Hành động để đường phố thành địa điểm: Làm sao chánh quyền làm được chuyện đó?

Project for Public Spaces, 15 tháng 1 năm 2016

Nguyễn Chính Đại dịch

Sau nhiều thập niên đặt ưu tiên cho lưu thông thông suốt và xe cộ trên đường phố của chúng ta, chánh quyền đã bắt đầu nhận ra cái vai trò rộng lớn mà đường phố có thể và phải đóng trong các đấu trường công cộng như thương mại, xã hội hóa, kỷ niệm cộng đồng và giải trí.

Một trong những sách hướng dẫn mới mẻ đầu tiên của chánh quyền hiện đại trong lãnh vực này, Sổ tay Đường phố [Manual for Streets] của Liên hiệp Anh, ấn hành năm 2007, nói rằng: “Trong 50 năm vừa qua, việc quy hoạch và kiến tạo đường phố đô thị ở Liên hiệp Anh và một số quốc gia Âu Châu khác được chỉ đạo bởi các kỹ sư giao thông và họ dành ưu tiên cho xe cộ. Điều này khiến cho môi trường đường phố không thu hút người đi bộ, để đi bộ sử dụng như một nơi cho các hoạt động kinh tế hay xã hội.” Nó tiếp tục thảo luận về việc làm thế nào các cơ quan giao thông có những tiêu chuẩn kiến tạo và luật lệ chi tiết để xe cộ dễ dàng di chuyển trên đường phố, nhưng nói rằng “nhiều hoạt động trên đường phố khác thì không thể so sánh [với giao thông].” Để bù đắp cho điều đó, Sổ tay Đường phố và Hướng dẫn Liên kết và Địa điểm [Link and Place Guide] đã xem xét phạm vi và vai trò của đường phố. Đường phố trong đó giao thông có ưu tiên được gọi là “Liên kết,” và “đường phố là nơi đến theo đúng nghĩa của nó: một địa điểm nơi các hoạt động xảy ra ở trên hay kế bên đường phố” được gọi là “Địa điểm.” Những hướng dẫn này đề nghị rằng trong khi các nhà quy hoạch và kỹ sư giao thông nên đi đầu trong việc quy hoạch và quản trị đường phố Liên kết, các nhà quy hoạch và kiến tạo đô thị nên đi đầu trong đường phố Địa điểm.

Kẹt xe, tắc đường: Tắc ở tư duy?

Đoàn Đạt

clip_image001

Làn đường dành riêng cho xe ô tô luôn trống vắng xe trong khi phần cho xe máy quá chen chúc, chật chội

Ở Hà Nội hoặc TP.HCM, thời gian nào trong năm là lúc người dân ở đây được nhẹ nhàng khinh khoái nhất, không lo gì đến nạn kẹt xe, tắc đường? Đó là thời gian nghỉ tết và mấy tháng nghỉ hè…

Gấp rút chữa cháy cho nền kinh tế

Nam Nguyên, phóng viên RFA

clip_image001

Cảnh buôn bán ở một góc phố Hà Nội hôm 8/12/2016. AFP photo

Phản hồi lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong tuần lễ đầu năm 2017 đã có nhà khoa học nói thẳng, nói thật. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nói rằng, ông chưa thấy động lực tăng trưởng cho năm 2017 ở đâu và năm 2017 có thể sẽ là năm kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn.

Sách “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ” bị cấm ra mắt tại Đường sách Sài Gòn!

Bauxite Việt Nam xin trích dẫn một số bình luận trên FB về sự kiện ô nhục này.

Petrus Ký – nỗi oan xuất bản

Hôm trước, mình được yêu cầu viết 5 dòng, mỗi cuốn 5 dòng thôi, về 5 cuốn đáng kể nhất thuộc dòng khảo cứu trong năm 2016.

Và đây 5 dòng về quyển Petrus Ký nỗi oan thế kỷ:

"Công trình mới nhất do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chủ biên và nặng ký nhất về học giả Trương Vĩnh Ký. Sách như một hồ sơ, tập hợp các trước tác sách, báo, thư từ giao thiệp với Pháp và với vua nhà Nguyễn của Trương Vĩnh Ký. Một mảng lớn và thú vị khác là các tài liệu người đời viết về ông, cho thấy trong khoảng trăm năm kể từ khi Trương Vĩnh Ký “cái quan định luận”, việc nhắc công hay kể tội ông phản ánh nhịp độ thăng trầm trong lịch sử nước nhà."

Ấy là vì kế hoạch khuôn khổ trang báo có hạn. Nên khi nghe cụ Nguyễn Đình Đầu gọi điện thông báo sẽ ra mắt sách, lại còn khẩn khoản kêu là anh nhớ đến nhé, tôi có để dành sách tặng anh đấy, thì thật là đủ xúc động để đợi chờ cái sự kiện ấy.

Người dân Việt Nam cứ cam phận chết dưới tay công an còn Đảng còn mình mãi sao?

Phạm Đình Trọng

Trên thế giới có ở đâu như ở Việt Nam công an được hưởng lương cao, bổng hậu từ tiền thuế của dân lại chỉ biết có Đảng, ngang nhiên phũ phàng, bội bạc, vô ơn với dân trong lời nói, trong nhận thức: “Công an nhân dân chỉ biết còn Đảng, còn mình”! Ngang nhiên coi dân như cỏ rác, giết dân như giết kiến, đánh, giết dân như đánh, giết kẻ thù trong hành động.

Công an đánh chết dân trong trại tạm giam. Công an đánh chết dân ở đồn công an. Công an đánh chết dân giữa phố đông. Công an đánh chết dân trên đường làng. Chết dưới tay công an rồi lại chính công an điều tra, công an làm án để rồi những cái chết đó trở thành vụ tự sát, vụ bị bạn tù đánh chết, vụ chạy quá sức mà chết!

Đứa trẻ 13 tuổi bị chết trong trại tạm giam của công an với những vết thâm tím phù nề khắp người. Dấu tích của những trận đòn diễn ra liên tiếp, dai dẳng nhiều ngày bởi công cụ bạo lực cầm tay. Dấu tích trận đòn của quyền lực mà kẻ chịu đòn chỉ biết cam chịu, không thể tự vệ, không được phản kháng. Công an điều tra làm án và phiên tòa lập ra chỉ để tuyên bản án theo kết quả điều tra của công an: Đứa trẻ bị tạm giam trong phiên trực phải rửa bát đã rửa bát không sạch bị bạn tù đánh chết và công an ngoại phạm trong cái chết đó! Cùng là bạn tù thì bình đẳng, bị đánh phải đánh lại. Đánh nhau tay đôi, không ai có công cụ bạo lực hỗ trợ làm sao có thể dính đòn phù nề khắp người, làm sao lại chỉ một người dính đòn đến chết, còn người kia không hề hấn gì!

Vì sao liên tục có nghi án công an đánh chết dân?

Cát Linh, phóng viên RFA

clip_image001

Cảnh sát cơ động Việt Nam. AFP photo

Vì sao liên tục có nghi án công an đánh chết dân?

Chỉ trong 3 ngày đầu tiên của năm 2017 đã xảy ra hai sự việc liên quan đến hành xử của những người mặc sắc phục công an gây phẫn nộ trong dư luận cả nước, đặc biệt là cộng đồng mạng.

Võ khí tài chính của Bắc Kinh

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA

Chiến tranh kinh tế là một cuộc chiến gay go. Donalt Trump đã lựa chọn được một êkip giàu kinh nghiệm và vốn sẵn có cái nhìn cảnh giác từ lâu trước mọi mưu toan thâm hiểm của đội quân thương lái Tàu Cộng từ hàng chục năm nay, như đàn kiến tha mồi, đang tỏa đi khắp thế giới nhằm gạ bán những món hàng rẻ và kém phẩm chất của họ để mua về toàn những thứ béo bở mà các nhà nước Phi Á Âu Mỹ làm ăn thua lỗ và trót xài sang, cần có tiền rót vào hầu bao cho khỏi sụp đổ, đành phải cướp của dân mà bán.

Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa tỏ ý tin tưởng rằng trong cuộc đụng độ chưa thể nói trước này, chú Sam sẽ không gục ngã trước gã gian hùng họ Tập, trái lại sẽ có một đòn đủ mạnh làm Tập liêu xiêu.

Chúng tôi cũng muốn tin thế lắm. Tin và mong lắm nữa. Ở vào vị thế Việt Nam hiện nay, trong khi các nước Đông Nam Á, từ Campuchia cho đến Philippin, Malaysia... đang có vẻ lần lượt phẩy đuôi bye bye Mỹ mà rón rén xích dần lại gần Tàu; trong khi nhìn thấy tận mắt mà tức ứa máu gã họ Tập khinh khi ra mặt ông Obama với chủ thuyết lan truyền hạt giống dân chủ rất nhũn nhặn “bồ câu” của ông, thì ai chẳng nghĩ đến một biện pháp mạnh, thậm chí làm nốc ao cái kẻ có thể sẽ bắt đám đàn em Việt Cộng khấu đầu chỉ bằng một túi tiền mọn của chúng để cứu Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi bờ vực sụp đổ.

Nhưng sự đời chưa phải nghĩ vậy, tin vậy là thực tế sẽ đi đúng như vậy. Còn nhiều yếu tố khác đóng vai trò chi phối hoặc can thiệp khiến cán cân lực lượng có thể bất ngờ bị lệch mà không ai dự tính trước được. Tất nhiên, yếu tố quan trọng vào hàng tiên quyết trong cuộc đấu sống còn này, theo chúng tôi vẫn là tầm nhìn, bản lĩnh và nhân cách của kẻ cầm đầu. Liệu ông Donalt Trump với cái tính hay bốc đồng, hay nay thay mai đổi, lại đã có cả một thành tích lừa bịp dân chúng và nhà nước Mỹ trong buôn bán làm ăn suốt bấy nhiêu năm, có giữ được ngọn cờ của một vị tổng tư lệnh tối cao kiên cường bền bỉ cho đến cùng chứ không nửa đường bỗng bị hụt hơi và đứt gánh, hoặc có những kẻ nào đó chuyên đi đêm vào loại Kissinger mách nước, thấy lợi rồi đảo chiều một cách cũng rất “ngoạn mục” hay không? Nhất là ông ta có được các tầng lớp dân chúng Mỹ hiện đang có hiện tượng phân rẽ đến cùng cực, tín nhiệm với tỷ lệ đủ để bản thân mình giương ngọn cờ hoa mà trong chiều sâu tâm lý không cảm thấy run?

Xin hãy chờ coi.

Bauxite Việt Nam

Ô nhiễm biển miền Trung không lọt vào 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường

Thảo Lê

Ai đọc tin này không văng tục, người đó không có tim, óc. Tuy nhiên bà con đừng văng tục trên fb của tui.

Nguyễn Quang Lập

clip_image002

clip_image003

NDĐT – Trong số 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường năm 2016 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, không có sự cố ô nhiễm biển miền trung, một trong những thảm họa môi trường trầm trọng nhất trong lịch sử.

Chia sẻ kinh nghiệm trong trường hợp người thân bị công an đánh và đánh chết

Trịnh Kim Tiến

Tôi viết bài này với mong muốn nó có thể đến tay được nhiều người, nhất là những người dân bình thường chưa bao giờ quan tâm đến xã hội, bởi họ là những nạn nhân đáng thương nhất. Họ không ý thức được những tai ương sẽ đến bất ngờ và không định ra được một con đường cần phải đi trong hành trình đau thương.

Bài viết chia sẻ lại kinh nghiệm tôi đã từng trải qua, những bước đi cần thiết khi người thân bị đánh. 

Trong một xã hội thượng tôn và luật pháp bảo vệ người dân, những dòng này không có giá trị, nhưng trong một cơ chế mà ngành công an chiếm quyền lực tối cao và bao che lẫn nhau như hiện nay thì tôi nghĩ bài viết này sẽ là một cẩm nang hữu ích cho mọi người.

# Trước hết tôi sẽ đi vào 5 bước cơ bản cần thiết sau đó sẽ đi vào từng trường hợp cụ thể.

Bước 1: Điều cần phải làm ngay khi người thân bạn bị đánh là quay, chụp lại hiện trạng của thân nhân. Ví dụ hình ảnh họ còng tay khi chưa có án, mọi thương tích trên người người bị hại.

Chuyên gia Phạm Chi Lan: ‘Bất động sản không thể làm chỗ dựa cho nền kinh tế’

clip_image001

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, bất động sản có thể giúp cho tăng trưởng trong thời gian ngắn nhưng đây không phải là ngành mà nền kinh tế có thể dựa vào để phát triển lâu dài. Muốn phát triển lâu dài thì phải tạo ra nhiều giá trị, ra sức lan tỏa, sản phẩm phải có thể cạnh tranh được trên thế giới.

Những thương vụ “dưới gầm bàn” và sự thất thoát ngân sách quốc gia

Ba Son, Giảng Võ thất thoát bao nhiêu?

Huy Đức

Từ mức khởi điểm 550 tỷ, sau 16 vòng đấu giá, TP đã bán được 1.430 tỷ (*). Cho dù ai mới thực sự đứng sau cuộc đấu giá này thì kết quả của nó cũng gây nhiều suy nghĩ. Chúng ta có thể làm một bái toán số học (giữa giá thị trường và giá anh Vượng đã mua, trên giấy) để thấy tiền bạc của đất nước đã thất thoát bao nhiêu khi các dự án như Ba Son, Giảng Võ được âm thầm đem bán.

Đấy là cái giá của sự thiếu minh bạch.

Chính phủ cần ngay lập tức yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước tính đủ giá thành bất động sản (nhà xưởng, văn phòng...) trước khi cho cổ phần hóa.

Đối với các diện tích đất đang sử dụng cho mục đích quốc phòng hoặc đang giao cho các cơ quan làm trụ sở thì không thể coi là tài sản riêng của các cơ quan này (Nhà nước chỉ giao đất để phục vụ cho mục đích hiện hữu). Nay nếu các cơ quan đó không còn nhu cầu sử dụng thì phải trả lại và phải được quản lý như công sản. Ví dụ, Hội Nhà văn của ông Hữu Thỉnh nếu không còn cần trụ sở thì phải trả lại cho nhà nước chứ không thể tự đem bán cho tư nhân hay tự làm khách sạn.

Chín mâu thuẫn nội tại của Trump: Dân bầu cho Trump và nước Mỹ có được hưởng lợi?

Trần Đán

Câu hỏi được đặt ra cho năm mới là chế độ Trump sẽ làm được gì cho những người đã tin tưởng ông và bầu cho ông. Câu trả lời nằm ở chỗ: Trump có hóa giải được những mâu thuẫn nội tại sau đây mà chính ông tự trói mình vào, vô tình hay cố ý. Người viết bài vốn không phải là một pundit (chuyên gia) nên đang chờ xem những hành động cụ thể của ông. Hoặc là ông là người mềm dẻo, học hỏi rất nhanh, thì sẽ thành công. Hoặc ông là kẻ ươn ngạnh, khiếm thị, thì sẽ thất bại.

1) Về thương mại, tiếp tục toàn cầu hóa hay đặt quyền lợi nước Mỹ trên hết?

Toàn cầu hóa, theo Trump và những kẻ ủng hộ ông, đã mang nhiều thiệt thòi cho dân Mỹ. Cụ thể các công ty Mỹ chuyển công ăn việc làm sản xuất có lương cao sang các nước khác, đa phần là Trung Quốc và Mehico. Vậy cứ việc thay đổi chế độ thuế là sẽ lôi kéo các công ty mang công ăn việc làm về Mỹ? Chưa hẳn. Trào lưu đưa công ăn việc làm sang nước khác có nhiều lý do trong tính toán làm ăn của giới tài phiệt: a) giảm chi phí lao động, b) giảm chi phí vận chuyển khi bán cho các nước nơi sản xuất, c) giảm giá khi bán tại Mỹ (như Walmart) tức kiềm chế lạm phát, và quan trọng không kém mà ít các nhà chính trị muốn công khai đề cập, d) tuân thủ điều kiện của nước sở tại yêu cầu hàng bán tại nước họ phải được đa phần sản xuất tại chỗ. Toàn cầu hóa không phải là bước đi do các nước phương Tây phát triển chủ động riêng mình – một hình thức đế quốc kiểu mới như các nhóm tả khuynh lên án – mà là một sự đổi chác mà các nước chậm phát triển cũng có lợi. Các nước chậm phát triển đem thị trường tiêu thụ của mình để đòi hỏi các nước phát triển phải sản xuất tại chỗ. Trong sự cạnh tranh kinh tế khốc liệt, nước nào là nước dám từ khước một thị trường béo bổ một tỉ dân như Trung Quốc? Nếu Mỹ chỉ muốn sản xuất tại Mỹ thì Trung Quốc hay Mehico có thể trả đũa bằng cách đóng cửa thị trường tiêu thụ của họ. Nền kinh tế thế giới ngày nay đối đầu với vấn đề lớn nhất là tìm nơi tiêu thụ các mặt hàng do họ sản xuất dư thừa, không còn là vấn đề sản xuất khan hiếm. Trong đầu của Trump có vẻ như bài toán chỉ đơn thuần là sản xuất mà không hề tính đến mặt tiêu thụ. Dân chúng bầu cho Trump có sẵng sàn mua hàng với giá cao hơn với đồng lương ít ỏi của họ?

Từ Donald Trump đến chuyện con trăn nuốt con nai

Cao Tuấn

Không thể tránh chuyện chính trị nước Mỹ như chuyện Donald Trump. Mỗi người mỗi ý. Người viết rất bi quan về ông Tổng Thống tân cử kiêm doanh nhân tỉ phú playboy này. Mong là nghĩ sai.

1. Thay vì “ấn tượng” với chiến thắng của Donald Trump trước 16 đối thủ trong Đảng Cộng Hoà và chiến thắng cả Hillary Clinton trong cuộc tổng tuyển cử bầu Tổng Thống Mỹ, xin đưa ra một cách nhìn khác:

- Nước Mỹ phân hoá, rối loạn, ốm yếu, suy sụp một cách sâu xa hơn người ta tưởng. Quả thật là khá bất ngờ: Nước Mỹ đã được đánh giá cao hơn hiện trạng của chính nước Mỹ! Lá phiếu giúp Trump thắng cử là lá phiếu của giận dữ, tức tối, bất mãn, kỳ thị, thất vọng, tuyệt vọng – nhắm mắt đưa chân, bịt mũi mà bỏ phiếu cho một kẻ hoạt đầu, mị dân, ăn nói bỗ bã, phách lối, tự ái quá đáng, đạo đức khả nghi...

- Khi nước Mỹ không còn là nước Mỹ hùng mạnh của thời vàng son, thù tất múa tay trong bụng vì thấy thời cơ đã đến, bạn thì lo ngại, mất tin tưởng...

- Cuộc tranh cử vừa qua hạ thấp giá trị của cái gọi là American Democracy, American Values - Dân chủ Mỹ, Giá trị Mỹ. Trump dùng “bá đạo” để đoạt Presidency. Cái giá phải trả sẽ rất đắt, không những cho chính cái định chế Tổng thống Mỹ mà còn cho cả nước Mỹ. “Hard power” đã kém, “soft power” còn kém hơn thì còn làm “trùm” được bao lâu nữa?

Vì sao bội chi ngân sách ‘vẫn ổn định’?

Lê Dung / SBTN

clip_image001

Ảnh: baothamnhung

Chẳng khác mấy quốc nạn tham nhũng mà ông Huỳnh Phong Tranh thời còn là Tổng thanh tra chính phủ đã bật ra một thành ngữ để đời “tham nhũng vẫn ổn định”, quốc nạn bội chi ngân sách cũng chỉ tiến không lùi.

Giữa tháng 12 năm 2016, Tổng cục Thống kê công bố: ngân sách nhà nước bội chi hơn 192 nghìn tỷ đồng.

Hải chiến trên Biển Đông: Châu chấu đá voi

Arnaud Vaulerin, đặc phái viên Libération tại Việt Nam, Libération ngày 03/01/2017

Thuỵ My dịch

clip_image002

Tàu đánh cá Việt Nam trên đảo Lý Sơn. Ảnh Ben Bohane

Tại quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền, các ngư dân Việt Nam đang ở tuyến đầu, trước các hành vi của Trung Quốc: đánh đắm tàu, giật lưới cá, đánh người thậm chí cả giết người. Hà Nội phải nhỏ giọng vì sợ bị trả thù.

Một công cụ mới để bảo vệ nhân quyền: Đạo luật Magnitsky Toàn cầu

Nguyễn Quốc Khải

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa mới ban hành Bộ Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) vào ngày 9-12-2016 vừa qua. Đây là một quà Giáng sinh rất có ý nghĩa cho tất cả những người tranh đấu cho nhân quyền và chống tham nhũng và những nạn nhân liên hệ trên toàn thế giới.

Nhân quyền Việt Nam, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu và sự ‘nổi dậy’ của Vietnam Caucus

Phạm Chí Dũng

Điều gì phải đến đã đến. Quá nhiều lời cảnh báo về khả năng chế tài nhân quyền đối với chế độ chính trị ở Việt Nam đã được giới lập pháp Hoa Kỳ liên tục phát ra suốt từ năm 2014 đến nay, nhưng hầu như chẳng ăn thua gì với đối tượng mà có người phải ví với một đứa trẻ hư chỉ hở ra là ăn vạ. Cuối cùng thì Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu đã được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua và Tổng thống Barack Obama ký ban hành.

Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu

Sau một thời gian dài do dự vì điều được cho là thái độ mềm mỏng hơi thái quá của chính quyền Obama đối với vấn đề nhân quyền quốc tế, ngày 8/12/2016, Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua một dự luật nhân quyền – Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) – nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những giới chức tham nhũng trên toàn cầu. Dự luật này – do hai Thượng nghị sĩ John McCain và Ben Cardin giới thiệu tại Thượng viện – được thông qua chưa tới một tuần sau khi một dự luật tương tự do hai Dân biểu Chris Smith và Jim McGovern đệ trình tại Hạ viện được chuẩn thuận với tỷ lệ áp đảo đến 2/3.

Mỹ - Trung sẽ đối đầu vì chủ nghĩa dân tộc?

clip_image002

Phi cơ quân sự Trung Quốc tuần tra các vùng biển phụ cận. XINHUA

Những lời nhạo báng Tổng thống tân cử Donald Trump nhắm vào Trung Quốc - mới nhất là đoạn Tweet phê Trung Quốc không giúp kiềm chế Bắc Hàn dù kiếm nhiều tiền từ Mỹ - không còn là 'sự vụng về ngoại giao' của nhà tỷ phú chưa từng cầm quyền.

Không để dự án nhà ga sân bay lưỡng dụng làm hại cả ngành hàng không

Trần Đình Bá

(GDVN) - Tại sao cho đến bay giờ ngành hàng không vẫn đang lúng túng với việc làm các sân đỗ trong sân bay Tân Sơn Nhất?

Sau khi Cục Hàng không Việt Nam có văn bản gửi các hãng hàng không nghiên cứu kế hoạch đưa tàu bay từ sân bay Tân Sơn Nhất về đậu qua đêm tại sân bay Cần Thơ đã gặp phải phản ứng từ các chuyên gia nghiên cứu kinh tế và chuyên gia hàng không.

Nhân sự kiện này, ông Trần Đình Bá – Hội viên hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, người đã từng thực tế nghiên cứu tại sân bay Quốc tế Riga Latvia 1988 -1989có bài viết phân tích về vấn đề nghịch lý này.

Tắc nghẽn tại sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam là Tân Sơn Nhất đã đến mức báo động, tới mức mà phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sau chuyến đi thị sát, làm việc với Bộ Quốc phòng và Sân bay Tân Sơn Nhất đã đánh giá “tắc cả trên trời – dưới đất, tắc cả trong và ngoài” và đã có những chỉ đạo trực tiếp cho cả Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông Vận tải.

Vậy tại sao cho đến bay giờ ngành hàng không vẫn đang lúng túng với việc làm các sân đỗ trong sân bay Tân Sơn Nhất?

clip_image001

Ông Trần Đình Bá - Chuyên gia nghiên cứu giao thông

Chuyện đổi tiền

Nguyễn Thông

Kỳ 1

Mấy hôm nay, đầu tháng 12, tháng cuối cùng của năm 2016, thiên hạ rộ lên tin đồn đổi tiền. Chính ngài thủ tướng, rồi lãnh đạo ngân hàng nhà nước đã chính thức đứng ra bác bỏ. Bản thân tôi cũng cho rằng chả có lý do gì phải đổi tiền. Trong bối cảnh kinh tế và nhất là xã hội như thế này, chỉ có điên mới đổi tiền. Làm như thế không khác gì tự sát.

Nhưng nhân sự lộn xộn vớ vẩn, lại sực nhớ những chuyện liên quan đến đổi tiền mà đời mình đã trải qua. Nó như cuốn phim quay chậm lại, có cả thời trẻ thơ, cả khi bước vào đời, cả những lúc lăn lộn với cuộc mưu sinh vất vả.

Mà cũng phải “bố cáo” ngay, chuyện đổi tiền tôi kể ra đây không phải vụ nào cũng do nhà nước cầm càng, kẻo ai đó lại quy rằng “thế lực thù địch” xúi bẩy.

Đám trẻ con lớn lên ở nông thôn miền Bắc những năm 60-70 thế kỷ trước (nói thế kỷ có vẻ cổ điển xa xôi quá, chứ thực ra cũng chỉ mới trôi qua hơn 50 năm) chả đứa nào có tiền riêng bao giờ. Thày bu làm ruộng vất vả, bán được hột thóc, củ khoai, con gà con lợn... được chút tiền thì cả trăm khoản cần chi trông vào, hầu như không có chuyện cho con cái tiền. Bọn tôi chỉ được cầm tiền trong tay khi nhà trường thúc học phí, 3 đồng 6 hào cho một năm học. Nhà nào có 3 đứa đi học trở lên thì chỉ phải đóng 2 đứa, đứa còn lại được miễn. Thế mà cũng chạy vạy khổ sở, cũng nợ xấu nợ đọng, cũng năn nỉ xin xỏ nhà trường đến khổ, kiểu như “thầy đợi nhà em bán con lợn rồi em đóng sau”, mà lợn còn bé tí. Sướng nhất là nhà ông Trác anh họ tôi, anh chị sinh những 10 đứa con, đám quân thường trực đi học lúc nào cũng 4-5 đứa, chỉ đóng học phí diện bắt buộc 2 đứa, còn lại miễn tất. Cũng may cả thôn chỉ vài nhà như thế, chứ nhà nào cũng vậy thì trường sập, nhà nước hết tiền tan chứ chả chơi.

Việt Nam “không tán thành” Mỹ bổ nhiệm ông Bob Kerrey tại Đại học Fulbright

An Tôn - VOA

clip_image002

Ông Bob Kerrey, một cựu thượng nghị sĩ Mỹ, được chọn làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV).

Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn nói Việt Nam không tán thành việc bổ nhiệm ông Bob Kerrey tại trường Đại học Fulbright Việt Nam.

Thư ngỏ của một công dân

Kính gửi: Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra Thành phố Hồ Chí Minh

Kính thưa Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra Thành phố Hồ Chí Minh,

Là một công dân, quán triệt tinh thần “Dân biết – Dân bàn – Dân làm – Dân kiểm tra!”, chúng tôi viết thư ngỏ này gửi đến ông xung quanh việc quý cơ quan “triệu tập” cô giáo Nguyễn Thanh Loan [giấy triệu tập ghi Nguyễn Thị Loan – BVN].

Vừa qua cô giáo Nguyễn Thanh Loan sinh sống tại Sài Gòn, nhận được giấy “Triệu tập” của cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hồ Chí Minh “để hỏi vệ mối quan hệ với Lưu Văn Vịnh.”

Giấy được kí ngày 26/12/2016, và mời làm việc vào 8g30 sáng ngày 30/12/2016. Nhưng cái giấy “Triệu tập” ấy đã đi bộ hết ba ngày từ số 4 Phan Đăng Lưu đến đường 30 quận Gò Vấp (ước chừng 30 phút chạy xe máy).

Cho mãi đến 22g ngày 29/12/2016, cái giấy mời mới được đưa tới tay cô giáo Nguyễn Thanh Loan phải có mặt làm việc vào sáng ngày hôm sau.

Thư cảm ơn của Trung tâm Minh Triết

Hà Nội, ngày 2-1-2017

Chúng tôi gửi lá thư này vào dịp năm mới 2017, tới tất cả những bạn bè thân mến đã hoan nghênh và ủng hộ Trung tâm trong Quyết định trao Phần thưởng cho tác giả Trần Thị Lam với bài thơ: Đất nước mình ngộ quá phải không anh.

Xin cảm tạ và đánh giá cao việc làm và tình cảm đối với tác giả Trần Thị Lam cũng như sự tin cậy đối với Trung tâm Minh Triết. Nhân dịp năm mới Đinh Dậu - 2017, chúng tôi thành tâm chúc tất cả Quý vị Năm mới thân tâm an lạc, khỏe mạnh.

Sau đây, xin báo cáo danh tính và số tiền đã nhận được.

I. Số tiền gởi qua Tài khoản của Trung tâm tại Ngân hàng Bắc Á, chi nhánh Kim Liên (báo cáo của BAC A BANK chi tiết tài khoản, từ ngày 7-09-2016 đến ngày 17-10-2016):

Bàn về tự diễn biến và tự chuyển hóa

Nguyễn Đình Cống

Đó là hai khái niệm được dùng nhiều trong thời gian gần đây. Chúng thường đi cùng với nhau, chưa thấy ai dùng tách riêng. Như vậy chúng là đồng nhất hay khác nhau? Nếu là đồng nhất thì sao giữa chúng có liên từ hoặc viết liền nhau, cách một dấu phẩy. Lúc này cần dùng liên từ hoặc để kết nối, sẽ tốt hơn khi đặt khái niệm sau cùng với chữ hoặc vào trong dấu ngoặc đơn. Nếu là khác nhau thì ở chỗ nào? Tôi chưa tìm thấy một định nghĩa rõ ràng, đầy đủ của hai khái niệm trên. Nghị quyết 4/12 của Trung ương Đảng nêu ra 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tóm lược như sau:

1) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin (CNML), tư tưởng Hồ Chí Minh …, đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng".

2) Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự" … Phủ nhận chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.

3) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng… Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Cần tái lập sự lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương

(The Need for Renewed American Leadership in the Asia-Pacific)

John McCain, The Heritage Foundation – 29 tháng 12 năm 2016

Bình Yên Đông lược dịch

clip_image002

Là một quốc gia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ công nhận rằng hầu hết lịch sử của thế kỷ 21 sẽ được viết trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Một kỷ nguyên hòa bình và an ninh chưa từng có cho phép hàng trăm triệu người Châu Á thoát nghèo và biến đổi kinh tế trong khu vực. Châu Á này – một Châu Á hòa bình, thịnh vượng và dân chủ – là một sức mạnh đang lên đáng kể nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, cách cư xử của Trung Quốc đe dọa phá vỡ cái trật tự đã tạo ra kỷ nguyên hòa bình và an ninh này. Hoa Kỳ không thể chọn lựa cho Châu Á trong việc duy trì và bảo vệ cái trật tự dựa trên luật lệ đó. Nhưng chúng ta có thể làm cho sự lựa chọn dễ dàng hơn với việc tái lập sự lãnh đạo ở Châu Á - Thái Bình Dương, bằng cách duy trì sự cam kết tích cực trên thế giới như là một đối tác kinh tế và an ninh không thể thiếu được. Trong buổi Thuyết trình B.C. Lee 2016, John McCain nói về việc làm thế nào để Mỹ duy trì vai trò lịch sử như là một sức mạnh Thái Bình Dương lâu dài trong tương lai.

Năm 2017 nền dân chủ phương Tây sẽ bị “điều chỉnh”

Nguyễn Đình Ấm

Trên góc độ dân chủ, nhân văn thì đảng Dân chủ cũng như hai nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama cũng như các lãnh đạo châu Âu là đáng tôn trọng, ngưỡng mộ. Tuy nhiên, mức dân chủ và nhân văn ở tầm cao đó đã có vẻ chưa “tương thích” với một thế giới phẳng nhưng vẫn tồn tại nhiều khu vực nghèo đói, lạc hậu, đặc biệt là những chế độ độc tài mọi rợ trên thế giới.

clip_image001

Mảnh đất màu mỡ

Luật sư Lê Luân

Các bạn có biết, điều tréo ngoe nhất ở đất nước chúng ta đó là Hiến pháp đã quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Chính vì quy định này mà chỉ có nhà nước – một pháp nhân xác định và đầy đủ quyền năng để thực hiện mọi quyền và nghĩa vụ của một chủ sở hữu đối với tàn sản, còn toàn dân là một chủ thể bất định. Chính bởi vậy mà chủ sở hữu như ấn định trong Hiến pháp lại chẳng là ai và cũng không thể xác định được.

Đây chính là một quy định mà không có bất kỳ ý nghĩa về mặt học thuật nào đối với khoa học pháp lý. Tất cả các nhà nghiên cứu luật pháp cũng đều đành phải bó tay với kiểu sở hữu này trên thế giới.

Và vì cái thứ sở hữu ấy nên nhà nước chính là chủ thể trực tiếp để quyết định mọi vấn đề về thu hồi, bồi thường và các quyết định chính sách khác về đất đai. Và cũng vì lẽ đó mà các tập đoàn, cá nhân muốn làm ăn thì phải "tham nhũng chính sách" nếu muốn đầu tư về đất đai, dự án nhà ở. Vì chỉ có nhà nước mới là "chủ sở hữu" thực sự của đất đai mà toàn dân thì không ai biết là ai và không có bất kỳ giá trị gì về mặt pháp lý trên thực tế.

Và vì vậy mà ở Việt Nam mới mọc lên các loại đại gia bất động sản một cách khủng khiếp và nhiều như nấm là thế: Vingroup, FLC, Tân Hoàng Minh, Sungroup, Sunshine,... ở các nước khác trên thế giới thì không có ông tỷ phú nào về bất động sản cả.

Nhìn về phía trước (Mênh mông thế sự 51)

Tương Lai

Lòng tự dặn lòng hãy biết nhìn và dám nhìn về phía trước khi quỹ thời gian của mình không còn nhiều. Ấy thế mà trên dòng sông cuộc sống tôi đang phải ngụp lặn đây, thì làn nước buốt giá hay ấm áp vừa chạm vào tâm hồn mình trong buổi nhiễu nhương này nào có phân biệt được ranh giới giữa đâu là cái đã kết thúc và đâu là cái đang bắt đầu? Đây cũng chẳng là chuyện mới mẻ gì. Vì sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chẳng qua chỉ là một ảo tưởng dai dẳng đến ngoan cố mà cha đẻ của thuyết tương đối A. Einstein đã lưu ý từ lâu rồi.

Chuyển từ năm cũ sang năm mới chỉ là một ước lệ. Thì chẳng phải những ngày cuối năm 2016 đã dồn dập bao nhiêu biến động dữ dội, cứ ngỡ như trên dòng sông cuộc sống, chúng ta đang ở vào nơi nước dồn vào miệng vực trước khi ào xuống thác, chuyển dòng! Mà thật ra thì nước đã ào xuống rồi! Chúng ta đang bị cuốn theo dòng thác, không liệu cách ứng phó thì chết chìm trong dòng thác ấy chứ chả đùa!

Chỉ mới hơn một tháng, kể từ cảm nhận “Sau cơn địa chấn là sự trầm tư”, tên của bài “Mênh mông thế sự 52”, thì giờ đây “trầm tư” e là không còn đủ nữa rồi. Trầm tư là để có dịp kiểm nhận đúng sai, nông cạn hời hợt, hay chín chắn cẩn trọng trong nhận thức về thời cuộc, trong cảm nhận cuộc sống để còn liệu mà nghĩ, mà sống. Dồn dập những sự kiện đang đảo lộn những cách nhìn, cách nghĩ, làm nhòe đi những nếp hằn trong đường mòn tư duy quen thuộc. Địa chấn gây đổ vỡ trên bề mặt của địa cầu, làm xáo động tâm hồn cư dân đang sống trên đó. Trước hết là tạo ra một lực khởi động cho tư duy của những đầu óc còn ngái ngủ hoặc quá hằn sâu những vết mòn dễ dãi cho những não trạng lười biếng.

Các tổ chức xã hội [Đài Loan] đòi Đài Loan trả lời về thảm họa do Formosa gây ra ở Việt Nam

Huy Lam / SBTN

“Theo tường thuật của báo China Post của Đài Loan, đại diện các tổ chức dân sự và chính quyền đã cùng bàn thảo về việc liệu sự cẩu thả của chính quyền, và những lỗ hổng về pháp lý của Đài Loan có thể nào đã đóng góp vào việc gây tai họa tại nước ngoài. Nghị sĩ Chen nói Đài Loan nên xin lỗi nhân dân Việt Nam, bởi vì luật lệ thiếu sót không cho phép chính phủ Đài Loan giám sát và trừng phạt các công ty nước này đem thảm họa đến nước ngoài.

Đại diện tổ chức Covenants Watch Organization, Huang Song-lih chất vấn làm cách nào chính quyền Đài Loan ngăn ngừa những thảm kịch như vậy xảy ra lần nữa, khi chính sách Hướng Nam Mới đang khuyến khích các công ty Đài Loan đầu tư thêm nữa vào các nước Đông Nam Á. Luật sư Chang Yu-yin -Hiệp Hội Các Nhà Tư Pháp Môi Trường - chỉ ra  nguyên nhân nhiều quốc gia Đông Nam Á hấp dẫn đối với các công ty Đài Loan. Đó là vì luật lệ về môi trường và nhân quyền tại đó tương đối dễ dãi hơn là luật lệ tại Đài Loan”.

clip_image001

Ảnh: wildatheart.org

Có kỳ vọng dân chủ với luật Magnitsky?

Cát Linh, RFA

“Trong nước cần phải học ngay cách thức làm một bản báo cáo đúng với tiêu chuẩn Liên hiệp quốc, chứ không phải quay video, rồi tri hô thôi thì không được. Thủ tục phải rất chi li và đúng tiêu chuẩn quốc tế.”

Những hồ sơ và danh sách ấy sẽ được chuyển đến các dân biểu, Thượng nghị sĩ để yêu cầu trình lên Tổng thống.

“Có một tiêu chuẩn nhất định mà trước đây đã làm báo cáo về những trường hợp vi phạm đó. Đồng thời theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và Liên hiệp quốc của các quốc gia đã ký, trong đó có Hoa Kỳ đã công nhận. Sau đó sẽ viết thành một bản tường trình, cùng với chế tài và đính kèm vào những danh sách mình biết chính xác, đó là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh”.

… ngoài trang mạng BPSOS, những tổ chức xã hội dân sự như Hội phụ nữ nhân quyền, các tôn giáo như Phật giáo Hoà Hảo, Khối nhân sanh hội Cao Đài… đều có các buổi học về cách thiết lập bộ hồ sơ theo tiêu Liên hiệp quốc nhằm đề nghị áp dụng chế tài của Luật Magnitsky đối với các đối tượng vi phạm.

Luật Magnitsky, như mọi người cho biết, cho dù họ vui mừng và hoan nghênh đón nhận vì tình trạng đàn áp ngày càng gia tăng trong nước, tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng,  dân chủ cho Việt Nam; nhân quyền cho Việt Nam, chỉ có người Việt Nam quyết định.

Tân Sơn Nhất: Sao không dám nói thẳng là do quân đội chiếm dụng đất?

Lê Dung / SBTN

“Không một tờ báo nhà nước nào dám nói thẳng về nguyên nhân chính gây kẹt Tân Sơn Nhất chính là việc nhóm lợi ích quân đội đã từ nhiều năm qua chiếm dụng đến 157 ha đất của sân bay này để làm sân golf và đủ thứ công trình dịch vụ kinh doanh”.

clip_image001

Nhóm lợi ích quân đội - đại diện là hai cha con Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hải. Ảnh: Dân Làm Báo

Quả báo do nhóm lợi ích quân đội gây ra – đại diện là hai cha con Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hải cùng những đại gia có máu mặt khác – đã ứng vào tình trạng quá tải cả dưới đất lẫn trên trời của sân bay Tân Sơn Nhất vào nửa cuối năm 2016.

Lược sử blog Việt năm 2016 (phần 2)

Phần 1

ENGLISH

2013

2014

2015

10/7: Anh Lã Việt Dũng, một thành viên tích cực của đội bóng No-U, bị công an mặc thường phục đánh chảy máu đầu sau khi ăn tối cùng và tham gia một trận bóng của No-U chiều chủ nhật. Việc làm này của an ninh có ý dằn mặt những người có khả năng và có tinh thần sẵn sàng tổ chức biểu tình, 10 ngày sau khi chính quyền chấp nhận lời hứa đền 500 triệu USD của Formosa.

12/7: Tòa án Trọng tài Quốc tế ra phán quyết xử thắng cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc. Phán quyết dài 501 trang khẳng định Trung Quốc không có “chủ quyền lịch sử” đối với Biển Đông, và đường chín đoạn tức đường lưỡi bò là không có căn cứ pháp lý, do đó, vô hiệu lực.

clip_image002

Ảnh: Hiển Trịnh

Mười phát ngôn ấn tượng nhất Việt Nam trong năm 2016 do Bauxite Việt Nam chọn

1- Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Nhìn tổng quát, đất nước ta có bao giờ được thế này không?” (http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nhin-tong-quat-dat-nuoc-co-bao-gio-duoc-the-nay-khong-339469.html)

2- Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ hơn” (http://www.vnmedia.vn/dan-sinh/201601/dan-chu-the-nay-la-cung-khong-the-dan-chu-hon-520278/)

3- Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Chống tham nhũng khó vì ta tự đánh ta” (http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/tong-bi-thu-chong-tham-nhung-kho-vi-ta-tu-danh-ta-334382.html)

4- Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng: “Mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác của khu vực như: tiểu vùng Mê Kông, Ác Mét, Cờ Lờ Mờ Vờ và Cờ Lờ Vờ…” (https://www.youtube.com/watch?v=o2NwkqGHCvE)

Cần cách chức chứ không thể đợi Bộ trưởng Trần Tuấn Anh từ chức

Nguyễn Hồng Lam

Ủng hộ quan điểm nhà báo Nguyễn Hồng Lam: đề nghị cách chức Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, vì đem chức vụ công bộc của dân đem đi thế chấp, bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp người ta đem chức vụ gia sản của họ đem thế chấp thì đó là quyền của họ, vì chẳng ai tin lời doanh nghiệp. Nhưng quan chức nhà nước cũng a dua, bắt chước họ thì không được!

PGS TS Đoàn Lê Giang

Tôi đề nghị, hoặc Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh từ chức ngay, hoặc Quốc hội và Chính phủ xem xét, quyết định cách chức Bộ trưởng, nếu ông ấy không tự xin từ chức.

Một công chức bình thường, nhất là những người mặc áo lính, nếu đem cầm cố, thế chấp thẻ ngành, thẻ đảng của họ, chắc chắn sẽ bị kỷ luật, cách chức – nếu có chức vụ – và loại ngũ vì vi phạm kỷ luật.

Ông Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là tư lệnh của một ngành, là Ủy viên TW Đảng, một thành viên Chính phủ. Chức vụ, phẩm trật của ông đồng thời cũng là trách nhiệm, là danh dự của một ngành, được Quốc hội, Chính phủ thay mặt nhân dân giao cho. Nó không là tài sản của riêng ông. Đem chức Bộ trưởng ra đánh cược cho Dự án thép Hoa Sen Cà Ná, một dự án được coi là thảm họa, không chút khả thi, bất chấp sự phản biện can ngăn của rất đông các nhà khoa học, sự phản đối của đa số tầng lớp nhân dân, ông đã quá coi thường thảm họa môi trường mà đất nước và nhân dân sẽ phải gánh chịu.

Những lá thư trao đổi về vấn đề đường sá giao thông liên quan đến quy hoạch các thành phố trọng điểm

Vũ Quang Việt - Nguyễn Huệ Chi

Nguồn gốc của 4 lá thư: Trích một đoạn trong thư của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (Việt Nam) gửi TS Vũ Quang Việt (New York):

28/12

Anh Việt quý mến,

[...]

Cảm ơn anh đã bỏ công trong kỳ nghỉ để trả lời.

Về thu thuế xăng cao, tôi đồng ý với anh về hai mục đích anh nêu.

Tuy nhiên ở VN, tăng thuế, tăng giá cũng không giúp giảm tiêu dùng hay chuyển hướng tiêu dùng bao nhiêu. Đối với phương tiện công cộng, người ta ngại đi vì kém thuận lợi, an toàn lúc lên-xuống xe, an toàn trên xe..., dù giá rất rẻ (ở Hà Nội, mua vé xe buýt 100.000VND một tháng có thể đi bao nhiêu cũng được, trong khi một cuốc taxi cho chặng đường khoảng 7-8km đã hết 100.000 D rồi). Và xu hướng mua xe riêng vẫn tăng ghê quá, dù bây giờ đường chật, hay tắc nghẽn và rất khó kiếm chỗ đỗ xe.

Phạm Chi Lan

Giây phút xúc động nhất năm 2016 của tôi

Nguyen Anh Tuan

Còn vài giờ đồng hồ nữa là hết năm, ngồi điểm lại những thời khắc đáng nhớ nhất của bản thân trong năm qua, chợt nhận ra là đều liên quan tới Formosa.

Đó là khi phải cải trang thành công nhân xây dựng, trốn chui nhủi trong thùng xe tải do dân địa phương chuẩn bị sẵn để thoát khỏi Kỳ Anh hồi tháng 5. Nhìn cảnh vật trôi đi qua khe hở của thùng xe, thấy đau đớn vô cùng, rằng đất mình đây mà đến phải bí mật, đi phải chui nhủi thế này.

Đó là lúc trấn an Lipin, nữ phóng viên của đài PTS Đài Loan, cho qua cơn sợ hãi sau khi cả đoàn bị an ninh truy đuổi vì sang làm tin thảm họa cá chết tại Hà Tĩnh. Cuộc nói chuyện ngắn ngủi với cô trước khi đoàn rời đi ngay trong đêm đã giúp tôi lần đầu tiên cảm được bằng cách nào lòng yêu thiên nhiên có thể vượt biên giới quốc gia và đam mê nghề nghiệp có thể bước qua nỗi sợ hiểm nguy.

Đó cũng là lúc bước lên xe đi đón các nạn nhân địa phương cho buổi gặp lúc 4h sáng với phái đoàn Dân biểu Su Chih-fen sang thị sát Formosa. Nói với anh em lời chào từ biệt vì không chắc đi xong có về lại được nữa không.

Tranh cãi gay gắt về việc cấp phép xả thải cho Formosa

Phạm Lê Vương Các

Vào sáng ngày 30/12/2016, tại trụ sở Bộ Tài nguyên Môi trường diễn ra buổi làm việc giữa các luật sư đại diện cho các hộ dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và Bộ Tài nguyên Môi trường về tính pháp lý xung quanh quyết định Bộ này cấp phép xả thải cho Formosa.

Đại diện các hộ dân Kỳ Anh gồm Luật sư Trần Vũ Hải, Luật sư Ngô Anh Tuấn, và Trợ lý Luật sư Hải. Đại diện phía Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TNMT) có Ông Lê Văn Hợp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Chủ trì buổi làm việc; Ông Hoàng Văn Bảy, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước; và các chuyên viên của Bộ.

Mở đầu màn "chào hỏi", đại diện Bộ TNMT than phiền về việc mời một mình Luật sư Trần Vũ Hải thôi, sao lại có tới cả hai người khác đi cùng. Sau hồi tranh luận căng thẳng ngay từ màn chào hỏi, Luật sư Hải đã giữ được nguyên quân số của mình cho buổi làm việc.

Bắt đầu buổi làm việc, Vụ trưởng vụ Pháp chế, người chủ trì buổi làm việc khẳng định đây là buổi làm việc riêng và đề nghị các luật sư không được ghi âm, chụp hình, nhưng các luật sư không đồng tình với đề nghị này.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã liều lĩnh đặt cược cho Dự án thép Hoa Sen Cà Ná cái mà ông ta không hề có (1)

Ngô Nguyệt Hữu

Dự án Hoa Sen - Cà Ná là một dự án thuần tuý sinh lợi của tư nhân. Ở đây là Tập đoàn Hoa Sen do ông Lê Phước Vũ làm chủ. Ấy vậy mà, Bộ trưởng Bộ Công thương sẵn sàng lấy sinh mạng chính trị của mình bảo chứng cho dự án này. Bất chấp với tư cách lãnh đạo cao nhất của Bộ Công thương, ông Trần Tuấn Anh còn có trách nhiệm tháo gỡ, thúc đẩy hàng trăm nghìn doanh nghiệp khác phát triển thuận lợi.

Quan trọng hơn, vị trí Bộ trưởng Bộ Công thương mà ông Trần Tuấn Anh đang đảm nhiệm là do Chính phủ giới thiệu và Quốc hội phê chuẩn. Đây là một trách nhiệm chứ không phải là sở hữu cá nhân để ông Trần Tuấn Anh có thể mang ra mặc cả.

Ngày cuối năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh thêm một lần khẳng khái bảo vệ cho Dự án thép Hoa Sen - Cà Ná, một dự án nhiều khuất tất, lo lắng về môi trường, an sinh của nhân dân, công nghệ, giám sát, nguồn vốn... Các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam như Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh cho đến các lãnh đạo về hưu như Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mại đều lên tiếng phản đối. Thậm chí, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh còn gọi đây là dự án oan nghiệt.

Thép cần nhưng cá cần hơn

Phạm Ngọc Tiến

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh vừa họp báo và với những gì ông bảo vệ cho thép Cà Ná khiến tôi nghi ngờ năng lực cũng như động cơ của ông. Bức thư ngỏ tôi gửi cho ông dạo tháng 9 với lời lẽ rất xây dựng và kính trọng ông nhưng nếu bây giờ cho viết lại tôi sẽ không dành cho ông sự trọng thị ấy nữa. Ông nói nếu có điều gì xảy ra ở thép Cà Ná ông sẽ từ chức. Thưa ông biển của ông cha để lại sẽ được dùng cho con cháu ngàn đời không phải thứ để ông đánh cược một cách vô trách nhiệm như thế. Với những gì ông thể hiện lấy gì đảm bảo ông còn ngồi được ở cái ghế cần một sự công tâm và tài năng đích thực kia cho đến ngày ấy. Thật buồn cho tài nguyên đất nước bị những nhóm người như ông chi phối. Tôn Hoa Sen hay bất cứ ai khác đừng có mơ những lợi nhuận kếch sù từ thép để hủy hoại biển Cà Ná. Tôi cho đăng lại nguyên văn bức thư đã gửi ông. Bức thư mà vì nó chuyên mục "Thư gửi từ cuộc sống" do tôi đảm trách đã không còn tồn tại.

Kính gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

“Thư gửi từ cuộc sống” xin gửi tới Bộ trưởng lời chào trân trọng nhất và muốn được giãi bày đôi điều với Bộ trưởng về sự kiện Tập đoàn Hoa Sen Group triển khai bước đầu dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận. Đây là một sự kiện thu hút sự quan tâm của toàn xã hội cũng như dư luận dậy sóng theo những chiều ngược nhau với những tranh luận cá cần hay thép cần? Liệu có cần thêm một dự án thép khổng lồ ở vùng biển có thể coi là đẹp nhất, tiềm năng nhất Việt Nam hay không?

Két sắt của quan, manh chiếu của dân

Bạch Hoàn

Thu nhập trung bình của người VN đã đạt 2.200 USD/người. Con số này vừa được công bố cùng với các thành tích kinh tế của năm 2016. Nhìn một cách tổng quan, chưa bao giờ dân mình có được mức thu nhập như hôm nay.

Tuy nhiên, tôi nhẩm tính phải mất 80 năm, một người dân VN mới làm ra được số tiền tương đương khoản tiền 4 tỉ đồng một lãnh đạo quá cố của tỉnh Yên Bái để trong két sắt ở phòng làm việc. Thậm chí, phải mất tới 100 năm mới làm ra được số tiền 5 tỉ đồng trị giá chiếc Lexus biển xanh mà Trịnh Xuân Thanh sử dụng.

Những khoản tiền ấy ở đâu ra, tôi không suy đoán. Nhưng phía sau một dự án cấp cho doanh nghiệp là ruộng vườn, đất đai của người dân bị giải toả và quan chức xây biệt thự mới, mua xe hơi mới... Thực tế này không còn xa lạ.

Chỉ là, thấy xót xa khi quan ung dung ngồi trong xe hơi 5 tỉ đồng, còn người dân phải dùng xe máy chở người thân đã chết từ bệnh viện về nhà. Xót xa khi quan có 4 tỉ đồng nhàn rỗi để trong két sắt, còn những người nông dân ở Thanh Hoá rơi vào cảnh nợ nần khốn khổ vì bị tận thu thuế phí.

Thư cho người bạn trẻ: Giấc mơ ngày mới

Nguyễn Tuấn Khanh

Năm 2017 gõ cửa nhà tôi. Gỡ tờ lịch cuối cùng xuống như khép lại căn phòng thời gian đã hết, tôi nhìn thấy ba trăm sáu lăm ngày mới, trắng tinh xếp hàng dài, im lặng nhìn mình. Và như mọi năm, tôi lại tự hỏi với điều rất cũ “những gì sẽ đến, ngày mai, trên đất nước này?”.

Câu hỏi ấy, mỗi năm, tôi - và có lẽ là còn nhiều người khác nữa - vẫn tự hỏi như vậy. Những niềm hy vọng thấp thỏm về ngày mai tốt đẹp hơn trên quê hương luôn âm ỉ trong suy nghĩ. Những ngày mai vô định như nhà thơ Antonio Machado (1875-1939) khi ngồi ở biên giới nước Pháp, từng chiều nhìn qua hàng rào kẽm gai và nghĩ về quê hương Tây Ban Nha của mình. Machado đã qua đời trong niềm hy vọng. Và chúng ta, đôi khi giật mình, vì từng năm như vậy cứ chậm chạp trôi qua, khi nhìn lại thì đã gần nửa thế kỷ, gần cạn một đời người, cũng với niềm hy vọng đó.

Mọi lời chúc và hy vọng cho năm mới vẫn như vậy. Tràn ngập trên facebook và điện thoại của tôi là những tin nhắn mừng năm mới. Năm thì mới nhưng nội dung thì không mới: vẫn là hạnh phúc, thịnh vượng… Con người ngàn đời luôn khắc khoải mang giấc mơ về ấm no và bình yên. Nhưng hy vọng đó cũng là một loại ảo ảnh đáng sợ, nó lôi dắt con người chạy mệt nhoài về phía trước.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn