Biểu tình ở Quảng Bình đòi minh bạch tiền bồi thường Formosa

RFA

clip_image001

Người dân biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP photo

Khoảng một ngàn người dân tại làng Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình hôm Chủ nhật 5/2/2017 tập trung biểu tình yêu cầu minh bạch việc bồi thường thiệt hại do thảm họa môi trường biển bởi Formosa xả hóa chất độc hại ra biển hồi tháng 4 năm ngoái.

Đắc danh, vô danh

Huy Đức

(Mấy ngày nay, thấy bà con nói nhiều về chuyện "trồng cây" của các quan chức, nhớ bài viết của tôi năm 2007; thời 360):

Đoàn xe, chủ yếu là xe máy, rẹt qua, huyên náo Côn Đảo trong chốc lát. Tiếng loa âm vang kêu gọi dân chúng chấp hành luật lệ giao thông. Một khoản kinh phí coi như đã được giải ngân. Cả nước sục sôi chống tai nạn giao thông, Đảo cũng chống. Cho dù ở đây, đôi khi đi suốt cả đoạn đường dài không thấy bóng người.

Côn Đảo chỉ có 5.000 dân. Trong khi, theo anh Hó – người mà 7 năm trước, ra tìm mộ cha, rồi “kết” Đảo, trở thành cán bộ trông coi nghĩa trang Hàng Dương – có ít nhất 20.000 tù nhân đã lần lượt chết trên đảo. Như vậy, mỗi người dân ở đây đang gánh vác nhang khói cho khoảng 4 cụ linh hồn. Bất cứ góc phố trung tâm nào của Đảo cũng có thể bật ra một mảng tường đen, những mảng tường xây từ thời Pháp, những mảng tường xây trước 75. Những bức tường nhà tù.

Tuy nhiên, ở Côn Đảo, còn có những bãi biển rất đẹp, nhất là cái bãi Đầm Trầu nằm sát sân bay Cỏ Ống. Những bãi biển đó, đã có từ trước khi người Pháp đến. Những bãi biển đó, đã có trước sự xuất hiện của hệ thống nhà tù. Tôi không nghĩ là các tù nhân mỗi chiều vẫn tắm trên những bãi cát mịn màng, trắng như những cặp chân trần, của mấy cô gái, mà chiều nay tôi thấy. Trên bức tường các trại giam, không thấy người tù vẽ áo tắm. Chỉ thấy những câu thơ viết bằng máu. Chỉ thấy chuồng cọp, gông xiềng.

Dân biểu Stephanie Murphy chúc Tết người Việt

Nguyễn Quốc Khải

Họp mặt mừng Xuân Đinh Dậu với Dân biểu Stephanie Murphy, đã được tổ chức tại Arlington, Virginia vào ngày 1-2-2017 với khoảng 200 người tham dự hầu hết là giới trẻ. Trong không khí mùng Năm Tết, mọi người hãnh diện có một nữ dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên ở Hoa Kỳ.  

clip_image001

Mở đầu chương trình, DB Murphy đã họp riêng với Ban Tổ chức gồm đại diện một số đoàn thể và cá nhân đỡ đầu cho buổi họp mặt gồm có National Organization for Vietnamese American Leadership of Greater Washington (NOVAL-DC), Voice of Vietnamese Americans (VVA), Mid-Atlantic Union of Vietnamese American Student Association (MAUVSA), và Eastern Foundry. Những vấn đề được nêu ra tại buổi họp này liên quan đến nhân quyền, Biển Đông, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Á châu bao gồm Việt Nam, Hội đồng An ninh Quốc gia, và thương mại.

Bi kịch cạn vốn đối ứng ODA

Phạm Chí Dũng


clip_image001


Giải ngân chỉ đạt 50% kế hoạch

Năm 2016 kết thúc không chỉ bằng tình trạng khốn quẫn về nợ công, nợ xấu và cạn kiệt ngân sách, mà cả nguồn tài chính vẫn được nhiều quan chức Việt Nam xem là “tiền chùa” – ODA cũng trở thành một bi kịch của chính nó.

Biển Đông: Mattis-Tillerson song kiếm hợp bích, Donald Trump im lặng là vàng

Hồng Thủy

(GDVN) - Chiến lược của Tổng thống Donald Trump ở Biển Đông thiên biến vạn hóa sẽ khiến cho Trung Quốc khó chống đỡ, quân sự chỉ là một kênh tạo thế thượng phong.

Ngày 4/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã khiến dư luận chú ý về những phát biểu liên quan đến Biển Đông trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Nhật Bản tại Tokyo.

Có những quan điểm tỏ ra băn khoăn, lo lắng về lập trường thực sự của Mỹ ở Biển Đông dưới thời Donald Trump sẽ như thế nào, khi Ngoại trưởng nói một đằng, Bộ trưởng Quốc phòng bảo một nẻo.

Vai trò của Nhật tại Biển Đông

Nguyễn Văn Thân

“Trước đây, Phó Tổng thống Joe Biden đã từng nói với Tập Cận Bình là Nhật có đủ khả năng phát triển vũ khí nguyên tử "trong 24 tiếng đồng hồ" nếu Trung Quốc không kiềm chế Bắc Hàn. Vấn đề là người dân Nhật có sẵn sàng thay đổi tư duy chủ hòa hay chưa?

“Đối với Việt Nam, Nhật là quốc gia có tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ và kỹ thuật cao có thể giúp Việt Nam phát triển nhanh về mặt kinh tế. Chẳng những thế, Nhật có năng lực và thiết bị biển có thể giúp Việt Nam đối phó với sức ép của Trung Quốc tại Biển Đông. Xây dựng quan hệ an ninh quốc phòng với Nhật có thể giúp Việt Nam cân bằng quan hệ và giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc.

“Vấn đề là Đảng Cộng sản Việt Nam và đặc biệt là ông Nguyễn Phú Trọng có muốn đặt lợi ích của Việt Nam trên hết và sẵn sàng làm bạn thân với một quốc gia tự do, dân chủ, pháp trị nơi mà quyền con người căn bản được tôn trọng như Nhật Bản hay không? Hay là ông Trọng vẫn còn mơ được nắm tay ông Tập Cận Bình để đưa Việt Nam theo chân Trung Quốc tiến lên thiên đường xã hội chủ nghĩa”.

Không chỉ nắm tay mà còn khấu đầu thưa anh Nguyễn Văn Thân. Và một người đã có thói quen thế nào thì chắc xuống đến suối vàng người đó cũng không đổi. Chỉ cầu mong ông ấy sớm trở về thuê thợ đẽo ngai như ông Mạnh rồi hàng ngày hai ông tập cho nhau cách trèo ngai và khấu đầu sao cho lão luyện, bớt tính cách nhà quê học lóm, để thỉnh thoảng cùng nhau phát ngôn vài câu về chuột và bình, về cây gì con gì, thế cũng đỡ buồn.

Bauxite Việt Nam

Vở diễn táo quân, diễn trong diễn

(Mênh mông thế sự 56)

Tương Lai

clip_image002

Đã có khá nhiều những đàm tiếu, phẩm bình về tiết mục Gặp gỡ cuối năm vốn được nhiều người chờ đợi. Thế rồi phần lớn là chê. Thậm chí có nhà văn phũ phàng định giá bằng tiền thù lao nghệ thuật chỉ đáng 5 trăm ngàn đồng cho toàn bộ sô diễn được dày công chuẩn bị của biết bao con người. Cũng chuyện giận cá chém thớt đấy thôi. Mà quả thật, nói cho sòng phẳng, màn diễn Ông Táo đêm 30 Tết Đinh Dậu năm nay nhạt, chán, tuy cũng ngần ấy khuôn mặt quen thuộc vốn giành được nhiều cảm tình của người xem.

Xin đừng đóng cửa đẩy họ ra ngoài!

Michelle Nguyễn Thanh Hà, fl

Nguyễn Khoa Thái Anh dịch

Lời dịch giả. Chưa bao giờ trong niên sử, từ khi thống kê được lưu trữ, Hoa kỳ lại có một vị Tổng thống bị ghét bỏ nhiều như ông Donald Trump hiện nay. Không những ngờ nghệch về bang giao và mậu dịch quốc tế, ông Trump lại có xu hướng từ bỏ tất cà các tranh đấu đưa đến thành quả của một Hợp chủng quốc, những lý tưởng gầy dựng Liên hiệp quốc của Hoa kỳ. Những hiệp ước, liên minh bảo vệ hòa bình, tự do thương mại và kết hợp đồng minh trên thế giới hầu như bị ông Trump đả phá tất dưới chiêu bài “Làm Hoa Kỳ vĩ đại trở lại”. Một điều rất nghịch lý trước những tiêu chí mà Hoa kỳ chủ trương. Tất nhiên riêng về chuyện bang giao Hoa kỳ đã có lúc co cụm (isolationism) nhưng hình như không một lãnh tụ Hoa kỳ nào trong những năm gần đây lại đi ngược lại chu trình bài trừ tị nạn (và đồng minh) khốc liệt như ông Trump. Trong vòng mươi ngày sau khi nhậm chức ông Trump đã ban ra nhiều sắc lệnh hành pháp cấm người tị nạn trên 7 nước vào Hoa Kỳ và hạn chế du lịch, gây ra nhiều hỗn loạn kể cả sự chống đối kịch liệt của chính Hoa Kỳ và thế giới. Dưới đây là cảm nghĩ của một người thuộc thế hệ tị nạn Việt Nam đầu tiên đến Hoa kỳ, cũng như nỗi bất bình của con em bà và đồng bạn về sắc lệnh của ông Trump.

"Hãy để cho những kẻ tàn hơi của bạn đến với tôi, những đám người khao khát được hít thở tự do, những kẻ dư thừa xác xơ từ bến bờ nheo nhóc của bạn. Hãy để cho họ, những kẻ không nhà, bão táp ném tơi bời - đến với tôi. Bên cánh cổng vàng rộng mở, tôi giương cao ngọn đèn! (Emma Lazarus (1883) khắc trên tượng Nữ thần Tự do của New York).

Chính sách ngoại giao của Trump là cẩu thả hay cực đoan?

Jonathan Stevenson

Mai Sơn dịch

New York Times là tớ báo chống Trump số 1 nhưng bài này rất công bằng. Khá thuyết phục.

Nguyễn Quang Lập

clip_image002

Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Flynn tại một cuộc họp báo hôm thứ Tư nói rằng ông "chính thức đưa Iran vào thông báo". Ảnh: trích từ bài gốc trên New York Time.

Con đường sỉ nhục

Trương Duy Nhất

clip_image001

(Một góc tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm, Hà Nội- Ảnh từ nguồn: baotintuc.vn)

Nghe nói, Hà Nội định làm một tuyến phố, kiểu như “đại lộ danh vọng” Hollywood vậy. Đồng tình nhiều, nhưng phản đối cũng không ít. Riêng tôi nghĩ, cái gì người ta có rồi thì thôi, đừng học đòi bắt chước.

Tư liệu lịch sử

Cao Xuân Vỹ - "Lời nói của người trí thức trước khi chết"

Phong Tran

Bài viết này xuất hiện từ 2012, nhưng nhận thấy đây là một tư liệu lịch sử được phát ngôn bởi một người trong cuộc nay cũng đã quá cố, có giá trị soi sáng những nhân vật lịch sử đã “cái quan” từ hơn 50 năm trước, vì vậy nhân dịp đầu năm mới Đinh Dậu, BVN xin đưa lại để bạn đọc rộng đường tham khảo.

Bauxite Việt Nam

clip_image001

Ông Cao Xuân Vỹ

Tư liệu lịch sử

Thần tượng Walesa chính là 'Bolek' chỉ điểm cho công an

Mạc Việt Hồng

Pham Nguyen Truong: Vấn đề là chỉ nên ký những thứ vô thưởng vô phạt, không hại tới ai và không nhận tiền của cơ quan an ninh.

Phạm Lưu Vũ: Câu chuyện này không hạ thấp sự vĩ đại của Walesa trước lịch sử Ba lan và cả nhân loại. Nó chỉ làm cung cấp thêm sự ghê tởm của an ninh cộng sản Ba lan.

Duc Dao Minh: Câu chuyện có thật này, không làm thay đổi bản chất cuộc cách mạng công đoàn ở Balan do Walesa và người dân Balan đã làm.

Lê Hữu Sang: Tự diễn biến tự chuyển hóa là đây chứ đâu

clip_image003

Ông Lech Walesa sau thắng cử làm Tổng thống dân chủ đầu tiên của Ba Lan trong thập niên 1990

Nỗi cô đơn của người trí thức

FB Luân Lê/theo TTXVH

“Tôi đi ra đường, ngồi những nơi tôi đến, thường thì tôi nghe được rất nhiều những lời nói phù phiếm, sáo rỗng, phô trương, khoe mẽ và chuyện nhảm nhí đời thường. Tôi không nghe thấy những lý tưởng hay những câu chuyện chia sẻ về đất nước mình hoặc phương cách để thay đổi chúng tốt hơn lên mà có cơ hội tìm kiếm tương lai cho đời mình của những người xung quanh” - Luân Lê.

Mình chia sẻ nỗi đau của người Luật sư trẻ qua bài viết này. Trong thực tế, có không ít vị tạm gọi là có học, tuy cũng là hiểu biết đấy, nhưng luôn ngụy biện cho sự tránh né những vấn đề của vận mệnh đất nước bằng những thứ sáo rỗng, mỹ miều. Mình nghĩ, hiểu biết như thế để làm gì, nếu cứ lúc nào cũng chỉ lo cho cái nồi cơm riêng của mình. Và… hết! Không chút dằn vặt, thức tỉnh XH, cộng đồng chung tay đóng góp những điều tử tế, và có thái độ trước cái xấu cái ác, cái “hắc ám”?

Kim Dung Phạm

clip_image001

Thư giãn Chủ nhật

Nhiều điều không biết về Vua Quang Trung

Ngô Nhân Dụng

Nhân Tết Đinh Dậu lại nhớ chiến thắng của Vua Quang Trung, cách đây 228 năm, vào Tết Đinh Dậu. Nhiều bản tin báo chí trong nước tường thuật lễ kỷ niệm “chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa 1789” viết rằng “… đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá hủy khiến tên Thái Thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử…”. Gò Đống Đa nằm ở Khương Thượng, phía Tây Nam thành Thăng Long.

Trong lời tường thuật trên có chi tiết không đúng, là “Thái Thú Điền Châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử”, Nhưng không thể trách tác giả viết câu trên, vì hầu hết các sách lịch sử ở miền Nam cũng như miền Bắc, đều kể rằng Sầm Nghi Đống tự ải. Những người không theo dõi các cuộc nghiên cứu lịch sử mới đều lặp lại như vậy.

Thực ra, Sầm Nghi Đống không giữ chức “Thái thú” của Điền Châu, vì quan chế đời nhà Thanh không phong chức đó. Ông ta chỉ giữ chức “Tri châu”, tức là đứng đầu một vùng sắc tộc thiểu số, ở Điền Châu, bên Tàu. Và ông ta đã chết trận, chứ không tự ải. Chúng ta biết được điều này, cũng như nhiều điều mới về Vua Quang Trung, nhờ các công trình nghiên cứu của học giả Nguyễn Duy Chính; năm ngoái ông mới xuất bản 4, 5 cuốn sách về lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn. Theo Nguyễn Duy Chính, dẫn từ Cao Tông Thực Lục, một tài liệu của cung đình nhà Thanh, thì “… truy cứu những người sang đánh An Nam (sic) chết trận có thổ Tri châu Điền Châu là Sầm Nghi Đống,…” (và kể thêm tên những người khác). Tài liệu này ghi chép về thời Cao Tông, tức Vua Càn Long là người sai quân sang đánh nước ta, nằm trong bộ Thanh thực lục, in năm 1986 tại Bắc Kinh.

Quanh chuyện trồng cây ngày Tết

Cứ xem hai bài viết dưới đây cùng những hình ảnh do hai tác giả sưu tập được, cũng đủ thấy sự khác biệt trong phẩm chất cá nhân mỗi nhà chính trị thể hiện ở từng việc cụ thể mình làm. Chuyện trồng cây ngày Tết cổ truyền hoặc trồng cây lưu niệm, cố nhiên không phải là chuyện của người thợ trồng rừng, ngày ngày có chức phận trồng những cây con bù đắp vào những cây đã chết, để môi trường sinh sôi nẩy nở xanh tươi, mà đấy chỉ là một hành vi tượng trưng cho phong tục trồng cây của cha ông, thể hiện tình yêu thiên nhiên của người đứng đầu đất nước - hoặc của vị khách quý của Nhà nước - giúp cả nước nhìn vào mà noi gương.

Nhưng dù là tượng trưng thì việc làm cũng phải biểu lộ tính chân thật, nghĩa là có trồng hẳn hoi. Đó là đạo lý của việc trồng cây. Và điều đó mới khiến người dân thật lòng tin tưởng. Hình ảnh ông Obama hay Hồ Chí Minh trồng cây (xem hình) ít hay nhiều đều nói lên được đạo lý ấy. Còn các vị cầm quyền Việt Nam các thế hệ về sau thì sao? Cứ ngắm cây cổ thụ do ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Trần Đại Quang “trồng” (xem hình), ta không thể nào ngờ vực trước một sự thật: tuổi của chúng còn lớn gấp nhiều lần tuổi của ông Trọng hay tuổi ông Quang. Vậy thì các ông ấy trồng vào thời gian nào? Ở tấm biển đá đặt dưới gốc cây bồ đề do ông Trọng “trồng”, thấy đề: Đ/C Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng ngày 31-1-2017. Chỉ mới cách đây có đúng 7 ngày. Lạ lùng quá đỗi! Còn dưới gốc cây cổ thụ do ông Trần Đại Quang “trồng”, tấm biển màu đỏ và vàng chụp khá rõ chữ nên cũng có thể nhìn ra được: Cây thị trên 100 tuổi, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên BCT, Bộ trưởng Bộ Công an trồng năm 2015. Cũng chỉ mới cách đây vừa chẵn 2 năm!

Nếu tin vào những tấm biển kia thì hẳn phải nghĩ rằng, hai ông này có phép thần thông học được của Tề Thiên Đại Thánh bên Tàu, rứt sợi lông phù một cái làm cho cây lớn nhanh như thổi. Phải như vậy cây mình trồng mới trở thành đại thụ được thế chứ. Còn nếu tin vào quy luật tiến hóa sinh học bình thường thì lại phải nghĩ, các ông ấy đã có phép tái sinh như “con ranh con lộn”, từ kiếp trước đã sống và trồng lên những cây này. Có phải là... nói dối lòi đuôi hay không? Mà nếu lệnh cho một đội quân lâu la cho phương tiện cơ giới đào bứng cây trên rừng đem về trồng trước, rồi mình cùng một đội quân hộ vệ tiền hô hậu ủng đến dạo qua một tí ngắm nghía, xúc vài xẻng đất lấp thêm vào gốc, sau đó phủi tay lên xe ra về, thì thử hỏi, thực chất ai mới là chủ thể trồng cây, hoặc đúng hơn ai là chủ thể chuyển dịch cây trồng?

Đằng nào thì “trò diễn” của các vị cũng chẳng lấy gì làm hay trong mắt dân chúng. Chẳng những không kích thích được trong người dân niềm hứng thú trồng cây mà còn truyền đi một thông điệp tệ hại: Té ra quan lại thời nay đều là phường man trá, làm việc gì cũng lấy giả dối làm đầu chứ chẳng thật thà gì cả.

Và hãy nghĩ đến hậu quả của cái việc trồng mà không trồng ấy sẽ là gì? Bệnh dối trá, hình thức sẽ ngày càng lan tràn, từ trên xuống dưới và từ quan lan sang dân, từ người lớn truyền cho trẻ nhỏ, như một thứ bệnh sởi lây lan khắp xã hội, mới xem tưởng chừng vô hại mà thực chất là làm cho phong tục tập quán trở nên suy đồi. Sự thật thà nhường chỗ cho sự lấy lệ, không làm mà được tiếng là làm. Ấy là chưa nói những phiến đá, tấm gỗ khắc chữ đặt ở khắp nơi, trở thành một thứ “rác” đề tên lãnh đạo, như có nhà báo đã nhắc (xem Phụ lục). Hoặc lại như có người từng đề cập, nếu là đá khắc sẵn ở nghĩa trang như nghĩa trang Trường Sơn để chờ các quan đến trồng cây thì đặt vào, thì có khi còn bị lầm với biển khắc tên người chết. Lợi hay là hại đây?

Vì vậy, xin nghiêm túc đề nghị: Từ nay cơ quan cầm quyền hãy làm gương dẹp bỏ hẳn trò diễn “trồng cây” đi, vì chẳng mang lại bao nhiêu ý nghĩa. Có trồng thì hãy trồng một cách thực chất hẳn hòi, đúng với nghĩa trồng cây.

Bauxite Việt Nam

Phiếm luận về danh xưng với học vị, học hàm

Trần Hữu Dũng

Khi mới từ nước ngoài trở về Việt Nam, không ít người có cảm giác lạ lẫm khi đọc báo thấy những trí thức khoa bảng luôn được kèm theo danh hiệu Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS), Tiến sĩ (TS), và nhất là khi những danh hiệu này đi kèm nhau: GS TS, PGS TS [1]. Thậm chí, nhiều bạn đã có Tiến sĩ, là Giáo sư ở nước ngoài, cảm thấy ngượng ngùng, bối rối khi “được” gọi như vậy trên các phương tiện truyển thông đại chúng, không liên hệ gì đến học thuật, ở Việt Nam. Hơi ngượng, khá bối rối, nhưng rồi lại không dám yêu cầu báo chí không gọi là tiến sĩ vì như thế lại e bị hiểu lầm là lập dị, là “kênh kiệu ngược” (reverse snobbery).

Thực ra, so với vô số đại sự của quốc gia thì chuyện danh xưng này quả là “nhỏ như con thỏ”, nhưng nhân dịp Tết nhứt, xin có đôi dòng phiếm luận để giải khuây cho bạn đọc.

Bằng Tiến sĩ chứng tỏ điều gì và để làm gì?[2]

Thư giãn Chủ nhật

Vũ Cận

Bùi Thanh Hiếu

Vũ Cận sinh năm 1977, nhà ở số 12 ngõ Phất Lộc. Tuổi Đinh Tị. Vũ bị cận từ bé, nó xem tivi cứ ngồi sát màn hình. Ngày ấy trẻ con cận người ta cứ kệ, không đi khám và đeo kính ngay như bây giờ.

Nhà Vũ Cận có mấy anh em trai, Vũ Cận là thằng ma lanh và tinh quái nhất. Những trò của nó đến người lớn cũng phải bất ngờ. Không ai có thể hình dung cái thằng bé gầy quắt có hàng lông mi dài, nụ cười toe tét ấy có thể nghĩ ra trò như thế.

Lúc bé tôi đi lên chợ Đồng Xuân mua cá chọi, Vũ Cận xin đi chơi theo. Đến hàng bà Ba ở giữa chợ tôi chọn được con cá ưng ý và bảo Vũ Cận về thôi. Nó trợn mắt nhìn tôi nói.

- Anh mua không đợi em mua à?

Tôi ngạc nhiên.

- Mày làm đ. gì có tiền.

Vũ Cận.

- Anh biết em không có tiền à?

Sinh viên luật Yale kiện Trump. Và tạm thắng.

Trần Hà Linh

Một nhóm sinh viên luật của đại học Yale (Mỹ) đã nộp đơn kiện sắc lệnh cấm nhập cảnh vừa qua của Tổng thống Donald Trump lên Toà án liên bang và giành một thắng lợi tạm thời.

clip_image001

Nhóm sinh viên luật Yale đang làm việc vào thứ Hai vừa qua để chống lại lệnh cấm nhập cảnh của TT Trump. Ảnh: Jessica Hill for The New York Times.

Tin mới đầu năm

Võ An Đôn

Qua điện thoại chị Loan và chị Lụa cho biết: Nếu lần vượt biên này chính phủ Úc không nhận hai chị tị nạn mà trả về nước, thì hai chị sẽ nhảy xuống biển tự tử, chứ không bao giờ chịu trở về Việt Nam lần thứ 2”

Ngày càng thấy rõ câu nói của dân miền Nam cách đây 40 năm không trệch vào đâu được: Nếu cái cột điện có chân thì nó cũng trốn khỏi đất nước này.

Đất nước có bao giờ được như thế này không?

Bauxite Việt Nam

Vì sao Trần Huỳnh Duy Thức 'không muốn sống lưu vong'?

BBC

Một tù nhân chính trị của Việt Nam bị kết án 16 năm với 7 năm đã thi hành án, quyết định 'không đổi lưu vong lấy tự do', gia đình của ông chia sẻ với truyền thông sau chuyến thăm Tết tại nhà tù với tù nhân này hôm mùng Hai tết Đinh Dậu

clip_image001

Ông Trần Huỳnh Duy Thức (trái) hiện đang thi hành bản án tù 16 năm và đã trải qua bảy năm ở trong tù.

Tại sao trận đấu Biển Đông giữa Mỹ và Tàu – nếu xảy ra – thì vừa là Stalingrad lại vừa là Pearl Harbor của thế kỷ 21?

Cao Tuấn

Ít lâu nay, qua những lời tuyên bố hùng hổ của ông tân Tổng thống Hoa Kỳ và một vài chiến hữu nổi tiếng ghét Tàu Cộng do ông mới bổ nhiệm và được QH Hoa Kỳ chấp thuận, cả thế giới đang sục sôi, nóng lòng chờ đợi một chuyện gì nghiêm trọng trong quan hệ Trung-Mỹ ở biển Đông sắp sửa xảy ra với thái độ nửa tin nửa ngờ. Giá thử nếu có một cuộc đụng độ Trung-Mỹ trong tương lai gần, ai sẽ thủ thắng? Cục diện hậu chiến tranh sẽ như thế nào?

Đã có nhiều bàn luận theo hướng “nói xuôi” nghe cũng rất hợp lý, nhất là trong tâm lý của người Việt Nam vốn ôm ấp trong tim mối thù Tàu Cộng như điếu đổ, – nói như Trần Quốc Tuấn – “chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù” khi tàu HD 981 của chúng nghênh ngang đi vào vùng lãnh hải thuộc chủ quyền đất nước, hoặc khi tên đầu sỏ Đại Hán ngạo nghễ bước chân vào điện Diên Hồng dạy dỗ quan lại nước ta bằng những lời xỏ xiên, trước một vài mái đầu bạc cứ cúi rạp mà không dám ngẩng lên.

Bây giờ xin gửi đến bạn đọc một tiếng “nói ngược” khác với những tiếng nói xuôi mà ta đã nghe. Một tiếng nói ngược nhưng lại xuất phát từ một con tim cũng nồng nàn yêu nước không kém gì ai.

Việc cân nhắc giữa “ngược” và “xuôi” để tìm ra trong đó những gì hợp với lý trí cũng như tình hình hiện thực mà ta đang đón chờ, đó là thẩm quyền của quý bạn.

Bauxite Việt Nam 

Đảng cộng sản Việt Nam, ngã ba đường lịch sử: Tồn tại và diệt vong? (Trọn vẹn cả 4 kỳ)

Lang Anh

“Những người cộng sản thế hệ của ông Hồ Chí Minh, khi tin vào lý thuyết cộng sản, bản chất là đã tin vào một con đường không có lối ra. Lý thuyết của Marx về một xã hội công bằng tuyệt đối, bản chất là một sự lừa bịp và ảo tưởng. Chừng nào loài người còn tồn tại thì sẽ luôn có sự khác biệt giữa người với người. Sẽ có những người có năng lực tạo ra của cải cao hơn, và do đó họ sẽ phải có quyền thụ hưởng cao hơn người khác. Sẽ là cực kỳ vô đạo đức và cực kỳ đê tiện nếu người ta bắt những người như Bill Gates hay Steve Jobs phải có mức thụ hưởng cào bằng như bất cứ ai, trong khi đóng góp của họ cho văn minh nhân loại là vượt trội so với đại chúng. Nếu ngay tại thời điểm này, toàn bộ của cải của thế giới được chia đều cho bất cứ ai đang tồn tại trên trái đất, thì chỉ một giây sau, sẽ lại có sự chênh lệch giữa người với người. Vì những người có năng lực sáng tạo và tài năng hơn, sẽ luôn tạo ra được của cải nhiều hơn trên những gì họ có. Một xã hội theo hình dung của Marx chỉ là một xã hội ảo tưởng và hoàn toàn lừa phỉnh. Ngay cả việc những kẻ cuồng tín cộng sản có nắm được quyền hành và chia đều tất cả của cải, thì ách cai trị của chúng sẽ chỉ dẫn tới sự triệt tiêu sáng tạo của nhân loại: "Những người tài năng hơn sẽ lười đi vì họ không thể cứ mãi làm cho người khác hưởng, còn những kẻ lười biếng sẽ càng lười hơn vì chúng sẽ trông đợi người khác tạo ra của cải để chia cho mình". Sự thất bại của Liên Xô, Việt Nam và tất cả các nước cộng sản trong quá khứ trong việc tạo ra các giá trị vật chất so với phương Tây có căn nguyên gốc rễ chính từ sự ảo tưởng và bịp bợm ngay từ đầu trong lý thuyết mà họ tôn sùng”.

[... ...]

Lãnh đạo và cầm quyền

Giáp Văn Dương

Lãnh Đạo & Cầm Quyền: Lãnh đạo là vai trò của một lực lượng mà ngay cả khi không cầm quyền cũng có khả năng dẫn dắt một đất nước, một cộng đồng đi theo những giá trị tiến bộ nhất. Muốn vậy, lực lượng đó phải là tinh hoa, tiêu biểu (trong một quốc gia, trong một cộng đồng) cả về nhân sự lẫn đường lối. Một lực lượng mà chỉ có thể lái một đất nước, một cộng đồng đi theo hướng mình muốn bằng quyền lực thì không phải là lãnh đạo mà là cầm quyền. Đảng CSVN đang là một đảng cầm quyền chứ không còn là một đảng có vai trò lãnh đạo.

Huy Đức

Phát hiện của Huy Đức đúng nhưng hơi muộn. Hãy xem trên BVN có bao giờ chúng tôi gọi mấy ông ngồi chót vót trên đầu chúng ta là lãnh đạo đâu. Chúng tôi chỉ gọi đó là "các vị cầm chịch đất nước", "các vị đứng đầu đất nước", "các nhà cầm quyền". Thế cũng là rất tôn trọng họ, nhưng không thể gọi họ cái mà họ không hề có được.

Nguyễn Huệ Chi

Bài viết [của Giáp Văn Dương] rất hay. Tuy nhiên cũng như stt "Lãnh đạo & cầm quyền" của Huy Đức, bài viết này chỉ hay với chúng ta. Với các quan to nhỏ nước nhà nó chẳng có ích gì. Đây là còm của tui ở fb Giáp Văn Dương:

"Theo fb Lãng Anh, năm 2012 Tập Cận Bình từng nói: "Chúng ta đang phải dựa vào một đội ngũ tội phạm để cai trị đất nước". Ông ta đã rất thành thực. Ở Việt Nam hình ảnh bầy sâu của ông Trương Tấn Sang cũng "thành thực" tương tự như điều ông Tập Cận Bình đã nói. Vậy thì stt của Huy Đức và bài viết rất hay này của GVD sẽ không có ý nghĩa gì hết. Không ai đi bàn chuyện phải quấy với bầy sây hay tội phạm cả, GVD ạ.

P/S: Lại bàn chuyện chính trị, he he!

Nguyễn Quang Lập

"Chúng ta đang phải dựa vào một đội ngũ tội phạm để cai trị đất nước" - câu này bên Tàu nhưng rất là VN, ở ta thì đụng tới lĩnh vực nào cũng thấy tội phạm, cho nên xử lý những trường hợp bị lộ gây phản cảm cho dân chúng, có cảm giác là tội phạm đã liên kết để sống dựa vào nhau.

Kỳ Trịnh

Cần lưu ý là có tồn tại sự chuyển hóa qua lại giữa lãnh đạo và cầm quyền. Nếu như trong quá khứ, một người hoặc nhóm người đã từng là nhà lãnh đạo vì họ được người dân tin tưởng trao quyền lãnh đạo, do họ đã tạo ra được một tương lai chung đáp ứng được mối quan tâm của tất cả mọi người, họ thuyết phục mọi người tin theo và bản thân họ là người nỗ lực hiện thực hóa tương lai đó, mà thường gặp nhất là lãnh đạo của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thì rất có thể sau đó khi sứ mệnh ban đầu đã hoàn tất, họ sẽ không còn là nhà lãnh đạo nữa, mà đã chuyển hóa thành nhà cầm quyền khi chỉ tập trung vào việc duy trì quyền lực của mình, và dùng hào quang của quá khứ để hợp thức hóa sự cầm quyền đó, trong khi tương lai mà họ hướng đến chỉ nhằm đáp ứng mối quan tâm của chính họ và một nhóm người có lợi ích liên quan chứ không phải là một tương lai chung đáp ứng mối quan tâm của tất cả mọi người. Trong trường hợp ấy, người đó hoặc nhóm người đó đích thị là một nhà cầm quyền, chứ không phải nhà lãnh đạo. 

[... ...]

Với Việt Nam, câu chuyện về lãnh đạo và cầm quyền là câu chuyện thời sự. Chúng ta đã từng có nhà lãnh đạo, nhưng chưa bao giờ chúng ta thiếu các nhà lãnh đạo như hiện giờ. Nhìn đâu cũng chỉ thấy nhà cầm quyền, ở mọi cấp độ. Câu hỏi đặt ra là: Liệu chúng ta có tiếp tục cần các nhà cầm quyền? Hiển nhiên là không, chúng ta cần các nhà lãnh đạo chứ không cần các nhà cầm quyền. Nhưng bằng cách nào để có được các nhà lãnh đạo, và làm sao để tạo ra một môi trường để cho nhà lãnh đạo xuất hiện và thực hiện công việc của mình? 

Giáp Văn Dương

Putin nguy hiểm đến mức nào?

Robert Harvey

Phạm Nguyên Trường dịch

Chính phủ Putin đã đưa sang phương Tây nhiều gián điệp đến mức số gián điệp ở Anh hiện nay còn nhiều hơn cả thời kì Chiến tranh Lạnh.

clip_image002



Tổng thống Mỹ, Donald Trump, có lí hay không khi tỏ ra có cảm tình với nước Nga? Mới nhìn qua thì chắc chắn là không. Ở Nga, các cuộc bầu cử thường bị gian lận và lực lượng đối lập có tổ chức thường bị đàn áp. Còn dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, nước này đã quay trở lại với chiến thuật của thời Chiến tranh Lạnh trong việc chống lại những người bất đồng chính kiến trong nước và các mục tiêu ở nước ngoài, trong đó có Mỹ.

Ly rượu mừng giữa cuộc bể dâu

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Mùng một Tết Đinh Dậu, trong một buổi chiều xuống, thành phố như tan vào một dấu lặng thanh thản, tôi chợt nghe bài Ly rượu mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương vang lên. Giai điệu như ngọn gió xuân dịu dàng, đáp xuống mái hiên của các ngôi nhà cao tầng, len vào từng căn phòng nhỏ, chảy vào trong tim người giữa mùi hương trầm nhè nhẹ. Ly rượu mừng lại vang lên, bất hủ, rót thật đầy vào không khí đón Tết trong lòng người bao thế hệ.  Bài hát như nói thay giấc mơ của nước Nam về một tương lai mới, mà con người khát khao biết mấy về một tương lai sẽ được tắm trong tự do và an bình.

“Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do”.

Bài hát mơ về tự do đó, đã bị giam cầm hơn 41 năm. Chỉ mới năm ngoái, khi những câu hát này vang lên trong ngỏ hẻm, bên ly cà phê vỉa hè, khe khẽ trên môi những người yêu nhạc... cũng đồng nghĩa với thái độ chống lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vì đó là một bài hát nằm trong danh sách bị đóng dấu cấm.

Dạo quanh FB trong mấy ngày Tết

Sau 10 ngày nghỉ thường niên vào dịp Tết mỗi năm, phóng viên BVN trở lại công việc thường nhật bằng việc đầu tiên là dạo một vòng trên các cửa hàng Facebook để tìm kiếm, lượm lặt những sản phẩm đặc sắc trưng bày đó đây. Điều đập ngay vào mắt là những món hàng Tết không hiếm nhưng hàng mới và lạ không có nhiều. Phần lớn vẫn là các loại đào, quất, cúc, mai cổ truyền, vừa mua về bày trong các tư gia, hoặc mới được bửng đến trồng tại các công viên, danh thắng, kèm theo bao nhiêu khuôn mặt nam thanh nữ tú, với những xiêm y rực rỡ sắc màu, năm nào hình như cũng chừng ấy thứ, nhà nào nhà ấy đều trương ra làm biểu tượng XUÂN. Bởi thế, anh chị em phóng viên nhìn ngắm không ai là không thấy đẹp, ngắm nhìn không chán mắt, nhưng tôn trọng sự riêng tư trong phong tục và thẩm mỹ nên không dám tự tiện mang về.

Quanh đi quẩn lại, món hàng hấp dẫn nhất, cuốn hút đông đảo khách du xuân like hoặc chia sẻ nhất, vẫn là những tin tức và bình luận thời sự nóng hổi, bám sát các sự kiện xảy ra trong những ngày trước Tết cũng như những ngày đầu năm mới. Và về phương diện này thì thật là đủ chủng loại. Nào chuyện trong nước, nào chuyện nước ngoài, chuyện nào hầu như cũng được bàn luận thấu đáo, say sưa. Trong nước thì đúng là thượng vàng hạ cám, từ chuyện quốc gia đại sự, chuyện phát ngôn, thăm viếng, “trình diễn”, của tứ trụ, của quan nọ quan kia..., đến những chuyện tận vùng sâu vùng xa, chuyện trên đường, trên phố, trên xe bus, cho đến cả chuyện “gặp gỡ cuối năm” trên màn hình trong đêm giao thừa... Lời bàn phần lớn đều bộc lộ một phong cách bộc trực, một cách nói thẳng băng, từ trong lòng buột ra, với nhiều cảm xúc, nhiều khi ngôn từ còn nguyên thô mộc, chẳng cần chải chuốt cho kín kẽ, cũng chẳng ngại đấy là đang nói đến cá nhân vị đứng đầu đất nước hay một người vô danh nào. Ngoài nước thì chủ yếu là tập trung nói về những hành vi, cử chỉ, hoặc Twitter động trời trong mấy ngày qua của ngài Tân Tổng thống Hoa Kỳ. Ở khu vực này cũng có rất nhiều luận bàn rôm rả. Và hình như cũng vì không sợ ông Tổng thống oai quyền xứ Cờ Hoa đọc được tiếng Việt để đáp trả như thói quen không kìm nén của ông ấy nên lời lẽ trao đổi về ông ta còn có vẻ bốp chát hơn.

Quá vui thích, anh chị em biên tập đều cố nhặt lấy mang về mỗi người một mớ, đủ mọi chủ đề và ngắn dài khác nhau, tất nhiên có thể còn nhiều, rất nhiều bông hoa đẹp vô tình bị bỏ sót. Và khi gộp lại theo trình tự từng ngày thì bỗng nhiên trở thành cả một rừng hoa đầu năm muôn ngàn hương sắc, đem treo lên giữa ngôi nhà nhỏ bé của mình càng thấy nhà trở nên chật chội; cũng giống như những cành đào to khủng trên núi mà dân xứ ta chưa có thói quen tôn trọng môi trường – và hình như nhà nước chúng ta cũng không lo môi trường bị hủy hoại vì thú chơi ngông của dân giàu có, hoặc coi đấy là việc nhỏ so với những việc tày trời còn không lo xuể đành cứ bỏ lơ như thảm họa Formosa – nên ai nấy có xe, có tiền cứ tha hồ lên núi đốn hạ mang về bày giữa biệt thự thành một vườn cây cổ thụ, cứ thế mà chơi.

Xin giới thiệu với bạn đọc yêu quý những gì lượm lặt được dưới đây sau một ngày ròng rã đuổi theo thời gian của suốt 10 ngày. Cũng xin bạn đọc khi đọc vào nội dung từng bài không quá câu nệ câu văn còn có chỗ chưa hay, nhất là lượng thứ cho những lời nói thẳng – thẳng đến mức sỗ sàng – mà người viết, trong niềm vui ngày Tết muốn bộc bạch hết lòng mình, không ngại người khác phật ý. Ban biên tập có một lời chung xin phép các tác giả có bài được lựa chọn đăng lại dưới đây với từng xuất xứ cụ thể, trong đó, nhiều bài do không có tên, chúng tôi cố gắng tìm một câu ưng ý trong bài để đặt tên cho chúng.

Lời cuối cùng: Xin kính chúc quý BẠN ĐỌC BẠN VIẾT một năm mới vững chí trên con đường kiếm tìm tự do, dân chủkiên quyết thoát Trung cho Dân Tộc, cho Rừng Biển, Sông Ngòi, Đồng Ruộng của chúng ta.

Bauxite Việt Nam

Muốn chống “suy thoái”, Đảng phải có cơ chế kiểm soát quyền lực và tự do báo chí!

Nguyễn Đăng Quang

“Trước hết, cần khẳng định, cũng như THAM NHŨNG, hiện tượng SUY THOÁI là khuyết tật của riêng Đảng, khởi nguồn ngay trong nội bộ Đảng chứ không phải là tác động khách quan từ bên ngoài dội vào hàng ngũ Đảng, càng không phải là của “các thế lực xấu, thù địch chống phá Đảng”! Trong vấn đề này, hoàn toàn không có thế lực nào chui được vào trong nội bộ Đảng để có thể bôi nhọ hoặc làm mất uy tín của Đảng! Thứ đến, xem chừng hiện tượng này đã đến điểm nút và rất nguy cấp, đến mức ông Nguyễn Phú Trọng phải lo lắng thốt lên có thể gây ra những hậu quả khôn lường!’”

Xin phép được bổ sung: đúng là Đảng CSVN đã suy thoái đến độ tồi tệ nhất trong lịch sử như ông Nguyễn Đăng Quang nói. Giờ đây người dân nhìn Đảng không với sự băn khoăn thắc mắc “Đảng có còn tính chính danh không...” như trước nữa, bởi vì băn khoăn như thế là hoàn toàn vô ích khi mà danh không chính nên ngôn không thuận – ngôn không thuận trở thành ngôn ngớ ngẩn, ngu lú – đã là một hiện hữu phổ biến từ tận cấp thấp lên đến đỉnh cao chót vót, không thể đảo ngược hoặc đổi thay.

Nhưng điều nguy hại hơn, vì là một đảng cai trị, mà cai trị toàn diện, cả phần xác lẫn phần hồn, sự suy thoái không cưỡng được của Đảng CSVN đã làm phá vỡ hết tất cả: phong tục, đạo lý, nếp sống, quan hệ tốt đẹp vốn có từ hàng ngàn năm nay trong mọi tầng lớp xã hội Việt Nam, đẩy cả một dân tộc được tiếng thuần hậu, thủy chung, gan góc, kiên cường trong lịch sử trở thành một dân tộc kém văn minh, say bạo lực, thiếu vắng tình nhân ái đến rợn người, hễ bước ra đường là nhìn thấy nhan nhản những cảnh chửi bới, tranh giành, chém giết, cướp bóc; hễ ra nước ngoài đi đến đâu là người nước khác phải để mắt trông chừng, thậm chí còn treo biển bằng tiếng Việt cấm người Việt Nam vi phạm điều này việc nọ. Nỗi nhục khủng khiếp ấy người dân phải âm thầm gánh chịu trong khi chính danh thủ phạm lại nhơn nhơn, bình chân như vại, chỉ lo giữ chiếc ghế để dễ dàng xoay xở và kéo bè kéo cánh, mặc cho tiếng oan dậy đất không mảy may nghĩ đến trách nhiệm, ở bất cứ cấp nào.

Tất nhiên, sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó. Xin các vị hãy khắc ghi vào lòng đừng quên hình ảnh những cơn lũ miền Trung kinh hoàng trong năm vừa qua, để hiểu rằng nhân dân miền Trung cũng đang tích chứa những cơn lũ. Đó là luật Trời: có nhân có quả, không một ai, một tổ chức nào thoát được.

Bauxite Việt Nam

TUYÊN BỐ KHẨN CẤP VỀ VIỆC BÀ TRẦN THỊ NGA BỊ BẮT GIAM

Do sự kiện quan trọng này rơi đúng vào thời điểm nghỉ thường niên trong dịp Tết âm lịch, diễn đàn Bauxite Việt Nam đã không kịp tham gia ký vào bản Tuyên bố. Nay xin đăng lên trong ngày đầu năm mới khai trương trang mạng theo bản gửi bởi nhà báo Nguyễn Tường Thụy, để bày tỏ sự đồng tình, hưởng ứng của người quản trị cũng như toàn thể Ban biên tập chúng tôi.

Kính mong bà Trần Thị Nga hết sức bảo trọng và giữ vững tinh thần, vượt qua muôn vàn o ép, để sớm có ngày trở về với xã hội dân sự.

Bauxite Việt Nam

Dự thảo bản TUYÊN BỐ KHẨN CẤP VỀ VIỆC BÀ TRẦN THỊ NGA BỊ BẮT GIAM được đưa ra lấy chữ ký, ngay ngày 21/1/2017 là ngày Bà Trần Thị Nga bị bắt.

Vì tính chất cấp bách của bản Tuyên bố, ban đầu chúng tôi chỉ định lấy chữ ký và tổng hợp trong phạm vi chỉ 1 ngày, tính đến 24h00 ngày 22/1/2017 và thu được chữ ký của 502 cá nhân và 16 tổ chức, hội nhóm.

Tuy nhiên sau khi công bố, bản Tuyên bố tiếp tục được hưởng ứng.

Chữ ký đợt 2 từ 0h00 ngày 23/1/2017 đến 18h00h ngày 25/1/2017 gồm 243 cá nhân và 8 tổ chức hội nhóm. (Hai đợt đầu chúng tôi đã bỏ đi một số trường hợp do trùng tên. Chúng tôi cũng bỏ ra ngoài danh sách Đảng Dân chủ Nhân dân theo yêu cầu của Bs Lê Nguyên Sang)

Chữ ký đợt 3 (cập nhật hết ngày 31/1/2017) gồm 71 cá nhân và 6 hội nhóm

Như vậy, tổng 3 đợt có 816 cá nhân và 30 tổ chức, hội nhóm XHDS ký tên.

Nay chúng tôi tổng hợp và chính thức công bố kết quả lấy chữ ký vào bản Tuyên bố. Danh sách được xếp theo thứ tự A=>Z để dễ tra cứu. Đây là bản Tuyên bố đầy đủ và chính thức.

N.T.T.

Mua vui cùng câu đối Tết Con Gà (Đinh Dậu 2017)

Hà Sĩ Phu

clip_image002

Tết Đinh Dậu 2017 năm nay, do điều kiện sức khỏe, xin lỡ hẹn cùng bạn đọc không thể ra mắt 16 câu đối Tết như thường lệ, tôi chỉ xin nhắc lại một chuyện vui về Tết Con Gà và nhân thể bàn cái thú giao lưu quanh Câu đối Tết để hầu chuyện bạn đọc trong mấy ngày đầu xuân.

Ước vọng đầu năm

Ngụy Hữu Tâm

Ngày này năm ngoái tôi đã viết bài “Lời ước nhân Ngày đầu năm”. Nay theo truyền thống đó, xin viết tiếp một bài nữa.

Ngày đầu năm, theo phong tục lâu đời ở nước ta là khai bút, xin lại viết ít dòng mong xin Trời Đất ban phước lành cho nhân dân và đất nước chúng ta. Nhất là năm nay, Đinh Dậu, là năm con gà gáy sáng mang lại ánh sáng cho đất nước cứ mãi tăm tối với cái chủ nghĩa xã hội hết sức ngớ ngẩn của một lão già càng ngày càng chứng tỏ sự bảo thủ, trì trệ và có thể kết luận là đại diện cho nhóm lợi ích (cái tên mỹ miều là Đảng Cộng sản Việt Nam) đặt quyền lợi của họ trên hết, tức là trên cả nhân dân và đất nước.

Hãy cho phép tôi đề đạt những ước nguyện của mình cho sự phát triển của đất nước mà trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, dẫu đã có nhiều tiến bộ nhưng còn lâu mới đạt được kỳ vọng của nhân dân, vốn đã chịu quá nhiều đau khổ, nhất là sau những tổn thất vô cùng to lớn của 3 cuộc chiến tranh hết sức khốc liệt trong 43 năm chống ngoại xâm.

Ước nguyện lớn nhất và duy nhất của tôi là nước ta sớm thực hiện được thể chế nhà nước pháp quyền thực sự, chứ không chỉ là lời nói sáo rỗng, mị dân. Bởi lẽ nhà nước pháp quyền thì thể chế phải là tam quyền phân lập, chứ không thể theo thể chế độc tài toàn trị với điều 4 của Hiến pháp để Đảng Cộng sản là cơ quan quyền lực duy nhất ngồi xổm lên luật pháp. Khi điều đó được thực thi thì nhiều điều như trong mơ sẽ được thực hiện ngay tức thì.

Chính sách Đối ngoại Việt Nam giai đoạn Mới

Nguyễn Quang Dy

Trước cơn địa chấn chính trị với hệ quả khôn lường đang diễn ra tại Mỹ và toàn cầu, trước đám mây đen và sóng dữ tại Biển Đông, con tàu Việt Nam phải làm thế nào để thoát hiểm và vượt ra biển lớn? Đây là thách thức to lớn và cơ hội mong manh đối với Việt Nam, tại bước ngoặt lịch sử khi thế giới đang bước sang một giai đoạn mới. 

Bước ngoặt lịch sử 

Tuy đã hơn bảy thập kỷ sau ngày độc lập (2/9/1945) và hơn bốn thập kỷ sau ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam (30/4/1975), nhưng đất nước dường như vẫn còn luẩn quẩn tại ngã ba đường của lịch sử. Việt Nam có quyết tâm đổi mới thể chế toàn diện hay không? Có thực sự đi theo con đường kinh tế thị trường và dân chủ hóa hay không? Liệu tranh luận về “hai con đường” đã đến lúc ngã ngũ, hay Việt Nam vẫn tiếp tục “đu dây”? 

Một yếu tố mới xuất hiện, như một cơn địa chấn chính trị đang xô đẩy Việt Nam phải chọn một con đường. Ngày 8/11/2016 là “ngày định mệnh” đối với nước Mỹ (cũng như nhiều nước khác), khi Donald Trump bất ngờ thắng cử, trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Đó là một chính biến làm thay đổi cuộc chơi (game changer), khiến nước Mỹ (và phần lớn thế giới) ngỡ ngàng, bối rối và lo sợ. Đó không phải chỉ là sự kiện thay đổi tổng thống Mỹ như “đến hẹn lại lên”, mà là một bước ngoặt lịch sử, mở ra một giai đoạn mới bất định. Khủng hoảng chính trị Mỹ có thể làm đảo lộn trật tự thế giới, “như khi Liên Xô sụp đổ” (năm 1991). (“America: the Failed State”, Francis Fukuyama, Prospect, December 13, 2016)

Cần xem lại tư duy phát triển ngành thép

Tô Văn Trường

Tư duy chiến lược phát triển quốc gia thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và khủng hoảng chính trị toàn cầu, kinh tế thế giới và toàn cầu hoá sang giai đoạn mới - với đặc điểm chung nhất là các nền kinh tế yếu, nhỏ rất dễ bị chấn thương. Ở thời kì nóng bỏng hiện nay, làm kinh tế mà không nhìn thẳng vào cái thế giới đầy biến động này là sai lầm chết người, nhất là công nghiệp thép rất dài hạn và rất "nặng" về mọi mặt đối với nước ta.

Đón Xuân Đinh Dậu 2017, nhiều người có chung nhận xét đánh giá về sự quyết liệt của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng đã giúp cho tập thể Chính phủ chuyển động mạnh mẽ hơn, từ đó việc ban hành các văn bản chính sách và chỉ đạo sát hơn, kịp thời hơn với yêu cầu của thực tế đời sống, của người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tôi muốn phân tích về bất cập quyết định của Chính phủ đối với sản xuất ngành thép.

Đại chúng hay tinh hoa?

Nguyên Ngọc

Một bài viết mới rất hay của Nguyên Ngọc! Bao giờ ông cũng viết rất hay về những điều rất có nghĩa lí như vậy. Không hiểu sao, những năm gần đây, mỗi lần đọc ông, tôi thấy xót xa, ngùi ngùi thế nào ấy. Không có những người như ông, biết lấy ai giữ lửa cho đời? Nhưng bây giờ hình như người ta chỉ cần "LỢI", nên chẳng mấy ai còn cần tới lửa nữa rồi.

La Khắc Hòa

Mấy năm gần đây tôi thường theo dõi các cuộc thi tú tài ở Pháp, vì thích thú, và cũng có phần muốn từ đó thử nghĩ lại thêm về giáo dục ở ta. Hình như vừa qua ta chú ý nói nhiều đến đại học, hẳn vì ở đây dễ thấy rõ sự quá lạc hậu so với thế giới, cũng lại là nơi liên quan trực tiếp đến việc đào tạo nhân lực cho xã hội. Song cũng có thể vấn đề chính của giáo dục còn ở chỗ khác, ở phổ thông, nơi ít được dư luận quan tâm hơn. Có vấn đề ở phổ thông rồi, tất đại học không thể không có vấn đề.

Theo dõi qua báo chí trên mạng, lại chỉ qua các kỳ thi, nên hẳn không thể biết hết mọi sự của người ta. Nhưng dù sao thấy người ta thi như thế nào, chắc cũng có thể đoán biết đôi chút họ dạy và học ra sao. Cũng để mà nghĩ lại mình.

Đảng Cộng sản Việt Nam, ngã ba đường lịch sử (phần 3) (1)

Lang Anh

Tôi tin rằng ông Hồ Chí Minh và những người cộng sản đời đầu đều là những người yêu nước. Chỉ có điều họ đã nhanh chóng đặt Đảng lên trên đất nước ngay khi giành được chiến thắng. Và di sản mà họ để lại đã gây tai họa cho lịch sử đất nước trong nhiều chục năm sau này.

Chế độ cầm quyền hiện nay kế thừa di sản của những người cộng sản đời đầu. Họ hiểu rất rõ là người dân Việt Nam sẽ không chấp nhận bất cứ một chế độ cai trị nào làm tổn hại độc lập hay chủ quyền quốc gia. Và chính đây là lý do dẫn đến mối quan hệ rất phức tạp giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc. Một mặt thì Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có lý do để xích gần Trung Quốc, khi họ là những thứ tồn tại bị thế giới coi là dị dạng, họ có nhu cầu xiết chặt tay nhau. Đó là lý do ông Nguyễn Văn Linh tìm cách bắt tay với TQ bằng mọi giá ở hội nghị Thành Đô, khi hàng loạt chế độ cộng sản trên thế giới sụp đổ. Mặt khác, chế độ Việt Nam không thể không đối đầu với Trung Quốc khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Đây chính là lý do mà chủ quyền Việt Nam cứ từng bước bị tổn thất bởi Trung Quốc trong hơn 30 năm qua, khi bản thân Đảng cầm quyền luôn bị giằng xé giữa việc xích gần kẻ xâm lược và sức ép bảo vệ chủ quyền đến từ phía người dân.

Hãy từ bỏ quyền thu hồi đất

(Nhân đọc Thủ tướng: Đã có lời giải cho bài toán nông nghiệp Việt Nam)

Huy Đức

clip_image001

"Lời giải cho bài toán nông nghiệp VN" không đơn giản như vậy thưa Thủ tướng.

Hoan nghênh Thủ tướng đã đồng ý đề nghị Quốc hội sửa luật theo hướng cho tích tụ ruộng đất. Ruộng đất manh mún cũng là một cản trở để tổ chức sản xuất lớn. Nhưng, cho tích tụ ruộng đất mà không tôn trọng quyền của nông dân về tài sản (quyền sử dụng đất nông nghiệp) thì rất dễ bị đại gia lũng đoạn chính quyền địa phương thâu tóm ruộng đất của nông dân.

Liệu có bắt hết được chúng tôi không?

Nguyệt Quỳnh

clip_image001

Người ta bảo rằng Mahatma Gandhi có một khả năng thuyết phục tuyệt vời khi giúp cho người dân Ấn Độ nhận ra rằng  vận mệnh của kẻ cầm quyền đang nằm trong chính bàn tay của họ, chỉ cần quăng đi nỗi sợ hãi họ có thể đối diện để nói chuyện sòng phẳng với chính quyền. So với VN ngày nay, số phận dân tộc VN cũng thế. Có thực sự đáng tiếc là chúng ta không có một Gandhi không?

Tiếp tục bội chi, ngân sách Việt Nam cầm cự được bao lâu?

Phạm Chí Dũng

Khác hẳn vài năm trước, ngân sách trung ương đang cực kỳ khốn quẫn. Ngân sách này chỉ có thể lo việc chi trả lương và một ít đề mục về an sinh xã hội, còn đa phần “đầu tư phát triển” phải tiết chế đến mức tối thiểu. Sau trào lưu xây trụ sở và tượng đài từ ngàn tỷ đến chục ngàn tỷ vô tội vạ và vô liêm sỉ trong những năm trước, đến giờ ngân sách tìm ra một ngàn tỷ đồng để chi đã là khó khăn. Rất dễ hiểu là nếu chấp nhận dự án điện hạt nhân Ninh Thuận hay dự án đường cao tốc Bắc – Nam, ngân sách sẽ phải cắm đầu vay vốn nước ngoài với lãi suất cao và do đó sẽ càng làm nặng gánh nợ công quốc gia – vốn đang phi mã đến hàng trăm phần trăm GDP.

......

Kể từ cơn khủng hoảng giá – lương – tiền 1985, có lẽ chưa bao giờ ngân sách Việt Nam lại rơi vào thảm trạng quay quắt như giờ đây. Mới đây, một nguồn giấu tên tiết lộ một sự thật chẳng mấy người muốn tin: Việt Nam vỡ nợ không còn là “nguy cơ” nữa, mà đã trở nên hiện hữu.

Sau đó, cận cảnh đang lờ mờ hiện ra là ngân sách Việt Nam sẽ bị vỡ nợ hệt như Argentina hai lần vào năm 2001 và 2014.

Khi đó, lấy đâu ra nguồn tài lực nào để cứu vãn “sự tồn vong của chế độ?”

Hiển nhiên, quốc hồn tham nhũng và tình thế thu không đủ chi đã làm dấy lên quốc túy thu phí bất kể và mặc tình dân sinh, cùng ý tưởng đang nhanh chóng hiện thực hóa về chuyện bán đường, cảng, sân bay và tất cả những gì có thể bán được để vừa trả nợ nước ngoài, vừa tiếp tục chi cho “đầu tư công” mà thực chất làm giàu hơn cho tầng lớp tham nhũng chính sách.

Chủ trương công quả đã biến thành lại quả ở mọi nơi, vào mọi thời khắc. Vực xoáy vơ vét giai đoạn cuối ngoác rộng để chực chờ lôi tuột nền kinh tế thoi thóp xuống cái đáy sâu hút của nó, ở nơi mà một cái chết đen tối là quá xán lạn.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn