôm nay và mai sau. Cũng ít ai biết, trong những tháng ngày của chế độ mới, nhiều người kể rằng nếu không có ông Võ Văn Kiệt lên tiếng bênh vực thì bà Kim Cương cũng đã gặp nhiều búa rìu từ các cán bộ bảo thủ thâm căn – coi bà Kim Cương cũng cùng một loại “văn hóa đồi trụy”, không nên sử dụng trong chế độ XHCN.

Cám ơn chị Kim Tuyến, một nghệ sĩ tài danh và là một người thẳng thắn kể lại mọi thứ trong bài phỏng vấn dưới đây. Những gì chị nói ra, sẽ là phần tham khảo sống động nhất cho thế hệ mai sau về sân khấu, con người và cuộc đời của Sài Gòn trong ký ức của những ai yêu thương nơi chốn ấy.

Tôi giữ lại câu chuyện  này với sự tôn trọng người kể, với tư cách hậu bối, và cũng sẵn lòng dành thời gian với với những ý kiến cải chính khác gửi đến, trong tinh thần sẵn sàng rộng đường dư luận. Trân trọng.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

BVN không quan tâm đến cách đánh giá nhân phẩm của những con người cụ thể trong bài này. Nhưng những đảo lộn giá trị xung quanh sự kiện 30-4-1975 tại miền Nam Việt Nam dẫn đến nhiều cách nhìn nhận khác nhau trong các mối quan hệ giữa nghệ thuật và thời cuộc là những hồi ức quan trọng của một nghệ sĩ có tiếng, rất cần được tham khảo kỹ để có thêm hiểu biết về một thời lỳ lịch sử.

Bauxite Việt Nam

Đừng động đến các Cha và Giáo dân...

Mai Tú Ân

Việc Cha Đặng Hữu Nam, một Linh mục đã có những bài giảng Đạo yêu nước bị CA HN câu lưu một cách phi pháp khi Cha đi chữa bệnh là một hành động không thể chấp nhận được. Kèm theo đó là cung cách đối xử tệ hại, mang tính côn đồ với ngài, như bịa đặt ra chuyện một người nào đó vu khống ngài nhận 50.000 đô la của Việt Tân để phát cho đồng bào đi biểu tình.

Chỉ cần nghe qua thôi cũng đủ biết đây là một chiêu trò cũ kỹ và quen thuộc để đổ vạ của ngành CA khi muốn hại ai đó. Điều đó cho thấy đến tận bây giờ, chính quyền Việt Nam qua bộ máy CA, AN vẫn tiếp tục sử dụng những trò bẩn thỉu như thế vào những việc đen tối để hãm hại người ngay. Và đối với một Linh mục tôn giáo khả kính như Cha Nam họ cũng không từ... Rồi nhìn lại nữa thì ngay cả Đức Cha Nguyễn Thái Hợp cũng bị bộ máy tuyên truyền, mà ở đây cụ thể là VTV Trung ương đã bôi nhọ, vu cáo ngài những tội tương tự khiến Giáo dân địa phận Vinh phẫn nộ đòi hỏi VTV phải xin lỗi người chủ chăn của mình.

Suy nghĩ về sự cố ở Nhà máy alumin Nhân Cơ

GS.TS. Nguyễn Đức Dân

Phải nói, theo dõi cả một hành trình dài 7 năm nay nhân dân Việt Nam liên tục lên tiếng đấu tranh không mệt mỏi với các cơ quan công quyền nhằm dẹp bỏ Dự án bauxite ở Tây Nguyên, thì chặng khởi đầu – xây dựng ý thức thường trực trong mọi người về mối nguy hiểm nhiều mặt luôn luôn rình rập trong các bước tiến hành cái dự án do ông cựu TBT Đảng CS rước từ TQ về cho dân – là chặng đường gian nan bậc nhất.

Đầu tiên là 2 lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào hai ngày 14/01/2009 và 9/04/2009, đều gửi lên Bộ chính trị Đảng CSVN, phân tích các phương diện bất lợi về chính trị, kinh tế, môi trường, quốc phòng, kỹ thuật của dự án này, dẫn tới đề nghị hoãn vô thời hạn việc triển khai dự án, bắt đầu gây được một tiếng vang trong công luận. Nhưng vì người viết “đứng trong tổ chức để phát ngôn”, ngoài ra không lên tiếng ở đâu cả, nên âm hưởng không dễ dàng lọt được ra ngoài. Dù sao, 2 lá thư của Đại tướng cũng đã có tác dụng kích hoạt, gợi cảm hứng cho một số kiến nghị dừng dự án bauxite ra đời tiếp liền theo, của các nhà văn Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Thành Sơn, nhà văn Phạm Đình Trọng, học giả Nguyễn Trung, nhà báo Lê Phú Khải, TS Nguyễn Đức Hiệp... đều ít hay nhiều đánh động đến suy nghĩ của những ai tâm huyết với đất nước. Tuy vậy, đây cũng vẫn là tiếng nói của những cá nhân, hướng tới các cơ quan hoặc người đứng đầu quyền lực mà đối thoại, thuyết phục, hoặc được đăng trên một vài trang mạng đây đó, nên trước sau vẫn chưa thấu được đến tai nhiều người.

Bất ngờ: Chủ tịch Ngân quy trách nhiệm cho nguyên trưởng ban Rứa (*)

clip_image002

Việc luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh: Trách nhiệm thuộc về Ban Tổ chức TW

Lê Quốc Khánh / Đại đoàn kết

Tiếp xúc với cử tri TP Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, ông Trịnh Xuân Thanh không thuộc diện luân chuyển. Trách nhiệm thuộc về Ban Tổ chức Trung ương.

Cấp phép Formosa 70 năm là “đúng luật”: Thủ tướng Phúc tìm bài gỡ tội cho Hà Tĩnh?

Thiên Điểu

(VNTB) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục phạm luật khi ít nhất trong câu trả lời của ông có hai điểm sai là “dự án lớn” và cho rằng “nếu đem khởi tố thì bao nhiêu năm sau chưa bắt được, chưa thu hồi được...”.

clip_image002

Mới đây trong buổi tiếp xúc cử tri Hải Phòng, trước câu hỏi của cử tri về việc cấp phép cho Formosa với thời hạn 70 năm là đúng hay sai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định là “đúng luật”. Đoạn video phát trên kênh VTV cho thấy ông Nguyễn Xuân Phúc khá chủ động trong nội dung trả lời nhưng thái độ lộ rõ có đắn đo trước khi đi vào kết luận cho câu trả lời.

Lê Nam Trà – Tay trong con gái Thủ tướng phá hoại 20 năm phát triển bền vững của Mobifone

Nguyễn Văn Tung

Một cộng tác viên vừa gửi đến BVN bài viết dưới đây, đăng trên mạng Dân làm báo. BBT rất phân vân vì không tìm được cơ sở nào để kiểm chứng độ chính xác của những số liệu trong bài. Cũng không biết đây là nhóm lợi ích nào muốn thanh toán nhóm lợi ích nào. Nhưng khi vào trang Viet-studies thì thấy có đăng lại bài này kèm lời dẫn như sau: “Khoàng đầu năm 2016 (trước Đại hội Đảng) trang web Dân Làm Báo có đăng một loạt bài về những lùm xùm ở Mobifone, và nhất là về vai trò của Nguyễn Thanh Phượng (con gái Nguyễn Tấn Dũng) trong vụ này. Dân Làm Báo không phải là... New York Times và chưa ai kiểm chứng những thông tin và căn bản của những cáo buộc trong loạt bài này.  Tuy nhiên, viet-studies xin đăng lại đây để các bạn có vài ý niệm về một vụ đang "nổ" lớn hiện nay”. Vì thế, xin mượn lời Viet-studies để gửi bài viết của tác giả Nguyễn Văn Tung đến bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

Vì sao tôi khóc...(1)

MC Phan Anh

Thật lòng chia sẻ, khoảng thời gian này, tôi thay đổi rất nhiều.. 
Có những giây phút nếu thật sự tập trung, và khi cảm xúc là của trái tim, trong đầu tôi, những hình ảnh có sự kết nối nhau bỗng tràn về với tốc độ kinh khủng, giống như một giây giờ mình có thể gặp tới cả nghìn hình ảnh và phân tích chúng với tốc độ chóng mặt. Đó là điều tôi chưa lý giải được.. Nhưng cũng là một phần của lý do vì sao tôi không làm chủ được cảm xúc của mình trong trường quay hôm đó!

Ba mẹ tôi đều là những người lính, đều đã để lại một phần xương máu của mình nơi chiến trường. Bạn bè của họ cũng vậy, phần đông cũng đều là những người đã vào sinh ra tử, những người chẳng tiếc tuổi trẻ, chẳng tiếc thân mình, những người đặt Tổ quốc lên trên hết, sẵn sàng phải chấp nhận mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha.. trong chớp mắt.

Lọc ngược

(Nói chuyện với cái cột nhà đang bị vênh…váo)

Hà Sĩ Phu

Ngôi nhà Việt Nam gấm vóc yêu quý của chúng ta đã bị “đại tu nhăng nhít” mấy chục năm nay bởi những kiến trúc sư tồi, mục ruỗng mất cái nền, và hiện đang trụ trên 4 cây cột sơn son mà chữ Tàu gọi là “tứ trụ”.

Mới hơn ba tháng ĐCS đã dựng trụ đến hai lần giống hệt nhau, lần nào cũng bắt chước các nước văn minh thề thốt rất chi là long trọng. Nhưng hình thức thì hoành tráng mà nội dung, tức lời nói và việc làm sau đó, thì còn quá nhiều điều cần xem xét lại.

clip_image002[1]

Những điều khiến dân chúng phải xem xét và lên tiếng thì báo chí, nhất là các báo lề Dân, đã đề cập nhiều và rất cụ thể, không biết “4 cái cột” có đọc kỹ không, ở đây tôi chỉ đề cập một điều là nguyên do của sự lên mặt, lên giọng vô lối ấy.

Trả lời bà Chủ tịch Quốc hội và đặt lại vài câu hỏi cho các quý ông bà (*)

Lê Hoài Anh

Một bài viết được 8402 người thích, 1524 lượt chia sẻ, 50 lời bình trong số đó có nhiều lời đáng chú ý, đơn cử một vài: “Hơn 90 triệu dân Việt Nam cần một lời xin lỗi từ bà Chủ tịch Quốc hội...” – Nguyễn Nga; “Cám ơn bạn đã lên tiếng thay cho hơn 90 triệu dân Việt Nam. Tất cả người dân đều biết như vậy nhưng để mà nói đc cho mọi người hiểu thì không phải ai cũng làm đc” – Ngan Kieu Nguyen.

Bauxite Việt Nam

Mình cũng là một phụ nữ, mình vốn rất khâm phục những nhà lãnh đạo nữ, rất mừng khi thấy lần đầu tiên chúng ta có một Chủ tịch Quốc hội là nữ. Nhưng khi đọc báo thấy chị hỏi các bạn đã làm gì cho đất nước chưa? Mình thấy sốc. Mình không nghĩ ở cương vị của chị ấy mà chị lại có thể hỏi câu ấy.

Việt Nam tình hình như đang bị vỡ trận

Phạm Thanh Sơn

Liệu lúc đó các vua quan có bỏ tiền cá nhân của mình đã gửi ở ngân hàng thế giới về cứu chế độ này không nhỉ? (Tiền này đã tham nhũng rất nhiều trong nhân dân từ trước tói nay). Hay là chạy luôn theo số tiền đó – điều này khả năng là chắc chắn 100%.

Trang Thư

Tình hình kinh tế thực sự bi đát do nợ công đã ở mức báo động. Nợ công mỗi người đã khoảng 30 triệu VNĐ. Nhà nước thu ngân sách vào không đủ chi tiêu, bội chi ngân sách 7 tháng đầu năm 2016 đã khoảng 4,5 tỷ đô la. Việt Nam phải đi vay tiền nước ngoài về đảo nợ. Nước ngoài không muốn cho Việt Nam vay, dẫn đến nhà nước muốn huy động 500 tấn vàng và 14 tỷ đô la trong dân.

Ngân hàng vỡ trận do nợ xấu nợ công lãi dự thu. Lãi suất gửi ngân hàng không giảm mà tăng lên khoảng 8% một năm, gây khó khăn cho DN, và người dân đi vay làm ăn.

Quan chức EU sốc với phiên tòa xử Ba Sàm

Phạm Đoan Trang

Bà Lê Thị Minh Hà, vợ nhà báo độc lập Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Ba Sàm), vừa trao cho Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU Delegation) tại Hà Nội một bức thư 6 trang, phân tích và cập nhật cho EU về phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy, cũng như các diễn biến liên quan kể từ sau phiên tòa tới nay.

Đầu tiên là các sai phạm về tố tụng trong quá trình xét xử. Gia đình của cả ông Vinh lẫn cô Thúy đều đã gửi đơn “xin” vào dự phiên tòa xử thân nhân họ, lá đơn đầy đủ về mặt nội dung, hình thức cũng như kịp trong thời hạn quy định; song chẳng hề nhận được phản hồi nào từ tòa. Vào ngày xử (23/3), chỉ có bà Hà và bà Thuyên (mẹ cô Thúy) là “được” tòa cho vào dự. Tất cả những thân nhân khác, gồm cả anh chị em ruột, đều bị chặn ở ngoài.

Bên cạnh đó, các nhân chứng không được vào. Đơn từ của họ, gửi từ trước để đề nghị được vào dự phiên tòa, cũng không được đếm xỉa đến.

Cuộc đấu quyền lực: Những góc khuất lộ diện

Nam Nguyên

Xem xét gì nữa? [Xem xét khởi tố Vinaconex – BVN] Hai bao cao su qua sử dụng không xem xét và hai cái bánh mỳ trẻ đói lấy cắp đã định hình chuẩn mực về tang chứng và hình phạt của nền pháp lý này rồi. Cứ cho là mỗi ống nước vỡ giá trị bằng một bao cao su qua sử dụng và một chiếc bánh mỳ nhân ái của Giăng Van Giăng, thì 18 lần vỡ ống nước gấp 9 lần hai vụ án kia rồi. Tất nhiên, nếu những người có quyền tuyên bố: "Tao thích thế đấy!" thì chúng ta sẽ rút lui ý kiến. Nhưng nếu họ bảo thế là đúng, là khoa học, là công bằng, là sáng suốt thì chúng ta cần tiếp tục nói. Ai muốn vả vào miệng đám lén lút nấp sau lý lẽ về nhân đạo để hành xử bất công theo tinh thần "tư bản thân hữu" thì ta cũng tôn trọng quyền làm người của họ.

Đỗ Minh Tuấn

(Facebook Đỗ Minh Tuấn)

clip_image001

Một dự án bất động sản của công ty Vinaconex ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 4 tháng 10 năm 2012. AFP photo

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị nhân quộc đối thoại nhân quyền giữa Úc và Việt Nam

1. Việt Nam: Hãy thể hiện cam kết nghiêm túc về nhân quyền trong cuộc đối thoại với Australia

Phóng thích tù nhân chính trị; Chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động

(Sydney) - Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Australia cần thúc ép Việt Nam thực hiện các bước cải thiện rõ rệt và cụ thể trong cuộc đối thoại lần thứ mười ba về nhân quyền giữa hai bên. Việt Nam cần thể hiện nỗ lực cải cách bằng việc ngay lập tức phóng thích tất cả những người bị giam, giữ vì lý do chính trị, chấm dứt sách nhiễu và hành hung đối với các nhà hoạt động nhân quyền, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, kiểm soát nạn công an bạo hành và ngăn chặn mọi hành vi trả đũa nhằm vào những thuyền nhân bị hồi hương. Hai bên cần phải công bố công khai chương trình và kết quả của cuộc đối thoại diễn ra tại Hà Nội ngày mồng 4 tháng Tám năm 2016.

clip_image001

Công an cố ngăn chặn đoàn biểu tình, những người tuyên bố đòi nước sạch cho miền Trung sau vụ cá chết mấy tuần trước đó, tại Hà Nội, Việt Nam – ngày 1 tháng Năm, 2016 © 2016 Reuters

Formosa và MCC (Kỳ I)

Mai Thái Lĩnh

I. Tập đoàn MCC – nhà thầu xây dựng Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh

“Formosa Hà Tĩnh (FHS) là một công ty của Đài Loan hay của Trung Quốc?”. Cho đến nay, câu hỏi này vẫn còn ám ảnh rất nhiều người. Một số tác giả đã tìm cách chứng minh đó là một công ty của Trung Quốc bằng cách phân tích vốn đầu tư.

Sở dĩ có sự nghi hoặc là do hồi tháng 9 năm 2013, có tin 4 công ty con của Tập đoàn Formosa là Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp, và Formosa Petrochemical Corp đã quyết định cắt giảm số cổ phần trong Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh từ 21.25% xuống 14.75% mỗi công ty(1). Vì vậy, ai sẽ là chủ sở hữu số cổ phần còn lại khi Tập đoàn Formosa chỉ còn nắm tổng cộng 59% tổng số vốn? Nhiều người ngờ rằng số cổ phần này sẽ lọt vào tay các công ty của Trung Quốc.

Nhưng nếu chúng ta chịu khó truy tìm các thông tin kinh tế đã được công bố, thì việc giải đáp câu hỏi này không quá khó khăn. Ngày 18/2/2015, trang Asian Nikkei của Nhật Bản thông báo: “Công ty China Steel (CSC) của Đài Loan đã nâng vốn đầu tư tại nhà máy thép Hà Tĩnh từ 5% lên 25%”(2). Cuối tháng 7/2015, Công ty JFE Steel của Nhật Bản thông báo họ sẽ mua 5% số cổ phần của Công ty Formosa Hà Tĩnh(3). Như vậy, số cổ phần còn lại chỉ là 11%. Vì vậy nếu có một công ty Trung Quốc nào đó nắm số cổ phần này thì về nguyên tắc kinh doanh, công ty đó cũng không thể khống chế được mọi hoạt động của Formosa Hà Tĩnh.

‘Rối loạn đất nước’: Mất tình dân còn hơn mất lòng đảng

Phạm Chí Dũng

Bà Ngân mới lên nhậm chức Chủ tịch Quốc hội với tư cách lập pháp nhưng có lẽ bà ấy đang không hề có tư duy lập pháp.

Bỏ qua việc đòi hỏi những người phản biện Chính phủ là đã làm được gì cho đất nước, Bà ấy tiếp tục có một nhận định làm tôi bất ngờ: ban hành luật biểu tình làm rối loạn đất nước.

Đây là tư duy phi logic nhất của một nhà với tư cách lập pháp, nếu là người dân hoặc một chức trách khác vì một lý do nào đó thiếu hiểu biết thì có thể thông cảm cho họ. Nhưng nguy hiểm thay, Bà ấy đang đứng ở cương vị một nhà lập pháp và quản trị quốc gia.

Từ trước đến nay tôi vẫn nói, và nói rất nhiều về vấn đề trình độ lập pháp của các đại biểu Quốc hội là một thực trạng đáng lưu tâm, đặc biệt quan trọng hơn là việc Quốc hội không lập pháp mà chỉ đóng vai khách mời trong việc soạn thảo các đạo luật mà do Chính phủ (Hành pháp) tạo lập nên. Đây là sự lầm lẫn tai hại về thẩm quyền lập pháp trực tiếp mà uỷ nhiệm lập pháp trong luật học rồi đóng vai thẩm tra một thành phẩm của kẻ khác.

Lập pháp, giống như việc xây dựng những con đường, không phải đứng tay chỉ trỏ người khác san lấp, đổ nhựa vào những đâu, mà phải tự mình thiết kế nên con đường và bắt tay vào trực tiếp dựng lên nó.

Việc bà ấy coi luật biểu tình, nếu được ban hành ra, sẽ gây rối loạn, chính là một tư duy sẽ khiến một nhà nước cố tình đảm bảo sự "ổn định" bằng quyền lực không trên cơ sở luật pháp. Một đất nước không có luật pháp để điều hành, quản lý và chuẩn hoá hành động con người, hành vi định tính xã hội thì mới là thứ đẩy xã hội đến rối loạn và tạo nên những bức xúc, mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn.

Một nhà lập pháp là phải ban hành và thiết lập nên hệ thống pháp luật để loại trừ những hành vi ngoại lai, suy biến mà quản trị xã hội bằng luật pháp, từ đó mới tạo nên sự ổn định của đất nước nhờ sự văn minh và khoa học.

Nỗi sợ hãi do sợ bị xâm phạm hoặc phải hạn chế quyền lực chính trị chính là thứ làm gián đoạn những công tác lập pháp cần thiết, và từ việc lùi luật biểu tình, đương nhiên không ảnh hưởng đến quyền Hiến định về quyền tự do biểu đạt chính kiến của đám đông dân chúng này của người dân, cộng thêm việc đình chỉ ba bộ luật lớn đặc biệt quan trọng của một quốc gia, cho thấy thêm tình trạng lập pháp của một cơ quan gần 500 đại biểu, kéo theo là một loạt các cơ quan, tổ chức cùng liên quan trong việc tạo lập nên các đạo luật ấy, thực sự đang có những vấn đề và đặc biệt nghiêm trọng đáng báo động trong việc lập pháp.

Ông Fukuzawa đã nói cách cả hơn thế kỷ trước vào thời Minh Trị ở Nhật Bản rằng, một chính quyền mà chỉ biết sử dụng quyền lực thì không tiếp cận được sự văn minh. Điều đó như một chân lý, bởi thứ gì đặt tên là chuyên chế thì luôn là thứ chỉ dùng quyền lực mà áp đặt chứ hoàn toàn không để cho những điều khác biệt tồn tại song cùng.

Hãy luôn ghi nhớ một nguyên tắc cốt lõi quan trọng bậc nhất, dù ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, đó là người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, và nhà nước chỉ được làm mà những gì pháp luật cho phép. Đó là ranh giới giữa người dân và chính phủ của một đất nước về vai trò và quyền năng của hai thực thể chính trị có liên quan nhưng rất dễ xung đột mang tính đối lập nhau.

Và sau tất cả những đại biến xảy ra nhan nhản và liên tiếp trên đất nước mình, từ biển đảo, sông hồ, thực phẩm, an toàn bay, an ninh mạng, giáo dục suy cấp, pháp luật rối ren và hơi thở ô nhiễm, tôi tự hỏi, vẫn còn có bao nhiêu con người mắt đang mở mà tâm hồn vẫn còn ngủ mê như những con cừu ngoan đạo, tiếp tục im lặng và chờ ngày rủi ro xảy đến với mình trong sự bế tắc vì không hề có giải pháp đối phó từ trước? Hay sẽ lại là một sự trốn chạy tiếp tục đã được sắp sẵn, là chạy trốn khỏi quê hương khốn khổ mà cũng chính do sự phó mặc của đa phần người dân tạo nên này?

LS Lê Luân

(Facebook Luân Lê)

Thủ tướng 'được tư vấn sai' khi nói khó lấy bồi thường nếu khởi tố Formosa?

Tại sao phải kiện

Khi nghe ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, tại sao không khởi tố (hay khởi kiện) Formosa về thảm họa cá chết ở miền Trung mà tôi thấy thật sự thất vọng.

clip_image001

Về dấu hiệu hình sự đã đủ dấu hiệu và yếu tố cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự hiện hành tại Việt Nam, nên bất cứ cá nhân nào đã trực tiếp và gián tiếp gây ra thảm hoạ đầu độc biển gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tới môi trường và tài nguyên nước, hải sản đều phải bị khởi tố chứ không thể vì lý do sẽ khó đòi tiền bồi thường, có khi đến 30 năm cũng chưa đòi được. Và trong vụ án này, đương nhiên pháp nhân là Formosa sẽ phải bồi thường với tư cách bị đơn dân sự cho những người (ngư dân, hộ kinh doanh hải sản, du lịch,...), tổ chức bị thiệt hại có đơn yêu cầu ra tòa án.

Không hiểu bộ phận nào đã tư vấn cho ông mà đã đưa ra cách lập luận kiểu đó để chấp nhận một sự thương lượng khiên cưỡng và không theo luật pháp mà tự thoả thuận với số tiền 500 triệu Mỹ kim.

ÁN LỆ TƯƠNG TỰ
Mà Việt Nam là một bài học

Ông Thủ tướng hãy nhớ vụ kiện của một Luật sư người Ý với Hãng hàng không Vietnam Airlines làm bài học về việc tôn trọng và áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp, đặc biệt là các tranh chấp lợi ích liên quốc gia.

Vietnam Airlines đã bị Luật sư này kiện ở Ý, vì coi thường tính chất vụ kiện và với tâm thế một ông lớn luôn được ưu ái trên đất Việt Nam, nên đại diện Vietnam Airlines đã không có mặt ở bất kỳ buổi yêu cầu có mặt nào từ Toà án ở Italia. Sau đó Toà án xử vắng mặt, gửi bản án cho bên VNA để thi hành, nhưng VNA cũng lại làm thinh trước điều này. Và sau đó thì ai cũng biết VNA đã bị thiệt hại, phải trả giá và gánh chịu hậu quả như thế nào, khi Luật sư người Ý kia gửi yêu cầu thi hành án tại Pháp để đóng băng các tài khoản của VNA tại nước này cũng như đình bay các đường bay do Pháp quản lý để đảm bảo thi hành bản án đã tuyên ở Ý trước đó mà VNA không chấp hành. Nó đã khiến VNA phải chuyển ngay số tiền 8 triệu đô la cho Luật sư người Ý mà không thể khiếu nại hoặc có bất kỳ sự phản kháng nào mà có hiệu lực sau đó.

Tôi không hiểu nổi những tư duy pháp lý và những nhận thức kiểu ao làng (tức tòa án không đại diện cho công lý nên có thể kéo dài lê thê, từ việc xét xử hay thi hành án, tình trạng này ở Việt Nam ai cũng biết nó khủng khiếp thế nào) sẽ tồn tại đến bao giờ mới chấm dứt. Nhưng với quốc tế, họ thượng tôn pháp luật, xét xử công minh và thi hành dứt khoát. Không kiểu tùy tiện, nhập nhằng hay tù mù như ở nước ta.

Vì vậy, phải kiện, và chúng ta sẽ có một con số bồi thường lớn hơn, đầy đủ căn cứ khoa học cũng như dựa trên pháp lý chuẩn mực thực sự trong việc giải quyết thảm họa này.

LS Lê Luân

(Facebook Luân Lê)

Hội chứng Bất ngờ & lỗi hệ thống

Nguyễn Quang Dy

Hình như nhiều người mắc phải “hội chứng bất ngờ”. Không biết họ bất ngờ thật hay giả, nhưng chuyện gì cũng “bất ngờ” và “ngạc nhiên”. Không biết vì họ vô cảm hay muốn vô can, nhưng hầu như đều vô tội nếu biết đổ lỗi cho người khác (hay cho hệ thống). Công chúng bức xúc tranh cãi ồn ào, nhưng bất lực nên rồi đâu lại vào đấy. Người ta chỉ để ý đến hiện tượng, chứ ít quan tâm đến bản chất và nguyên nhân thực sự (“lỗi hệ thống”).

Ví dụ: người ta “ngạc nhiên” vì bội chi ngân sách và nợ quá nhiều, vì các quan tham “ăn không chừa cái gì”, vì Formosa gây ra thảm họa môi trường làm cá chết, vì người dân biểu tình đòi minh bạch, vì dòng người và dòng tiền lũ lượt ra đi, vì máy bay Su 30MK và CASA 212 bị rơi tại Biển Đông, vì hackers tấn công mạng sân bay, v.v. Nhưng cũng “ngạc nhiên” khi có người khuyên “không nên khiêu khích, thách thức hacker ngước ngoài”!

Bauxite Tây Nguyên 'cố đấm ăn xôi'?

Năm 2009 Kiến nghị của 3 trí thức gửi đến Nhà nước và Quốc hội Việt Nam yêu cầu đình chỉ ngay dự án khai thác bauxite Tây Nguyên ký kết với Tàu với 4 lý do được phân tích sát sườn: sẽ thua lỗ nặng về kinh tế, sẽ rất nguy hiểm cho an ninh, sẽ phá hoại khủng khiếp về môi trường, sẽ làm tan nát nền văn hóa cổ truyền quý giá của mảnh đất Tây Nguyên. Kiến nghị gửi lên CP và QH có đến mấy ngàn người cùng ký, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng thì một mực lặng thinh, còn ông Nguyễn Tấn Dũng lấy cớ đây là chủ trương của Đảng nên phớt lờ tiếng nói của trí thức, nhân sĩ và dân chúng, cứ cho tiến hành dự án, sau khi đã sai một vị có tên Lê Dương Quang đại diện cho TKV ra giữa Quốc hội chửi bới hàng ngàn người ký kiến nghị bằng những lời thô tục, đồng thời để đe dọa cả giới trí thức, ông TT còn cho Bộ CA tiến hành thẩm vấn một trong ba người khởi xướng kiến nghị ròng rã trong 22 ngày.

Thật ra, thực chất của việc không thể đình việc triển khai dự án chỉ bởi một lý do duy nhất: ông đảng trưởng Nông Đức Mạnh khi ấy đã ký với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào 2 văn bản tuân thủ khai thác bauxite cung cấp cho chúng sử dụng, nên bị trói vào hiệp ước, há miệng mắc quai, hoặc cũng có thể là há miệng thì bị “cái bánh” quá ngon ngọt của Tàu Cộng – ấy là nói một cách hình tượng cho dễ hiểu – làm cho ngẹn ứ. Vì thế mà cả dân tộc đã phải còng lưng gánh lấy nỗi nhục bauxite Tây Nguyên mà ai cũng biết đây chỉ là mưu thâm của lũ sói Đại Hán muốn có thêm một cơ hội dìm đất nước vào vũng bùn ngày càng ngập tới cổ, chứ chưa chắc chúng đã thiết tha với thứ quặng bauxite gibbsite với hàm lượng goethite lớn rất khó phân giải của nước ta.

Tuân thủ ý đồ của quân xâm lược bằng mọi giá bất chấp lòng dân ly tán, xã hội hỗn loạn, đạo đức suy thoái, môi trường nát tan. Đố kỵ đến bất hợp tác với trí thức khiến kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước mỗi lúc một tụt dốc, không còn nhiều hy vọng nhìn thấy chút ánh sáng ở cuối đường hầm. Cả một dân tộc đã cạn kiệt lòng tin để trở lại quy tụ thành một sức mạnh thống nhất.

Giờ đây, khi dự án Formosa làm chết cả một vùng biển miền Trung dài đến hơn 200 km khiến ngư dân miền Trung đói dài và ai nấy rối lòng trong suốt ba tháng qua chưa biết tính cách nào, thì một sự cố khác của nhà máy bauxite Nhân Cơ là hồ chứa bùn đỏ vừa vỡ lại đang có nguy cơ trở thành một Formosa thứ hai ập xuồng đầu cả nước, xin được hỏi ông Nguyễn Phú Trọng: đã 75 năm nay Đảng Cộng sản tự giành lấy cái quyền lãnh đạo 90 triệu người Việt mặc dù không ai bầu cả, và đảng các ông cũng không cho một ai được chia phần trách nhiệm, vậy ông Đảng trưởng liệu còn kế gì hơn để cứu dân cứu nước trong tình thế nước sôi lửa bỏng hiện tại, ngoài việc tiếp tục ôm lấy “4 tốt và 16 chữ vàng” cốt vay cho trót lọt khoản này rồi khoản nọ mang về cho một lũ âm binh – với một đống bằng dỏm và những cách phô trương ngôn từ thiếu nền tảng văn hóa tối thiểu – chia nhau đập phá (ăn đến gần thủng nồi trôi rế cái nước Việt mà 4000 năm nay lũ dân ngu khu đen chúng tôi vẫn cố công gìn giữ), xin ông hãy nói ra cho bàn dân thiên hạ được biết, kể cả việc vận dụng sách vở thánh hiền là chủ nghĩa Mác-Lê cũng cứ tốt, chúng tôi xin rửa tai thỉnh ý ông.

Bauxite Việt Nam

Vay tiền Trung Quốc làm đường cao tốc Vân Đồn-Mông Cái hay là muốn mở đường cho giặc dễ tràn vào cướp nước (1)

Đỗ Minh Tuấn

Hóa ra lại là Bộ GTVT nơi đang muối dưa ăn dần cái Dự án đường tàu cao tốc trên cao vay tiền TQ đội giá gấp ba lần mà có người đã tính ngàn năm sau tiền thu từ bán vé cũng không trả hết cả gốc và lãi. Âm mưu trấn yểm cố ý cho con đường vòng qua những chỗ linh thiêng của đất nước nơi chôn xác bọn Tàu xâm lựợc ngày xưa như khu vực Gò Đống đa, đường Nguyễn Trãi, khu mộ Kinh Dương Vương… ai cũng thấy rõ nhưng cả lũ vẫn làm ngơ vay tiếp làm con đường mới chưa cần thiết để mở đường cho giặc Trung Quốc dễ tràn vào cướp nước. Cái kế hoạch trấn lột của con cháu, mở đường đón giặc vào nhà của bọn quỷ “tư bản thân hữu” thấp thoáng dấu vết cái đường dây đưa Formosa vào Việt Nam thật trắng trợn, nhơ bẩn mà đại đa số nhân dân Việt Nam căm giận, lo âu và phỉ nhổ. Trên báo Dân trí có mục thăm dò ý kiến về dự án um sùm này đã có hơn 98% người phản đối. Vậy chúng nó cứ cố đấm ăn xôi thì dân sẽ để yên sao?

Sự tham lam coi thường lòng dân, coi thường vận mạng đất nước, coi thường tương lai con cháu của nhóm lợi ích này đã làm bẩn cả kỳ họp đầu tiên của Quốc hội, khi tạo ra tình huống giống như có kẻ ngậm nước bọt Trung Quốc nhổ vào kỳ họp mà nhân dân đang hào hứng theo dõi này. Khóa QH trước Tập Cận Bình đã nhổ nước bọt vào Micro phòng Diên Hồng, làm bẩn cả biểu tượng dân chủ rực rỡ của cha ông. Nay bọn Trung Quốc giấu mặt lại truyền nước bọt qua các nhóm tư bản thân hữu cộng sinh với chúng để bọn này nhổ vào ekip lãnh đạo mới ngay sau khi họ thực hiện lời thề nguyện thiêng liêng. Thật đáng tiếc cho sự trong trắng thiêng liêng của Nhà Quốc hội, vừa mới mở tiệc mừng tương lai hứa hẹn với ekip mới ít nhiều khác biệt đã phải dọn rác của các nhiệm kỳ trước, bàn toàn những chuyện hót phân, dọn chất độc do Formosa thải ra và chuyện có nên cho đặt tiếp phân Trung Quốc mà ekip cũ bưng vào lên bàn tiệc mới hay không?

Đ.M.T.

(Facebook Đỗ Minh Tuấn)

Đập Pak Beng, sông Mekong tiếp tục bị đe dọa

Kính Hòa

Cần nhận định rõ là Chánh phủ Cộng sản Việt Nam thật sự đã chẳng có chiến lược gì khi nhảy vào khai thác hai dự án đập Luang Prabang và Stung Treng, mà đó chỉ là một thỏa hiệp ngầm với Lào và Cam Bốt trong một cuộc chia chác quyền lợi trơ trẽn và họ cũng đã bỏ rơi ĐBSCL từ 1995 khi từ bỏ quyền "phủ quyết".

Với một não trạng lãnh đạo Việt Nam như vậy, với một mẫu hành xử "nước đôi", "tiền hậu bất nhất" và "không nguyên tắc" như vậy, Việt Nam sẽ ăn làm sao nói làm sao với các tổ chức trọng tài quốc tế kể cả khi vấn đề Sông Mekong được đưa ra trước Liên Hiệp Quốc.

BS Ngô Thế Vinh

clip_image002

Những người biểu tình phản đối việc xây dựng đập Xayaburi tại Thái Lan hôm 24/4/2012. AFP photo

Gieo rắc cái chết cho dân chúng có phải cũng là làm cách mạng?

Cuối tháng 4-2016, trong khi chính quyền Hà Tĩnh, hẳn là theo lệnh cấp trên, cho ông Phó chủ tịch Đặng Ngọc Sơn ra lời tuyên bố cá và biển Hà Tĩnh an toàn, dân thả sức ăn cá và tắm biển, thì đồng thời, Sở Y tế Hà Tĩnh cũng được lệnh trên cho âm thầm xét nghiệm toàn bộ 4 kho cá biển đông lạnh ở Hà Tĩnh để xem có độc hại hay không. Đó là một việc làm đáng khen mà báo Người đưa tin gọi bằng “vào cuộc quyết liệt”. Đúng, khen là phải, vì đây là một việc làm cần thiết và kịp thời, vì sự an toàn của tính mạng dân chúng. Mà không chỉ Sở Y tế Hà Tĩnh mà thôi, cả Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Tĩnh và Chi cục Quản lý nông lâm thủy sản Hà Tĩnh đều được lệnh lấy mẫu cá để kiểm tra.

Nhưng kiểm tra xong rồi thì thế nào? Báo Người đưa tin tiếp tục cho biết: “sau khi lấy mẫu, các đơn vị này đã không hề tiến hành niêm phong toàn bộ số hải sản trong kho, để các kho này tiếp tục phân phối hải sản đến người tiêu dùng”. Và đến nay... cả 4 kho hầu hết đều đã tiêu thụ gần hết nhẵn số lượng cá dự trữ, có kho chỉ còn đâu khoảng 1/10.

Nhưng rồi thế nào nữa? “Mãi tận đến đầu tháng 7/2016, Chi cục VSATTP mới "tiết lộ" kết quả cho sở chủ quản: Hầu hết số hải sản trong 4 kho này đều bị nhiễm độc”. Đó là độc chất cadimi, một kim loại nặng. Quá nguy hiểm! Và cũng phải đến ngày 11-7 thì Sở Y tế Hà Tĩnh “được sự tham mưu” của Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Tĩnh mới có công văn cho tiêu hủy toàn bộ số cá dự trữ trong cả 4 kho đông lạnh ở Hà Tĩnh. Nghĩa là tiêu hủy số cá đã nằm trong bụng dân chúng Hà Tĩnh từ 3 tháng trước.

Thử hỏi, còn gì để nói nữa hay không?

Ấy thế mà khi báo Người đưa tin đặt câu hỏi với ông Chi cục trưởng Vệ sinh an toàn thực phẩm Phan Văn Hùng thì ông còn “tìm mọi lý do để né tránh”. “Cho đến khi chúng tôi yêu cầu lãnh đạo Sở Y tế can thiệp, ông Hùng mới chịu làm việc. Khi chúng tôi thắc mắc về sự thiếu hợp tác, ông Hùng cảnh cáo phóng viên: “Tôi cần xin ý kiến người còn to hơn cả Giám đốc Sở. Sức khỏe của người dân là quan trọng. Nhưng cũng không nên gây dư luận xấu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà... (!?)”.

Quan tâm đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà là một việc tốt quá đi chứ. Nhưng chúng tôi lại không thể nghĩ như ông Hùng được, bởi khi dân chúng Hà Tĩnh đã bị nhiễm độc, kể cả thế hệ con cái của họ, thế hệ mới lớn cũng như thế hệ đang nằm trong bụng mẹ, thì ông còn muốn phát triển kinh tế cho ai và vì ai?

Trớ trêu hơn nữa là cũng sau những sự việc trên, ông Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh lại lên tiếng trên Facebook một cách rất đàng hoàng, “động viên” người dân Hà Tĩnh cứ tiếp tục ăn cá nhiễm độc, lấy cớ lượng cá ăn vào mỗi tuần phải 2 kg80 thì mới có cơ nguy đến sức khỏe con người (mà người Hà Tĩnh vốn tiết kiệm xưa nay chắc là không ăn được đến chừng ấy?!). Báo Người đưa tin có hỏi lại cho chắc chắn thì ông Tâm lặp lại đúng y nguyên mấy lời đã viết trên Facebook. Trong khi đó, cũng câu hỏi tương tự Người đưa tin đem hỏi PGS.TS Phạm Đức Thịnh, Viện Giám định Pháp y tâm thần (Bộ Y tế), thì được trả lời: “Cadimi cũng giống như các loại kim loại: Chì, thủy ngân... nên cũng có thể gây bệnh tương tự như độc tố của các kim loại nặng đó. Độc tố của cadimi làm tăng huyết áp, ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, rối loạn chức năng thận và có thể phá hủy tủy xương, ảnh hưởng nội tiết, máu, tim mạch”.

Qua cách trả lời của hai ông Hùng và Tâm với báo Người đưa tin, hoàn toàn đồng điệu với lời tuyên bố xanh rờn của ông Đặng Ngọc Sơn hồi tháng 4-2016, chúng tôi bỗng thấy choáng váng vì vô số những nỗi nghi ngờ dằn vặt cùng lúc xâu xé trong đầu óc mình.

Phải chăng đội ngũ quan chức Hà Tĩnh kể từ sau ngày được ông Võ Kim Cự “gửi công văn hỏa tốc” mời ra sân vận động Hà Tĩnh phát động “dành toàn tâm toàn ý vào việc uống bia Sài Gòn” thì đều đã trở nên say sưa bí tỉ – say đến mức trở nên điên rồ – mà không còn cần biết mình ngồi trên chiếc ghế quan chức là để làm gì nữa?

Hay phải chăng “phẩm chất cộng sản” ở những vị quan đầu ngành một tỉnh nổi tiếng cách mạng như Hà Tĩnh đã phát lộ đến mức bồng bột ra cả lời nói và việc làm, nên những hành động rất cần truy cứu trách nhiệm khẩn cấp như những việc trên đây đều được các cấp cao hơn ưu ái để yên mà không cấp nào xét tới?

Chúng tôi thật tình không sao giải đáp nổi cho mình. Đành xin đem mọi thắc mắc băn khoăn đệ trình lên ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, kẻ đã có mặt rất sớm ở Hà Tĩnh ngay sau tin cá chết, nhưng ông ta vào Hà Tĩnh và đến tận Vũng Áng mà tuyệt không có thì giờ để nói một lời an ủi đối với dân, chỉ kịp động viên công ty Fomosa hãy hoàn thành tốt tiến độ xây dựng của họ rồi vội vã cắp cặp ra về.

Xin ông đảng trưởng hãy lục hết trí nhớ về mọi thứ kinh điển Mác-Lê mà mình đã chứa chất trong đầu ra để trả lời dân chúng chúng tôi: Cộng sản từ lâu ai cũng biết là đồng nghĩa với bạo lực và chuyên chính; trong trường hợp cụ thể ở đây, có phải rằng việc dối gạt dân chúng để họ ăn cá biển nhiễm độc và tắm nước biển nhiễm độc mà không sợ chết, và ngay cả việc mở hết mọi kho cá nhiễm độc ra bán cho dân và khuyến khích dân ăn cá nhiễm độc ấy, dù có chết hoặc nguy hại đến đời con đời cháu, đó cũng chính là phương pháp vận dụng “bạo lực và chuyên chính” một cách uyển chuyển và đầy sáng tạo trong công tác cách mạng, vì thế mà không một cấp quyền lực nào kể cả người ngồi cao chót vót như ông, thấy đó là tội ác?

Bauxite Việt Nam

Muốn tự vệ hữu hiệu, cần định rõ mối nguy (II)

Những việc đã được làm để tìm nguyên nhân chuỗi thảm họa môi trường

Thục Quyên (SaveVietnam´sNature) 

Từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 6/2016 một chuỗi thảm họa cá chết đã xảy ra từ Bắc chí Nam (1). Những việc đã được làm để tìm nguyên nhân:

                                  1/ VỀ PHÍA NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM

a- Liên quan đến vụ thảm họa từ bờ biển Kỳ Anh chạy dọc vào Thừa Thiên

* Làm lơ, không phản ứng từ ngày 6/04 đến 24/04 và giấu giếm tin tức, gây tình trạng dân ăn thủy sản bị nhiễm độc (21/04), nhiều thợ lặn ngã bệnh, thợ lặn Lê văn Ngày tử vong (24/04).

- tệ hại hơn nữa CQ Hà Tĩnh đã để yên cho bán gần hết 4 kho cá biển đông lạnh ra thị trường cho dân chúng ăn trong khi việc xét nghiệm ngay từ tháng 4 đã cho kết quả đó đều là cá bị nhiễm độc, nhưng kết quả xét nghiệm kinh hoàng này đến rất gần đây mới được công bố. Có nghĩa là nhà nước đã mặc nhiên đầu độc dân chúng bằng cá biển nhiễm độc, để bảo vệ uy tín của công ty Formosa.

CẢ VÕ KIM CỰ VÀ NGUYỄN TẤN DŨNG ĐỀU LẠM QUYỀN, UBTV QUỐC HỘI PHẢI TUYÊN BỐ QUYẾT ĐỊNH "CẤP PHÉP 70 NĂM CHO FORMOSA" LÀ VÔ HIỆU

Huy Đức

Formosa là nhà đầu tư tạo ra nhiều công ăn việc làm lại "ở trong khu kinh tế..." là những điều kiện để có thể xem xét việc cho kéo dài thời hạn tới 70 năm nhưng không có nghĩa là đương nhiên được kéo dài 70 năm. Những ngành công nghiệp mà Formosa đầu tư đang bị xua đuổi khắp nơi trên thế giới ngay cả ở một quốc gia bất chấp (và đang cung cấp công nghệ, thiết bị cho Formosa) như Trung Quốc.

2008, đất nước còn nghèo, tầm nhìn hạn chế (coi như không có những lý do khác), Chính phủ có thể mắc những sai lầm lịch sử, chấp nhận những nhà đầu tư như Formosa. Nhưng 2014, mà vẫn đồng lõa với nó thì chỉ có thể coi là tội ác.

Khi Thanh tra phát hiện Võ Kim Cự lạm quyền, cấp phép kéo dài thời hạn đầu tư cho Formosa tới 70 năm, lẽ ra Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải nhóm họp Chính phủ để thảo luận vì CHÍNH PHỦ chứ không phải THỦ TƯỚNG mới có quyền quyết định thời hạn dài hơn 50 năm cho một dự án đầu tư (Điều 52, Luật Đầu tư 2005).

Ngưng tự hào và đừng quên biển vẫn đang chết

Trịnh Kim Tiến

Ngày hôm nay không còn giống như những ngày đầu cá chết, sự bức xúc dường như đã theo thời gian và nỗi sợ hãi nhạt nhòa dần. Những đoàn người bị bao vây, kiên cường đứng dậy bước đi, bất chấp những cú đá cú đấm bởi những người cùng một Tổ quốc, những hình ảnh đó đã là của ngày qua nhưng nỗi mất mát và hiểm họa của đất nước thì vẫn còn nguyên vẹn. Ngày hôm nay chỉ còn những nhóm nhỏ rải rác trên đường phố với những thông điệp bảo vệ sự sống và môi trường, họ vẫn đang cố gắng giành giật lấy tương lai của dân tộc này.

"Một lũ điên rảnh rỗi", những câu nhiếc mắng thậm tệ của một số người vô cảm, những chiếc lắc đầu ngao ngán cảm thấy bất lực vì bị đàn áp, cấm cản khi lên tiếng cho chính cuộc sống của mình - "chẳng thể làm gì được đâu".

Trước sự thờ ơ của số đông vẫn còn những con người kiên cường tiếp tục con đường bị cho là vô ích. Họ vượt lên tất cả những hạn hẹp trong suy nghĩ để khẳng định quyền được nói của mình.

Chúng ta làm sao có thể tha thứ và quên đi những gì Formosa đã gây ra khi hiện tại và tương lai chúng vẫn sẵn sàng đầu độc hàng triệu người dân Việt bằng rác thải và hóa chất độc hại. Chúng ta phải chấp nhận con số 500 triệu đô rẻ mạt để bán biển, bán tương lai của dân tộc mình cho ngoại bang hay sao?

“Quốc hội tật nguyền” và nỗi đau bác Cả

Quang Nguyên

(VNTB) - Những cái bất cập, bất công, không trung thực được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục của đảng, của nhà nước đẻ ra một cái “quốc hội tật nguyền” ngay từ khi thai sản.

clip_image001

“Thề cá trê chui ống”

Sau cú thắng áp đảo tại kỳ Đại hội đảng lần thứ XII hạ đo ván toàn bộ đối thủ, Bác Cả Trọng tự tin vào sức mạnh của sự "đoàn kết" trong đảng của những đồng chí phe ta còn lại có thể làm được điều gì tốt hơn cho đảng của ông. Nhưng sau vài tháng có vẻ được rộng tay lãnh đạo, chỉ đạo, người ta thấy nồi lẩu mắm-và-rau đem trình làng càng nhiều sâu, không chết, mà bơi nhung nhúc trong đó. Tình thế rối mù, khó khăn đang lớn dần, sự yếu kém của đảng, chính phủ và của Tổng bí thư càng ngày càng lộ rõ.

Hám danh hiệu

Đoàn Khắc Xuyên
clip_image001
clip_image002  Người Việt có hám danh hiệu không? Chắc là có. Cứ xem cái cách người ta chạy và tự sướng với đủ thứ danh hiệu, kể cả danh hiệu hão, thì rõ. Và cái họa có khi đi liền ngay với danh hiệu hão.

Mời ký tên hưởng ứng THƯ NGỎ của Nguyễn Trung (cập nhật đợt cuối: 266 người ký)

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2016

Kính gửi:

- Quốc hội khoá 14 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đồng kính gửi quý vị:

- Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam,

- Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

- Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

- Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khoá 14

Xin thưa,

I

Vì những thảm hoạ môi trường đã, đang xảy ra và những hệ luỵ đang uy hiếp sự tồn vong của đất nước, tôi là công dân Nguyễn Trung, xin trân trọng đề nghị Quốc hội khoá 14 tiến hành trưng cầu ý dân cho ba vấn đề sau đây:

Chào ánh sáng, chào những ánh mắt mở ngủ mê

FB Nguyen Tuan Khanh

Sự kiện tin tặc Trung Cộng tấn công vào hệ thống IT của phi cảng Tân Sơn Nhất và Nội Bài, ngày 29/7, như có một luồng ánh sáng chớp lóe lên trong suy nghĩ của hàng triệu người dân Việt. Hy vọng thay, đó là khoảnh khắc sẽ thức tỉnh được nhiều con người về hiện trạng đất nước.

Có lẽ, bất kỳ ai vẫn lớn tiếng kêu to rằng đừng quan tâm chính trị, hãy chỉ lo làm ăn – làm giàu, và hãy cứ phó mặc cho Nhà nước giải quyết mọi chuyện, lúc này sẽ phải dành chút ít thời gian nghĩ về thân phận của mình và gia đình mình. Trên các chuyến bay của ngày 29/7, một nhà triệu phú hay một người nghèo khó đều có thể bỏ xác ngay trên đất nước mình trong niềm tin cố thơ ngây phi chính trị ấy. Có hơn 400.000 hành khách đã bị ảnh hưởng như vậy từ hành động cảnh cáo của nhóm tin tặc 1937cn, do Bắc Kinh tài trợ và nuôi dưỡng, mà bên cạnh đó, có những lời tố cáo cho biết các thành viên của nhóm này đã xâm nhập từ lâu vào hệ thống IT của Việt Nam. Dĩ nhiên, còn chưa tính tới việc có ai đó là kẻ phản bội và bán đứng các thông tin quan trọng cho giặc phương Bắc.

Tin tặc ở sân bay, ai rắc lông ngỗng Mỵ Châu?

Lê Ngọc Sơn

Hãy xem hành động tin tặc là một hành động chiến tranh của những thế lực đen tối. Nó có thể đến từ những thế lực xưng là bạn tốt trước mặt, nhưng chìa dao sau lưng ta.

Bản chất của vụ tấn công vào hai sân bay lớn nhất của Việt Nam là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, và sau đó là Đại học Kinh tế Quốc dân là những hành động mang tính chất của một cuộc chiến tranh điện toán. Dù đứng sau chúng là ai, về mặt chính sách vĩ mô chúng ta cần nghiêm túc tự vấn và có những sách lược bài bản bảo vệ lợi ích nước nhà, trên một mặt trận phi truyền thống.

Lên gác rút thang (thượng ốc trừu thê) là kế thứ hai trong 36 kế của Binh pháp Tôn Tử. Nội dung của kế này là cố ý tạo ra điểm có lợi cho đối phương để dẫn dụ kẻ địch “lên gác”, khiến chúng tiến vào chiến trường theo ý của bên bày mưu, sau đó “rút thang” để chặt đường lui của chúng. Kế này còn có một ý nghĩa khác: đặt quân của mình vào chỗ hiểm nguy, không có đường lui, buộc các binh sĩ phải dồn toàn tâm lực để đưa mình ra khỏi vùng hiểm nguy, chiến thắng kẻ thù. Năm xưa, Tôn Tẫn bày kế “lên gác rút thang” cho Bàng Quyên (là tướng nước Ngụy) buộc nước Sở với binh hùng, tướng mạnh phải khuất phục.

clip_image002

Màn hình tại khu vực làm thủ tục của sân bay Tân Sơn Nhất tối đen trong thời điểm bị tấn công.

Huawei (Hoa Vi)

FB Manh Kim

dù nhiều lần báo chí trong nước đề cập yếu tố an ninh quốc gia liên quan sử dụng các thiết bị Hoa Vi nhưng chưa từng có động thái cụ thể gì từ giới chức trách trong việc giám sát các thương vụ làm ăn cũng như hệ thống kỹ thuật mà Hoa Vi cung cấp…

Sự phát triển và biến thành tập đoàn siêu quốc gia của Hoa Vi không giúp công ty viễn thông khổng lồ này trở thành một thương hiệu được tín nhiệm. Cho đến nay, nhiều nước vẫn rất thận trọng với Hoa Vi. Telecomstechnews (19-5-2016) cho biết Lãnh sự quán Canada tại Hong Kong mới đây đã khước từ visa đối với một cặp vợ chồng làm việc cho tập đoàn Hoa Vi bởi những tình nghi liên quan gián điệp. Thử điểm lại những vụ việc liên quan Hoa Vi.

Sau một năm điều tra, ngày 8-10-2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ công bố báo cáo cho biết, có bằng chứng rằng hai tập đoàn viễn thông Trung Quốc – Hoa Vi (Huawei) và Trung Hưng Thông Tấn (ZTE Corp) – là hiểm họa an ninh đối với Mỹ. Chủ tịch ủy ban trên, dân biểu Cộng hòa Mike Rogers, thậm chí kêu gọi các công ty Mỹ ngưng làm ăn với Hoa Vi.

Biểu tình “du kích”(*)

Trần Bang

Chủ nhật, ngày 31-7-2016, tại Sài Gòn vẫn như các Chủ nhật từ 3 tháng nay, các lực lượng sắc phục, thường phục công an, an ninh, thanh niên xung phong, bảo vệ, dân phòng vẫn chiếm tỷ lệ cao tại khu trung tâm Q1, như ở khu Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Chợ Bến Thành.

Nhiều nhà của anh chị em bị canh từ tối thứ 7, tuy nhiên hưởng ứng Tâm tình của Mạng lưới Blogger Việt Nam, những cuộc biểu tình “hit and run” phản đối Formosa vẫn nổ ở một số địa điểm khác như dốc cầu Sài Gòn Q2; khu du lịch Suối Tiên, Quận 9; cầu Thủ Thiêm, Quận Bình Thạnh; vòng xoay Phú Lâm, Quận 6...

Nguồn ảnh: Dương Thành Nhân, AnNam Dương Lâm, Dân làm báo...

clip_image002

Kinh tế Việt Nam chuyển từ ảm đạm sang u ám

G.Đ

Đó là cảm nhận chung về báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội trong sáu tháng đầu của năm nay của Chính phủ Việt Nam và báo cáo thẩm tra của Quốc hội Việt Nam.

Trao đổi với báo giới trước khi Quốc hội Việt Nam có cuộc thảo luận về cả hai báo cáo vừa kể, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Việt Nam, công khai bày tỏ rằng ông không hài lòng cả về hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước lẫn việc báo cáo của Chính phủ Việt Nam phớt lờ chuyện này.

clip_image002

Nơi đã từng là xưởng của một doanh nghiệp đã phá sản. Doanh giới càng ngày càng lụn bại, kinh tế Việt Nam càng ngày càng suy sụp. (Hình: Báo Đầu Tư)

Tổ quốc, những ngày buồn

FB Luân Lê

Đêm nay tôi lại trằn trọc và thao thức vì những tin tức cứ hết dồn dập lại liên tiếp xảy ra, chẳng phải là điều hay ho hoặc đẹp đẽ gì, mà chỉ là những thứ nguy nan thực đáng lo cho xã hội và tổ quốc mình, vốn đã mỏng manh và lạc hậu, nghèo khó.

Tổ quốc, những ngày buồn. Và giờ đi đâu tôi cũng thấy buồn, dù đến chỗ đông vui ồn ào, hay nơi tĩnh mịch thanh vắng, một mình.

Đến nơi có lắm người, lại còn phải nhìn họ hớn hở với những cuộc vui trong tầm mắt mình, tôi lại càng buồn và e sợ nhiều hơn. Tôi không biết làm sao để có thể đánh thức họ dậy, mặc dù họ vẫn đang mở mắt, nói cười và cả thụ hưởng cuộc sống này hàng ngày, một cách ồn ã và cả vội vã, say mê.

Có lẽ, tôi đã mắc bệnh và cần điều trị, vì nhìn đâu cũng thấy cô đơn và nỗi lo lắng, bất an về cuộc đời, về phận người và cả mệnh nước nữa. Nó cứ ăn mòn dần vào tôi, tỷ lệ thuận với sự thờ ơ của những con người đang chung vòm trời, vùng đất và bầu không khí chật chội mà đầy ô nhiễm này.

Xin được nói vài lời với các vị “Cuốc” Hội viên

Ngụy Hữu Tâm

Xin được nói vài lời với các vị đang tham dự kỳ họp Quốc hội khóa XIV vừa khai mạc tuần qua và đang diễn ra trong tuần tới.

Đầu tháng tôi đã có viết bài “Vài lời nhân kỳ họp Quốc hội sắp diễn ra” trong đó có nhắc sự kiện một kỳ họp Quốc hội trước đây gần nửa thế kỷ, thời LDZ với Anh PĐDZ lên diễn đàn dũng cảm nói ý nguyện người dân đại ý những ai không đủ năng lực (có cả LDZ chăng?) xin về nghỉ cho dân nhờ, nay nhân chờ có một vị dũng cảm như vậy đứng lên phát biểu trên diễn đàn Quốc hội, xin có vài lời vắn tắt như sau.

Về kỳ họp này này, vừa qua trên Bauxit có ba bài của Nguyễn Trung: Thư ngỏ, Nguyễn Khắc Mai: Thư gởi các nghị sĩ khóa XIV, Nguyễn Đình Cống: Nên chăng kiểm tra sự trung thực của đại biểu Quốc hội có bằng cấp cao.

NATO và chiến lược phòng thủ mới

Đinh Minh Đạo

Trong mỗi cuộc hội nghị thượng đỉnh của NATO, thông báo khi kết thúc hội nghị đều nhấn mạnh các thành tích đạt được. Nhưng cuộc họp thượng đỉnh của NATO vừa diễn ra tại Warsaw Ba Lan (08 và 09 tháng bẩy) vừa qua, đã đạt được thành tích thực sự quan trọng, làm thay đổi chiến lược phòng thủ của khối quân sự hùng mạnh nhất hành tinh, với 28 quốc gia thành viên.

Thượng đỉnh NATO họp tại Warsaw là một sự kiện chính trị quan trọng nhất của thế giới trong năm nay. Tham dự Hội nghị có 61 đoàn đại biểu, 3 nghìn nhà ngoại giao. Đoàn đại biểu Mỹ đứng đầu với 300 thành viên, tiếp sau là đoàn của Bộ chỉ huy NATO với 180 sỹ quan và viên chức, do Tổng Thư ký Jens Stoltenberg dẫn đầu. Tham dự thượng đỉnh có 18 Tổng thống, 21 Thủ tướng, 41 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và 39 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn