Quyết định 1880/QĐ-TTg và đỉnh cao “tam vô” của nghệ thuật thiền (*)

Nguyễn Thị Oanh

Cuộc biểu tình có số lượng tới hàng chục ngàn người tham gia ngay tại nhà máy Formosa Hà Tĩnh vào ngày CN 2/10 vừa qua, thêm một lần nữa đã cho thấy sự lúng túng, vụng về của Chính phủ trong việc xử lý "canh bạc Formosa" có thể phải trả một giá đắt như thế nào!

clip_image001

clip_image003

Đảng Cộng sản Đông Dương và Cuộc nổi loạn nông dân ở Trung Kỳ 1930-1931

Ngô Vĩnh Long

Lịch sử lặp lại?

Ngày 2 tháng 10 năm 2016 một số báo “lề trái” và tờ Thanh Niên điện tử có tường thuật cuôc biểu tình của hơn 10 ngàn người dân ở Hà Tĩnh đòi công ty Formosa phải bồi thường việc tàn phá môi trường và phải rời khỏi Việt Nam.

Ngay sau đó có bài đặt câu hỏi cuộc có phải đấu tranh này giống như “ngọn lửa bùng lên ở Nghệ An và Hà Tĩnh chống giặc Pháp năm xưa?”

Để có thêm thông tin giúp trả lời câu hỏi trên, chúng tôi xin đăng lại ở đây bài viết của GS Ngô Vĩnh Long về các cuộc nổi dậy của nông dân Trung Bộ, chủ yếu là các hoạt động và biểu tình ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong hai năm 1930-1931. Bài đã được đăng trên tạp chí Bulletin of Concerned Asian Scholars, dưới nhan đề “The Indochinese Communist Party and Peasant Rebellion in Central Vietnam, 1930-1931” (Vol. 10, Number Four, October-December, 1978).

Diễn đàn

Giới luật sư ngày càng góp phần tích cực bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân

Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự độc lập đấu tranh cho dân chủ tự do của đất nước và an sinh xã hội, giới luật sư Việt Nam đã có những chuyển mình đáng khích lệ.

Từ buổi ban đầu chỉ là một số trí thức lớn tuổi hoạt động trong ngành tư pháp khi nghỉ hưu chuyển sang hành nghề luật sư đến nay đã có một đội ngũ khá đông đảo luật sư, đặc biệt là nhiều luật sư trẻ có mặt tại những phiên tòa xét xử những người đấu tranh cho dân chủ, tự do, những dân oan bị tước đoạt ruộng đất tài sản, v.v.

Từ Sài Gòn, luật sư Lê Công Định đã trả lời phỏng ván của nhà báo Trần Quang Thành về những đóng góp tích cực của giới luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.

Mời quí vị cùng nghe.

(Youtube PV luật sư Lê Công Định)

https://www.youtube.com/watch?v=rpI55eVOF9w&feature=youtu.be

Yêu cầu sửa đổi Dự thảo Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng mới - Thư ngỏ của 54 Tổ chức Nhân quyền và Xã hội Dân sự Quốc tế

THƯ NGỎ GỬI CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM

Kính gửi Bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Đường Độc Lập – Quan Thánh

Hà Nội

Việt Nam

Thưa Bà Chủ tịch,

Chúng tôi, ký tên dưới đây, các tổ chức xã hội dân sự, viết thư này nói lên sự quan tâm của chúng tôi về Dự thảo Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng mới tại Việt Nam. Dự thảo Luật mới, đã được sửa chữa nhiều lần và gây ra nhiều phê phán mạnh mẽ trong giới cộng đồng tôn giáo, được dự trù Quốc hội thông qua thành luật tại các khoá họp tháng 10 và tháng 11 năm 2016.

Nghị sĩ Asean lo ngại luật tôn giáo Việt Nam

clip_image002

Chính quyền Việt Nam luôn khẳng định các quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo được nhà nước bảo hộ.

Các nhà lập pháp trong khu vực hôm thứ Năm (10/6) đã kêu gọi chính phủ Việt Nam từ chối một dự thảo luật liên quan quyền tự do tôn giáo cho đến khi luật được tuân theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Anh Trọng đi làm cảnh sát – tham bát bỏ mâm

Nguyễn Khắc Mai

Dư luận bàn nhiều về việc anh Trọng tham gia quân ủy Công an – thực chất là đi làm cảnh sát.

Một người muốn tìm và làm thêm việc để tăng thu nhập, cải thiện đời sống là chuyện bình thường trong thế giới hiện đại. Ngay như Hồ Chí Minh mở đầu tuyên ngôn Ba Đình cũng mượn lời người Mỹ: “Thượng đế cho mọi người quyền tự do mưu cầu hạnh phúc”. Vả lại, cảnh sát không chỉ ở nước ta, mà các nước khác cũng thế, họ vẫn tuyển người ngoài ngành để làm việc, đặc biệt là làm gián điệp.

Anh Trọng đi làm cảnh sát cũng không có chi lạ. Chỉ tội một điều anh đã già, lại mới vào nghề ú ớ, liệu có nên cơm cháo gì không, lại mang tiếng với đời. Đứng đường làm anh hùng núp, vất vả lắm, mà phải có ngón nghề, tôi đã từng gặp họ giữa đêm khuya trên những cung đường hẻo lánh, khổ sở lắm. Liệu anh có làm được như “Min đơ, Min toa”? (Tên hai người phú lít trong Số đỏ) Sắm vai du côn đàn áp đánh đập thanh niên và người dân biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo xây căn cứ quân sự, đòi Formosa phải bồi thường và xéo đi, có thể anh không nỡ, mà có nỡ thì cũng không xông xáo như bọn trẻ được. Còn đi làm bảo kê cho các đại gia, tranh phần, chia chác, cướp cơm chim của chúng nó, khó đấy, tay ngang, lính mới, không tranh giành được đâu.

Đạo đức của lãnh đạo

Trần Đình Sử

Hồi cụ Hồ còn sống cụ luôn luôn nói về đạo đức, luân lí của lãnh đạo. Theo cụ, cán bộ phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Mỗi cán bộ phải là công bộc (đầy tớ) của nhân dân, phục vụ nhân dân. Cán bộ phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.

Cứ theo tiêu chuẩn của cụ Hồ thì có thể nói cán bộ lãnh đạo ngày này hầu như đại đa số là bọn người vô đạo đức (ông Trương Tấn Sang gọi là bọn sâu). Họ ăn trước thiên hạ, chỗ đất nào ngon họ cắm trước, xây biệt thự rõ to, dự án nào ngon họ chia trước. Họ còn bày ra dự án để kiếm chác. Các mối nguy của đời sống dân kêu mặc kệ dân. Họ lo sau thiên hạ, họ không phát hiện được vụ tiêu cực nào, chỉ khi nào có vụ nào do báo chí nêu lên thì họ ra oai, đòi trừng trị nghiêm. Đạo đức của họ là đạo đức nhiệm kì, cứ chén cái đã, hết nhiệm kì hạ cánh an toàn là xong, còn thì mặc ma với đuốc. Không cần không kiệm, chí tư vô công, ai chết mặc ai, tiền mình bỏ túi. Khi xử án thì thiên vị. Các đồng chí thì nói chung là kiểm điểm rút kinh nghiệm, còn với dân thì phạt tiền, phạt tù.

Có điều này không biết cụ Hồ đã nói chưa, đề nghị các chuyên gia tư tưởng Hồ Chí MInh chỉ giúp. Đó là đối với nước lớn phải tỏ rõ khí phách dân tộc, không được quỵ luỵ, quỳ gối, ăn theo nói leo chúng nó để nó xoa đầu, mất tư thế của một nước có chủ quyền.

Đạo đức thế thì dân tin, dân quý, dân trọng làm sao được?

T. Đ. S.

Nguồn: FB Trần Đình Sử

Nói hay không và cái quy trình không nói

Phạm Quang Long

Các phương tiện truyền thông đưa tin: cuộc giao ban báo chí chiều qua các vị đại diện của ba bên (cơ quan tổ chức, huyện Đông Anh và Cảnh sát giao thông) đã không trả lời bất cứ câu hỏi nào của các nhà báo về chuyện nhà báo xô xát với Công an ở cầu Nhật Tân đang nóng rẫy giới truyền thông và trong các hoạt động khác. Nói có sách: bà Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội yêu cầu phải làm rõ sai đúng ở đâu, cần minh bạch; ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nói sẽ thanh tra vụ này; cử tri thành phố Hồ Chí Minh nêu vấn đề trực tiếp với Chủ tịch nước... Vậy mà các ông có trách nhiệm phải trả lời trong cuộc họp hôm qua đều kiên quyết không nói, hoặc tìm cách né tránh (lý do là không được giao phát ngôn, vì Công an đã điều tra và có kết luận rồi, vì hôm nay không nằm trong nội dung được dự kiến trao đổi, khi nào có thông tin mới sẽ cung cấp sau). Tan họp, các phóng viên vẫn hỏi việc này chứ các nội dung nhà tổ chức chủ động thông tin, họ không quan tâm lắm nhưng các đồng chí đại diện cho ba bên vẫn không thay đổi.

Hỡi người biểu tình, hãy luôn cảnh giác...

Mai Tú Ân

Cuộc biểu dương lực lượng của bà con giáo dân ở trước cửa công ty Formosa đã thành công tốt đẹp bởi sự thắng lợi trong tầm mức của một cuộc đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Nhưng vẫn có những bài học mà chúng ta phải rút ra từ trong thắng lợi này và làm nền tảng cho những cuộc xuống đường khác trong tương lai...

Trong cuộc biểu dương lực lượng ngày 2/10/2016 thì hẳn các cha xứ cùng giáo dân không hề có ý định tấn công các lực lượng Cảnh sát Cơ động đang đứng thành một hàng rào để bảo vệ bức tường rào của Formosa ở đằng sau. Có lẽ cuộc biểu dương lực lượng của bà con giáo dân và lương dân đã đến đúng điểm cần đến, cho một cuộc mitinh rầm rộ khí thế nhưng hoàn toàn ôn hòa trên tinh thần bất bạo động Thiên Chúa Giáo. Và đấy cũng là một chiến thắng không có gì phải bàn cãi cho những người biểu tình khi họ đến được nơi cần đến, và thể hiện khí thế ở nơi cần thể hiện khí thế.

Nhưng trong diễn tiến thì có một nhóm người nhỏ, có Trời biết họ là ai nhưng chắc chắn không phải là những giáo dân trật tự được dẫn dắt bởi linh mục Phêrô Trần Đình Lai, đã tấn công hàng rào Cảnh sát Cơ động bằng ném đá. Trong số người tấn công nhỏ này, có thể là những ngư dân phẫn uất, hay những người bị thản họa Formosa gây khốn đốn, mà cũng có thể lại chính là người của chính quyền, công an cài cắm vào hàng ngũ của người biểu tình để tìm cách gây bạo lực, bạo loạn, cũng như gây mọi cớ để đổ thừa cho người biểu tình, để chính quyền ra tay đàn áp. Chẳng có gì là quá đáng khi ta nói đây là một chiêu bài quen thuộc của những người cộng sản trong suốt sự nghiệp "dựng nước và giữ nước" của họ. Và cái cái cách cho người của họ vào cài cắm và tấn công cảnh sát của họ để kích động bạo lực là chuyện họ sẵn sàng làm ngay, nếu cần.

Đảng viên nói gì về cuộc biểu tình của giáo dân Kỳ Anh

Anh Vũ, thông tín viên RFA

clip_image001

Sáng Chúa Nhật ngày 2/10/2016, đã có khoảng trên 10.000 giáo dân của 7 giáo xứ trong Giáo hạt Kỳ Anh đã tập trung tại trước hai cổng vào nhà máy Formosa Hà Tĩnh - khu vực Vũng Áng Hà Tĩnh, để biểu thị thái độ phản kháng trước việc vô trách nhiệm của Formosa cũng như của các cấp chính quyền. Citizen photo

Blogger Nguyễn Ngọc Già bị tuyên án 3 năm tù

RFA

clip_image001

Blogger Nguyễn Ngọc Già tại phiên xử sơ thẩm cuối tháng ba năm 2016. Photo courtesy of vietnamhumanrightsdefenders.net

Phiên phúc thẩm blogger Nguyễn Ngọc Già, tên thật Nguyễn Đình Ngọc, vào chiều hôm, nay tại tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định giảm án đối với ông này từ 4 năm tù giam xuống còn 3 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Lo ngại ô nhiễm không khí Hà Nội

clip_image001

Hà Nội bị cảnh báo về ô nhiễm không khí

Thông tin không khí tại thành phố Hà Nội rơi vào mức "rất không tốt cho sức khỏe" khiến nhiều người lo ngại.

Trạm quan trắc chất lượng không khí được Đại sứ Quán Hoa Kỳ đặt tại số 7, Láng Hạ, Quận Ba Bình.

Thông tin cập nhật về tình trạng không khí được nhiều người quan tâm và theo dõi theo từng thời điểm trong ngày.

619 hộ dân Quỳnh Lưu nộp đơn yêu cầu chi trả tiền bồi thường

Lê Công Định

Sáng 3/10/2016, nạn nhân của thảm họa môi trường tại ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đã nộp đơn yêu cầu chi trả tiền bồi thường đến Quốc hội và Chính phủ. Tổng số tiền bồi thường theo yêu cầu của 619 hộ dân lên đến 445.968.380.000 đồng.

Đây là giá trị thiệt hại trên thực tế và trong tương lai, bao gồm cả tổn hại về tinh thần và sức khỏe, mà các nạn nhân phải gánh chịu. Số tiền nói trên vượt xa con số mà Chính phủ dự định chi trả "cào bằng" cho các nạn nhân, bất kể sự khác biệt về điều kiện công việc và thu nhập thực tế của mỗi gia đình.

Để thống kê được các số liệu thực tế này, các luật sư và tình nguyện viên đã đến từng địa phương nơi xảy ra thảm họa gặp gỡ tất cả các nạn nhân, giúp họ kê khai thiệt hại. Trong khi đó, chính quyền không tiếp xúc từng hộ dân, lại tự ý áp đặt giá trị thiệt hại như nhau cho mọi người trong cùng nhóm đối tượng nhận bồi thường - một cách làm rất sơ sài và tắc trách!

Tiếp theo hơn 1.000 hộ dân ở Hà Tĩnh đòi Chính phủ chi trả bồi thường trên 2.000 tỷ đồng và hơn 500 nguyên đơn ở Nghệ An khởi kiện Formosa vào các tuần gần đây, ngày càng có thêm nhiều nạn nhân bắt đầu khởi động tiến trình đòi công lý của mình. Dưới đây là các hình ảnh ghi lại việc nộp đơn sáng nay của người đại diện 619 hộ dân.

Khiếu kiện quy mô lớn chưa tùng có, mang tính lịch sử, giành thắng lợi bước đầu

Thiện Tùng

Giáo dân một giáo phận Thiên chúa giáo, xét cho cùng, nó cũng như một tổ chức xã hội dân sự. Không như những tổ chức Công, Nông, Thanh, Phụ,... của Đảng, trước bức bách về cuộc sống của giáo dân, thấy trách nhiệm của mình, linh mục Đặng Hữu Nam đứng ra tổ chức, hướng dẫn cho từng hộ giáo dân Quỳnh Lưu và Diễn Châu làm đơn kiện nhà máy cán thép Hưng Nghiệp – Formosa về tội gây ô nhiễm môi trường. Nội dung kiện: buộc Formosa bồi thường thiệt hại và yêu cầu nhà cầm quyền đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam.

Nhiều báo mạng xã hội đã đưa tin, hình ảnh về vụ kiện khá chi tiết, rõ ràng, nhưng chưa thấy có bài phân tích sâu đặc tính của vụ kiện. Trong bài viết này, ngoài tổng hơp những thông tin đã loan, người viết dựa vào những gì đã diễn ra, phân tích bình luận về những chuyện khác thường trong vụ kiện.

A.- Tổng hợp những hình ảnh, thông tin đã loan

clip_image002

600 giáo dân, với 540 bộ hồ sơ vào nhà thờ làm Thánh lễ.

Ấn tượng về cuộc biểu tình ngày 02/10/2016 của dân Hà Tĩnh

Mạc Văn Trang

Cuộc biểu tình ngày 02/10/2016 của hơn 10.000 người dân Hà Tĩnh là cuộc biểu tình sẽ đi vào lịch sử, vì nó đánh dấu những chuyển biến mới trong xã hội ta, trong đó những điểm rất ấn tượng.

1. Trước hết toàn bộ hệ thống truyền thông nhà nước (sống bằng tiền thuế của dân) nhưng đã trốn tránh trách nhiệm phụng sự dân. Chỉ có tờ Thanh niên điện tử đưa một bài đúng sự thật về cuộc biểu tình, nhưng sau đó bị gỡ bỏ, còn toàn bộ đài Truyền hình, đài Phát thanh, các loại Báo chí của các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận TQ, các đoàn thể ăn lương của dân, suốt từ Trung ương cho đến 63 tỉnh thành, 713 quận/ huyện, 10.925 xã/ phường không một phương tiện truyền thông nào đưa tin về cuộc biểu tình này. Đài VOV và báo Hà Tĩnh thì quen thói xưa, bóp méo, xuyên tạc đưa tin “Vụ tụ tập đông người, cản trợ hoạt động của công ty FORMOSA”... bị dân chửi te tua!

Nhưng nay khác rồi, “Mặt trận truyền thông nhân dân” trên mạng xã hội đã đưa tin về cuộc biểu tình diễn ra từng phút, từng giờ với đầy đủ hình ảnh, âm thanh một cách khách quan, chân thực... Nhờ đó toàn bộ diễn biến của cuộc biểu tình đã được lan truyền đến khắp mọi miền đất nước và ra khắp thế giới. Các hãng thông tấn hàng đầu thế giới như BBC, AFP, CNN... đều đăng hình ảnh, bình luận... về cuộc biểu tình này.

Đạp và Đạp

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Thân yêu tặng Phạm Ngọc Tiến

Bạn đã dùng đôi cẳng chân mới được trí sĩ (về hưu) của mình để đạp xe dọc rẻo đất chữ S vừa bị giáng những đòn tử thương.

Vâng, bằng chính đôi cẳng chân đã từng vượt qua sự trả thù hèn hạ nơi biên tái hôm xưa và từng vượt qua nỗi nhọc nhằn mưu sinh cùng bao nỗi sợ hãi không tên hôm nay.

Tôi có thể hình dung được vị mồ hôi trộn nước mắt của bạn khi đạp qua những đoạn dài biển chết đất chết. Với tính cách của người đa cảm trong dáng vẻ ông hộ pháp chắc hẳn bạn sẽ quẳng xe đi để chạy tới ôm chầm lấy bé gái Kỳ Anh bằng tuổi con bạn đang mếu máo vì không được đến trường khi trong nhà chỉ còn gạo mốc cùng cá tôm chẳng ăn được… Nhưng bạn nuốt nước mắt vào lòng để đạp, đạp, và đạp.

Đạp để gió làm khô đi giọt lệ không cầm nổi khi thầm thốt lên lời hứa thiêng liêng với người mẹ nghèo miền Trung – dù lời hứa đã bị lạm dụng và đánh tráo quá nhiều đến độ không ai còn tin ở bất cứ lời hứa nào nữa…

Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền về án tù đối với blogger Nguyễn Hữu Vinh

clip_image002

Bild vergrößern(© Michael Gottschalk/photothek.net )

Ngày hôm qua, Tòa phúc thẩm tại Hà Nội đã tuyên y án tù đối với blogger nổi tiếng người Việt Nam Nguyễn Hữu Vinh và trợ lý của ông. Về bản án này, hôm nay (23/9) Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:

“Tôi bàng hoàng khi biết tin Tòa án phúc thẩm tại Hà Nội đã giữ nguyên án phạt tù 5 năm đối với blogger Nguyễn Hữu Vinh và 3 năm đối với trợ lý của ông, bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Điều đáng tiếc ở đây là ở Việt Nam người dân vẫn phải ngồi tù nhiều năm chỉ vì họ thực hiện quyền tự do biểu đạt ý kiến của mình. Tại Việt Nam, tự do ngôn luận và tự do báo chí là các quyền cơ bản được Hiến pháp đảm bảo.

ICC – cơ hội bảo vệ môi trường sống của dân tộc

Lê Quỳnh

Về vụ Formosa đầu độc môi trường: “Formosa không phải gây ô nhiễm, mà là hủy hoại môi trường biển ở mức độ hầu như không còn sinh vật biển nào sống được, phá hủy toàn bộ thảm thực vật đáy biển trong một diện tích rất rộng; số người trực tiếp bị đe dọa cuộc sống thường ngày là hàng trăm ngàn người, số người bị ảnh hưởng gián tiếp là hàng triệu. Tất cả các yếu tố này, nếu được các luật sư giỏi của nước ngoài tận dụng, sẽ có thể thuyết phục được ICC thụ lý điều tra”.

Về việc Trung Quốc xây hàng loạt đập trên thượng nguồn sông Mekong: “Không nghi ngờ gì nữa, xây dựng đập trên thượng nguồn sông Mekong và cách thức can thiệp chủ quan, tùy tiện vào dòng chảy của nó là tội ác chống lại loài người. Nếu đưa hồ sơ sông Mekong cho ICC, nhiều khả năng họ sẽ thụ lý”.

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) – một tòa án có đầy đủ thẩm quyền cưỡng chế, bắt giam để phục vụ quá trình điều tra, xét xử và thi hành bản án – vừa tuyên bố sẽ thụ lý các vụ án liên quan đến hủy hoại môi trường, tàn phá tài nguyên thiên nhiên. Trao đổi với Người Đô Thị, GS-TS-LS. Nguyễn Vân Nam nhận định: đây không chỉ là một cơ hội để Việt Nam bảo vệ môi trường sống của mình, mà còn là cơ hội tạo đối trọng với Trung Quốc trong tình hình hiện nay.

Cuộc biểu dương vĩ đại của lòng dân...

Mai Tú Ân

Cuộc biểu tình ngày chủ nhật 2/10/2016 trước cửa công ty Formosa là cuộc xuống đường lớn nhất, mạnh mẽ nhất, được tổ chức tốt nhất và cũng thành công nhất trong hàng loạt các cuộc biểu tình trên cả nước trước thảm họa Formosa từ đầu tháng 5/2016 đến giờ. Có trên 15.000 đồng bào cả lương lẫn giáo miền Trung đã tham gia vào cuộc biểu dương vĩ đại của lòng dân miền Trung, mà cũng là cả lòng dân Việt Nam...

Không hẹn mà nên, các nhóm giáo dân xuống đường do linh mục Phedro Trần Đình Lai dẫn dắt đã được các giáo dân và lương dân ở quanh vùng Vũng Áng kéo đến trợ giúp hết mình và tất cả đã biến ngày xuống đường 2/10/2016 này thành một ngày biểu thị sức mạnh kinh hồn có thể dời sông lấp bể của đồng bào miền Trung, không phân biệt lương hay giáo. Một cuộc biểu dương của các lực lượng bị áp bức, một cuộc xuống đường của sự phẫn nộ, tiếng gào thét uất nghẹn của hàng triệu số phận đang quằn mình trong thảm họa Formosa và lời cảnh tỉnh đanh thép gửi cho chính quyền rằng, chúng tôi đã khốn khổ vượt quá sức chịu đựng lắm rồi...

Việt Nam: Hãy trả tự do cho blogger nổi tiếng

Tòa phúc thẩm sẽ ra phán quyết về bản án đối với nhà phê bình ôn hòa

(New York, mồng 3 tháng Mười năm 2016) Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên phóng thích ngay lập tức blogger Nguyễn Đình Ngọc và tất cả các nhà phê bình ôn hòa đang bị giam giữ vì đã lên tiếng phê phán chính phủ, Đảng Cộng sản Việt Nam đang nắm quyền, hay các chính sách của Đảng và chính phủ. Ngày mồng 5 tháng Mười năm 2016, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xem xét phúc thẩm đối với bản án đã kết hồi tháng Ba với tội danh viết và đăng tải trên mạng các bài viết có tính phê phán của ông.

“Thể hiện quan điểm phê phán đối với chính quyền Việt Nam không nên bị coi là một tội hình sự,” ông Brad Adams Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền Việt Nam cần học cách tiếp nhận những ý kiến khác biệt, chứ không phải chỉ toàn những lời khen ngợi đảng cầm quyền và chính phủ.”

Vì sao Việt Nam có thể thông qua Luật Về Hội cuối năm nay?

Phạm Chí Dũng

clip_image001

Đang có một khả năng mà theo một số đánh giá – có thể lên đến 60-70% – để Quốc Hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua Luật Về Hội vào cuối năm 2016.

Khi thời gian năm 2016 đang trôi về những tháng cuối cùng và chẳng mấy ai còn thấy tăm hơi của một thứ “nợ dân” – Luật Về Hội – đâu, ngày 22 Tháng Chín, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội “bất ngờ” cho ý kiến vào dự thảo Luật Về Hội. Hết cuộc họp này, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng “bất ngờ” cho rằng dự thảo Luật Về Hội đã đủ điều kiện để trình ra Quốc Hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai vào Tháng Mười.

Sự kiện người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh xuống đường phản đối Formosa ngày 2-10-2016

1. Kỳ Anh - Hà Tĩnh: Cuộc biểu tình bất ngờ trước cổng Formosa

GNsP

Sáng nay, (2/10/2016) hơn 18 ngàn người dân thuộc thị xã Kỳ Anh đã bất ngờ kéo về trước cổng tập đoàn Formosa biểu tình, theo thông tin chúng tôi được biết thì cuộc biểu tình sáng nay nhằm mục đích yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả thải ra sông Quyền, Formosa phải đền bù thiệt hại cho người dân và đi ra khỏi Việt Nam.

Sông Quyền là một con sông dài 20 km chảy qua 7 xã trên địa bàn Kỳ Anh - Hà Tĩnh; nằm cạnh Formosa. Con sông bây giờ là nguồn sống duy nhất còn lại của người dân nơi đây! Thế nhưng, trước kiến nghị của tỉnh Hà Tĩnh cho phép Formosa xả thải ra sông Quyền trước khi chảy ra biển để “dễ dàng kiểm soát”; người dân nơi đây đã vô cùng bức xúc.

clip_image002

Bản đồ sông Quyền (Ảnh: nguoikyanh.blogspot.com)

Ngư dân khởi kiện Formosa: Cuộc chiến chống tà quyền đã bắt đầu!

Nguyễn Đăng Quang

Ngày 26 và 27/9/2016 vừa qua, hàng ngàn giáo dân và ngư dân thuộc Giáo xứ Phú Yên huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đã vượt quãng đường gần 200km để vào Tòa án Thị xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh (nơi đặt nhà máy luyện thép Formosa) nộp đơn khởi kiện tập đoàn này. Tòa án Kỳ Anh đã nhận đơn của 506 hộ dân. Trước đấy, hôm 22/9/2016, hơn 1.000 hộ dân xã Kỳ Lợi (Kỳ Anh) đã gửi đến Chính phủ và Quốc hội yêu cầu được bồi thường 2.000 tỷ VNĐ cho những thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe mà họ phải gánh chịu vì thảm họa cá chết do Formosa gây ra. Nếu yêu cầu trên không được giải quyết, họ sẽ tiến hành khởi kiện Formosa, tương tự như bà con Quỳnh Lưu vừa thực hiện! Xem ra, cuộc chiến pháp lý đòi biển sạch, môi trường sạch, chống Formosa và các thế lực tà quyền của bà con ngư dân-giáo dân miền Trung đã khởi sự! Sự kiện này đặt Tòa án Kỳ Anh nói riêng và hệ thống chính quyền các cấp nói chung vào tình thế “tiến thoát lưỡng nan”, “tứ bề thọ địch”! Đây là cuộc khởi kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử nền tư pháp Việt Nam. Trong cuộc chiến pháp lý hy hữu này, những người khởi kiện đã được dư luận rộng rãi trong và ngoài nước đồng tình, ủng hộ!

Thông thường, theo luật định, sau 5 ngày làm việc (tức ngày mai, hứ Hai, 3/10/2016), Tòa án Kỳ Anh phải ra một trong các quyết định sau:

Vụ Formosa: cần ‘lấy dân làm gốc’

clip_image001

Giải quyết vụ Formosa hiện đang trở thành một vấn đề 'nan giải' cho chính quyền Việt Nam trước những bức xúc và đơn kiện của người dân địa phương.

Trong vụ người dân địa phương ở Việt Nam kiện doanh nghiệp sản xuất thép Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan, chính quyền cần 'lấy dân làm gốc', theo ý kiến của giới phản biện, giám định xã hội và chính sách công tại Tọa đàm của BBC.

Cách mạng Dân chủ: thành công và thất bại - Phần 4

Đoàn Hưng Quốc

[phần 1, phần 2, phần 3]

Phần 3 của loạt bài này đã tóm tắt về tiến trình dân chủ ở nhiều quốc gia trong vòng 20 năm gần đây. Phần 4 sẽ so sánh xem mô hình nào trong số đó có thể xảy đến tại Việt Nam kèm theo những thuận lợi và khó khăn như thế nào.

Giả định một trong hai biến cố có thể phát sinh: tiến trình chuyển đổi ôn hòa và trật tự tương tự Miến Điến 2010, hoặc quần chúng nổi dậy lật đổ nhà cầm quyền như ở Ai Cập 2011 và Ukraine 2004.

Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy tiến trình dân chủ hoá sẽ tuần tự diễn tiến tại Việt Nam lý do vì thành phần lãnh đạo trong đảng cầm quyền không chấp nhận đổi mới chính trị, khác với Tổng thống Then Sein trước đây ở Miến Điện. Về phần phong trào tranh đấu cũng chưa hội tụ được một khuông mặt đại diện có tầm vóc như bà Aung San Suu Kyi. Một khác biệt quan trọng nửa là giới quân phiệt Miến Điện muốn thoát ra khỏi lệ thuộc Bắc Kinh điển hình với quyết định đơn phương đình chỉ dự án xây đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc đề xướng vào năm 2011; trong khi đó tại Việt Nam đảng cầm quyền không hề có ý định thoát Trung trái lại còn trông nhờ vào Bắc Kinh để duy trì độc quyền chính trị và lợi ích kinh tế.

Hồ sơ “dân oan” của quê hương Đồng Khởi

Ngô Thị Hồng Lâm

clip_image002

Những người “dân oan” các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Bình Thuận.

Trở lại Bến Tre sau nhiều thập kỉ, nơi từ khi còn tại chức tôi vẫn thường đến làm việc, nghe tin tôi về bà con chạy đến mừng tôi với những nỗi oan ức “bãi bể nương dâu” của chính họ, những người từng có mặt trong cuộc “Đồng Khởi” ở thập kỉ 60 khi Đảng dựa vào dân, “lấy dân làm gốc”.

Lan man đêm mất ngủ (Mênh mông thế sự 86)

Tương Lai

Người trí thức ý thức được sự xung đột xảy ra trong lòng họ và trong lòng xã hội” - Jean-Paul Sartre

clip_image002

Chị tôi gọi: “Biết là em không bay ra được nhưng chị cứ báo cho em, thứ bảy này Chị đã bàn với chị T, chị Tr và các cháu sẽ làm “hiệp kỵ” trên chùa cho chị L.., anh Kh...và cháu QA… vì các ngày 23, 25, 28 tháng Tám và dồn sang ngày mồng một tháng Chín (âm lịch) giỗ anh Lang gần sát nhau. Chị cũng đã rước Bà từ chùa Huyền Quang về đây từ dạo Tết năm rồi. Chắc em cũng nhất trí chứ”? Thì còn gì nữa mà không nhất trí! Tôi hồ hởi đáp lời.

Dự án Từ điển Công an: Một yêu cầu khẩn cấp

J.B Nguyễn Hữu Vinh

(Mua vui cũng được một vài trống canh) - Kiều

Kính gửi:

- Ông Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CSVN, Thường vụ Đảng ủy Công an;

- Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên Đại tướng Công an;

- Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ, Thường vụ Đảng ủy Công an

- Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an;

Gạt tay quá mạnh hay là cưỡng hình đoạt lý

Lê Ngọc Sơn

Sự việc hình ảnh, video các phóng viên bị đánh chảy máu mồm và đập máy ảnh nhẽ ra đã là một ví dụ điển hình để đốn chỉnh kỉ luật của lực lượng Công an Hà Nội, bảo vệ uy tín nghề nghiệp và sự chính trực của lực lượng. Tiếc rằng, cách giải thích kiểu “cưỡng hình đoạt lý” của Công an Hà Nội về việc công an chỉ “gạt tay trúng má”, “gạt tay vào máy quay”,... đã không phải là một cách giải thích hợp lý để giải quyết cuộc khủng hoảng này.

clip_image002

Hình ảnh phóng viên Quang Thế của Báo Tuổi Trẻ bị “gạt tay vào má”. Ảnh: Minh Chiến

Cái ác được dung túng

Phạm Đình Trọng

Công cụ bạo lực nhà nước tùy tiện giáng bạo lực xuống dân lành là chỉ dấu, là bằng chứng của một nhà nước suy đồi và một xã hội bất an. Sự suy đồi và bất an càng nghiêm trọng hơn khi con người công cụ nhà nước sử dụng bạo lực với dân không được nghiêm khắc nhìn nhận và ngăn chặn lại được bao che, dung túng.

Nhảy thách lên, toàn thân cong như một cánh cung và dồn toàn bộ sức bật của cánh cung cơ bắp đó vào cú phóng chân đầy uy lực đá thẳng vào mạn sườn một thân hình mảnh mai tay khư khư ôm chiếc túi nhỏ bên người. Khi tiếp cận kẻ hứng đòn vừa tầm tay tấn công, cánh cung cơ bắp lại dồn hết sức mạnh vào nắm đấm thoi thẳng vào mặt nạn nhân. Không kịp chống đỡ và cũng không biết chống đỡ, phải hứng trọn liên tiếp những cú ra đòn của một thế đánh thuần thục, bài bản đầy sức mạnh, máu mồm kẻ lãnh đòn trào ra. Sự việc diễn ra trên cầu Nhật Tân vắt qua sông Hồng lịch sử ngay cửa ngõ đất kinh kì Thăng Long ngàn năm văn vật một ngày thu nắng đẹp 23.9.2016 giữa thời bình yên.

Những cú giáng trả tàn độc vào nhà báo

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Mới đây, phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ bị nhân viên công lực hành hung thô bạo khi thu thập thông tin; phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam đến hiện trường ghi chép tin tức bị kẻ mặc thường phục tự xưng là chỉ huy cư xử hệt như hành vi của một tên côn đồ; phóng viên của VTC điện tử bị đánh đập dã man khi đang làm nghiệp vụ bởi công an xã… Còn trước đó mấy tháng, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị một bọn xã hội đen hành hung một cách độc ác… Những hành vi xúc phạm khốn nạn và bỉ ổi đến thân thể và nhân phẩm của nhà báo diễn ra liên tiếp trong thời gian qua khiến phần đông xã hội nói chung và giới báo chí Việt Nam nói riêng đau xót và phẫn nộ. Đây là những cú giáng trả có mục đích, có tính toán vào Công lý, Tri thức và Sự thật mà những người thuộc “Quyền lực thứ tư” của Quốc gia đang làm một đại diện xứng đáng. Tại sao lại có sự trùng hợp đến thế giữa hành động của một số người thực thi công vụ đại diện cho luật pháp và bọn Mafia? Có gì liên hệ giữa chúng? Ai đã bảo kê để chúng tác yêu tác quái như vậy? Tìm công lý ở đâu bây giờ?...

Là một người viết báo, trong khi chờ đợi và cũng tìm cách tự lý giải một cách cặn kẽ những nỗi bức xúc trăn trở trên, tôi xin gửi tới các nhà báo đã/đang bị hành hung một bài thơ cũ nhưng có lẽ còn nguyên tính thời sự - như một lời tri ân, cảm thông, động viên bạn đồng nghiệp.

Làm gì để giảm bớt nạn bạo hành của lực lượng công an...

Mai Tú Ân

…đằng sau các cánh cổng đồn CA, trong bóng tối hiểm ác và với những người có vấn đề về pháp luật thì CA luôn hiện ra như một con quái vật hung ác, hành xử rừng rú và sẵn sàng làm trái với pháp luật hiện hành…

clip_image002

Những hình ảnh vụ xô xát tại Hồ Con Rùa tràn lan trên mạng xã hội (nguồn: congly.vn)

Chỉ bồi thường cho dân 6 tháng, sau đó thì sao?

FB Nguyen Anh Tuan

Vậy là, sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Chính phủ đã đưa ra phương án bồi thường cho người dân miền Trung bị thiệt hại trong thảm họa cá chết hàng loạt, lấy từ khoản tiền 500 triệu USD mà Formosa đã đóng.

Từ những điều được biết ở thực địa xin có một số nhận xét với phương án này:

1. Liệt kê chưa đầy đủ đối tượng nhận bồi thường

Phương án liệt kê 7 nhóm đối tượng thiệt hại bao gồm “Khai thác hải sản; Nuôi trồng thủy sản; Sản xuất muối; Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; Dịch vụ hậu cần nghề cá; Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; Thu mua, tạm trữ thủy sản” dù khá đầy đủ, song vẫn không thể nào bao trùm được hết tất cả những người chịu ảnh hưởng.

Đơn cử, nếu tìm hỏi các tài xế taxi ở sân bay và ga tàu Đồng Hới, bạn sẽ nghe họ kể rõ ràng những tổn thất thu nhập của năm nay so với năm ngoái khi mà thảm họa chưa xảy ra. Khách du lịch không còn đến Đồng Hới nữa, nghĩa là lượng khách của taxi sụt giảm đáng kể khiến họ cũng lao đao không kém các đối tượng khác. Vậy sao họ không được bồi thường?

Formosa đóng cửa nhà máy gây ô nhiễm ở Đài Loan

Minh Quang

Thanh Niên Online

clip_image002

Nhà máy của Formosa ở Chương Hóa, Đài Loan, CNA

Formosa sẽ đóng cửa nhà máy hoá chất và sợi ở miền Trung Đài Loan đầu tháng 10 vì gây ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt sau làn sóng phản đối của người dân, truyền thông Đài Loan cho hay hôm 29.9.

Chính trị gia trong chính thể dân chủ và chính trị gia trong chính thể cộng sản

Le Nguyen

…tại sao nhà nước dân chủ cộng sản, càng kêu gào dân chủ mở rộng, dân chủ tập trung, thực thi dân chủ trong Đảng trong nhà nước trong dân thì tiếng kêu cứu gần như tuyệt vọng, ngày càng nhỏ dần, nhỏ dần rồi câm tiếng trong bất lực, chán chường? Riêng nhà nước dân chủ tư sản thì ngày càng hoàn thiện giá trị con người và thực hiện được nhà nước của dân, do dân, vì dân?…

clip_image002

Hẳn mọi người chúng ta ai cũng biết mô hình tổ chức của cộng sản là độc tài Đảng trị nhưng nhà nước công an trị này luôn rêu rao là nhà nước dân chủ. Thôi thì cứ gọi dân chủ để cho họ vui nhưng phải gọi là dân chủ cộng sản cho dễ phân biệt với dân chủ tư sản.

Thư giãn Chủ Nhật

Không chỉ những công an viên CS sở đắc tuyệt kỹ “gạt tay trúng má” huyền thoại, mà dường như một số loài thú dữ cũng được trang bị món võ công bản năng này.

Bauxite Việt Nam

Những màn “gạt tay trúng má” chết chóc của gấu với đồng loại

Gấu nâu khổng lồ có thể nặng tới 130–700 kg. Gấu xám, gấu Kodiak và gấu nâu Mexico là các chủng (phân loài) Bắc Mỹ của gấu nâu. Tuy thuộc các phân loài khác nhau nhưng gấu nâu khổng lồ vẫn có kỹ năng “gạt tay trúng má”…

(chi tiết bài xin truy cập” http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/nhung-man-gat-tay-trung-ma-chet-choc-cua-gau-voi-dong-loai-761317.html)

Điếng người cảnh hổ dữ “gạt tay trúng má” nhau ác liệt dưới nước

Dù mới chỉ được một năm tuổi, nhưng cặp hổ Siberia chứng minh chúng đã có kỹ năng chiến đấu rất ấn tượng khi “gạt tay trúng má” nhau liên tiếp…

(chi tiết bài xin truy cập: http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/cap-ho-du-gat-tay-trung-ma-nhau-ac-liet-duoi-nuoc-731065.html)

BBT BVN

Sự kiện sáng tạo ngôn từ của những nhà-ngôn-ngữ-học-công-an!

Báo Tuổi Trẻ và nhiều bloggers, kể cả chính khách như ĐBQH Dương Trung Quốc, đã lên tiếng kịp thời về việc Công an Hà Nội vừa kết luận vụ Công an Đông Anh hành xử với phóng viên báo Tuổi Trẻ. Riêng BVN chúng tôi với đại đa số các anh chị em làm ngôn ngữ chỉ xin bổ sung một ý nhỏ như sau: chúng tôi hết sức tán thành ý kiến bạn Nguyen Son trên Facebook đề xuất cần tích lũy tư liệu để sớm sửa đổi Đại Từ điển của thời đại CS; bởi chúng tôi nhận thấy ngành công an cũng như nhiều quan chức lãnh đạo ở ta hiện nay đã thể hiện những sáng tạo tài tình trong nỗ lực bồi đắp phong phú hơn vốn từ vựng chuyên ngành, đồng thời vận dụng nhuần nhuyễn trong thực tiễn, khiến ngôn từ tiếng Việt của thời đại thấm đẫm sắc thái uyển ngữ và bội phần biểu cảm. Xin đơn cử vài thuật ngữ ngành công an phổ dụng và ý nghĩa: “Gạt tay = Thoi quyền vào mặt thường dân”; “Gạt tay hơi mạnh = Đấm toạc mồm chảy máu thường dân”; “Giơ chân hơi cao = Thi triển cước pháp trên mạng sườn thường dân”. Những thuật ngữ này, dĩ nhiên dấu nhẹm ý nghĩa thực vốn chỉ ngầm hiểu nội bộ, được thống nhất sử dụng khi bộ máy lãnh đạo công an các cấp phản hồi dân chúng về những trường hợp nhân viên dưới quyền thi hành lệnh trên hơi có chút “bạo tay”, nhằm khiến sự việc bức xúc trở nên nhã nhặn hơn, và những cái đầu của chúng dân đang xung thiên thịnh nộ có lẽ cũng nhờ đó “dịu mát” trở lại trong bầu không khí thấu hiểu một cách trào tiếu.

Dưới đây là một vài bài thơ, hình ảnh, bài viết có liên quan được BBT Bauxite Việt Nam chọn và chuyển tải đến độc giả.

Bauxite Việt Nam

Trái tim của Quyền lực Thứ Tư

Tuấn Khanh’s blog

clip_image002

Trong nhiều ngày, tôi cố theo dõi xem báo chí sẽ viết gì về lần diễn đầu tiên của ca sĩ Khánh Ly ở Sài Gòn. Thế nhưng có một cái gì đó im lặng đến kỳ lạ sau ngày 18/9 đó - ngày mà ca sĩ Khánh Ly được phép hát ở ngay tại Sài Gòn, sau 41 năm đi xa khỏi quê hương của mình, và gần 5 năm đi loanh quanh nơi chốn cũ, ước rằng mình có thể cất lên tiếng hát nơi thành đô trong kỷ niệm.

Làm sao để cứu Đảng của ông Hoàng khỏi tha hóa quyền lực và tự sụp đổ?

Lê Văn Ninh

Cách đây 1 năm 3 tháng, ngày 9/6/2015, ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung ương của ĐCSVN đã cho đăng 1 bài báo trên Vietnamnet: “Bàn về sự bóc lột và thâu tóm quyền lực”. Khi đó ông Hoàng đứng về phía ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chĩa mũi dùi công kích vào nhóm lợi ích trong Đảng (người ta cho rằng nhóm này do ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu). Ông Hoàng nêu ra 3 hậu quả, nếu không kiểm soát được quyền lực. Đó là:

- Đảng chân chính (?) sẽ không còn. Nhà nước sẽ biến chất;

- Dân tộc bị bóc lột, bị tước đoạt quyền lực và bị tước đoạt tài sản của cải;

- Xã hội không có dân chủ, không có tự do, không có bình đẳng.

Từ đó, ông Hoàng đặt vấn đề phải điều chỉnh cơ chế kiểm soát quyền lực và chống “tự diễn biến trong Đảng”.

Sau khi bài báo này được công bố, ngày 13/6/2015, ông Tô Văn Trường đã gửi bài “Mạn đàm với ông Vũ Ngọc Hoàng”. Ông Trường cho rằng ông Hoàng không lý giải được nguyên nhân gốc rễ là “Chế độ Đảng trị” gây ra và do đó ông Hoàng bế tắc cách giải quyết.

Vụ ngư dân Hà Tĩnh kiện Formosa trên báo chí nước ngoài:

Ngư dân Việt Nam kiện một công ty thép Đài Loan vì xả thải độc quy mô lớn

The Associated Press

Dân Nam dịch

Hồi tháng Tư ước tính có 115 tấn cá chết dạt vào bờ, gây ảnh hưởng đến sinh kế của hơn 200.000 người.

(Hà Nội, Việt Nam) - Hàng trăm ngư dân Việt Nam đã gửi đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại từ một công ty thép Đài Loan sau khi công ty này thừa nhận các hóa chất độc hại của họ đã gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt, một tu sỹ địa phương hiện hỗ trợ ngư dân cho hay hôm thứ Ba.

Là thành viên của Tập đoàn Nhựa Formosa, nhà máy này hồi tháng Sáu đã nhận trách nhiệm về vụ ô nhiễm gây chết cá hàng loạt ven biển miền Trung hồi tháng Tư, và hứa trả 500 triệu đô la Mỹ để làm sạch biển và bồi thường cho các gia đình bị thiệt hại. Vụ ô nhiễm gây ra thảm họa môi trường tồi tệ nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, tàn phá ngành ngư nghiệp và du lịch địa phương, đồng thời châm ngòi cho các cuộc biểu tình vốn hiếm thấy tại quốc gia Cộng sản này.

Biểu tình giáo dân ở miền Trung: Nhìn vào hành động của chính quyền mà quyết định

Hàn Giang

“Theo bản thân tôi, người dân chấp nhận (số tiền đền bù) điều đó không bao giờ. Họ chỉ hỏi số tiền đền bù hiện tại đang nằm đâu? Chứ tiền đền bù như vậy có đem lại cho họ cuộc sống sướng hơn đâu”.

clip_image002

Rầm rộ tiến hành hàng chục cuộc biểu tình phản đối Formosa Hà Tĩnh, giáo dân Giáo phận Vinh kêu gọi dư luận phải có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Khoảng một tháng trở lại, những cuộc biểu tình trở nên lẻ tẻ, phải chăng giáo dân Giáo phận Vinh nói riêng và người dân ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng thảm họa nói chung đã chấp nhận khoản bồi thường, những thỏa thuận giữa Formosa Hà Tĩnh với chính quyền Việt Nam, hoặc vì một lý do nào khác?...

Tour du lịch Formosa: Sản phẩm du lịch hay lộ trình tẩy não?

Thiên Điểu

Sự mập mờ, đánh tráo ở đây chính là việc bỏ qua bản chất loại hình này trên thế giới đến vùng thiên tai - bất khả kháng, không thể ngăn chặn - khác hẳn về bản chất của “tour du lịch Formosa” với thảm họa môi trường do chính Formosa gây ra.

clip_image002

Vụ đầu độc biển của Formosa đang đứng trước sự thách thức giữa quan điểm “lề dân” và nhà nước. Việc hàng chục ngàn người xuống đường phản đối với hàng triệu người cả nước theo dõi, đồng tình và mới nhất là hàng trăm hộ dân bốn tỉnh miền Trung đồng loạt đưa đơn khởi kiện Formosa ra tòa án cho thấy quyết tâm của người dân không có ý tưởng chấp nhận sự tồn tại của Formosa sau vụ ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng đã xảy ra.

Tắc và ngập do mưa

Nguyễn Đình Cống

Hà Nội và TP HCM nổi tiếng vì ngập lụt. Năm nay nghe nói Huế cũng đã tham gia vào. Ở TP HCM thì ngoài mưa ra còn có nguyên nhân triều dâng. Riêng Hà Nội chỉ có nguyên nhân duy nhất là mưa. Trước đây mưa lớn, kéo dài mới ngập; người ta tìm nguyên nhân, thực hiện các giải pháp làm thêm kênh chỗ này, đặt trạm bơm chỗ kia. Thế nhưng bây giờ hễ mưa hơi to một chút là ngập.

Vì sao vậy? Vì những giải pháp chống ngập dựa trên một số phán đoán chưa hoàn toàn chính xác và đầy đủ về nguyên nhân, nên kém phát huy tác dụng. Người ta thấy rằng mưa xuống, nước tập trung vào các con đường, theo các lỗ thoát ở hai bên mép đường, vào đường thoát cấp 1, từ đó dẫn đến đường thoát cấp 2, cấp 3… và cuối cùng ra các kênh thoát chính, vào hồ, ra sông. Thực tế ở rất nhiều khu dân cư của Hà Nội việc thoát nước mưa đầu tiên không phải theo các lỗ hai bên mép đường mà qua những lỗ trên nắp hố ga, xuống hố rồi theo đường thoát cấp 1, đó là các ống cống đường kính khá bé.

Chuyện hai người trồng cây

Nguyễn Thanh Giang

Ngày nay Singapore không chỉ được mệnh danh là con rồng về kinh tế của châu Á, mà còn được ngưỡng mộ như một con rồng xanh cỡ hành tinh tọa lạc ở Đông Nam Á.

Singapore hiện đang được che phủ với mật độ cây xanh thuộc hạng cao nhất thế giới. Điều thần kỳ này chứa đựng một nghịch lý. Mặc dù người Singapore gặp nhiều khó khăn hơn trong việc trồng cây so với các nước khác bởi quốc đảo này khan hiếm nước ngọt; đất canh tác hẹp, nông nghiệp không phát triển, thế nhưng bất chấp điều đó, trong hơn 25 năm qua, độ phủ cây xanh của Singapore từ chỗ chiếm 1/3 đã tăng lên đạt gần nửa tổng diện tích đất nước. Ngày nay Singapore không chỉ có vườn trong thành phố mà cả thành phố này ẩn hiện trong vườn.

Có 10 loại cây xanh phổ biến được trồng trên các tuyến phố của Singapore, đa số là họ nhà Fabaceae, nguồn gốc nhiệt đới Nam Mỹ, với độ cao trung bình khoảng 30m, đường kính 5-7m, có tán rộng để tạo bóng mát nhưng lại có lá nhỏ để không che chắn ánh sáng tự nhiên.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn