Sắp kết thúc cuộc bầu chọn giải Hoa Tulip về Nhân quyền

Bauxite Việt Nam

Cuộc bầu chọn sẽ kết thúc lúc 23g59 giờ Amsterdam (Hà Lan) ngày hôm nay 7/9/2016.

Cho đến 4 giờ 59 phút ngày 7/9/2016 giờ Việt Nam, tức 23g59 phút ngày 6/7/2016 giờ Amsterdam, Nguyễn Quang A vẫn xếp thứ nhất với 11873 phiếu; so với ứng viên thứ hai Nighat Dad đạt 8794 phiếu.

image

Nếu ứng viên Nguyễn Quang A được chọn trao giải “Hoa Tulip vì quyền con người” thì đó là một sự động viên rất lớn của quốc tế đối với phong trào xã hội dân sự ở Việt Nam.

Bạn có thể bình chọn cho ứng viên Nguyễn Quang A tại www.humanrightstulip.nl. Các bước lần lượt như sau:

· Bước 1: Vào link http://www.humanrightstulip.nl/candidates-and-voting/nguyen-quang-a

· Bước 2: Nhấn nút VOTE màu đỏ bên phải màn hình.

· Bước 3: Nhập địa chỉ email của bạn vào ô E-mail address và nhập 4 số Captcha code vào ô bên dưới. Tích vào ô vuông Ceremory. Nhấn nút Vote.

· Bước 4: Mở địa chỉ mail và tìm đến thư có tựa đề Human Rights Tulip 2016: Verification link, nhấn nút Confirm Vote để hoàn tất bình chọn.

Về giải “Hoa Tulip vì quyền con người” năm nay, xin xem: http://www.boxitvn.net/bai/44468.

Ranking của cuộc bầu chọn, xin xem: http://www.humanrightstulip.nl/ranking

BVN

 

CISDI Trung Quốc, Formosa Đài Loan và Tôn Hoa Sen Việt Nam

Bạch Hoàn

CISDI Group là một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổng thầu các dự án xây dựng nhà máy luyện gang thép... có trụ sở ở Trùng Khánh, Trung Quốc.

Ngày 15-11-2012, Văn phòng đại diện của CISDI Group tại Việt Nam được cấp phép, trụ sở đặt tại thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Khi tuyên bố bỏ 10,6 tỉ USD làm siêu dự án thép Cà Ná, ông Lê Phước Vũ, chủ tịch hội đồng quản trị Hoa Sen Group khẳng định sẽ không để một giọt nước ô nhiễm nào xuống biển. Dự án thép Cà Ná sẽ sử dụng công nghệ hiện đại Tây Âu.

Thực tế ra sao?

Ngày 30-6-2015, Hoa Sen Group cử một đoàn cán bộ đến Ninh Thuận khảo sát địa điểm để thiết kế xây dựng tổ hợp thép Hoa Sen Cà Ná. Đoàn này do ông Nguyễn Văn Quý, khi ấy là phó tổng giám đốc Hoa Sen Group phụ trách. Thành phần có 6 người quốc tịch Trung Quốc, đến từ CISDI Group. Trong văn bản gửi UBND tỉnh Ninh Thuận, Hoa Sen cho biết CISDI là đơn vị tư vấn thiết kế. Danh sách những người này có trong văn bản post kèm phía dưới.

Thư ngỏ gửi bánh canh

Hoàng Huy Vũ

Các em thân mến, đầu thư anh xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến với các em và gia đình.

Thời gian vừa qua tuy không mong muốn nhưng dù sao chúng ta cũng đã có quá trình gắn bó với nhau và phần nào hiểu đôi chút về nhau. Tuy lý tưởng khác nhau (tạm cho là thế vì các em cho rằng anh có lý tưởng của anh, các em có lý tưởng của các em) nhưng anh cảm thấy rất buồn phải sống trong một xã hội mà mỗi thành viên trong cái xã hội ấy khi muốn theo đuổi lý tưởng của mình đều phải lén lút như một thằng ăn trộm. Anh xin lỗi vì không thể tìm được ví dụ nào khác xác thực hơn. Mỗi lần anh muốn đi biểu tình (không trái luật vì chưa có luật biểu tình) đều phải lén lút dạt vòm trước từ mấy ngày và các em đến canh nhà anh cũng lén lút với tâm thế không đàng hoàng, không dám mặc quần áo ngành, khi dân hỏi không dám nhận mình là công an, luôn che mặt khi bị quay phim chụp hình, luôn mồm thanh minh với anh "em chỉ làm theo lệnh trên".

Nói thật, với tư cách giữa con người với con người, anh cảm thấy có lỗi với các em. Nửa đêm chợt tỉnh giấc thấy các em vẫn ngồi nhìn chằm chằm vào cửa nhà anh, giữa trưa ngồi trong nhà ăn cơm nhìn ra thấy các em phơi nắng, những khi mưa gió thấy các em mặc áo mưa ngồi thu lu mà anh không thể tránh khỏi cảm giác day dứt.

Dạy chữ Hán trong nhà trường phổ thông đã trở thành một nhu cầu cấp bách

Nguyễn Huệ Chi

Về cơ bản tôi tán thành quan điểm của PGS TS Đoàn Lê Giang (xem Phụ lục I), của Chu Mộng Long (xem Phụ lục II), và không tán thành hết mọi ý kiến trong bài trả lời phỏng vấn của PGS Phan Trọng Đạt (xem Phụ lục III). Như đã viết trên FB, tôi nhớ năm 1990, GS PL xây dựng một dự án “về sự ra đời của chữ quốc ngữ trong xu thế phát triển của văn học VN hiện đại” để xin tài trợ của Nhật, tôi là một thành viên Viện Văn học được cử đến trao đổi với chuyên gia văn hóa Nhật Bản. Không ngờ bị họ phản bác rất mạnh. Cả mấy học giả Nhật đều lập luận: Việt Nam bỏ học chữ Hán và chữ Nôm là sai lầm, trẻ em sẽ không còn biết gì về văn hóa truyền thống hàng ngàn năm của đất nước mình. Khi chúng lớn lên, người Việt Nam thế nào cũng lâm tình trạng mất gốc dù nhiều hay ít. Ở Nhật, trẻ em vẫn phải học 3.000 chữ Hán cổ. Và đó không phải là học văn hóa Trung Quốc mà học cho văn hóa Nhật Bản. Chúng tôi cãi không lại họ và cuối cùng dự án của PL bị từ khước.

Tôi nghĩ, vào năm 1932 cụ Phan Khôi phản đối dạy chữ Hán ở trường tiểu học Pháp - Việt (trong bài Đánh đổ cái thuyết dạy tiểu học bằng chữ Nho), đó là cụ quan niệm dạy chữ Hán thay cho tiếng Việt như một ngôn ngữ phụ, và học chữ Hán theo cách hiểu của cụ là học đạo lý, còn chúng ta đề xuất dạy chữ Hán cho các em hôm nay là dạy xen một số giờ chữ Hán, bên cạnh tiếng Việt là ngôn ngữ chủ thể và tiếng Anh đứng thứ hai, thì rất nên. Không những nên mà còn cần thiết, bởi hoàn cảnh lịch sử đã đẩy Việt Nam vào khu vực văn hóa Đông Á kể từ trước thiên niên kỷ I – cùng với Nhật Bản, Triều Tiên – khiến cho tiếng Hán trở nên gắn bó lâu dài, khăng khít cũng như chiếm một tỷ trọng không hề nhỏ trong tiếng Việt hiện đại. Mà tiếng nói – ngôn ngữ – vốn là một trong những thành tố hệ trọng góp phần quyết định sự tồn vong của một dân tộc, thì lại là một chân lý hiển nhiên, đã được minh chứng trên khắp các châu lục từ xưa đến nay (Phạm Quỳnh: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”). Vì nhu cầu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, thậm chí giữ cho kho từ vựng tiếng Việt trải mấy nghìn năm không bị mai một, suy thoái, để dân tộc không rơi vào mất gốc mà bắt buộc dạy chữ Hán trong trường học phổ thông với một liều lượng nào đấy, không phải là điều phi lý. Tất nhiên học chữ hay nói như PGS Đạt là học từ, không thể nghĩ đơn giản chỉ học ký âm theo tiếng Latinh là đủ, mà phải bao gồm cả học cách viết chữ Hán cổ cùng với âm đọc chữ Hán của người Việt (Hán Việt), vì lẽ trong ngôn ngữ học, đã nói đến ký hiệu thì có cả phần chữ và phần âm, và học như thế cũng tức là học cả cái nội hàm văn hóa tích hợp trong mỗi chữ. Nói cách khác, đem chữ Hán vào trường học là một cách để các thế hệ trẻ người Việt nhập tâm, thâu hóa vốn liếng văn hóa cha ông ta nhiều đời tích lũy được, khác hẳn việc bảo lưu ngôn ngữ Hán Việt trong từ điển, do chỗ từ điển chỉ là một kho chứa thuần túy, không thể nào làm cho nội hàm văn hóa của từ ngữ sống dậy, tiến kịp với hành trình của dân tộc. Học chữ Hán rõ ràng không phải là học ngoại ngữ.

Dưới thời Pháp thuộc, Nha học chính Đông Pháp chẳng phải đã tổ chức thành công bộ sách Hán văn tân giáo khoa thư, 6 tập, do Lê Thước và Nguyễn Hiệt Chi soạn, cùng với bộ Quốc văn giáo khoa thư, 6 tập, do nhóm Trần Trọng Kim soạn, được dùng cho cấp tiểu học cho đến tận 1945 đấy là gì. Người Pháp thực dân hẳn phải đánh giá lịch sử văn hóa văn minh của dân tộc chúng ta như thế nào sau khi đã lắng nghe nhiều kiến nghị của trí thức bản xứ, mới chấp nhận một chương trình giảng dạy có thêm hai phần như đã nói vào chương trình giáo dục Pháp - Việt ở bậc học 6 năm đầu tiên trong đời đi học của trẻ em người Việt. Hai bộ sách ấy hiện vẫn còn lưu dấu trong ký ức nhiều bậc cao tuổi, và thực tế cho thấy, những thế hệ được học hai chương trình đó từ tuổi còn rất nhỏ, sau này ra gánh vác việc đời dù ở cương vị nào, phần lớn đều có được cái nhìn nhân văn, có cách khu xử thấu đáo, chuẩn mực, và có tầm viễn kiến, ít để lại những hệ lụy đáng lo ngại như những gì mà hầu hết lớp người cầm chịch hiện nay đang hành xử.

Cần nhắc lại lần nữa, khi ta nói dạy chữ Hán trong nhà trường là dạy chữ Hán Việt Nam, tức là chữ Hán đọc theo âm Hán Việt và dùng theo nghĩa của người Việt, không phải là dạy Trung văn. Do chữ Hán từ một công cụ hành chính của quốc gia phong kiến buổi đầu, sau nhiều đời đã thấm vào lời ăn tiếng nói của nhân dân, lại được trải nghiệm, tích hợp trong bối cảnh đặc thù của lịch sử Việt Nam, nên tư duy Hán ngữ của người Việt, kể cả tầng lớp nho sĩ, không còn nhất nhất rập khuôn tư duy Hán ngữ của người Tàu, mà có dịch chuyển dần dà cả về sắc thái ngữ nghĩa cũng như đôi nét cá biệt về ngữ pháp. Chính vì thế mà Lương Khải Siêu khi đọc Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu (1905) có chỗ đã không hiểu được dụng ý dùng chữ của cụ Phan, phải than thở: chữ Hán hình như chưa tinh tường lắm (1). Kỳ thực cụ Phan là người Việt, cụ không đúc khuôn cách thức biểu đạt ngôn ngữ răm rắp theo Trung Quốc (điều này khi tôi sang TQ và khi PGS Trần Thị Băng Thanh sang Trung Quốc đều nghiệm thấy khá rõ. Cả trong chú giải Liêu trai chí dị, một bộ sách văn ngôn vào loại khó, của học giả Trương Hữu Hạc – được coi là nhà Liêu trai học hàng đầu – chúng tôi vẫn nhận ra có những chỗ ông ta chấm câu khác cách chấm câu của giới Hán học Việt Nam. Những kết quả lâu dài tạo nên sự khu biệt nói trên phải coi là thành quả của văn hóa chúng ta, nếu không truyền lại cho lớp trẻ thì chắc chắn sẽ tiêu tán, thất lạc dần đi.

Tôi nhớ năm 1992, trong Hội thảo khoa học về núi Bài Thơ tại Quảng Ninh (2) – Hoàng đế Lê Thánh Tông cho khắc trên núi này bài ký điều động đội thủy quân hùng hậu đi tuần hành vùng Đông Hải kèm với bài thơ của ông, ngay từ năm 1468, rồi các đời sau còn nhiều danh sĩ đến vãng cảnh khắc thêm thơ văn, như chúa Trịnh Cương năm 1729; nhưng có lẽ đến giữa thế kỷ XX, do chữ Hán lần lần mất ý nghĩa trong đại chúng nên di tích bị xâm hại – nhân tình trạng xuống cấp của một cụm di tích quý, GS Hà Văn Tấn có bàn với tôi và GS Phan Huy Lê cùng nhau làm một kiến nghị gửi Bộ GD đề nghị bổ sung thêm một vài tiết học chữ Hán vào chương trình tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, tuy vậy khi trao đổi thì thấy chương trình đã quá nặng nên đành xếp lại. Phải nói thuở ấy, di tích-di sản lịch sử và văn hóa đã bị phá hoại rất nhiều nhưng trong đời sống ngôn ngữ – trên báo chí hàng ngày cũng như trong văn chương sách vở – cách dùng tiếng Hán Việt vẫn còn khá chuẩn, chưa đến nỗi lệch lạc và tùy tiện như ngày nay. Vì thế, nếu đến giờ phút này mà người phụ trách ngành giáo dục vẫn còn nhẩn nha, chưa quyết tâm đem chữ Hán vào trường học, thì sự tuột dốc của sinh hoạt ngôn ngữ – cả ngôn ngữ khoa bảng và ngôn ngữ đời sống – chưa biết thế nào mà nói trước. Hãy cố gắng động não nhằm bỏ bớt những phần học vô bổ cho chương trình bớt nặng – hẳn không khó lọc ra nếu các vị lãnh đạo thành tâm muốn vậy – thì chắc chắn có thể dạy thêm môn học Hán Nôm.

Còn nói như PGS Đạt: bắt học sinh học chữ tượng hình là đi ngược quy luật ngôn ngữ hiện đại thì tôi không thể hiểu. Một nhà triết học nổi tiếng của Pháp hình như là Jacques Derrida (1930-2004) thì phải (có thể tôi nhớ không chính xác), trong các công trình giải cấu trúc luận của mình, khi phản bác ký hiệu học cổ điển coi trọng phần âm mà coi nhẹ phần chữ, đã từng lưu ý rằng chữ tượng hình là thứ ngôn ngữ chứa đựng trong từng chữ cả một kho tư tưởng, khác với chữ ký âm, đọc vào chỉ là đọc con chữ hời hợt và không thu nhận được một chút tư tưởng gì. Hay nói như nhà ngôn ngữ học phương Đông người Pháp Jean-François Champollion (1790-1832): “Chữ tượng hình là một hệ thống phức hợp, một thứ văn tự mang cùng lúc cả tính tượng hình, tính tượng trưng, cả năng lượng ngữ âm, ngay trong một văn bản, trong một câu, thậm chí gần như trong cùng một từ” (L’écriture hiéroglyphique est un système complexe, une écriture tout à la fois figurative, symbolique et phonétique, dans un même texte, une même phrase, je dirais presque un même mot). Thế thì giúp các em thêm một hình thức tư duy tổng hợp cho đầu óc tưởng tượng mở mang phong phú thêm, có gì mà đi ngược quy luật? Trái lại là khác. Ông Đạt lại nói học tử ngữ sẽ không tốt cho việc học sinh ngữ. Tôi cũng không hiểu. Thế người đi học trường Pháp trước đây vào Ban Triết thì phải học tiếng Latinh thì cũng là tử ngữ đấy chứ, mà có ai tồi tiếng Pháp và tiếng Anh đâu. Chỉ có chúng ta được đào tạo trong nhà trường XHCN chủ trương bỏ ngoại ngữ suốt mấy chục năm (1952-1975), rồi sau 1975 mới cho dạy lại, nhưng phương pháp dạy đại trà, ít có thầy cô giỏi, thì sinh ngữ mới kém cỏi thôi. Cứ so sánh trình độ ngoại ngữ của học sinh sinh viên giữa hai miền Nam Bắc trong thời gian 1955-1975 thì đủ rõ.

N.H.C.

(FB Trần Quang Đức, có bổ sung)

(1) Điều rất lạ kỳ là trong bộ Ẩm Băng thất văn tập飲 冰 室 文 集 do Quảng Trí thư cục Thượng Hải in năm 1905 và Trung Hoa thư cục Bắc Kinh tái bản năm 1916, Lương Khải Siêu lại đem cả Việt Nam vong quốc sử 越 南 亡 國 史 của Phan Bội Châu vào đấy, nghiễm nhiên coi như một tác phẩm của mình (?!!).

(2) Hội thảo do Tỉnh ủy QN tổ chức, mời Ban Văn học Cổ cận đại VVH chủ trì.

Nhân 145 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1871 - 2016)

Nguyễn Trường Tộ hiến kế dụng Tây chặn Tàu để bảo vệ Biển Đông Việt Nam

Nguyễn Thanh Giang

(Rút trong cuốn “Đêm dày lấp lánh”)

Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á và đặc biệt với Việt Nam ngày càng quyết liệt. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng từ khi họ trình ra Liên Hợp Quốc vào tháng 5 năm 2009 tấm bản đồ hình lưỡi bò “liếm” hầu như toàn bộ Biển Đông. Họ ngang nhiên bắt bớ, giam giữ, tịch thu tàu thuyền ngư phủ Việt Nam ngay tại những vùng biển mà cha ông ta vẫn đánh bắt hải sản từ xưa. Báo chí Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố: “Phải gia tăng sức mạnh chấp pháp hải dương tại vùng Biển Đông, xua đuổi và bắt giữ kịp thời những thuyền cá tác nghiệp phi pháp tại vùng biển của ta, đồng thời căn cứ vào luật pháp có liên quan của Trung Quốc tiến hành xử lý, và cũng phải tiến hành hành động chống bắt giữ, chống xua đuổi, nhằm bảo đảm an ninh cho ngư thuyền tác nghiệp nước ta”.

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt

Trần Gia Ninh

clip_image001
Tượng Thừa tướng Nam Việt Lữ Gia ở Linh Tiên Đạo Quán, Hoài Đức, HN.

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây? (1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.

Quan nay, quan xưa và Luật Hồi tỵ (1)

Nguyễn Thị Oanh

Mấy bữa nay đọc tin thấy có vụ thời sự là ông Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch vợ lên làm Cục phó. Chuyện này ở Việt Nam thật ra không lạ! Bữa nay rình rang lên báo chí chắc chẳng qua cũng là do "đấu tranh nội bộ" nên mới xì ra mà thôi!

Nhớ có một chuyện thế này ở CIS (2). Hồi mới thành lập trường, đối tác đầu tiên ở Canada lúc đó là Sở Giáo dục vùng Niagara (District School Board of Niagara) cử ra một Giám đốc dự án để lo việc tuyển dụng giáo viên và chuẩn bị triển khai mọi hoạt động cho trường theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác đã ký. Gần tới ngày khai giảng năm học đầu tiên, cô Giám đốc dự án bày tỏ sự lo lắng khi vẫn chưa tuyển đủ một vài vị trí giáo viên. Nhớ lại trước đây cô từng khoe rằng có một cậu con trai vừa tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục ở một trường đại học tại Ontario, tôi hỏi cô sao không tuyển dụng cậu ấy ngay cho CIS? Cô lắc đầu bảo vì cô đang là người đi tuyển dụng và lại phụ trách dự án này nên không được phép tuyển dụng con trai vào làm việc ở đây.

Ông Obama: Trung Quốc không thể bắt nạt Philippines, Việt Nam

clip_image001

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 4 tháng 9, 2016.

Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng Trung Quốc cần gánh vác một vai trò có trách nhiệm hơn trên vũ đài thế giới và tuân thủ những chuẩn mực quốc tế.

Nhiều ứng viên đòi độc lập đắc cử Quốc hội Hồng Kông: Thông điệp mạnh mẽ cho Bắc Kinh

Thụy My

clip_image001

Lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong (G) và các bạn chúc mừng La Quán Thông (thứ 2 từ phải) đắc cử vào Hội đồng lập pháp Hồng Kông, ngày 05/09/2016.

Nhiều nhà đấu tranh trẻ tuổi chủ trương dứt khoát chia tay với Bắc Kinh, lần đầu tiên được bầu vào “Quốc hội” Hồng Kông hôm nay 05/09/2016, hai năm sau phong trào biểu tình đòi dân chủ quy mô đã gây tiếng vang lớn năm 2014.

Cuộc “trà đạo” thưởng lãm thơ thiền (Mênh mông thế sự 42)

Tương Lai

Dành tặng Nguyễn Duy, bạn tôi

Ngôn từ có vẻ rổn rảng quá chứ thật ra chỉ là chuyện ngồi uống trà với nhau để đón nhận một ngẫu nhiên thú vị nhân câu chuyện “châu về Hợp Phố” giữa nhà thơ Nguyễn Duy với hai mươi bài Thơ Thiền Lý Trần in trên giấy dó truyền thống ngỡ đã lưu lạc nơi đất khách quê người nay được tìm thấy. Duy nói đây quả là một bất ngờ quá lớn, một “Big Bang” trong nỗi mừng và niềm xúc động của anh.

Duyên do là bà chị nghệ sĩ Xuân Phượng của chúng tôi gọi cho tôi: “Em ơi, chị vừa khui ra từ trong kho tranh của chị 20 bức họa Thơ Thiền Lý Trần in trên giấy dó do Nguyễn Duy và Nguyễn Bá Chung dịch thơ từng đưa đi triển lãm ở Boston, Mỹ. Chị muốn mấy chị em ta ngồi lại với nhau nhân dịp này, em nghĩ thế nào?”.

Ba tổ̉ chức nhân quyền kêu gọi Tổng thống Pháp đề cập nhân quyền trong chuyến thăm Việt Nam

Vũ Quốc Ngữ

Trong ngày 02/9, ba ngày trước khi Tổng thống Pháp Francois Hollande bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức cấp nhà nước tới Việt Nam, Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và hai thành viên của nó là Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam (VCHR) và Liên đoàn Nhân quyền Pháp (LDH) đã cùng nhau gửi một bức thư ngỏ lên Tổng thống và đề nghị ông đề cập đến vấn đề nhân quyền trong các buổi gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Trong bức thư này, ba tổ chức nhân quyền mô tả sự đàn áp đang diễn ra ở Việt Nam nhằm chống lại những người chỉ trích Chính phủ, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền. Nhiều nhà hoạt động xã hội và bảo vệ nhân quyền thường xuyên đàn áp dưới các hình thức đánh đập, giám sát và hạn chế đi lại, bắt bớ và giam giữ.

Trường hợp mới nhất của xu hướng này là vào tháng 8/2016, chính quyền đã kéo dài thời gian điều tra trước xét xử đối với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài lên thành 12 tháng. Luật sư Đài đã bị bắt giam một cách tùy tiện và cuối năm 2015, một ngày trước cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-EU, bức thư nói.

Đừng đẩy thêm bĩ cực vào dân bằng sự tô hồng lạc quan

Quốc Nam

clip_image002

Cá chết, ngư dân điêu đứng.

Thật tai hại khi bà Cục trưởng Cục Việc làm - Bộ LĐTBXH, Nguyễn Thị Hải Vân đánh giá Formosa giết biển nhưng “thất nghiệp không nhiều”, “thiệt hại vừa phải”. Lại càng vô cảm hơn khi trong bối cảnh Formosa nhấn chìm cả chuỗi kinh tế biển (xin nhấn mạnh: cả chuỗi) 4 tỉnh miền Trung, bà lại thốt lên “người Việt Nam thì không bao giờ ngồi một chỗ để chờ người khác mang lại việc làm và thu nhập cho mình, cho nên sau sự cố là họ vẫn đi tìm kiếm việc làm”.

Tại sao học sinh cần phải học chữ Hán?

Mặc Lâm

Cuộc trao đổi về vấn đề nên hay không nên dạy thêm chữ Hán trong trường học phổ thông hiện nay không chỉ nổi bật trên nhiều diễn đàn học thuật mấy hôm nay mà lan rộng cả trong cộng đồng Facebokker. BVN xin chọn một vài trong số những ý kiến được nhiều người chia sẻ hoặc like, đăng lên, để bạn đọc tham khảo trước khi đọc phần lược thuật của phóng viên Mặc Lâm. Trước hết là 2 ý kiến được trình bày liên hoàn của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, tác giả Ngàn năm áo mũ, nguyên cán bộ Viện Văn học, nay trở thành giáo viên tự do, đã mở nhiều khóa dạy Hán Nôm thành công cho các thế hệ thanh thiếu niên ham thích môn học này. Sau ý kiến bạn Trần Quang Đức, trong ngày mai và một vài ngày tới chúng tôi sẽ xin đăng tiếp ý kiến của GS Nguyễn Huệ Chi, Chủ biên bộ Thơ văn Lý - Trần (1977 - 2004), người có gần 50 năm nghiên cứu văn học cổ Việt Nam bằng chữ Hán và chữ Nôm tại Viện Văn học, cũng như của một vài người khác.

QUỐC HỌC

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi kể rằng: “Năm 1990, anh PL làm một dự án về sự ra đời chữ quốc ngữ trong xu thế phát triển của văn học Việt Nam để xin tài trợ của Nhật, tôi là một thành viên của Viện Văn học đến trao đổi với chuyên gia văn hóa Nhật. Không ngờ bị họ phản bác rất mạnh. Mấy người Nhật đều lập luận: Việt Nam bỏ học chữ Hán và chữ Nôm là sai lầm, trẻ em sẽ không còn biết gì về văn hóa truyền thống hàng ngàn năm của mình. Khi chúng lớn lên, người Việt Nam thế nào cũng có phần mất gốc. Ở Nhật, trẻ em vẫn phải học 3000 chữ Hán cổ. Và đó không phải là học văn hóa Trung Quốc mà học cho văn hóa Nhật Bản. Chúng tôi cãi không lại họ và cuối cùng dự án của PL bị từ khước”.

Đó là nhận thức của trí thức Nhật Bản về vấn đề Hán Nôm. Và vì sao người Nhật lại coi trọng chữ Hán như thế, thì xin đọc stt mới nhất của anh Nguyễn Quốc Vương. Qua đó để thấy, trong khi nền Quốc học ở Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển văn hóa giáo dục, thế giới tinh thần của người Nhật hiện đại, thì nền Quốc học ở Việt Nam vừa chập chững biết đi đã chết lâm sàng.

"Người ta cũng chỉ biết đến vai trò của Dương học (Tây học) đối với quá trình cận đại hóa của Nhật Bản mà quên mất quốc học. [...] Thực tế quốc học ở Nhật cũng có vai trò không nhỏ tạo ra thành công của Nhật Bản ở phương diện khai sáng và phát triển văn minh.

Quốc học 国学 là lĩnh vực học thuật nổi lên vào khoảng giữa thời Edo (1603-1867) và phát triển song song, cạnh tranh với Lan học (Hà Lan học). Quốc học nảy sinh từ sự phê phán khuynh hướng nghiên cứu các tác phẩm cổ điển của Nho giáo, Phật giáo mà tiêu biểu là "Tứ thư, ngũ kinh" một cách máy móc, giáo điều. Chính vì vậy mà các nhà quốc học tập trung vào nghiên cứu các tác phẩm cổ điển của Nhật Bản, lịch sử, tư tưởng, thế giới tinh thần vốn có của Nhật Bản Cổ đại trước khi tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo. Tùy theo các học giả mà quốc học có phạm vi rộng hẹp khác nhau nhưng đại thể nó bao gồm: Quốc ngữ học, quốc tự học, ca đạo, lịch sử học, địa lý học, thần học... Quốc học với những tác phẩm và hoạt động thực tiễn của các học giả thuộc trường phái này đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn hóa-giáo dục và thế giới tinh thần của người Nhật. Sự phát triển của quốc học trong bối cảnh cạnh tranh với Lan học đã tạo ra nền tảng cho các ngành khoa học hiện đại sau khi Nhật Bản cận đại hóa dưới thời Minh Trị như Lịch sử học, Địa lý học, Dân tục học [...]

Ở Việt Nam hiện tại, càng hội nhập sâu và càng muốn gia nhập vào thế giới văn minh, như một quy luật tất yếu, người Việt sẽ cần phải nhận thức lại chính mình. Không phải ngẫu nhiên mà ở nước Nhật vào những giây phút chuyển giao thời đại như thời Minh Trị các sách vở liên quan đến lịch sử, văn hóa lại được quan tâm và bán chạy. Muốn nhận thức được chính mình không thể thiếu quốc học. Muốn quốc học có thành tựu thì cần phải giỏi Hán-Nôm và có mối quan tâm sâu sắc đến quá khứ, đến di sản của cha ông xuất phát từ cái nhìn chân thật vào những vấn đề của xã hội hiện thực. [...] Cả cá nhân lẫn cộng đồng khi không hiểu chính mình hay ngộ nhận sẽ rơi vào tâm lý hoặc mặc cảm tự ti hoặc hoang tưởng tự tôn quá mức. Thậm chí là một trạng thái phức tạp đầy tổn thương pha trộn cả hai.

Việc đề nghị học Hán Nôm cho học sinh trong trường học chẳng có gì là ghê gớm nếu nhìn ở góc độ ấy. Học bất cứ cái gì muốn đem lại ích lợi cho cá nhân người học và sự tiến bộ của cộng đồng đều phải được tiến hành trong môi trường tự do học thuật và tinh thần tự do. Giả sử như Hán-Nôm có trở thành một nội dung tự chọn trong trường học hoặc được dùng trong sinh hoạt câu lạc bộ đi nữa cũng rất khó để hi vọng rằng sẽ có những học sinh thông kim bác cổ đọc được các văn bản Hán-Nôm mà cha ông để lại .Nhưng thông qua đó mà gợi mở mối quan tâm của học sinh đối với quá khứ và đánh thức nhu cầu nhìn lại bản thân, nhìn lại di sản của cha ông dưới nhiều góc độ với cả cái hay, cái dở và cả những gì còn đang ngổn ngang là có thể. Từ những rung cảm ban đầu ấy rất có thể nhiều em sẽ thành những nhà quốc học xuất sắc trong tương lai hoặc nếu không cũng là người có mối quan tâm tới cội nguồn của cá nhân và cộng đồng và nhìn ra những vấn đề còn dang dở."

Ảnh minh họa: Hai nhà Quốc học Việt Nam và Nhật Bản thế kỷ 19.

clip_image001

LỜI KẾT

Những ai đọc một số bài viết gần đây của tôi thì sẽ hiểu rằng, tôi không phải người bảo thủ, cố níu giữ cái ngôn ngữ Hán Nôm này làm gì. Kể cả văn hóa truyền thống, sau 1000, 2000 năm nữa thì cũng như mây như khói cả thôi. Vậy mục đích của tôi (nói vống lên thì có thể coi là triết lý giáo dục) rốt cuộc là gì?

Ở stt LÀ TẤT CẢ NHƯNG CŨNG CHẲNG LÀ GÌ, tôi đã nói, tôi mong thế hệ tương lai "học rộng hiểu nhiều, để có thể đạt được sự tự do trong tư tưởng, cảm xúc", thoát ra ngoài những ý thức hệ, những thứ tinh thần hẹp hòi nhược tiểu. Stt so sánh lối giáo dục, tư tưởng của Ta và Tàu, chốt lại, tôi cũng nói rằng "Thế hệ tương lai cần được giải phóng, cần được làm người tự do, và hơn hết, cần là công dân tốt của thế giới!" Ở stt viết về cuộc tranh cãi có nên học HÁN NÔM không, tôi đánh thẳng vào đại bản doanh của tâm lý sợ HÁN, ghét HÁN, bài HÁN bằng cách chỉ ra một nhận thức về văn hóa, ngôn ngữ trước thể kỷ 19, khi triều đình phong kiến luôn đề cao HÁN văn, và nhận thức về chủng tộc đầu thế kỷ 20, khi đám trí thức như Phan Bội Châu, Phạm Quỳnh, Hoàng Cao Khải v.v. nhất loạt nghĩ rằng VIỆT tộc chính là HÁN tộc. Đó là một nhận thức, nó tồn tại vào thời điểm đó, đúng như nó đã từng, và sau này đã bị thay thế bởi những nhận thức khác. Việc chỉ ra nhận thức này không có nghĩa rằng tôi khẳng định nhận thức đó đúng hay sai. Mà bản ý của tôi rốt cuộc vẫn chỉ là hy vọng thế hệ tương lai "hết sợ HÁN, coi Hán là một phần của Việt", "đều được sống vui với những màu sắc riêng", học rộng để mà "không vướng mắc, không lo sợ, không ảo tưởng trong suy nghĩ của chính mình", "không cần thiết phải thoát đi đâu hết mà vẫn có thể vừa Âu hóa, vừa là người Việt Á Đông". Đặc biệt, "càng mong muốn thoát Trung lại càng chẳng thoát đi đâu được, khi mà cái cần thoát không nằm ở văn hóa hay chữ viết, mà ở ngay nền chính trị thượng tầng!", và "Cái cần chống lại là những thế lực vây hãm, hạn chế sự tự do, chống lại quyền con người! Vậy mà thôi!" Những mong muốn này, đặt trong cái thảm trạng hiện nay, là điều KHÔNG TƯỞNG. Và dẫu trải qua thời kỳ hậu Cộng Sản cả chục, cả trăm năm nữa, với lối tư duy đóng khung, nỗi sợ hãi nhược tiểu, cùng tinh thần dân tộc hão huyền... những điều tôi nói hôm nay cũng vẫn bất khả thi!

Nhưng thôi, về phần mình, tôi vẫn phải nói. Và hôm nay xin chốt lại thế này: Hán Nôm chỉ là một cái chìa khóa, để tìm hiểu quá khứ bao gồm lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ... của người dân Á Đông nói chung, người Việt nói riêng trong khoảng một vài ngàn năm trở lại đây. Nó là Quốc học, để hiểu đúng về mình cùng tổ tiên mình, cũng như nội lực văn hóa, tinh thần của chính mình. Bên cạnh Tây học, để phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế chính trị, đặc biệt là tinh thần tự do khai phóng. Hai thứ Quốc học - Tây học này không hề mâu thuẫn với nhau; chúng bổ sung cho nhau! Vì vậy đừng ngớ ngẩn thêm nữa, khi đặt câu hỏi học Hán Nôm có khiến kinh tế phát triển được hay không. Hay cho rằng học Hán Nôm là lạc hậu cổ hủ, kìm hãm sự phát triển. Trong khi có một thứ tư tưởng kìm hãm sự phát triển thì đám trí thức phò chính quyền lại không dám mở miệng phê phán!

Ông Nguyễn Trãi gần 600 năm trước đã lẩy một ý của ông Tô Đông Pha để đúc kết cho số phận mình rằng 人生識字多憂患 NHÂN SINH THỨC TỰ ĐA ƯU HOẠN. Câu Hán Nôm này có nghĩa rằng: đời người ta, biết cho lắm chữ, chỉ thêm lắm ưu lo, họa hoạn. Và muốn không có lo lắng, không có họa hoạn, tốt nhất đừng học! Làm kẻ mù chữ bao giờ cũng sướng hơn người có chữ. Học hay không học, thôi thì 1000 năm nữa tính sau! Hiện tại cứ sống và tin rằng mình là một trong những dân tộc ưu việt, được sống một cuộc sống hạnh phúc như báo đài vẫn đưa tin, kể cũng chẳng chết ai!

clip_image003

clip_image005[1]

Trần Quang Đức

FB Trần Quang Đức

Những gì đáng sợ hơn cái chết?

Vũ Thạch

“Chết diễm phúc phải là chết già, trên giường, và có người chung quanh khóc ầm ĩ”.

Ít nhất đó là hình ảnh hầu hết người Việt chúng ta được dạy từ thuở nhỏ. Hơn thế nữa, chúng ta còn nghĩ hình ảnh “chết lý tưởng”, “chết êm ả” đó cũng là ước muốn chung của loài người. Chí ít cũng bao gồm mọi người thuộc văn hóa Đông phương.

Nhưng thật thế không?

Có ngay thí dụ: Một trong những điều giới võ sĩ đạo Nhật sợ nhất là phải chết già, chết trên giường. Họ tha thiết cầu Phật khấn Thần để đừng phải chết như vậy. Cảnh một samurai lưng còng, chân tay run rẩy, không cử động được theo ý muốn, ngay cả đi đứng cũng phải cậy dựa vào người khác là cơn ác mộng đối với họ. Rõ ràng viễn cảnh trở nên “vô dụng” đối với họ đáng lo hơn cái chết.

Và có thể nói hầu hết chiến binh phương Đông, từ Mông Cổ đến Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, đều khoái được “da ngựa bọc thây” hơn nằm giường.

Ngày Quốc khánh lặng nhìn Hòn ngọc Viễn Đông

Đỗ Thành Nhân

Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông” được các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước lặp lại nhiều lần từ sau ngày Đại hội Đảng XII,

- Bí thư Thăng muốn TP.HCM phải đúng tên gọi “Hòn Ngọc Viễn Đông”(1);

- Thủ tướng: TP.HCM phải phát huy được vai trò đầu tàu. Là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông chứ không phải hòn ngọc Viễn Đông thông thường”(2)…

Những ngày cuối tháng 8, sau vài cơn mưa, chứng kiến Tp HCM ngập nước(3) người dân lại càng mong muốn lời nói của Bí thư Tp và Thủ tướng thành hiện thực.

Tên gọi Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông có từ khi quân đội viễn chinh Pháp xác lập quyền cai trị ở 3 nước Đông Dương, tên gọi này mất đi từ khi những đôi dép cao su từ núi rừng Trường Sơn của người cộng sản công khai đi trên đường phố Sài Gòn và Sài Gòn chính thức đổi tên Thành phố Hồ Chí Minh.

Bỏ Đảng và hệ lụy

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

clip_image001

Các đại biểu giơ thẻ đảng viên tại lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội vào ngày 28 tháng 1 năm 2016. AFP Photo

Trong vài ngày qua câu chuyện ông Võ Văn Thôn đang là đầu đề thời sự xoay quanh vấn đề bỏ Đảng của các đảng viên cao cấp, lâu năm. Nguyên nhân của mỗi cá nhân có thể khác nhau nhưng nếu tập trung từng trường hợp riêng biệt thì nguyên nhân lớn nhất vẫn là do chủ trương toàn trị của Đảng tuy nhiên cho tới nay con số người bỏ Đảng vẫn không nhiều.

Chào đón anh Mười Thôn

Phạm Đình Trọng

Anh Mười Thôn là cựu Giám đốc Sở Tư pháp Tp.HCM Võ Văn Thôn. Ngày 26.8.2016 cựu Giám đốc ngành tư pháp ở thành phố lớn nhất nước Võ Văn Thôn đã tuyên bố từ bỏ Đảng sau 51 năm là đảng viên cộng sản.

Sinh ở quê Gò Công Đông nhưng anh Mười Thôn đã để lại tất cả năm tháng cuộc đời học hành, hoạt động chính trị, làm việc, cống hiến ở thành phố Sài Gòn.

Hoạt động chính trị do những người cộng sản móc nối, giao nhiệm vụ từ năm 1957. Và một cuộc đời đẹp, một tên tuổi lịch sử đã đưa Mười Thôn trở thành người cộng sản. Năm 1965, bí thư ban cán sự sinh viên học sinh khu Sài Gòn – Gia Định Hồ Hảo Hớn là một trong hai người giới thiệu và bảo đảm cho anh sinh viên luật khoa Võ Văn Thôn vào Đảng Cộng sản.

Đầu năm 1967 Hồ Hảo Hớn được bầu vào Khu ủy viên khu Sài Gòn Gia Định. Tháng 9 năm đó, Khu ủy viên Hồ Hảo Hớn ra cứ họp quán triệt nghị quyết nhiệm vụ chiến lược xuân Mậu Thân 1968, trên đường trở lại Sài Gòn, do có kẻ phản bội chỉ điểm, Hồ Hảo Hớn bị bắt. Sau này những người cùng bị bắt với Hồ Hảo Hớn vẫn truyền tụng câu đối thoại khẳng khái của Hồ Hảo Hớn với viên an ninh khai thác cung. Khu ủy viên ha? Việt cộng cỡ bự ha? Có giá đó. Cái giá là những gì có trong đầu Khu ủy viên vừa đi họp khu ủy về đó. Khu ủy viên ra căn cứ thấu triệt nghị quyết của Đảng rồi mang nghị quyết vô Sài Gòn triển khai làm loạn ha. Nghị quyết đó là gì, Khu ủy viên khai lẹ ra thì sẽ giữ được mạng sống. Không khai thì khỏi sống luôn. Chọn đi. Tất nhiên ai chả muốn sống. Vậy thì khai lẹ đi. Tôi học nghị quyết là để làm cách mạng giành độc lập cho nước, mang lại tư do cho người dân chứ không phải để khai báo đổi lấy mạng sống của tôi.

Đi thắp hương cho danh nhân Nguyễn Trường Tộ tại Vinh

Triết Giang

www.conggiaovietnam.net

conggiaovietnam@gmail.com

clip_image002

Năm nay, đúng dịp kỷ niệm 135 năm ngày mất của danh nhân Công Giáo Phaolô Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) nên nhiều trí thức Hà Nội ao ước có một lần về thắp hương cho ông. Đặc biệt Trung tâm Minh Triết do nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai là Giám đốc cũng nhiều lần bày tỏ ước muốn mà chưa thực hiện được, nhất là hiện nay Trung tâm này đang đặt ra mục tiêu nghiên cứu các tư tưởng của tiền nhân như Nguyễn Trường Tộ, Đặng Đức Tuấn, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… Bản thân tôi cũng có một số bài viết nghiên cứu về tư duy đổi mới và tư tưởng triết học của ông được đăng trong hai công trình của Trung tâm Khoa học Tư duy là “Khoa học tư duy từ những hướng tiếp cận khác nhau” và cuốn “Nguyễn Trường Tộ hôm qua và hôm nay”. Cuốn sau, do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp- Giám mục Giáo phận Vinh chủ biên và Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành.

THÔNG BÁO Về Đại Hội Kỳ II của Liên Đoàn Lao Động Tự Do Việt Nam

clip_image002

(Lao Động Việt – LĐV)

Kính gửi:

- Các Tổ Chức, Đoàn Thể, Các Cơ Quan Truyền Thông

- Quý Thân Hữu, Quý Đồng Hương,

Thấm thoát đã 10 năm kể từ ngày HỘI NGHỊ VỀ QUYỀN LAO ĐỘNG được tổ chức vào tháng 10 năm 2006 tại Warszawa, Ba Lan.

Từ Hội nghị này, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao động Việt Nam đã được thành hình và hoạt động tích cực ở các địa bàn Việt Nam và Mã Lai.

Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp

Trần Văn Chánh

Tình trạng ô nhiễm môi sinh, thoái hóa môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu, vốn là hậu quả trực tiếp của nền sản xuất trong điều kiện tiến bộ khoa học-kỹ thuật do chính con người tạo ra từ nhiều thế kỷ, đến nay đã trở thành một hiện thực cụ thể, và cũng là mối lo âu chung của toàn thể nhân loại, đã làm nát óc biết bao các nhà khoa học, giáo dục, triết học và tôn giáo trên toàn thế giới trong quá trình nhận thức để tìm phương cứu chữa. Nhìn chung, nếu đã hiểu rõ được nguyên nhân tất phải có giải pháp, nhưng giữa giải pháp và thực hành giải pháp vẫn luôn còn một khoảng cách khá xa, có thi triển được hay không và hữu hiệu ở mức độ nào lại còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố khác nữa, liên quan chằng chịt lẫn nhau và không thể tách rời nhau thuộc về kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội hết sức phức tạp.

Ngoài nạn lũ lụt, hạn hán… gia tăng gây thiệt hại về người và tài sản do quá trình biến đổi khí hậu, loài người vẫn phải tiếp tục đối đầu với những hình thức ô nhiễm (khói, bụi, tiếng động, phóng xạ nguyên tử, nguồn nước, rác…) và các loại thiên tai truyền thống khác (như núi lửa, động đất, sóng thần, sạt lở đất đá ở núi và các bờ sông…) đã có mà vẫn chưa ngăn lại được, cũng như tình trạng cạn kiệt tài nguyên, vẫn tiếp tục phát tác và ngày càng thêm mạnh, cùng với tình trạng đói nghèo, chiến tranh và khủng bố, bệnh dịch, một số loại bệnh nan y cũ và bệnh lạ mới xuất hiện…, tạo thành một tổng thể đa dạng các mối đe dọa nguy hiểm đối với sự tồn vong của mình.

Súng nguyện hồn ai

Phạm Thị Hoài

Khi đọc tin về vụ nổ súng ở Yên Bái, tôi không sốc. Ở thời sấp ngửa câu view này, chúng ta đã moi sạch và bị moi sạch vốn cảm xúc thực của mình, để rồi bơm trở lại và được bơm trở lại những cảm xúc pha chế. Khả năng sốc trước tin bạo lực hầu như không còn nữa. Những vụ cướp giết hiếp xuất hiện hàng ngày như hoa hậu và bóng đá. Có những ngày như 27 tháng 11 năm ngoái, đến báo chí cũng uể oải với quá nhiều máu của 11 vụ án mạng và 12 xác chết. Sau những Nghệ An 2/7/2015, Bình Phước 7/7/2015, Yên Bái 12/8/2015, Gia Lai 23/8/2015, Thanh Hóa 1/11/2015 và gần đây nhất, Lào Cai 9/8/2016, ba mạng người ở Yên Bái quá khiêm tốn để tấn công kỷ lục quốc gia về choáng và sốc.

clip_image002

Làm sao ngăn được đà suy thoái về văn hóa?

Phan Hồng Giang

Văn hóa đã bắt đầu suy thoái từ rất lâu

Tôi nhớ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, khi miền Bắc đang “vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”, người dân Tràng An đã than phiền về nạn càn quấy của đám trai trẻ mặc quần ống tuýp, để tóc dài khiến các quý thanh niên “Cờ đỏ” đông nhan nhản ở Bờ Hồ phải thủ sẵn kéo lăm le cắt ống quần, cắt tóc dài để dạy chúng bài học vỡ lòng về… phép ứng xử văn hóa (!)

Tôi nhớ cũng vào những năm đó, nhà văn Nguyễn Khải kể chuyện có lần ông đi xem phim ở rạp Bắc Đô, Hàng Giấy. Khi đèn đã tắt, phim đã bắt đầu chiếu, thấy mấy cậu choai choai ngồi hàng phía trên nói chuyện rào rào, phì phèo thuốc lá, ông bèn khẽ khàng nhắc nhở: “Các cháu tắt thuốc đi nhé!”. Bất ngờ ông nghe thấy giọng nạt nộ: “Này thằng già, liệu mà câm mồm đi!”, và các mẩu thuốc cháy dở tới tấp bay vào người ông. Không một ai lên tiếng bênh vực ông. Ông đành phải câm mồm thật, nếu không muốn bị khủng bố tiếp. Nhà văn ngậm ngùi đúc kết: “Thời nay, cái Thiện đã chịu thua cái Ác!”.

Ngày Quốc khánh

FB Luân Lê

Mục tiêu của nhà nước là xã hội văn minh, nhưng họ lại sẵn sàng từ chối áp dụng văn minh khi khinh khi trình độ dân trí của dân tộc mình thấp. Một vòng luẩn quẩn mà đó là chiến thuật “sau vạt áo chính trị”

Khi tôi viết những dòng này là lúc hơn một giờ sáng ngày 02.09.2016, theo đúng tờ lịch treo tường hay trên chiếc đồng hồ đeo tay, nó đã nhảy sang để báo về ngày Quốc khánh được xác lập vào 71 năm trước, 02.09.1945.

Ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình với việc trích dẫn những dòng chữ là những lời mở đầu bất hủ của Tuyên ngôn dân quyền PhápTuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ.

Ấy là, bất kỳ ai sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng các quyền con người như nhau mà không ai có thể phủ nhận được, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Những quyền ấy là bất khả xâm phạm, được Hiến pháp bảo hộ và Nhà nước thực thi.

Ông Hồ Chí Minh cũng nói, cả nước sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ tự do và độc lập của tổ quốc. Nhưng ông cũng dặn dò, nếu có độc lập mà không có tự do thì chẳng có nghĩa lý gì.

Sự quật cường của người dân miền Trung

FB Sơn Văn Lê

clip_image001

Ngày 01.09.2016, hàng vạn người dân Nghệ Tĩnh xuống đường biểu tình yêu cầu đóng cửa vĩnh viễn công ty Formosa, đồng thời đặt ra một câu hỏi hết sức hệ trọng đối với nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội: “Chọn nhân dân hay chọn Formosa”. Trước thực tại lòng dân như vậy thì nhà cầm quyền sẽ phải tính sao đây?

Chương trình Thách Đố/Cộng Hưởng năm thứ 6 (2016-2017) của VASFCESR

Email: dlp.vasfcesr@gmail.com; cesr.trustee1@yahoo.com

Ngày 8 tháng 9 năm 2015 Bauxite Việt Nam đã hân hạnh được đăng tải và giới thiệu trên trang nhà “Chương trình Thách Đố/Cộng Hưởng năm thứ 5 (2015-2016)” của Quỹ Khuyến Học Việt Mỹ (Vietnamese American Scholarhip Fund, VASF), Quỹ Khuyến Khích Tự Lập (Fund for the Encouragement of Self-Reliance, FESR) do ông Phùng Liên Đoàn khởi xướng. Hôm nay, gần tròn 1 năm trôi qua, Bauxite Việt Nam lại hân hạnh được giới thiệu tới quý vị độc giả “Chương trình Thách đố/Cộng hưởng năm thứ 6 (2016-2017)” với các nội dung như dưới đây. Các tệp tin (file) chi tiết về chương trình, “Phụ bản A: mẫu dàn bài cho đơn” và “Phụ bản B: Tên và địa chỉ một số hội từ thiện” với nguyên bản định dạng, trình bày có tại các link đính kèm cuối bài viết này.

Bauxite Việt Nam

Vấn đề hôm nay: Ghi chép một số nhận định về việc nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin tại Việt Nam

Trần Văn Chánh

Mới đây xuất hiện một câu chuyện thời sự nhưng lại liên quan một vấn đề có vẻ học thuật, không “thời sự” chút nào, đó là việc Đại học Fulbright Việt Nam do người Mỹ chủ trương sắp khai giảng nhưng họ còn chần chờ trước đòi hỏi của Nhà nước Việt Nam là theo luật pháp Việt Nam thì phải giảng dạy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Sự kiện này làm tôi chợt nhớ lại câu chuyện tưởng chừng đã cũ: Tháng 6.2008 khi cố thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời thì chừng một tháng sau, nhà văn-nhà nghiên cứu Lữ Phương đã có bài viết để tưởng niệm người mà tác giả này coi là “một trong những người cộng sản chân chính còn sót lại trên đất nước hôm nay”.

Sau khi nhắc qua nhiều kỷ niệm xa xưa giữa tác giả với người quá cố, đến đoạn cuối bài, Lữ Phương kể lại buổi gặp gỡ thân tình và cuối cùng giữa hai người ở một hiệu ăn bên khu Thanh Đa (TP. HCM) trong suốt một buổi tối. Khi nhận được tập sách biếu (loại in vi tính không xuất bản chính thức) do Lữ Phương ghi tặng, ông Võ Văn Kiệt bỗng hỏi một câu ít khi nào ông hỏi: “Nghe nói Lữ Phương nghiên cứu nhiều về chủ nghĩa Mác phải không?”.

Thảm sát Yên Bái: Điềm rất xấu về cuộc khủng hoảng mới trong Đảng

Phạm Chí Dũng

Đồ thị gia tốc biến động xã hội - chính trị kéo theo biến động chính trị - xã hội ở Việt Nam đã tăng dần rồi tăng đột biến trong 4 năm qua, với đỉnh gần nhất mang tên “Thảm sát Yên Bái”.

Giờ đây khi xâu chuỗi lại quá khứ không quá xa, chúng ta có thể tự hỏi rằng phải chăng sự kiện “người anh hùng áo vải” Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng đầu năm 2012 - dùng súng hoa cải và mìn chống trả đoàn cưỡng chế đất đai Hải Phòng - đã thắp lên một điềm báo đen tối cho cuộc xung đột nội bộ Đảng triền miên sau đó?

4 năm: Từ dân bắn quan chuyển hóa quan bắn quan

Sáu tháng sau vụ Đoàn Văn Vươn, Hội nghị Trung ương 6 của Đảng cầm quyền nổ ra trận đấu đá quyền lực cạn tàu ráo máng đầu tiên sau nhiều năm sóng yên bể lặng. Cũng là lần đầu tiên, những thủ lĩnh phe Đảng như Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng sử dụng thủ pháp “đánh hội đồng” nhằm xử lý dứt khoát một đồng chí của mình - Nguyễn Tấn Dũng - khi đã nhận ra nguy cơ không còn trừu tượng về “sự tồn vong của Đảng”. Thế nhưng lịch sử Đảng khi đó vẫn chưa phải là một ca khúc khải hoàn, mà đã chuyển những giọt nước mắt cay đắng của Đoàn Văn Vươn đến ri rỉ trên khóe mắt mờ đục của Tổng Bí thư Việt Nam.

Quá dài cho một cuộc mộng du

Nguyên Đại

clip_image002

Người dân miền Trung xuống đường biểu tình sáng nay, 1/9/2016. Nguồn: FB Hiệp hội Ngư dân Miền Trung.

Hôm nay (1/9), nhiều ngàn người dân Hà Tĩnh xuống đường đi biểu tình, những chiếc nón lá, những bộ quần áo lam lũ trên con đường bụi, họ đi thành từng hàng tha thiết kêu gọi những đồng bào giàu có, sang trọng của họ hãy cho họ một con đường sống, đóng cửa Formosa, “Chọn Nhân Dân hay chọn Formosa”, và những người đó đã chịu những trận đòn dùi cui của CSCĐ đánh xuống người họ, không chút nương tay.

Chế độ ‘xây dựng nông thôn mới’ hay trùm gôm cùm thuế má lên đầu nông dân?

Thạch Sanh

Xây dựng nông thôn mới những tưởng rằng thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân, thế nhưng qua hơn 5 năm triển khai thực hiện, bức tranh nông thôn lại trở nên xám xịt, người dân điêu đứng, dẫn đến những nguy cơ bất ổn xã hội từ kinh tế, văn hóa đến môi trường.

clip_image002

Theo quy định, để được công nhận “chuẩn nông thôn mới”, các xã phải đạt “19 tiêu chí”, thực hiện 11 “nội dung”, trong đó thôn, xã phải xây những công trình hạ tầng như đường giao thông nông thôn, trụ sở xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, khu học tập cộng đồng, khu thể thao, cổng xã, cổng thôn, cổng làng... Người dân cũng phải xây tường rào cổng ngõ nhà mình.

Đầu tư thương mại, đầu tư chính trị

Ls Nguyễn Văn Thân

Chỉ vài ngày sau khi Tổng trưởng Ngân khố Scott Morrison chính thức ban hành quyết định ngăn cấm không cho Công ty Trung Quốc đầu tư vào mạng lưới điện AusGrid, ký giả của Đài ABC đã có bài tường thuật là trong hai năm tài khóa từ 2013 tới 2015, một số doanh nhân và công ty có quan hệ mật thiết với Trung Quốc đã hiến tặng hơn 5.5 triệu Úc kim cho hai chính đảng của Úc. Đảng Lao động nhận nhiều nhất với khoảng 3.5 triệu và Đảng Tự do khoảng 2 triệu.

Danh sách mà ABC đưa ra cho thấy có 37 công ty và doanh nhân người Hoa là những nhà mạnh thường quân hào phóng cho hai đảng lớn của Úc. Thật ra đây không phải là thông tin mới. Từ năm ngoái, báo Sydney Morning Herald của Công ty Fairfax đã có một loạt bài tường thuật về hiện tượng một số công ty và doanh nhân Trung Quốc hiến tặng những khoản tiền rất lớn cho cả hai đảng. Nhưng ABC đã thu thập số liệu từ Ủy hội Bầu cử - Australian Electoral Commission (AEC) rồi biên soạn và liệt kê từng nhà mạnh thường quân theo thứ tự số tiền đóng góp. Nổi bật nhất trong số này là Wang Zichun. Wang đã tặng cho Đảng Lao động $850,000 Úc kim trước Cuộc bầu cử Liên bang năm 2013. Đây là một số tiền khá lớn đối với một người ngoại quốc tặng cho một đảng phái chính trị tại Úc trước ngày bầu cử. Theo đơn kê khai nộp với AEC, địa chi của Wang dẫn đến số 112 Yuhua Xilu, Khu Qiaoxi ở Shijiazhuang - thành phố lớn nhất tại Hà Bắc và cũng là tỉnh sản xuất thép lớn nhất ở Trung Quốc. Nơi này cũng là địa chỉ của Viện Nghiên cứu Phát triển và Cải cách của tỉnh Hà Bắc và của Văn phòng Chính phủ quản lý các vấn đề liên quan tới Đảng viên Cộng sản Trung Quốc đã về hưu.

Xin được chúc mừng mục “Thư giãn Chủ nhật”

Ngụy Hữu Tâm

Xin ngắn gọn vài lời chúc mừng mục “Thư giãn Chủ nhật của bauxitevn!

Chủ nhật rồi đọc trên trang mạng bauxitevn xuất hiện mục “Thư giãn”, thấy rất hay. Xin được phép chúc mừng!

Nó đã rất gần báo giấy. Thường thì báo mạng vẫn khô quá, bạn đọc ‘tạp nham’ hơn báo giấy nhiều (đây là ý kiến cá nhân, rất phiến diện, mong bạn đọc khó tính lượng thứ, hệt như bài gần đây, và các bài của cá nhân tôi nói chung của tôi, còn nhiều lỗi, BBT bauxitvn cũng đã xin lỗi ở dưới rồi, NHT). Báo giấy và báo mạng khác nhau vậy chẳng lạ, một thứ phải bỏ tiền mua, rất đắt, và nói chung thuộc nhà nước, thứ kia ê hề, vào mạng là có ngay (đấy là tôi nói số đông hiện nay ở nước ta, rồi sẽ khác, cơ chế thị trường mà, chúng ta chẳng là nước xã hội chủ nghĩa định hướng cơ chế thị trường cơ mà).

Tôi hết sức phấn khởi vì vốn có thiên hướng văn học mà, dù cả đời làm vật lý nhưng giữa văn học và vật lý, khá khó phân biệt, và dù mọi so sánh đều khập khiễng, tôi muốn ví nó với vợ và.... bồ.

Hội đồng Liên tôn Việt Nam Tuyên bố về hiện tình tôn giáo nhân 71 năm chế độ Cộng sản

clip_image002

Suốt 71 năm áp đặt lên Đất nước chế độ độc tài toàn trị và vô thần duy vật, Đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam luôn coi tôn giáo là kẻ thù và các giáo hội là những thế lực cần phải tiêu diệt. Tùy lúc và tùy nơi, CSVN áp dụng luân phiên hai thứ bạo lực đối với tôn giáo: bạo lực vũ khí và bạo lực hành chánh, nhằm làm cho các giáo hội tốt nhất là biến khỏi xã hội, biến khỏi lịch sử, hay nếu có tồn tại vì nhu cầu của quần chúng và nhờ sự hỗ trợ của quốc tế, thì cũng phải tiêu tùng bản chất, đánh mất vai trò, suy giảm ảnh hưởng, để chỉ còn là chậu cảnh trang trí cho chế độ, công cụ ngoan ngoãn của nhà nước và là bung xung lừa gạt quốc tế về một trong những tự do quan trọng nhất của con người.

Nguy cơ “họa vô đơn chí”

Tô Văn Trường

Nước thnh đâu phi bng st thép!

Dân nghèo đâu phi ti dân ngu?

Nhìn người, ngm cnh mình mi hiu

Loá mt vì tham c làm liu.

Người ta đã tổng kết “Bi kịch của Trung Quốc là người có tư tưởng thì không quyết sách; Người quyết sách thì không có tư tưởng. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, khi mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai”. Ngẫm suy, nhiều bi kịch của Trung Quốc có đất tái hiện ở Việt Nam.

Thông tin chính thức trên công luận cho thấy một dự án thép khổng lồ với công suất trên 16 triệu tấn/năm đang được tính toán xây dựng tại xã Phước Diêm và Cà Ná, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận. Theo dự thảo thỏa thuận hợp tác chiến lược với UBND tỉnh Ninh Thuận, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) dự kiến đầu tư dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận có vốn đầu tư lên tới 10,6 tỉ USD (hơn 230.000 tỉ đồng), công suất 16 triệu tấn/năm.

Chỉ có 2 từ để diễn tả: Kinh khủng Formosa - Nhơn Trạch

FB Nguyễn Nữ Phương Dung

Sáng nay có việc mình và bạn bè xuống Vũng Tàu. Khi đi ngang địa phận huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Nhìn từ xa chừng 15km thấy 1 đám mây to khổng lồ che khuất cả mặt trời. Ban đầu cả bọn hiếu kì chụp hình lại, chỉ nghĩ đó là đám mây to khổng lồ.

Nhưng khi từ từ chạy đến gần thì thật ko thể tưởng tượng nổi. Đám mây khổng lồ muốn nuốt chửng cả mặt trời đó xuất phát từ các cột khói của nhà máy Formosa Nhơn Trạch.

Mỗi khi xuống Vũng Tàu đi ngang nơi này chúng tôi đều thấy các ống khói này hoạt động ko ngưng nghỉ, liên tục xả khí ra môi trường nhưng đây là lần mà bọn mình thấy nó xả khói kinh khủng khiếp đến vậy. Theo như người dân ở gần đây cho biết, vào lúc sáng sớm tầm 4-6h sáng là lúc nhà máy này xả khí nhiều nhất, đó là lượng khí thải khổng lồ mà như các bạn thấy trong clip.

4 tháng sau sự cố Formosa, ngư dân vẫn gác mái chèo

Đức Hùng - Hoàng Táo

Hàng trăm tàu thuyền của ngư dân ở Hà Tĩnh, Quảng Trị nằm phơi mưa nắng từ khi Formosa xả thải đầu độc biển miền Trung.

clip_image002

Cảng cá thôn Ba Đồng (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nằm ở tâm điểm sự cố môi trường biển. Hàng trăm tàu thuyền nằm bờ phơi mưa phơi nắng nhiều tháng qua. Lâu ngày không ra khơi, ngư dân lấy chăn màn che thuyền, nhưng nắng gió đã làm rách tơi tả tấm che. Cách đó khoảng 2 km, ống khói nhà máy trong công trường Formosa hoạt động đều đặn.

Quan trường và chuyện “nằm gai, nếm mật”

FB Manh Quân

Hôm rồi báo chí đưa tin ông Trần Khiêu, nguyên Chủ tịch tỉnh Trà Vinh, vừa về hưu, đầu tư ngay cho con bồ một quán nhậu hoành tráng hết 15 tỷ đồng. Lộ ra là bồ vì ngày xưa, cô này chỉ là phó phòng, nhưng có lần (khi ông này còn đương chức) cãi nhau cái gì, bà này điên lên vác gạch đá choảng, đập tan nát kính xe ô tô ông đi, đánh gây thương tích công an gác cổng Uỷ ban Tỉnh... Ở thế mà cũng chẳng sao!

Báo chí ban đầu hỏi: Có tin anh với bà L... thế này, thế kia, có nhầm lẫn gì không, cha này chẳng ngại ngần gì nói: “Mày đăng đi... Nhầm mẹ gì!”. Hết biết.

Mình cũng có quen vài ông làm Thứ trưởng, Cục trưởng vài bộ. Ngày xưa công nhận các ông khổ thật, có ông Cục trưởng Cục nổi tiếng kiếm ra nhiều tiền nhất của Bộ, đến cơ quan thì đi xe máy, trông cũng khắc khổ...

Tính Đảng trong lĩnh vực chính trị tư tưởng dưới chuyên chính vô sản

Thiện Tùng

Tuyên huấn Đảng thật sự trở thành tổng tư lịnh các binh chủng “tai, mắt, mũi, họng”, nó thay mặt Đảng, chuyên lo phần hồn cho cả cộng đồng dân tộc, lấy tính Đảng làm kim chỉ Nam cho mọi hành động...

Đối với Đảng CS theo chủ thuyết Mác Lê Mao luôn coi trọng và thậm chí đặt lên hàng đầu về công tác chính trị, tư tưởng. Thực hiện một chủ thuyết tất nhiên phải có bài bản, có chủ điểm, chủ đích. Muốn áp đặt Chuyên chính Vô sản, Đảng CSVN chủ trương tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: quan hệ sản xuất, khoa học kỷ thuật, tư tưởng và văn hóa. Để làm được việc ấy, lúc sinh thời, cụ Hồ luôn nhắc nhở thuộc hạ: “muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải có con người mới xã hội chủ nghĩa”. Thế rồi, cụ ấn định chuẩn chất con người mới XHCN: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Vậy là cuộc Cách mạng Vô sản long trời lở đất, gần như phủ định tất cả những gì vốn có trong quá khứ. Bài viết nầy, Tùng tôi chỉ xoáy sâu vào cuộc cách mạng Tư tưởng Văn hóa mà Đảng CSVN đã và đang tiến hành nhầm tham kiến với quí đọc giả.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn