Nước biển đỏ ở ở Hà Tĩnh không phải là hiện tượng thiên nhiên mà là do ô nhiễm!

Phạm Quang Tuấn

Hôm 1/3/2017 Bộ Tài Nguyên Môi Trường (BTNMT) đăng trên trang của họ vài số liệu về những dải nước đỏ ở Hà Tĩnh (gần Formosa Vũng Áng) và Thừa Thiên – Đà Nẵng [1], theo đó thì:

- Ở Hà Tĩnh, ammoni có nhiều mẫu vượt quy chuẩn, các mẫu nước đỏ vượt 31,2, 91,5 và 257 lần. Một mẫu nước biển màu đỏ lấy gần bờ có Mn vượt 1,66 lần, Fe vượt 2,8 lần.

- Nhiều báo còn đăng thêm là có mẫu phenol ở Hà Tĩnh vượt 10,3 lần [2] nhưng trang của BTNMT lại không đăng tin này!

- Ở Thừa Thiên – Đà Nẵng các thông số đều không quá quy chuẩn.

- Tảo đỏ N. scintillans được tìm thấy ở cả hai nơi.

Thông tin tuy sơ sài nhưng cũng cho thấy nhiều điểm cần quan tâm:

Nhà máy 6.000 tỉ đồng 'trốn' ĐTM

Hà An - Minh Chiến - Chí Nhân

clip_image001

Nhà máy JA Solar VN đang được gấp rút hoàn thành

Công ty TNHH JA Solar VN (JA Solar) thuộc Tập đoàn JA Solar (Trung Quốc) gấp rút xây dựng 1 nhà máy cực lớn ở Bắc Giang nhưng đến nay vẫn chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Những rào thép gai chặt đứt nhân dân

Trương Duy Nhất

clip_image001

Dù hôm nay không máu đổ. Nhưng những hàng thép gai kia còn buốt đau hơn máu. Những hàng thép gai luôn khiến ta gợi nhớ… chiến tranh.

Nhưng đây là cuộc chiến khác. Cuộc chiến mà chính quyền đã coi nhân dân như kẻ thù của họ.

Nhóm lợi ích hốt tiền từ dự án "bánh vẽ", nhà nước và nhân dân cùng gánh hậu quả

Mai Anh

Tất cả các doanh nghiệp được nhà nước đứng ra bảo lãnh nợ đều là doanh nghiệp nhà nước, chứ tuyệt nhiên không có một doanh nghiệp tư nhân nào. Điều đó không phải ngẫu nhiên. Từ Hiến pháp 1959 trở đi, bao giờ Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định “quốc doanh” là chủ đạo. Điều 51 Hiến pháp hiện hành xác định rõ: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Đảng chủ trương như thế, thì chính phủ đứng ra bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp nhà nước là tất nhiên.

Cho rằng nhờ vậy mà các nhóm lợi ích “hốt tiền”, là thừa nhận chủ trương này trên thực tế, không vì dân, mà chỉ vì các nhóm lợi ích. Khốn nỗi, nếu không ưu ái doanh nghiệp nhà nước, thì làm sao phân biệt nền kinh tế thị trường định hướng “xã hội chủ nghĩa” với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa? Cho nên, “kinh tế xã hội chủ nghĩa” chẳng qua là cái lá nho mỹ miều để che đậy thực chất là kinh tế nhóm lợi ích. Chừng nào còn duy trì cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” thì Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam chỉ trần trụi là Đảng của nhóm lợi ích, Nhà nước của nhóm lợi ích.

Bauxite Việt Nam

Suy nghĩ nhân ngày 8 tháng 3

Mạc Văn Trang

Đã từ lâu rồi, chúng ta coi ngày 8/3 như “NGÀY LỄ TÔN VINH PHỤ NỮ” (dân dã gọi là ngày nịnh chị em). Chúng ta mải tặng quà, hú hí… mà quên dần đi tinh thần ngày 8/3, là ngày đấu tranh cho những người phụ nữ bị áp bức, bị ngược đãi, để giành lấy quyền sống, quyền làm người… Trên đất nước chúng ta còn biết bao nhiêu chị em nông dân mất đất thành dân oan tội nghiệp; hàng vạn chị em công nhân lao động trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu nhà trọ, thường ngộ độ thức ăn, không nơi gửi con, khô héo đời sống văn hóa, tinh thần; bao nhiêu phụ nữ và em gái bị bạo hành, buôn bán… Những cái tồi tệ đó đáng là dịp được nêu lên trong ngày 8/3 để đòi được cải thiện, thì lại bị che lấp đi bởi những lời hào nhoáng tán tụng chị em… Đặc biệt một số chị em dấn thân đấu tranh cho Dân chủ, Nhân quyền, Tiến bộ xã hội đang bị bắt bớ, giam cầm càng cần được quan tâm. Ngày 8/3 này đúng ra phải là ngày đấu tranh đòi tự do cho những chị em, như: Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga … được trở về với những đứa con thơ của các chị, đang khắc khoải ngày đêm khát khao mong ngóng mẹ.

LỊCH SỬ đây: Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại TP New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên để đấu tranh cho quyền lợi công nhân...

Thiếu nhi người già tiến vào Formosa: Bộ Chính trị VN lâm thế khó

Chim Báo Bão

Thế giới đang dõi theo những bước tiến của nhân dân miền Trung đang tiến vào Formosa. Những thành phần dễ bị tổn thương nhất cũng đã vượt qua nỗi sợ và tham gia đoàn biểu tình.


clip_image001

Khi tất cả đều vào cuộc

Video nhân dân các xứ đạo ở miền Trung bộ hành vào Formosa lan truyền với tốc độ nhanh chóng trên mạng xã hội Facebook. Cập nhật lúc 11h03 phút, một video livestream đã được 90.000 lượt xem. Cả miền Trung đang như trong chảo lửa. Formosa - tâm điểm của Vũng Áng dường như sắp diễn ra một cảnh bi kịch tang thương. Đây có thể là một cuộc đàn áp đẫm máu, cũng có thể trở thành một sự kiện chấn động địa cầu.

Mạng người và mạng chó

Lê Luân

Công an đã ngang nhiên xâm phạm trái phép chỗ ở, không những thế còn cố tình nguỵ tạo hồ sơ, chứng cứ, bắt người khác làm chứng không đúng sự thật, cố tình tạo dựng sự việc phạm tội để khởi tố và bắt giam người vô tội.

Tuy nhiên, với hàng loạt các hành vi đầy đủ tội phạm của công an thị xã Thuận An, Bình Dương, sau nhiều lần bị huỷ án và trả hồ sơ điều tra lại, khi biết không thể buộc tội người vô tội, họ lại ra quyết định đình chỉ vụ án vì lý do “nhân đạo”, “do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội của người bị buộc tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”. Điều này để chấm dứt ba vấn đề pháp lý: ngăn cản người bị buộc tội oan (bằng cách nguỵ tạo và sắp đặt) khởi kiện đòi bồi thường nhà nước do hành vi sai trái của cơ quan tố tụng gây ra; vẫn khẳng định người bị buộc tội vẫn có tội (chỉ là được miễn trách nhiệm hình sự); và tránh để có một vụ án khởi tố đối với những người tiến hành tố tụng cố ý làm sai lệch hồ sơ hoặc lạm dụng quyền lực để khởi tố, bắt giam người vô tội

Nhân đạo, khi nó được nhân danh để đánh tráo và nhằm xoá bỏ những hành vi lộng quyền ngang nhiên của những kẻ có quyền, thì nó sẽ trở thành thứ vũ khí có thể giết người hàng loạt.

Và khi luật pháp trở thành công cụ của bọn bất lương, thì nhà tù không thể chứa đủ người tốt.

Báo đảng Nghệ An: Cái miệng không vành... méo tứ tung

JB Nguyễn Hữu Vinh

Người dân đã nhẹ dạ, cả tin?

Liên tục những ngày gần đây sau sự kiện người dân ba xã Quỳnh Lưu đi khiếu kiện về việc thiệt hại do Formosa gây thảm họa biển miền Trung, báo Nghệ An, cơ quan của Đảng bộ CS Nghệ An luôn rêu rao: "Những người dân nhẹ dạ cả tin" "bị dẫn dắt, bị biến thành con rối, bị xúi giục dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật"...

Đó là câu cửa miệng của tờ báo, đài phát thanh và quan chức Nghệ An, khi nói về việc người dân thực hiện một "Quyền" được minh định trong Hiến pháp và luật pháp: Quyền khởi kiện đúng luật pháp.

Khỏi phải nói nhiều đến những vấn đề đã qua từ tờ báo và Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An (PTTH) về những vụ việc liên quan đến tôn giáo, cụ thể là Công giáo ở đây.

Bởi những chuyện đó, hầu như bất cứ người Việt nào có để ý, đều thấy ở đó một tư duy và phương pháp không hề thay đổi: Dối trá và trơ trẽn đến tận cùng, bất chấp sự thật và tưởng rằng bịt mắt được dân chúng bằng phương châm "Cả vú, lấp miệng em".

Những con số “gây ấn tượng” do ông Chủ tịch Hà Nội công bố

Anh Chung ơi, không sợ các đồng chí của anh thịt à... Dù sao em cũng ủng hộ anh dám nói lên sự thật này... clip_image001

FB Nguyễn Lân Thắng

Ai chứ ông Nguyễn Đức Chung nói là chính xác, vì ông là công an. Thế thì đến mồng thất mới dẹp được vỉa hè.

FB Nguyễn Quang Lập

Theo thống kê của ông Chung thì có 83% quán bia có công an bảo kê. Tôi đồ rằng ko phải 83% quán bia mà 83% vỉa hè. Không phải tham nhũng vặt đâu, khủng đấy!

FB Nguyễn Quang Lập

Vỉa hè nhưng không phải là vỉa hè... giải quyết vỉa hè là giải quyết vấn đề thể chế. Người ta biết lâu rồi những điều ông Chung nói... nhưng ai cũng ngại, ngai trả thù. Nếu ko thay đổi từ thượng tầng thì vũ như cẫn thôi...

Phóng Lê

Chỉ đích danh như ông Chung làm nhiều người đâm nể. Đúng thôi. Nhưng vấn đề mà chúng ta nhất thiết phải đặt ra đối với chính quyền hiện nay, không bao giờ được phép mơ hồ, là các anh dẹp vỉa hè để làm gì? Vì cuộc sống người dân hay lại để kiếm những món lợi kếch xù hơn để trang trải vô số món nợ đang chồng chất lên đầu lên cổ? Kinh nghiệm bao nhiêu đời quan chức CS khiến mỗi người chúng ta không thể không nhớ nằm lòng điều ấy.

Bauxite Việt Nam

Vĩnh biệt Nhà văn Nguyễn Quang Thân

Kết quả hình ảnh cho nguyễn quang thânBauxite Việt Nam

Nhà văn Nguyễn Quang Thân sinh năm 1936 tại Sơn Lễ, Hương Sơn, Hà Tĩnh, đã đột ngột chia tay gia đình và bạn đọc vào lúc 3 giờ 15 ngày 4/3/2017 tại nhà riêng ở Cư xá Thanh Đa, TPHCM.

Ông xuất hiện trên văn đàn năm 1957 và trở thành cây bút truyện ngắn tên tuổi, tiêu biểu nhất là Vũ điệu cái bô (1991). Sau 1975, ông thành công với nhiều tiểu thuyết, nổi tiếng nhất là Hội thề (2009).

Lễ viếng nhà văn Nguyễn Quang Thân bắt đầu lúc 14 giờ ngày 04/03/2017  

tại nhà riêng (P225, lô II, cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, TPHCM). Lễ động quan vào lúc 7 giờ sáng ngày 07/03/2017. Sau đó linh cữu được đưa đi hoả táng tại Phúc An Viên Quận 9, TPHCM.

Bauxite Việt Nam xin chân thành phân ưu cùng nhà văn Dạ Ngân, phu nhân nhà văn quá cố Nguyễn Quang Thân, và xin cầu chúc hương hồn nhà văn Nguyễn Quang Thân an nghỉ cõi vĩnh hằng.

 

Để cứu muôn người, kỷ luật ai?

Cát Linh, phóng viên RFA

Tại sao ngày càng nhiều những phát ngôn ngớ ngẩn trong hàng ngũ quan chức ĐCS Việt Nam, kể từ người cao chót vót trở xuống?

Một phần do não trạng vốn chẳng thông thái gì, đúng hơn là trống rỗng, mà họ thừa hưởng từ cha ông tổ tiên khố rách áo ôm thất học các đời trước để lại, đẻ ra tình trạng đầu óc bã đậu và căn bệnh lười nhác thâm căn cố đế – học mấy cũng không vào, nhưng mẹo vặt đấu đá để triệt hạ nhau thì nghĩ rất nhanh và rất bài bản – khiến họ phải chạy vạy toàn bằng dỏm để lấy le với cấp dưới và với dân.

Song lý do quan trọng hơn, những phát ngôn động trời cứ buột ra đây đó khiến dư luận cả nước chê bai vốn là những lời cốt dùng để che đậy tình trạng thực của một đảng cầm quyền đã đến hồi rệu rã, rệu đến mức không cách gì vãn hồi. Tất nhiên đấy là việc khó khăn bằng lên trời mà họ có trách nhiệm phải thực thi cho bằng được, cho nên đành phải tếu táo cốt lấp liếm những gì người dân không thể nào nuốt cho trôi, ngay chính họ cũng đã mang sẵn tâm thế mặc cảm khi nói ra. Bởi thế mỗi lời họ nói đều trở nên ngô nghê, mâu thuẫn, chứa đầy nghịch lý hoặc thể hiện một sự quanh co mà người nghe bình thường nhất cũng thấy lố bịch và khôi hài.

Ấy, cái khổ của họ là ở đấy.

Bauxite Việt Nam

Nguyễn Văn Đài: một trong những việc đầu tiên liên quan đến Việt Nam của Ngoại trưởng Đức mới nhậm chức Sigmar Gabriel.

Thục Quyên

Xin mời quý vị độc giả đọc bài này để hiểu rõ tấm lòng vô tư, nồng nhiệt của một chính khách người Đức trong việc kêu gọi nhiều bè bạn đồng bang cùng cương vị như mình đồng tâm hợp lực nhằm giải cứu những nhà dân chủ ở Việt Nam đang bị chính quyền CS vô cớ cầm tù - ở đây là trường hợp LS Nguyễn văn Đài. Nếu chúng ta cùng hưởng ứng tâm nguyện của ông thì xin mời quý vị ký tên vào đường link ghi ở dưới bài để có một số lượng chữ ký đủ áp lực lên nhà cầm quyền trong nước.

Bauxite Việt Nam

Một trong những việc đầu tiên liên quan đến Việt Nam mà Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel, vừa nhậm chức ngày 27/01/2017, được yêu cầu đảm nhận, là chuyển danh sách chữ ký của những người ủng hộ việc đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho LS Nhân quyền Nguyễn Văn Đài và phụ tá của ông, bà Lê Thu Hà.

Cùng đứng vận động kêu gọi ký thư là

- Bà Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức Marie-Luise Dött, - Tổ chức Quốc tế Truyền giáo Thiên Chúa Giáo Missio Aachen và - VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền.

EVFTA có thể thay thế TPP?

LS Nguyễn Văn Thân

Theo Viện nghiên cứu kinh tế McKinsey, Việt là nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP với GDP tăng hơn 10% và xuất cảng 30% trong một thập niên. Câu hỏi đặt ra là không có TPP, Việt Nam có cần tiến hành cải cách theo đúng quy định cạnh tranh công bằng của các hiệp định thương mại tự do hay không và cụ thể là bảo vệ quyền lao động và môi trường. Trong hoàn cảnh hiện nay với thảm họa Formosa và tình trạng môi trường ô nhiễm ngày càng nặng khắp mọi nơi, bảo vệ môi trường sẽ là một thách thức sống còn của người dân Việt Nam.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên Âu (EVFTA) đã kết thúc vào ngày 1/12/2015 và văn bản EVFTA đã được công bố vào ngày 1/2/2016.  Dự trù là EVFTA sẽ có hiệu lực trong năm 2018. Câu hỏi đặt ra là EVFTA sẽ có tác động gì đến quyền lao động và môi trường? Nó có thể thay thế TPP để giúp Việt Nam phát triển kinh tế và thoát khỏi cái bóng của Trung Quốc hay không?

Ngay sau ngày 30/4/1975, Châu Âu đã có tiếp xúc và viện trợ kinh tế cho Việt Nam trị giá khoảng 110 triệu Mỹ kim. Viện trợ bị ngưng khi Việt Nam xâm chiếm Cam Bốt vào năm 1979. Sau một thập niên chiếm đóng, Việt Nam rút quân vào năm 1989 mở đường cho việc thành lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên Âu vào ngày 28/11/1990. Quan hệ phát triển tốt đẹp nên tới ngày 17/7/1995, hai bên tiến hành ký hiệp định khung về hợp tác thành lập các nguyên tắc căn bản nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên Âu đi xa hơn nữa. Tới năm 2001, Liên Âu bắt đầu nêu nhân quyền là một vấn đề căn bản nếu Việt Nam muốn đẩy mạnh quan hệ. Tới năm 2003, Việt Nam đồng ý với đề nghị của Liên Âu thành lập cơ chế đối thoại chính thức và định kỳ về nhân quyền một năm 2 lần và nâng cấp đối thoại từ chuyên viên lên cấp Bộ Ngoại giao và Đại sứ. Đáp lại, Hội đồng Châu Âu thông qua các quy định về hệ thống ưu đãi thuế quan giúp Việt Nam xâm nhập thị trường chung Châu Âu. Vào tháng 5 năm 2007, hai bên tiến hành đàm phán một hiệp định khung Đối tác và Hợp tác Toàn diện (Partnership and Co-Operation Agreement hoặc PCA). PCA hoàn tất và được ký kết vào năm 2010. Trong khuôn khổ PCA, Liên Âu cho phép Việt Nam tiếp cận thuận lợi hơn thị trường Liên Âu qua quy chế thuế quan ưu đãi và viện trợ kinh tế giúp Việt Nam phát triển. Trong năm 2010, Liên Âu hứa viện trợ cho Việt Nam 900 triệu Euro (1.12 tỷ Mỹ kim) cũng là phần thưởng sau khi Việt Nam ký PCA.

Trầm Bê và số phận Nguyễn Văn Bình

Bùi Quang Vơm

clip_image001

Nguyễn Văn Bình (trái) và Trầm Bê. Ảnh: internet

Chiều 24/02/2017, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định chấm dứt vai trò quản trị, điều hành của ông Trầm Bê và con trai ông là Trầm Khải Hòa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank.

Ngay lập tức, nhiều tờ báo đồng loạt đặt tít lớn, như một tiếng reo mừng rỡ “Chấm dứt vai trò ông Trầm Bê và con trai tại Sacombank“! Nó chứng tỏ là dư luận chờ đợi cái quyết định này từ lâu rồi.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh có phải là nhân vật cải cách thực chất?

Phạm Chí Dũng

clip_image002

Ảnh tư liệu Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (giữa).

‘Ngọn cờ đầu móc túi’

Trái ngược hẳn với hoàn cảnh nheo nhóc của dân tình vào thời suy thoái kinh tế đã tiếp diễn đến năm thứ 9 liên tiếp, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vẫn đạt mức lợi nhuận kỷ lục 6.300 tỷ đồng dù doanh thu năm 2016 giảm 16,2% so với năm 2015 do giá dầu thế giới sụt giảm.

Putin nên mừng hay nên lo?

Ngô Nhân Dụng

Ảnh hưởng của Nga trên chính trị nước Mỹ chưa bao giờ ồn ào như bây giờ. Một cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ phải từ chức vì bị tiết lộ đã gặp Đại sứ Nga ngay sau khi Tổng thống Obama đưa ra thêm biện pháp cấm vận. Ông Bộ trưởng Tư pháp phải rút lui không can dự vào việc điều tra vụ gián điệp Nga, sau khi báo chí khám phá ra ông đã gặp đại sứ Nga hai lần trong thời gian tranh cử năm ngoái; một lần ngay sau khi tình báo Mỹ xác nhận gián điệp Nga đã có can thiệp vào cuộc tranh cử.

Từ thời còn chế độ Cộng sản, chính quyền Nga vẫn tìm cách ảnh hưởng vào cuộc bỏ phiếu của dân Mỹ – cũng như của dân các nước Tây phương khác – nhưng chưa bao giờ vai trò Nga làm dư luận sôi nổi như hiện nay. Vậy ông Vladimir Putin đã thành công hay thất bại? Muốn biết, phải coi ông ta muốn gì.

Sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, đài truyền hình “Băng Tần Một” (Perviy kanal) của Chính phủ Nga đã bày tỏ hy vọng sẽ có bốn thay đổi trong bang giao với Mỹ. Hai nước sẽ cộng tác chống khủng bố IS. Minh Ước NATO sẽ ngưng bành trướng qua các nước Cộng sản cũ ở Ðông Âu, sau Montenegro. Mỹ sẽ công nhận Nga có quyền chiếm Crimea và giữ ảnh hưởng trên vùng ly khai ở phía Ðông nước Ukraine. Mỹ và Nga sẽ hợp tác bình đẳng cùng bảo vệ một trật tự thế giới mới.

Bất hạnh

Bút ký

Thiện Tùng

A

– “... Đưa cha nó vào đây mấy hôm, chúng tôi chẳng thấy ai ngoài nó. Chúng tôi cần chi gọi nó, bàn gì… cũng với nó. Nó dành tất cả cho cha nó, một mình lo trong lo ngoài, chạy tới chạy lui như con thoi. Nó mua cơm cháo, sữa, trái cây… về ép cha nó ăn.

Dường như nó chỉ ăn những thứ mà cha nó không ăn hoặc ăn không hết. Ngày cũng như đêm, đi đâu thì thôi, khi về nó lau cho cha, bắt ghế cóc ngồi dựa vào giường cha nó, nó chỉ ngủ khi cha nó nằm êm, thức dậy ngay khi cha nó ho hoặc cựa mình. Khi đưa cha nó vào phòng cấp cứu, ở bên ngoài nó không hề ngồi, cứ đi tới đi lui như gà mắc đẻ. Khi báo cha nó qua đời và hỏi nó xử lý cái xác bằng cách nào, nó đứng như trời trồng, chẳng nói chẳng rằng. Lúc sau, nó quẹt nước mắt, nói gọn : “Hiện tôi không có nhà, gia đình không còn ai ngoài tôi”. Nó mượn điện thoại gọi cho ai đó chừng vài phút rồi nói như khẩn: “Xin bịnh viện cho tôi giấy chứng tử và giúp chuyển cha tôi sang nhà xác. Tôi sẽ nhờ công ty Mai táng đem quan tài đến tẩm liệm. Xin bịnh viện cho để quan tài cha tôi ở nhà Vĩnh biệt qua đêm. Sáng sớm mai, tôi đưa cha tôi đi hỏa táng theo lời dặn của ông ấy. Đây là giấy chứng minh nhân dân và bằng đại học của tôi gởi cho bịnh viện. Tôi sẽ lấy lại nó khi thanh toán xong viện phí”.

Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions cần phải từ chức

Nguyn Quc Khi

Trong năm 2016, TNS Jeff Sessions đã gặp Đại sứ Nga hai lần vào tháng 7 bên lề Đại hội Đảng Cộng hòa và tháng 9 tại văn phòng Thượng viện, khi ông còn là Thượng nghị sĩ và đang vận động tranh cử cho Ô. Donald Trump. Tuy nhiên trong buổi điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 10-1-2017 để được Quốc hội chấp thuận cho ông làm Bộ trưởng Tư pháp trong nội các của Ô. Trump, Ô. Sessions đã nói ông không biết có ai trong chương trình vận động tranh cử của Ô. Trump đã liên lạc với người Nga, ông được cử thay thế [Ô. Trump] một hay hai lần trong chương trình tranh cử này và ông không hề liên lạc với những người Nga.

Thât sự một số người tham gia vận động cho Ô. Trump đã tiếp xúc với người Nga. Đó là Ô. Paul Manafort, cưu Chủ tịch Ủy ban Tranh cử của Ô. Trump (đã buộc phải từ chức vào ngày 19-8-2016), Ô. Michael Flynn, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia (buộc phải từ chức ngày 13-2-2017), Ô. Jared Kushner, con rể của Ô. Trump, bây giờ là cố vấn, cũng tham dự cuộc họp với Đại sứ Nga Sergey Kislyak cùng với Ô. Michael Flynn vào tháng 12, 2016.

clip_image001

Lễ trao giải thưởng Văn Việt lần thứ hai tại Sài Gòn

Sáng ngày 3-3-2017 tại Sài Gòn, đã diễn ra lễ trao Giải Văn Việt lần thứ hai (căn cứ trên các tác phẩm đăng trên Văn Việt năm 2016) gồm: 1 giải đặc biệt, 2 giải chính thức về thơ, 1 Giải chính thức về nghiên cứu phê bình, 2 Giải của Chủ tịch Hội đồng về Văn. Giải thưởng này do Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam sáng lập

Năm ngoái, lễ trao Giải Văn Việt lần đầu tiên đã gặp khó khăn vì bị nhà cầm quyền cản trở, không thể tổ chức tại nhà hàng như dự định, phải rút về nhà riêng của nhà thơ Ý Nhi và GS Nguyễn Lộc. Năm nay, mọi việc có phần thông thoáng hơn, được tổ chức hẳn hoi ở quán cà phê nổi tiếng Sỏi Đá, có màn hình chiếu slide và booklet giới thiệu tác phẩm được giải, và nhất là có đông đảo người dự thuộc nhiều thành phần và từ nhiều nơi trong, ngoài nước (Hà Nội, Quảng Bình, Hội An, Vũng Tàu, Sài Gòn, Pháp, Mỹ, Canada). Tuy vậy, một số nhà văn quen thuộc như Phạm Đình Trọng, Lê Phú Khải vẫn được “chăm sóc đặc biệt” từ tối hôm trước nên đành ngồi nhà đón đợi tin tức cuộc họp do bè bạn đưa về. Riêng nhà văn Phan Đắc Lữ, do biết “lánh nạn” từ sớm nên cũng đã có mặt chung vui với anh em, mặc dầu việc đi “ngủ náu” ở tuổi ngoài 80 là việc không chút dễ dàng. Ban tổ chức giải cho biết đã có thư mời Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn TP.HCM tham dự, tuy vậy có lẽ vì những lý do nào đấy hai hội đoàn văn chương này đã không có đại biểu. Phía cơ quan an ninh cũng nhận được thư mời nhưng thay vì cử người đến dự, thì AN lại cử khá nhiều nhân viên công lực đến bao quanh và ghi hình toàn bộ buổi lễ. Âu đó cũng là một biệt lệ của Việt Nam trong không khí “dân chủ đến thế là cùng” của thời điểm hôm nay, góp phần vào sự long trọng cho giải thưởng danh giá này.

Trong số khách mời từ Hà Nội, có ông Nguyễn Quang A, nhà tài trợ lớn của giải, ông Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, ông Thái Kế Toại, cựu Giám đốc Hãng phim Công an (hai nhà văn họ Phạm và họ Thái/Lê đều ở trong Ban vận động của Văn đoàn, riêng Phạm Xuân Nguyên còn nằm trong Hội đồng xét giải). Có mặt trong buổi lễ gồm hầu hết những người trong Hội đồng giải thưởng và một số nhà văn trong Ban vận động Văn đoàn chủ yếu cư trú ở Sài Gòn: Chủ tịch, nhà văn Nguyên Ngọc; thường trực, nhà thơ Hoàng Hưng; các thành viên: nhà thơ Ý Nhi, nhà thơ Hoàng Vũ Thuật, nhà thơ Bùi Chát, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc, nhà nghiên cứu Hoàng Dũng. Nhà báo Đinh Quang Hùng (người đầu tiên tài trợ cho Quỹ). Nhiều cộng tắc viên và bạn bè như nhà báo tự do Nguyễn Công Bình, nhà thơ Nguyễn Duy, hoạ sĩ Lý Trực Dũng, GS Nguyễn Đăng Hưng, nghệ sĩ Kim Chi… và một số vị không muốn nêu tên cũng đã hiện diện làm cho cuộc họp thêm phần vui vẻ.

Đặc biệt các gương mặt hải ngoại có nhà phê bình Đặng Tiến (Pháp) nhân về thăm quê hương trong dịp Tết vừa rồi, đã nhiệt tình nán lại để dự họp, nhà văn, dịch giả Lý Lan, trở về từ nước Mỹ và nhà văn Nam Dao từ Canada. Tác giả Ngô Thế Vinh (California, Mỹ), người được giải thưởng đặc biệt lần này với hai tác phẩm: Cửu Long cạn dòng, biển Đông dậy sóng, và Mekong dòng sông nghẽn mạch, vì không có điều kiện vê tham dự nên đã ủy quyền cho nhà thơ Lý Đợi của nhà xuất bản Giấy Vụn nhận thay.

Ban Vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, thành lập và hoạt động từ ba năm nay, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước. Như lời của nhà văn Chủ tịch Nguyên Ngọc, lần trao giải này tiếp tục khẳng định quyền tự do sáng tác và quyền công bố tác phẩm là quyền tối thiểu nhưng lại tối thiêng liêng của mọi nhà văn và người cầm bút Việt Nam, ở bất cứ vùng miền nào trên trái đất, bất chấp sự ngăn cấm của nhà cầm quyền, chỉ vì những lý do phi văn chương (như không xin phép cơ quan công quyền mà dám sát cánh cùng nhau hình thành một tổ chức sáng tác nhằm mục tiêu đẩy mạnh sự phát triển văn học nghệ thuật của đất nước, hoặc không thông qua Ban Tuyên giáo mà dám cho ra mắt những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao nhưng lại bị coi là “nhạy cảm” kiểu Chuyện kể năm 2000 của cố nhà văn Bùi Ngọc Tấn). Đó không chỉ là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn mà cũng là của chính tương lai nền văn học nghệ thuật dân tộc. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng, đúng nghĩa, cũng như khó lòng vươn tới một triển vọng cao và xa cho văn học của nước nhà, với những tác phẩm được nhân loại ghi nhận.

Trong khi chờ đợi một bài tường thuật đầy đủ và chi tiết, xin mời bạn đọc xem trước một số hình ảnh qua youtube mà chúng tôi lượm lặt trên mạng trong ngày hôm nay, đồng thời đọc bài phát biểu của nhà văn Ngô Thế Vinh bằng hai thứ tếng Việt và Anh (xin được phép trích nguồn từ trang Văn Việt https://vandoanviet.blogspot.com/2017/03/ngo-vinh-dien-tu-nhan-giai-ac-biet-van.html#more,

phần tiếng Việt – và từ Việt báo online https://vietbao.com/a264780/giai-van-viet-trao-o-vn-nha-tho-ly-doi-nhan-thay-nha-van-ngo-the-vinh, phần tiếng Anh).

https://www.youtube.com/watch?v=4eOPQKM92Y8

Bauxite Việt Nam

Đảng viên trộm trứng vịt và quốc nạn tha hóa tuyệt đối

Anh Văn

Ăn không từ một cái gì” là câu nói nổi tiếng của vị Phó Chủ tịch nước khóa trước, phát biểu từ năm 2013 rồi kia mà. Bà Nguyễn Thị Doan muốn chỉ ai, nếu chẳng phải là hàng ngũ quan chức trong bộ máy của Đảng. Phải nói, loại người ấy ăn như tằm ăn rỗi, hễ đặt mông lên được ghế là bắt đầu cuộc ăn và ăn cho đến bao giờ cất mông xuống khỏi ghế thì thôi. Nhưng cũng chưa thôi đâu, họ lại truyền cho con, cho cháu, cho cả họ hàng thân thích những kinh nghiệm đánh chén bất hủ bất kỳ thứ gì mà mình “đúc kết” được, vì trong khi bận rộn ăn đến mức không rời mông khỏi ghế thì họ cũng đã lo lót dúi được người thân vào nơi này nơi kia khi đánh hơi thấy có mùi “tanh tao” ở đâu đó, nhằm giúp cho đám bà con thân thích của mình “tự thân vận động” mà leo dần lên những mâm cỗ ngày một ngon xơi hơn dưới cái ô của họ.

Nhưng đấy là chúng ta chỉ mới hình dung một cách trừu tượng về sở trường “ăn thủng nồi trôi rế” của quan chức Đảng thôi. Chứ còn “ăn không chừa thứ gì” thì lâu nay vẫn chưa tìm thấy một “bằng chứng thị phạm” nào cho thật đắt giá, bởi những quan chức đã bị lộ toàn là loại chuyên vớ bẫm hàng mấy nghìn tỷ cả, vài thứ tép riu có vẻ như chả bõ để họ dính vào. Thì may thay, lần này ông Huyện ủy viên đã “ra tay” với 16 quả trứng vịt và bất ngờ lộ diện. Trước mắt bàn dân thiên hạ thế là ông ấy trở thành một thứ mà ngành giáo dục vẫn gọi là “giáo cụ trực quan” rất cụ thể cho “ăn không chừa thứ gì”.

Bởi vậy, thiết nghĩ, xin dư luận hãy nương tay với ông ấy. Ông ấy đang thực thi đúng những điều bà Nguyễn Thị Doan nói cách đây 3 năm chứ có gì khác đâu. Bà Nguyễn Thị Doan là người trình bày một quy luật tất yếu – trình bày chứ không phải phát hiện vì vào thời điểm bà Doan nói đã có vô khối người Việt Nam biết rõ điều này mồn một, nhưng họ không tuyên ngôn lên báo chí mà chỉ truyền miệng mà thôi – và ông Huyện ủy kia là người chứng minh sự chính xác của quy luật. Dù hành vi của ông ấy cũng chỉ là lén lút, chẳng may bị lộ, thì ông ấy cũng vẫn là sản phẩm không khác được của cái thời đại mà quy luật đó đang phát huy tác dụng.

Sẽ còn có vô thiên lủng những người như ông ấy.

Bauxite Việt Nam

Mục sư Nguyễn Trung Tôn, mục tiêu đàn áp của côn đồ chính trị

Nguyễn Tường Thụy

Ngày 27-2-2017 Mục sư Nguyễn Trung Tôn và anh Nguyễn Viết Tứ từ Thanh Hóa đi Giáo xứ Cồn Sẻ. Khi đến thị xã Ba Đồn, còn cách Cồn Sẻ 7 km thì hai người bị đánh tàn bạo. Anh bị 6, 7 tên, nói giọng Thanh Hoá, Quảng Bình bắt cóc rồi đánh đập từ lúc 21hh30 đến 1h sáng hôm sau. Chúng dùng gậy sắt vụt vào chân tay, lấy giầy đạp, thúc vào người. Đánh mệt chúng lục đồ ăn của hai anh ra ăn. Ăn xong, chúng lại đánh tiếp. Chúng cướp hết quần áo, điện thoại, đồng hồ, ví tiền của hai anh. Đánh chán, chúng chở ngược họ lại, vứt tại địa phận xã miền núi Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, cách xa 140 km vào giữa đêm khuya. Tại đây các anh được người dân dịa phương giúp đỡ. Gia đình phải cho người vào Hà Tĩnh đi đón về.

clip_image001

VNTB - Mục sư Nguyễn Trung Tôn, mục tiêu đàn áp của côn đồ chính trị

Mục sư Tôn bị đánh đau hơn. Khắp người bầm dập vết thương. Hôm nay, anh đã đi chụp các vết thương. Tuy không bị gẫy chân nhưng bị dập cơ cả chân phải lẫn tay phải. Chân phải không nhấc lên được. Cả năm ngón tay phải đều bị sưng vù, không thể cử động. Nguyễn Viết Tứ, bạn đồng hành thì bị chúng trói giật cánh khuỷu rồi đánh từ lưng xuống đùi, thương tích cũng rất nặng.

Dập tắt quyền tự do ngôn luận của công dân

Huỳnh Ngọc Chênh

Cộng sản chính thức thông tin việc bắt giam hai nhà hoạt động Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển.

Theo trang Tin tức online truyên truyền 'Cơ quan An ninh điều tra vừa bắt giữ hai đối tượng Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển đã có hành vi làm, phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet'.

Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã thực hiện lệnh khám xét, bắt giữ hai đối tượng: Vũ Quang Thuận (sinh năm 1966, quê quán Thụy Tường, Thái Thụy, Thái Bình; tạm trú tại A18, Khu tập thể Viện Thiết kế Bộ Giao thông Vận tải, thuộc tổ 9, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội); Nguyễn Văn Điển (sinh năm 1983, quê quán Hải Phượng, Hải Hậu, Nam Định; tạm trú tại A18, Khu tập thể Viện Thiết kế Bộ Giao thông Vận tải, thuộc tổ 9 phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội).

Những cuộc bố ráp, vây bắt trong đêm của an ninh Hà Nội với hai ông Thuận, Điển với cáo buộc "phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet" cho thấy một chuỗi hành động liên tiếp của nhà cầm quyền cộng sản chà đạp nhân quyền, xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, tự do báo chí của công dân.

Một diễn biến khác, ngày 05.03.2017, trên mạng xã hội đang kêu gọi một cuộc tổng biểu tình toàn quốc, việc an ninh bắt giữ ông Thuận và Điển có thể nhằm mục đích ngăn chặn người dân xuống đường.

Ông Vũ Quang Thuận thường xuyên có những video clip trực tiếp trên Facebook để nói về các thực tại, lên án tố cáo bất công, tham nhũng, vi phạm quyền con người của chế độ cộng sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Điển là nhà hoạt động trẻ tại Hà Nội.

clip_image001

Paulus Lê Sơn

FB Sơn Văn Lê

 

Bắt Bí thư xã nhắn tin bôi nhọ Bí thư Huyện ủy

Thanh Tuấn

Nhắn tin mà bị bắt giam thì lạ thật.

Sao không đưa nguyên cái tin nhắn ấy lên cho cộng đồng biết xem nó đúng, sai ở chỗ nào.

Tin ấy đâu phải bí mât quốc gia, vì một ông Bí thư xã làm gì nắm được bí mật quốc gia.

FB Nguyễn Tường Thụy

Sao cùng ĐẢNG, lại còn cùng trong HUYỆN UỶ mà không bảo nhau nội bộ, mà phải bắt nhau vì mấy cái tin nhắn?! Đã thế báo điện tử chính thống hàng đầu lại còn đăng lên cho thiên hạ cười?

Nhưng theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung THÌ nếu người nào XÚC PHẠM NGHIÊM TRỌNG nhân phẩm, danh dự của người khác MỚI có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác!!! Ông BÍ XÃ đã nhắn tin gì cho ông BÍ HUYỆN vậy trời!

FB Nguyễn Hồng Kiên FB Nguyễn Hồng Kiên

Vụ án dâm ô với trẻ em

Dưới đây là toàn bộ Thư ngỏ mà luật sư chúng tôi gửi tới các quan chức năng để yêu cầu giải quyết nghiêm minh và kịp thời đối với vụ án dâm ô 02 trẻ em ở quận Hoàng Mai, Hà Nội xảy ra mới đây, ngày 10/01/2017.
Chiều qua tôi đã có cuộc trao đổi trực tiếp với phóng viên báo Lao động về nội dung sơ bộ vụ việc nghiêm trọng này.

Kính mong cộng đồng cùng chung tay bảo vệ trẻ em, không chỉ là riêng với hai em nhỏ này mà rộng lớn hơn là bảo vệ môi trường an toàn cho cả thế hệ con em chúng ta được lớn lên trong hành lang chắc chắn của luật pháp.

LS Lê Văn Luân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

THƯ NGỎ,

VÀ LỜI KÊU CỨU KHẨN CẤP

Từ tiếng kêu cứu của những đứa trẻ bị xâm hại tình dục

Kính gửi:
- Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội;
- Ông Đoàn Duy Khương – Giám đốc công an thành phố Hà Nội;
- Ông Nguyễn Hồng Thái – Trưởng Công an quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Kính thưa các Quý ông và các quý cơ quan có thẩm quyền,

Trưa nhậu, tối nhậu thì phục vụ ai?

Lê Thanh Phong

"Trưa nhậu, tối nhậu thì phục vụ ai? “Phải tuyệt đối cấm cán bộ, công chức ăn nhậu vào buổi trưa. Buổi tối đã nhậu nhiều quá rồi, trưa còn nhậu nữa thì sức đâu mà làm việc, phục vụ nhân dân”, đó là ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa ngày 28.2...".

NHÀ BÁO LÊ THANH PHONG bình luận sự kiện HAY NHIỀU NHẼ!

DƯNG [Nhưng] CÒN THIẾU ÍT NHẤT O3 ĐIỀU QUANH CHUYỆN Tối nhậu-Sáng nhậu:

1- ĐIỀU ĐẦU TIÊN là TIỀN ĐÂU mà cán bộ công chức nhậu nhiều thế ---> Không cần cấm, CẮT được cái Nguồn Tài chính kia là tự HẾT!

2- Thủ tướng thực sự LO LẮNG cho sức khoẻ cán bộ, công chức! --- > Vậy nên, cán bộ, công chức CẦN XEM LẠI! Nhậu niều thế thì phục vụ VỢ còn chả được, nói dzì [gì] đến làm việc, phục vụ nhân dân?

3- Cái nhà ông gì ngồi bên tay trái Thủ tướng hình như tên là Lê Thanh Quang, hồi ĐH 12 từng bị VTV bắt quả tang ngủ gật trong hội trường. Chắc cũng QUÁ SỨC!

Đối lập và thống nhất trong cách nhìn hành vi của ông Phó quận

1. Lại thấy lực lượng Hồng vệ binh tràn ra phố

LS Lê Công Định

Kể từ Cách mạng văn hoá ở Trung Quốc thập niên 1960 và vài năm sau khi Sài Gòn thất thủ, người ta mới thấy lại lực lượng Hồng vệ binh tràn ra phố đập phá bất kể thứ gì trên đường chúng đi.

Giải toả vỉa hè là điều cần làm, nhưng giải toả luôn sự thượng tôn luật pháp lại là điều cần tránh. Xin nhắc ông thủ lĩnh Hồng vệ binh mới Đoàn Ngọc Hải câu nói cũ mềm của ông tổ cộng sản nhà ông: nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại.

Nhiệt tình ông có đầy, ai cũng thấy. Ngu dốt về luật pháp ông càng có nhiều hơn, bây giờ ai cũng nhìn ra. Vậy bao giờ ông dừng lại và xa hơn bao giờ ông từ chức?

Quan chức ngu dốt mà không từ chức thì còn ở đó làm gì hả ông Hồng vệ binh?

Nguồn: FB Lê Công Định

5 luật sư Việt Nam xung phong hỗ trợ Đoàn Thị Hương

Chân Luận

Trong 05 vị luật sư này có vị nào dám xung phong bào chữa những tội như Điều 79, 88 hay 258 của Bộ luật Hình sự đối với công dân Việt Nam ngay trên đất nước này không?

Hay vụ Formosa, các vụ dân oan mất đất? Các vụ gây rối trật tự công cộng (Điều 245) có xu hướng chính trị?

Họ có dám nói trước người dân biểu tình là quyền Hiến định bất khả xâm phạm? Có dám đấu tranh trực diện để có luật pháp công bằng, văn minh và trước các hành vi vi hiến, vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu từ chính quyền không?

Chắc là không!

Luật pháp không phải là cơ hội tìm kiếm để trưng mình ra vào một dịp nào đó. Mà luật pháp là nơi để chứng tỏ cái tâm của mình có thực sự sáng hay không trước mọi hoàn cảnh.

LS Lê Văn Luân

VN đứng 131/167 trong Chỉ số Dân chủ 2016 của Economist

Nếu có ngoi lên được 3 bậc như cách tính của EIU thì xin thưa: cả 3 bậc ấy ở Việt Nam đều là 3 bậc ảo cả đấy. Các cơ quan nhân quyền LHQ mà vội tin vào bảng chỉ số mới nhất này và yên trí cùng nhau bước lên 3 bậc ấy thì ắt là... 90 triệu dân chúng đất nước chúng tôi sẽ càng lộn cổ xuống thêm một tầng địa ngục. Không nói ngoa đâu nhé.

Xin hãy xem tình cảnh một bà buôn thúng bán mẹt đang bị đè sấp mặt xuống mặt đường để được hưởng cái quyền “dân chủ đến thế là cùng” của cụ Tổng Lú nhà chúng tôi đây:

https://www.facebook.com/tuongthuy.nguyen/posts/1121516357957609?pnref=story

Vỉa hè Quận Nhứt và Giải Nobel Y khoa

Lê Trọng Hiệp

Trụ sở của các cơ quan trung ương có thể ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè vì xem mình đứng trên luật pháp. Thân nhân các quan chức ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè vì nghĩ rằng họ miễn dịch với luật pháp. Còn lại là dân buôn gánh bán bưng, những người sửa xe, xá xe, v.v... Bất cứ vỉa hè thành phố nào của Việt Nam cũng có bóng dáng của họ. Họ có thể nào yên ổn làm ăn với hệ thống công an, dân phòng, đội trật tự đô thị nếu không “chung chi”? Và chính đội quân “nách thước, tay dao” này lại phải chung chi cho các quan chức cấp phường và quận để có một việc làm như thế.

Đập phá tanh bành nguồn làm ăn của dân nhưng có phá vỡ ra cái kỹ nghệ tham nhũng và vạch mặt được bọn sâu dân mọt nước kia hay không? Tháo gỡ vọng gác của Ngân hàng Nhà Nước rồi sau đó lại hì hục mang đến trả thì cuối cùng chỉ có dân gánh chịu: tiền đây cũng là tiền của dân, tiền từ thuế dân đóng, từ các tài nguyên đã bán cho nước ngòai hay tiền vay mượn mà con cháu đời sau của dân sẽ è cổ ra trả!

Đây chính là vấn nạn mà chế độ tạo ra với tình trạng vô pháp luật bao trùm mọi cấp, nạn tham những bao trùm đủ mọi cấp.

Singapore có một đô thị xinh đẹp, trước hết là nhờ cơ chế pháp trị của nó. Dù Singapore vẫn là một thể chế “chuyên chế mềm”, nó vẫn là một xã hội mà không ai có thể ngang nhiên dẫm lên pháp luật.

Kỷ luật quan chức ‘dính Formosa’ có ma mị được dân?

Phạm Chí Dũng

Trong khi rất nhiều Giáo dân bị công an dùng lựu đạn cay và dùi cui tấn công thì như một hiệu lệnh ngầm, những trang dư luận viên giật tít “Linh mục Nguyễn Đình Thục chỉ đạo Giáo dân ném đá trọng thương Giám đốc công an tỉnh Nghệ An”, cùng tấm hình một người không rõ mặt với vết nứt toang hoác đọng máu đen trên trán. Những dư luận viên sắt máu này còn đòi “máu phải trả bằng máu”, “phải nghiêm trị bọn Giáo dân” và “phải bắt giam ngay Linh mục Nguyễn Đình Thục”…

Nhưng chỉ ít ngày sau “ngày lễ máu”, người dân đã phát hiện rằng tấm hình người bị vết thương toang hoác trên trán hoàn toàn không phải là Giám đốc công an Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu, mà chính là một trong những Giáo dân bị công an đánh đến bất tỉnh. Cho đến tận bây giờ, Giám đốc công an Nguyễn Hữu Cầu vẫn không hề xuất hiện để công luận được chứng kiến ông bị “ném đá đến trọng thương” như thế nào.

Rõ ràng, cuộc đàn áp mang tính thăm dò của đảng đã thất bại về hiệu ứng dư luận và truyền thông. Càng đàn áp lại càng khiến phản ứng của giáo dân bùng nổ.

Hiện thực khốn quẫn, quá khốn quẫn. Giờ đây, cho dù đảng có mang Võ Kim Cự và Nguyễn Thái Lai ra xử lý hình sự cùng án tù cho số này, phần lớn hậu quả vụ “cá chết Formosa” vẫn còn sừng sững. Cá vẫn chết và biển vẫn đầy đe dọa tính mạng con người, quá nhiều thuyền tàu vẫn nằm bờ và ngư dân vẫn treo niêu, ngay cả tiền được xem là “hỗ trợ”, “bồi thường” cho ngư dân cũng mới chỉ nhỏ giọt và chưa hề được minh bạch…

Một lần bất tín vạn lần bất tín. Nguy cơ hàng đoàn ngư dân đói kém bỗng nổi dậy chống đối chính quyền là rất cận kề.

Formosa thảm họa của dân tộc!

Mạc Văn Trang

Từ tháng 4/2016, khi khu Formosa gây ra thảm họa môi trường biển suốt hơn 250 km của bốn tỉnh miền Trung đến nay đã sắp một năm. Thảm họa đó luôn là sự kiện nhức nhối trong lòng xã hội. Nhưng nhiều người mới nhìn thấy thảm họa biển chết và những ảnh hưởng trực tiếp của nó, như: Hải sản bị hủy diệt, hàng vạn ngư dân bỏ biển; mọi hoạt động liên quan đến kinh tế biển ngưng trệ, ảnh hưởng đến đời sống hàng chục triệu người; tẩy rửa chất độc, khôi phục các rạn san hô và các loài sinh vật biển tầng nước đáy biển phải mất nhiều thập kỷ và vô cùng tốn kém… Rồi bao nhiều người dân phải ăn đồ biển nhiễm độc, bao nhiêu thế hệ phải thở hít khói bụi do Formosa thải ra suốt 70 năm nữa!? Nói chung, chỉ nhấn mạnh thảm họa môi trường và những ảnh hưởng trực tiếp do Formosa gây ra.

Có một thảm họa do Formosa gây ra còn đáng sợ hơn nữa, đó là sự chia rẽ và xung đột xã hội một cách sâu xa. Còn Formosa thì còn chia rẽ và xung đột xã hội!

Trước hết Formosa đã làm cho chính quyền bị mất mặt, mất hết lòng tin của nhân dân. Có thể nói chính quyền đã quá coi thường nhân dân, dại dột đem hết uy tín, danh dự của mình ra che đậy, “bảo kê” cho Formosa, tưởng rằng mọi thủ đoạn gian dối, dọa nạt, bưng bít xưa nay vẫn quen dùng, sẽ thành công. Nhưng thời đại internet, các phương tiện truyền thông xã hội dân sự đã vạch trần sự gian dối của chính quyền từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Càng chống đỡ cho Formosa, chính quyền càng mất hết thể diện; quan chức nào diễn trò lừa dân, dụ dân tắm biển, ăn hải sản, đều bị lột trần, trơ trẽn, bị nguyền rủa…

Giải tỏa các công trình tôn giáo lâu đời là không thỏa đáng

Nguyễn Thị Hậu

“Nhà thờ không phải là một công trình nghệ thuật vị nghệ thuật, được xây dựng chỉ để mọi người chiêm ngưỡng, mà trước tiên là ngôi nhà của cộng đồng ở một địa phương có một lịch sử nhất định, và sự gắn bó giữa cộng đồng giáo xứ với ngôi nhà của chính mình, là cái hồn của loại kiến trúc được gọi là nhà thờ, ngôi nhà đã từng chứng kiến, ghi nhận - và còn hơn cả chứng kiến và ghi nhận - những buồn, vui, hy vọng, trông chờ kèm theo mỗi khoảnh khắc của cuộc sống, của cộng đồng và của từng tín hữu khi chào đời, lớn lên, trưởng thành và cả sau khi đã nhắm mắt xuôi tay... Nhà thờ là phần không nhỏ của ký ức nơi mỗi tín hữu Công giáo” (Trần Thái Hiệp, Kiến trúc thánh đường ngày nay, Báo Công giáo và dân tộc số 829).

Chính vì vậy, chính quyền, các nhà đầu tư, nhà quy hoạch cần có sự hiểu biết và tôn trọng vấn đề này trong mọi quy hoạch kinh tế - xã hội. Các công trình như Nhà thờ, Dòng tu, Chùa chiền cần đưa vào khu vực chỉnh trang cho phù hợp với quy hoạch chung, không nhất thiết phải giải tỏa, đặc biệt là những công trình có lịch sử lâu đời đã được ghi chép lại. Một con đường, một hàng cây, một ngôi nhà cổ... có thể không sánh bằng một trung tâm thương mại hoành tráng nhưng trung tâm thương mại không tồn tại chỗ này có thể xuất hiện chỗ khác, còn ký ức thì không phải nơi đâu cũng lưu giữ".

Nguyễn Thị Hậu

“NGƯỜI TA đang VÔ/cố TÌNH hạ thấp/bôi nhọ Lịch sử, khi đưa Cây Rơm, cầu ao, nhà Ngang/nhà bếp... vào di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long. Trong khi HOÀNG GIA/Royal-Dynasty VỚI THẾ GIỚI luôn là 1 GIÁ TRỊ của 1 Quốc gia/Dân tộc. Đến thế kỷ thứ 21 rồi mà vẫn còn Não trạng coi đó là Của giai cấp Thống trị, cần Phá bỏ.

Các Di sản đó cần/Phải được coi là Tinh Hoa!”

Nguyễn Hồng Kiên

Giáo Sư Larry Summers nhận định về chính sách kinh tế của chính quyền Trump

Andy Serwer & Erin Fuchs

Yahoo Finance

27-2-2017

Nguyễn Quốc Khải dịch

LGT: Ô. Larry Summers hiện là Giáo sư của Trường Đại học Harvard và cũng là cựu Viện trưởng của đại học này.  Ông từng là kinh tế gia đứng đầu của Ngân hàng Thế giới, Bộ trưởng Ngân khố dưới thời Tổng thống Bill Clinton, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia và cố vấn kinh tế trưởng của cựu Tổng thống Barack Obama.

clip_image002

Thư ngỏ Kính cẩn gửi Nhật Hoàng và Hoàng hậu

Hà nội ngày 1-3-2017

Kính thưa Nhật Hoàng và Hoàng Hậu,

Hôm qua, khi nhìn thấy Nhật Hoàng và Hoàng hậu bước ra cửa máy bay, dừng lại rồi nghiêng mình chào Đất nước Việt Nam và những người ra đón, tôi thực sự có một xúc động đầy thiện cảm. Đó là sự tinh tế của văn hóa phương Đông chăng. Tôi, một người già sống ở Ô Đồng Lầm kinh thành Thăng Long xưa xin gởi lá thư này đến Ngài.

Tôi còn nhớ hồi bé tôi đã từng được những vị trưởng thượng truyền cảm cho mình cái lòng khâm phục Nhật Bản sau cuộc Nga Nhật chiến tranh, một hạm đội của Nga đã bị đánh tan ở eo Đối Mã. Điều thú vị là qua đó Việt Nam biết đến vị trí và giá trị của cảng Cam Ranh. Rồi chúng tôi say sưa đọc về công cuộc Minh Trị Duy tân với những hành động đầy tinh thần yêu nước lãng mạn. Như có những nhà khoa học Nhật du học Âu Mỹ sau khi thành tài đã rạch bụng mình giấu tài liệu khoa học đem về nước. Có một hình ảnh mà tôi còn nhớ mãi. Đó là vào cuối thế kỷ XIX, khi Nhật Bản đã đóng được chiếc chiến hạm đầu tiên, nhưng không có dây buộc neo. Các Công chúa và các bậc Mệnh phụ đã quyết định cắt búi tóc của mình và vận động quyên góp để bện thành một sợi dây neo bền chắc. Người ta bảo một sợi tóc có thể chịu một lực 5kg, thì sợi dây neo bằng tóc ấy bền chắc biết nhường nào. Nhưng không phải là vấn đề kỹ thuật, mà là tinh thần lãng mạn yêu nước của người phụ nữ Nhật năm xưa. Có thể những chi tiết ấy đã góp phần bồi đắp cho nhân cách của một người già như tôi hôm nay chăng. Bây giờ tôi chỉ mong sao cho những chiếc neo bền chắc ấy, sẽ cắm vững vào những bến bờ của tình đoàn kết, hữu nghị, để cho chúng ta giữ yên cả hai Biển Đông đang đầy sóng gió bất trắc gian xảo.

KỶ LUẬT MA hay Ý ĐỒ MỜ ÁM?

Nguyễn Đăng Quang

Cho đến nay, nhà nước ta chưa hề ban hành bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào về việc xử lý kỷ luật đối với viên chức nhà nước khi họ đã nghỉ hưu! Và chắc cũng không một quốc gia nào trên thế giới lại ban hành văn bản loại này cả! Nhưng để thực hiện chủ trương và quyết định của Đảng là phải “Xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông VHH”, nên người đứng đầu 2 cơ quan Lập pháp và Hành pháp buộc phải ra văn bản để thi hành ý kiến chỉ đạo nói trên của Đảng, mặc cho hình thức kỷ luật này không dựa trên cơ sở một văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực nào! Ngày 21/1/2017, Chủ tịch Quốc hội ban hành Nghị quyết số 344/NQ-UBTVQH14 của Quốc hội, và ngày 24/1/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 106/QĐ-TTg của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật hành chính đối với ông VHH. Cả 2 văn bản này của Quốc hội và Chính phủ đều đưa ra hình thức kỷ luật giống nhau từng câu, từng chữ, đó là “Xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng”! Ngoài hình thức kỷ luật chưa hề có tiền lệ như đã nói, người viết bài này đang rất băn khoăn về tính pháp lý và hiệu lực của 2 văn bản nói trên, vì một khi đã “xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông VHH” thì cũng có nghĩa là xóa luôn hiệu lực mọi văn bản hành chính (bao gồm Thông tư, Chỉ thị, Quyết định, v.v...) mà ông VHH đã ký ban hành trong nhiệm kỳ đó trên tư cách là Bộ trưởng Bộ Công thương! Như vậy, phải chăng Đảng, Quốc hội và Chính phủ đồng thời cũng xóa hết trách nhiệm về các sai phạm và tội lỗi mà ông VHH đã phạm phải trong nhiệm kỳ 2011-2016 hay sao? Nếu quả như vậy thì 3 văn bản kỷ luật ông VHH nói trên chẳng khác nào như một cái ô pháp lý, một cái phao cứu sinh giúp ông VHH thoát khỏi bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc sẽ vô tội nếu ông ta bị khởi tố trước pháp luật! Đây là vấn đề rất nhạy cảm và tế nhị, ẩn chứa nhiều hệ quả khó lường, rất cần các chuyên gia luật pháp nghiên cứu, phân tích và mổ xẻ một cách kỹ càng!”

Thưa anh Nguyễn Đăng Quang. Băn khoăn như anh quả là hết sức chính đáng và rất nhiều ngươi Việt đã băn khoăn giống anh khi được nghe những thứ nghị quyết hài hước này của QH và CP Việt Nam. Nhưng chúng tôi lại nghĩ khác anh cơ đấy.

Hiện nay không ai không thừa nhận khoa học kỹ thuật thế giới phát triển như vũ bão. Nhân loại đang có hy vọng tìm ra được một lực đẩy thần kỳ ngoài các lực đã biết, từ đấy sản xuất được một loại động cơ giúp con người đuổi theo thời gian đã mất để tìm lại quá khứ của mình. Nghĩa là rồi đây, không những mỗi cá nhân có thể sống lại thời kỳ son trẻ mà cá nhân đó đã trải qua, mà một dân tộc cũng có thể sống lùi lại những thời đoạn hết sức xa xăm, khi dân tộc ấy còn kém văn minh, hoặc nếu dân tộc ấy đang sắp rơi xuống vực thẳm vì cái thể chế điều hành họ quá tham lam và ngu dốt, nướng sạch mọi tài nguyên dự trữ cũng như mọi nguồn lực của quốc gia để đưa họ vào chỗ chết, thì họ chỉ việc ngồi vào trong thứ động cơ kỳ diệu đó là tự khắc động cơ nhanh chóng đưa cả dân tộc quay trở lại thời kỳ vàng son mà họ đã từng đạt được trong quá khứ. Điều lý thú là trong khi các nhà khoa học thế giới đang dồn mọi tâm lực chạy đua trước mục tiêu tìm kiếm phát minh kỳ vĩ mà loài người hằng mơ ước này, thì Đảng CS Việt Nam đã sớm đi đến đích trước tiên. Việc ra các nghị quyết cách những chức tước mà ông Vũ Huy Hoàng từng giữ trước đây có đến hơn một thập kỷ và ông ta cũng đã từ giã nó lâu rồi, chứng tỏ toàn Đảng cũng như các cơ quan ăn theo Đảng là QH và CP hiện tại đang ngồi trên chính cái “động cơ chạy giật lùi” ấy đấy. Những người ngồi trên đó đang sung sướng bảo nhau: “Ha ha! Tay Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chạy đi đâu cho thoát. Chúng ông đang đuổi theo nhà ngươi và tóm được chiếc ghế nhà ngươi ngồi trên đó mà làm hại Đảng đây rồi. Biết đường biết nẻo thì xuống cho mau”.

Chỉ tiếc là dân chúng Việt Nam lại không được các ngài kéo lên cùng ngồi trên cái sản phẩm độc nhất vô nhị với các ngài để cùng hưởng thụ niềm vui sáng tạo và vỗ tay tán thưởng những việc các ngài làm. Cho nên, bao nhiêu nghị quyết, quyết định của các ngài ban ra đều làm mọi người ngơ ngác, không ai hiểu ra sao cả. Cứ tưởng đâu “mộng du” cũng là một chứng bệnh cấp thời của người cai trị, do trận đại dịch đang phát ra trên toàn thế giới, làm nổi chứng điên cuồng đủ kiểu đủ loại ở nhiều người cầm quyền Đông cũng như Tây, và hậu quả là... lây lan đến những người cầm quyền Việt Nam.

Bauxite Việt Nam

Kiện Formosa: Người dân đã thức tỉnh về quyền dân sự của mình!

Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Ngày 14 tháng 2 vưa qua ngư dân Giáo xứ Song Ngọc tỉnh Nghệ An tuần hành vào Hà Tĩnh kiện Công ty Formosa bị đàn áp tàn bạo.

Ngay sau cuộc biểu tình đó không lâu một vệt nước màu đỏ xuất hiện ở vùng biển Hà Tĩnh, làm dấy lên nghi ngờ là Formosa đang tái phạm.

Từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định đề cập đến việc ngư dân 4 tỉnh miền Trung trong đó có Giáo dân liên tục biểu tình, đưa đơn khởi kiện Formosa, đã khẳng định: việc kiện Formosa chứng tỏ người dân đã thức tình quyền dân sự của minh.

Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện

Mời quí vị cùng nghe

(Youtube PV Luật sư Lê Công Định)

https://www.youtube.com/watch?v=XR81ak45FwE

Hình ảnh toàn bộ cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành gửi BVN

Những người không có tự sự

Lê Nguyễn Duy Hậu

Ở một chính thể mà mạng người như con sâu cái kiến, mới sáng bị bắt vào đồn công an đến tối đã... “tự treo cổ” hoặc “lên cơn đau tim bất thường” mà chết, hay như mới đây, con trai chết trong đồn công an đến hơn một tháng nay mà người cầm quyền còn thờ ơ không thèm đến cả báo tin cho gia đình nhất là người mẹ khốn khổ đã sinh ra sinh linh đó, thì đặt vấn đề tìm mọi cách cứu sống một người đồng bang bị coi là phạm tội giết người ở một nước khác, e có hơi xa xỉ đấy, thưa ông/bà Lê Nguyễn Duy Hậu.

Tất cả mọi người dân Việt Nam chúng tôi lớn lên trên mảnh đất chữ S này đều hiểu rằng chúng tôi có rất nhiều thứ quyền: học hành, ăn chơi, đua đòi, xoay xở một chỗ trong bộ máy công quyền của nhà nước và tìm cách leo dần lên những chiếc ghế (nếu may mắn sinh ra trong những gia đình có thần có thế, tất nhiên là có của nả). Vật lộn mưu sinh bằng mọi cách, hay lang thang cầu bơ cầu bất đến chết cũng không ai đoái hoài (nếu chẳng may sinh vào những gia đình túng ngặt). Kể cả việc ra nước ngoài bán sức lao động hoặc bán cái mình tự có nhằm kiếm sống và nuôi sống bố mẹ, con cái... cũng có quyền nốt. Rồi nếu như không bán được thì ăn trộm, ăn cắp; ăn trộm ăn cắp theo lối du thủ du thực và cũng có că ăn trộm ăn cắp theo lối “người sang” (như không ít tiếp viên, thậm chí phi công đã được bêu tên ở Nhật đấy). Không ai cho họ cái quyền này nhưng họ cứ nghĩ là mình có quyền, bởi giáo dục ở xứ sở chúng tôi hình như không đủ khả năng làm cho họ biết xấu hổ trước những thứ “quyền” nhục nhã ấy. Chúng tôi chỉ có thiếu đi một cái quyền cỏn con nhưng đấy lại là tất cả, nó giúp chúng tôi được ngang bằng với mọi hạng người trong thế giới văn minh mà ông/bà đem ra so sánh: QUYỀN CON NGƯỜI.

Bao giờ thì chúng tôi có nó? Chắc cô Đoàn Thị Hương đành phải chờ đến kiếp sau thôi chứ bây giờ thì làm gì còn kịp nữa.

Bauxite Việt Nam

Việt Nam bị đề nghị vào CPC sau 10 năm được rút tên

Ỷ Lan, thông tín viên RFA

clip_image001

Bà Tina Mufford, Nhà phân tích chính trị của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ. RFA photo

Đề nghị đưa Việt Nam vào lại CPC

Ỷ Lan: Thưa bà Tina Mufford, bà là Nhà phân tích chính trị của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (gọi tắt là USCIRF). Uỷ ban vừa công bố bản báo cáo mang tựa đề “Tự do Tôn giáo tại Việt Nam: Đánh giá việc đưa vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC) 10 năm sau khi rút tên”. Xin bà giải thích lý do viết bản báo cáo này?

Bắc Ninh: Bạo động chưa rõ nguyên do tại nhà máy của Samsung

clip_image001

Hiện trường vụ bạo động xảy ra vào ngày 28 Tháng Hai tại khu công nghiệp Yên Phong. (Hình: Otofun)

BẮC NINH (NV) – Một vụ bạo động vừa xảy ra ở khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và được cho là có liên quan đến nhà máy của tập đoàn Samsung, Nam Hàn tại đó.

Cả báo giới lẫn những người sử dụng Internet tại Việt Nam đều cùng đề cập đến vụ bạo động vừa kể và cùng cho biết vụ bạo động này có sự tham gia của hàng ngàn người nhưng lại mâu thuẫn về nguyên nhân dẫn tới bạo động.

Khi xã hội đồng lòng nói dối

Kiều Thị An Giang / từ Berlin (CHLB Đức)

Bài viết này đã được đăng trên BVN dưới một tên gọi khác: Dối trá, với tên ký tác giả là Thảo Nguyên. Bài do một cộng tác viên thân tín của BVN chuyển tới. Gần đây, chúng tôi nhận được thư của bạn đọc, cho biết, tên Thảo Nguyên không phải là tên ký chính thức và đầu đề cũng không phải là Dối trá. Ngay sau đấy lại nhận được thư của tác giả bài viết gửi cho văn bản trọn vẹn và xuất xứ chính thức của nơi đăng bài. Tác giả cũng cho biết Thảo Nguyên chỉ là một phần bút danh của chị mà thôi. Chúng tôi vô cùng cảm kích trước tấm thịnh tình đó. Xin cảm ơn tác giả, cũng xin cảm ơn bạn đọc đã kịp thời phát hiện giúp chỗ sai, đồng thời xin chỉnh sửa, bổ sung trên BVN cho đúng với văn bản và tên ký chính thức của tác giả, cũng như đường link nơi đã đăng bài hoàn chỉnh.

Bauxite Việt Nam

“Nói dối chưa bao giờ dễ đến như thế ở Việt Nam. Vì người ta đồng lòng nói dối, rủ nhau nói dối. Một cá nhân nói dối thì lương tâm còn nhúc nhích nhưng cả tập thể nói dối thì lại là sự đoàn kết nhất trí cao”.

clip_image001

Minh họa: spring.org.uk

Nhà cầm quyền Nghệ An thể hiện điều gì qua công văn gửi Tòa Giám mục Vinh?

JB Nguyễn Hữu Vinh

Rõ ràng mặt ấy, mặt này chứ ai!

Như cả thế giới đều biết, việc nhà cầm quyền Nghệ An tìm mọi cách ngăn cản đoàn người dân ba xã ở Quỳnh Lưu đi khiếu kiện Formosa rồi sau đó đưa lực lượng đàn áp người dân đẫm máu, đã được phơi bày trên mạng Internet toàn cầu.

Dù cho nhà cầm quyền Nghệ An, vẫn với bản chất bạo lực cộng sản của mình, đã được vận dụng qua các sự việc như Con Cuông, Mỹ Yên và các vụ đàn áp dân lành, đã tìm mọi cách bưng bít sự thật tàn bạo này, thì những thông tin, hình ảnh được mạng internet phổ biến đã vạch trần sự thật.

Những người dân vô tội bị đánh đập dã man, những hình ảnh giả tạo được truyền thông nhà nước đưa ra đã bị vạch trần sự gian dối... Tất cả đã nói lên bản chất thiếu lương thiện của "tập đoàn đầy tớ" ở Nghệ An đã lộng hành và phản bội với chính những "ông chủ" đang nuôi nấng họ.

Tưởng chừng như với lương tâm của một con người bình thường, thì những nhà lãnh đạo Nghệ An sẽ tự thấy xấu hổ và ngượng. Ngượng với không chỉ cả thế giới, mà ngay chính với lương tâm, hoặc nhiều hơn chút là chính con cái, vợ con và cha mẹ họ. Để rồi lấy làm xấu hổ và ăn năn cho những hành động đổi trắng thay đen bị vạch trần.

Xung quanh chuyện giải tỏa vỉa hè đường phố tại các đô thị Sài Gòn, Hà Nội (Tiếp 1)

Trả lại vỉa hè cho đường phố, quyết liệt không khoan nhượng bất kì trường hợp nào, ông Đoàn Ngọc Hải đang rất được dư luận ủng hộ. Tuy vậy xứ này phàm việc gì được lòng dân sẽ bị một lực lượng ngầm chống phá. Ai được dư luận tung hô nhất định người đó sẽ bị phản đòn của những kẻ rất giỏi chế tạo ra dư luận. Một cái chốt nhỏ thôi nhưng đằng sau đó là một quyền lực, nhổ chốt đó đi đồng nghĩa với nhổ bớt quyền lực của người ta. Ngay cả những thứ nhỏ nhặt như cái xe ô tô, cái quán nhỏ, cái cổng ra vào, v.v... không phải của các cơ quan công quyền nhưng lại của mẹ, của chị em, của bạn bè, của cháu chắt họ hàng những người có quyền lực. Theo đó ông Hải đang làm tổn thương nhiều người, uy tín và quyền lực của họ bị ông Hải bứng bỏ và thách thức. Với họ điều đó là không thể chấp nhận được. Càng nể phục ông Hải bao nhiêu tui càng lo cho ông Hải bấy nhiêu.

Nguyễn Quang Lập

Xin phép có đôi lời vì bản thân cũng có thể coi là người trong cuộc, là bên sai phạm lấn chiếm vỉa hè lên tiếng (kêu khổ).
Việc ông Hải dỡ bỏ các công trình lấn chiếm vỉa hè thì tốt, nhưng việc nhắc nhở, cảnh cáo và phạt các quán ăn vỉa hè thì lại không tốt lắm. Vì... phạt hôm nay hôm sau cũng trở lại như cũ. Mỗi khi có phái đoàn đi kiểm tra thì ở phường ở quận đều thông báo cho các quán ăn trước cả rồi. Bản thân [tôi] làm giữ xe cho một quán ăn ở đường Cô Giang (quận 1) nên biết rõ điều đó. Việc đi bắt phạt để xe lấn chiếm vỉa hè của ông Hải chẳng khác nào "bẻ ngọn cây" thay vì giải quyết tận gốc rễ vấn đề.
Bản thân những người mở quán vỉa hè đa phần không giàu có gì, họ không đủ điều kiện để xây hầm để xe hay mướn một bãi xe cho quán. Mà cho dù có bãi để xe chăng nữa khách của những quán này vẫn không chịu một chút phiền phức là đem xe đi gửi rồi vào ăn mà cứ chạy tới để thẳng trước quán. Cái văn hóa tiện thì làm bất kể gây ảnh hưởng thế nào tới ai của người dân Việt nó ăn quá sâu vào máu rồi. Cứ thử tưởng tượng một quán kem có bề ngang 4m mà 8 người phụ nữ đi 8 cái xe trong đó có 2 con SH, 1 Airblade, 4 Vision và 1 Lead chạy tới, 8 cái xe để chen chúc ở cái vỉa hè có bề ngang 4m và 8 người vô tư ngồi tán với nhau từ 5:45pm tới 8:20pm mới chịu dời gót ra về, trong khoảng thời gian đó lại có bao nhiêu lượt khách khác tới quán nữa.
Dẫu biết rằng việc lấn chiếm vỉa hè là sai trái, nhưng nếu không lấn chiếm thì nhà không có cơm mà ăn nên ai cũng phải làm dù biết bản thân sai trái. Cứ mỗi lần có đợt ra quân dẹp vỉa hè là các hàng quán lại mất đi một lượng khách quen vì không có chỗ để xe, để xe vào ăn cũng nơm nớp lo bị hốt về phường. Nhưng xong đợt thì đâu lại vào đó cả, lấn cứ lấn mà chiếm cứ chiếm. Nếu như ông Hải là người có tâm huyết, tại sao lại chỉ làm theo ý mình mà không thử lắng nghe ý kiến của những người trong cuộc. Thử lắng nghe những người kiếm sống bằng những cái nghề bám víu vào vỉa hè để xem thử họ như thế nào, họ có biết sai và muốn sửa đổi bản thân hay không? Hay là chỉ cứ khăng khăng sai là phạt để rồi những người đó vẫn không có cách gì sửa đổi được?

Thay vì đi phạt một hai bữa rồi đâu lại vào đó – Ông Hải không thể cắt cử người trông coi các vỉa hè 18/24/7 được, mà mỗi đợt phường đi thì đều có người báo trước cho các hàng quán vì quản lý đô thị đã nhận cái gọi là "phí bôi trơn" cả rồi – ông Hải nên tìm cách tạo lập những bãi để xe tập trung ở gần các con đường có nhiều hàng quán, tạo lập những thói quen đi bộ như ở đường Nguyễn Huệ chẳng hạn. Bắt buộc các hàng quán phải đóng góp hàng tháng vào các bãi xe và không cho để xe lấn chiếm vỉa hè nữa. Tin chắc rằng khi có bãi để xe, thói quen và ý thức của người dân sẽ từ từ thay đổi. Nó không thể một sớm một chiều là xong, nhưng sẽ từ từ thay đổi theo hướng tích cực hơn, dần dà việc lấn chiếm vỉa hè sẽ giảm xuống. Người đi bộ an toàn, mà những hộ kinh doanh vỉa hè cũng yên tâm làm ăn.
Chỉ là chút ý kiến nho nhỏ, nhưng nói với ai trong ban quản lý đô thị đều nhận được câu trả lời: "bãi xe chỗ nào, đất đâu mà lập?" Rồi thôi!

Cảm ơn đã đọc!

Mạc Di Danh

Bên cạnh cái quyền của con, em, bà con đám chức quyền, đụng vào thì chúng sinh chuyện, thì về phía người dân, cũng có những điều phải quan tâm chứ không thể khinh thường. Chẳng hạn, ở Hà Nội, bao nhiêu chợ cổ truyền mà người Pháp để yên từ trước tới tận 1954, không chiếm hoặc không dám chiếm để xây dựng các công trình hay nhà cửa dùng cho chính quyền Bảo hộ, vì đó là nơi giao lưu thiết yếu giữa người dân ngoại thành với đám tiểu thương nội thành, làm nơi cung cấp hàng hóa hàng ngày cho dân chúng. Nhưng sau 1975, nhất là từ khi "đổi mới" thì sao? Các quan đã để mắt đến các khu chợ ấy, cuối cùng ngang nhiên giành lấy và bán hết, trừ chợ Đồng Xuân. Tiểu thương và người buôn bán ngoại thành mang hàng vào không còn chỗ để đặt gánh rau, mẹt cá, lồng gà..., trở thành kẻ lang thang cơ nhỡ không mong muốn, và họ phải chạy tứ tán. Cuối cùng vì sinh kế, cũng như cả vì nhu cầu của người dân thành phố, họ bèn tìm chỗ trụ lại, và các chợ tạm, chợ cóc mọc lên. Ai là kẻ tước mất chỗ dung thân của họ? Nay lại một lần giải thể nữa thì đương nhiên họ sẽ chết. Chúng ta, những người đi bộ, thích đường thông hè thoáng, thấy vị quan Quận 1 quyết liệt giải thể các chướng ngại thì rất mừng, nhưng người dân với cuộc sống kiếm ăn nhọc nhằn muôn mặt của họ cố nhiên bắt buộc họ phải bươn chải và cố trụ lại, làm sao mà mừng được. Vậy việc làm gọi là đường thông hè thoáng đó có nhân văn, nhân bản hay không?

Muốn nhân văn nhân bản thì trước tiên, ông Nông Đức Mạnh phải bảo bà vợ nhỏ của ông ta trả lại chợ Bưởi cho dân, cũng như phải bắt ông Nguyễn Thế Thảo và ông Phạm Quang Nghị trả lại vô số chợ mà các ông ấy đã tự tiện bán đi với những lý do nghe có vẻ rất "văn minh hiện đại"... Nhưng cái việc “hiện đại” ấy lại chính là đẩy tầng lớp tiểu thương đến chỗ... chết, chết không cựa quậy được nữa. Xét đến cùng thì cũng là sự tước đoạt, giống như Dương Nội, Ecopack...cả mà thôi. Có phải thế không?

Xin nhắc lại, tôi không nói những việc ông Hải làm như báo chí hiện đã và đang đưa lên. Những việc ấy thì quá tốt rồi. Tuy nhiên, đã dẹp thì đến các tiểu thương ngồi ở các chợ cóc mà HN hiện có rất nhiều, cũng sẽ phải dẹp chứ. Bản thân tôi cũng muốn dẹp lắm, vì nó choán con đường trước mặt nhà tôi, lại để xe chật cả ngõ nhà tôi. Tôi lại không mua những thứ rau cỏ của bà con tiểu thương vì sợ không sạch. Nhưng nghĩ đến cơ sự "vòng quanh" mà cái gốc là việc chiếm đoạt mất các chợ cổ truyền, thì tôi lại không thể nhẫn tâm tán thành đuổi họ, vì biết rằng con cái họ có thể hết kế sống.

Thế đấy.

Nguyễn Huệ Chi

Nguồn: FB Nguyễn Quang Lập FB Nguyễn Quang Lập

Xung quanh chuyện giải tỏa vỉa hè đường phố tại các đô thị Sài Gòn, Hà Nội (Tiếp 2)

Đã từ lâu, người dân luôn ấm ức trong lòng khi thấy quan chức nhà nước tham nhũng, hạch sách, hành xử như dân xã hội đen nhưng lại không bị trừng phạt như đáng lẽ họ phải bị trừng phạt theo quy định pháp luật. Trong khi đó, một cô gái tát cảnh sát giao thông hay hai thanh niên cướp vài ổ bánh mỳ cũng bị phạt đến cả chục tháng tù.

Kẻ đứng trên pháp luật đã luôn luôn là quan chức nhà nước, tạo ra một xã hội dụng pháp trị (rule by law), thay vì pháp trị (rule of law). Trong xã hội dụng pháp trị, pháp luật được kẻ cầm quyền dùng như một công cụ cai trị đám dân bên dưới, chứ không được áp dụng cho chính kẻ cầm quyền

T.H.L.

 

1. Ông Quận phó thượng tôn hay không thượng tôn pháp luật?

Trịnh Hữu Long

Ở nơi nào quy trình pháp luật bình thường không hiệu quả, người ta thường khao khát sự quyết liệt bất thường của lãnh đạo.

Ông Đoàn Ngọc Hải giành được sự ủng hộ lớn của dư luận vì ông cho người ta tận mắt chứng kiến sự quyết liệt bất thường mà người ta khao khát.

Trước hết, cần phải công bằng với ông Hải rằng việc lấn chiếm vỉa hè là chuyện vi phạm pháp luật lồ lộ ra giữa thanh thiên bạch nhật, là chuyện đã nói đi nói lại, nói tái nói hồi, cũng là chuyện đã xử lý bằng đủ các loại hình thức khác nhau.

Mách nước mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Nguyễn Đình Ấm

clip_image002

Sơ đồ sân bay TSN. Nguồn: internet

Theo tôi cũng như các ý kiến của GS Nguyễn Thiện Tống, cựu cán bộ không lưu Nguyễn Trọng Sành, cựu phi công Mai Trọng Tuấn, TS Nguyễn Bách Phúc cùng nhiều chuyên gia, kỹ sư ngành HKVN thì theo phương án 3 và bổ sung của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm thêm nhà ga, sân đỗ phía sân golf… là tối ưu.

Thư giãn hay tin nóng?

Học giả Mỹ đề xuất 4 bước phá hủy đảo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông

Hồng Thủy

(GDVN) - CSBA cũng kết luận rằng, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể phá hủy các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông sau khi trình bày 4 bước tác chiến.

Đa Chiều ngày 27/2 bình luận, Biển Đông được xem như thùng thuốc súng có thể nổ ra chiến tranh thế giới trong thế kỷ 21. Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động bồi lấp, quân sự hóa (bất hợp pháp) đảo nhân tạo, trong khi Mỹ điều binh khiến tướng thể hiện sức mạnh ở Biển Đông.

Trong lúc cụm tàu sân bay tấn công của Mỹ USS Carl Vinson đang tuần tra ở Biển Đông thì Trung tâm Đánh giá quốc phòng và dự toán Hoa Kỳ (CSBA) đã tổ chức một diễn đàn về tác chiến đổ bộ, đề xuất phương án 4 bước chiếm đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay.

Đồng thời CSBA cũng kết luận rằng, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể phá hủy các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông sau khi trình bày 4 bước tác chiến, thể hiện trên hơn 70 trang trình chiếu (PPT) với nhiều số liệu, biểu đồ, hình ảnh minh họa.

clip_image001

Hình minh họa: Đa Chiều.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn